Phật Thuyết Kinh đà La Ni Tập - Phần Tám - Thập Nhất Diện Quán Thế âm Thần Chú Kinh - Tập Mười Bốn

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư A Địa Cồ Đa, Đời Đường

PHẬT THUYẾT

KINH ĐÀ LA NI TẬP

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

A Địa Cồ Đa, Đời Đường  

PHẦN TÁM

THẬP NHẤT DIỆN

QUÁN THẾ ÂM THẦN CHÚ KINH  

TẬP MƯỜI BỐN  

Lại có pháp: Nếu người đột nhiên gặp nạn sông nước. Thủy nạn hễ Tâm ghi nhớ liền chẳng bị chìm đắm. Pháp của nhóm như vậy, chẳng thể rộng nói, tùy theo ý liền thành.

Nếu người làm Đại Man Trà La thì chẳng được hành dục pháp làm tượng Hà Gia Yết Lợi Bà.

Lại nữa, lại có pháp vẽ làm Tượng. Lấy một tấm lụa trắng sạch chẳng được cắt xén, thỉnh một vị Họa Sư tài giỏi, đừng trái ngược với giá cả. Lấy nước nóng thơm tắm rửa, mặc áo mới sạch, cho thọ tám giới.

Ngày ngày như vậy ở nơi thanh tịnh làm một cái Thủy Đàn rộng khoảng bốn khuỷu tay. Pháp về Thủy Đàn như Bộ khác nói. Chú Sư hộ thân, kết giới. Sīmā bandha xong cùng người kia hộ thân. Ở trong Đàn ấy đốt mọi thứ hương, rải mọi thứ hoa cúng dường xong. Ở bên trong Đàn này vẽ làm Bồ Tát.

Thân của Bồ Tát ấy dài khoảng một gang tay của Đức Phật. Dài ngắn chính đúng nên dùng một khuỷu tay của người, tổng cộng có bốn khuôn mặt.

Mặt chính giữa là mặt Bồ Tát rất đoan chánh làm mặt từ bi, nhan sắc màu trắng đỏ, tóc thuần màu xanh.

Một mặt bên trái làm mặt màu đen rất sân nộ, ló nanh chó lên trên, tóc trên đầu dựng đứng như màu đám lửa.

Một mặt bên phải làm dung mạo đại tiếu. Cười to màu trắng đỏ đoan chánh tựa như mặt Bồ Tát, đầu tóc thuần màu xanh.

Trên đầu của ba khuôn mặt này đều đội mão trời. Thiên Quan và đeo vòng tai. Trên mão Trời ấy có một vị Hóa Phật ngồi kiết già.

Trên đỉnh đầu của mặt chính giữa làm một cái đầu ngựa màu xanh biếc đang ngậm miệng.

Dưới cổ Bồ Tát đeo chuỗi Anh Lạc báu. Cổ, lưng có hào quang tròn với nhiều tầng màu sắc.

Tay trái: Co cánh tay để trước vú cầm hoa sen hồng, hoa sen đó ngang bằng với cái đầu của Bồ Tát đều hướng về bắp tay trái. Trên đài hoa ấy làm một vị Hóa Phật mặc áo cà sa màu lụa đào, ngồi kiết già… cổ, lưng có hào quang.

Tay phải: Ngửa lòng bàn tay, duỗi năm ngón và co ngang bằng khuỷu tay, lòng bàn tay ấy nâng viên ngọc Chân Đà Ma Ni.

Cintāmaṇi: Đường nói là Ngọc Như Ý, viên ngọc ấy tròn trịa như làm màu trắng, chung quanh viên ngọc này có ánh lửa sáng màu đỏ bao vây, ngay bên dưới viên ngọc ở tay phải ấy tuôn mưa mọi loại báu.

Trên bắp tay trái khoác Tệ gia ca la giả ma.

Vyāghra camara: Đường nói là da cọp như khoác Kỳ Chi. Tức Tăng Kỳ Chi Điều, kết đeo ngay bên dưới nách, liền kéo lan da cọp ra đến trên cái háng. Ngoài ra vòng xuyến đeo cánh tay, áo khoác ngoài. Thiên y, quần… đều như pháp vẽ Bồ Tát của nơi khác.

Như khiến Bồ Tát đứng thẳng thân trên hoa sen hồng. Trên hư không treo lọng báu để che đầu Bồ Tát. Trong hư không bên trên ấy vẽ làm mọi loại âm nhạc của Cõi Trời. Ở hai bên, trên không trung vẽ Tu Đà Hội Thiên nhảy múa cúng dường.

Khi vẽ Tượng này thời dùng chất nước thơm mà vẽ, chẳng được dùng keo nấu bằng da thú.

Mã Đầu Quán Thế Âm Bồ Tát Thọ pháp Đàn.

Nếu có Sa Môn Śramaṇa hoặc Bà La Môn. Brāhmaṇa, thiện nam tử. Kulaputra, thiện nữ nhân. Kula putrī… ý muốn thọ trì pháp của Bồ Tát. Dựa theo lúc trước nên làm một Đàn pháp bốn khuỷu tay. Nên tìm kiếm Thắng Địa, nơi chốn thanh tĩnh, lau rửa cho sạch sẽ. Lại dùng nước thơm, phân bò xoa bôi đất. Treo mọi phan lọng đủ màu, chuông báu, vật trang sức bằng ngọc, gương soi cùng với vàng bạc, mọi loại xếp xen kẽ nhau nghiêm sức Đạo Tràng.

Trong Đạo Tràng ấy lập một cái Đàn năm màu, dài rộng bốn khuỷu tay. Trước tiên, bên dưới là màu trắng, tiếp theo thứ tự là màu vàng, màu đỏ, màu đen mà làm bốn cái cửa.

Chính giữa Đàn ấy, làm một tòa hoa sen, an trí tượng Mã Đầu Quán Thế Âm. Hayagrīva avalokiteśvara.

Cửa chánh Đông làm một tòa hoa sen, an Thập Nhất Diện Bồ Tát. Eka daśamukha avalokiteśvara.

Cửa chánh Bắc làm một tòa hoa sen, an Bát Tý Quán Thế Âm. Aṣṭa bhūjayaavalokiteśvara.

Phương Nam của Đàn ấy lại không có tòa hoa, làm tám vị Long Vương. Nāga rāja.

Nhóm nào là tám: Vị thứ nhất tên là Nan Đà Long Vương. Nanda nāga rāja, vị thứ hai tên là Bà Tố Kê Long Vương. Vāṣuki nāga rāja, vị thứ ba tên là Đức Xoa Ca Long Vương.

Takṣaka nāga rāja, vị thứ tư tên là Yết Cố Tra Long Vương. Karkoṭaka nāga rāja, vị thứ năm tên là Bát Ma Long Vương. Padma nāga rāja, vị thứ sáu tên là Ma Ha Bát Ma Long Vương. Mahā padma nāga rāja, vị thứ bảy tên là Thương Khư Ba La Long Vương Śaṅkha pāla nāga rāja, vị thứ tám tên là Cưu Lợi Ca Long Vương.

Kulika nāga rāja… tám vị Long Vương này chỉ dùng Khang Mễ, cháo sữa cúng dường. Ngoài ra dùng mọi loại thức ăn uống cúng dường cũng được như thế. Thắp 45 ngọn đèn, trước tiên hô gọi tám vị Long Vương an trí, dùng Mã Đầu.

Bồ Tát Thân Ấn, đưa qua lại Chú là:

Úm xà gia, tỳ xà gia a sắt tra na già la xà na a la xà na sa ha.

Cửa Tây của Đàn ấy như gần bên phía Nam, an một lò lửa. Dùng mè, lúa đậu, hoa… bơ, mật hòa chung với nhau, lại tụng Bồ Tát Tâm Chú, Chú vào vật hòa lúc trước một biến, Chú xong thì ném vào trong lửa thiêu đốt, mỗi mỗi như vậy cho đến đầy đủ một ngàn không trăm lẻ tám biến xong.

Tiếp theo, thỉnh Trung Tâm Mã Đầu Bồ Tát.

Tiếp theo, thỉnh Bắc Phương Bát Tý Quán Âm, dùng Bồ Tát Thân Ấn pháp, đưa qua lại.

Chú là:

Úm dạ thế dạ du đảm sa ha.

Tiếp theo, thỉnh Đông Phương Thập Nhất Diện Bồ Tát, dùng Hoa Tòa Ấn đưa qua lại. An trí tòa xong, rải mọi loại hoa, thiêu đốt các thứ hương thơm nổi tiếng như: Trầm Thủy, Huân Lục, Chiên Đàn … để cúng dường.

Chú Sư nhịn ăn một ngày. Nếu chẳng nhịn đói được thì chỉ được ăn bơ. Tô. Dùng nước nóng thơm tắm gội, mặc áo mới sạch, vào trong Đạo Tràng rồi làm cúng dường sẽ thường được Quán Thế Âm Bồ Tát ghi nhớ, cũng ở trong pháp của tất cả Bồ Tát thảy đều có nghiệm.

Nếu muốn luận nghị, nên làm Đàn này mà cúng dường thì đều được thắng thượng, chẳng bị người khác gây khó khăn, cũng hay gây khó khăn cbho người khác.

Nếu bệnh khó khỏi, làm Đàn này xong thì không có bệnh gì chẳng khỏi.

Nếu bị thuốc độc, trùng độc, cọp gây thương tích… nếu tụng Chú lúc trước thì không có gì chẳng khỏi.

Dùng Tô Mộc Khư Tử. Đường nói là Vân Đài quết giã làm hạt vụn, khiến cho rất nhỏ mịn, dùng nước cốt của Lạc hòa, như pháp Hoà Xiểu. Hoà các mảnh vụn của thức ăn khô. Dùng Mã Đầu Quán Thế Âm Tâm Chú, chú hai mươi mốt biến xong, khiến người bệnh kia để bụng trống. Không ăn uống vào, ắt hết thảy tất cả trùng độc có trong bụng thảy đều nôn ra.

Cũng kèm thông dụng pháp của Quân Trà Lợi.

Kuṇḍali: kết giới. Sīmābandha, cúng dường. Pūja.

Phần bên dưới là pháp của các Bồ Tát.

Chư Đại Bồ Tát pháp Hội Ấn Chú Phẩm Đương Bộ Ấn có chín, Chú có mười.

Đại Thế Chí Bồ Tát pháp Thân Ấn thứ nhất: Hai tay cài ngược hai ngón phía sau. Ngón vô danh, ngón út ở trong lòng bàn tay, dựng hai ngón giữa trụ đầu nhau, đem hai ngón trỏ hơi co lại ở lưng ngón giữa, đều vịn đầu ngón giữa. Kèm hai ngón cái che chắn ngay trên lóng giữa của ngón giữa phải, đưa ngón cái qua lại.

Lại Đại Thế Chí Bồ Tát Pháp Ấn Chú thứ hai: Đem hai ngón út bật ở lưng hai ngón vô danh, dựng hai ngón vô danh trụ đầu nhau, lại dựng hai ngón giữa trụ đầu nhau, đem hai ngón trỏ bật tại lưng ngón giữa, trụ đầu nhau. Kèm hai ngón cái co đầu ngón nhập vào bên lóng dưới của ngón giữa. Đưa ngón cái qua lại.

Chú là:

Úm bạt chiết la bạt chiết lợi ni cồ tra cồ trí ni bàn đà bàn đà ha na ha na đà ca đà ca bát già bát già ô hồng, phất sa ha.

Nhóm Pháp Ấn Chú này. Nếu có người hay thọ trì Ấn Chú, mỗi tháng ngày mười năm dùng nước nóng thơm tắm gội, mặc áo sạch mới, làm pháp tụng Chú sẽ mau chứng A Tỳ Bạt Trí.

Avaivartika: Bất Thoái Chuyển. Nếu lại dựng lập Đạo Tràng, ngày ngày dùng hương hoa cúng đường thì phước ấy hơn hẳn người kia.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Pháp Ấn Chú thứ ba: Cài ngược hai ngón vô danh, bên phải đè bên trái ở trong lòng bàn tay, hợp cổ tay, dựng thẳng hai ngón út, hai ngón giữa trụ đầu nhauy, co hai ngón trỏ đều vịn trên lóng bên trên ở lưng ngón giữa, đưa ngón trỏ qua lại.

Chú là:

Úm bà kê đà na ma sa ha. Lại có bản không có sa ha.

Công năng Lục Tự Chú của Văn Thù Sư Lợi Ấn, nay ta muốn nói: Nếu có người Trì Chú này muốn được thành tựu. Hoặc ăn sữa, hoặc ăn cháo sữa, hoặc ăn rau, hoặc ăn quả trái, ăn sữa… nên ăn thức ăn này mỗi ngày, riêng ba thời dùng nước nóng thơm tắm gội.

Nghĩa là: Vào canh năm xong, sau đó là thời đầu tiên. Giữa ngày. Giờ Ngọ xong, sau đó là thời thứ hai. Hoàng hôn xong, sau đó đến đầu đêm là thời thứ ba. Ở ba thời này đều một lần tắm rửa, thời riêng đều mặc một Cụ Tịnh Y, vì thế cũng cần ba Cụ Tịnh Y. Tụng Chú khiến đủ sáu mươi vạn biến. Đây là tối sơ thừa sự cúng dường Văn Thù Sư Lợi.

Lại, nếu người muốn thọ trì thành tựu nghiệm. Trước tiên, nên vẽ làm tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát pháp vẽ Tượng ấy. Lấy lụa mỏng trắng tốt, không để cho có lông, tóc cũng chẳng được cắt đứt sợi tơ đen. Trong màu sắc ấy, chẳng được dùng keo nấu bằng da thú, nên dùng nước cốt hương hòa chung để vẽ Tượng Văn Thù Sư Lợi ấy ngồi kiết già trên tòa hoa sen.

Tay phải vẽ làm bàn tay thuyết pháp, tay trái ngửa dính ngay trước ngực. Vẽ thân tượng ấy làm hình Đồng Tử, thân màu vàng sáng, Thiên y màu trắng che từ rốn trở xuống, thân còn lại đều lộ, đầu đội mão Trời, thân đeo Anh Lạc, cánh tay đeo vòng xuyến, mọi sự trang nghiêm.

Gian bên trái ấy vẽ tượng Quán Thế Âm có thân màu bạc trắng, Anh Lạc, Thiên y trang nghiêm thân phần, khiến nghiêm sức rất hoa lệ, ngồi kiết già trên tòa hoa sen, tay trái cầm cây phất trắng.

Gian bên phải ấy vẽ tượng Phổ Hiền Bồ Tát có thân màu vàng ròng, Anh Lạc, quần áo trang nghiêm thân phần, khiến nghiêm sức rất hoa lệ, ngồi kiết già trên tòa hoa sen, tay phải cầm cây phất trắng.

Ngay phía trên tượng Văn Thù Sư Lợi, hai bên trong hư không đều làm Thủ Đà.

Hội Thiên, tay cầm vòng hoa, ở bên trong đám mây chỉ hiện nửa thân, tay rũ vòng hoa.

Phía dưới tượng Văn Thù Sư Lợi, bên phải vẽ làm người thọ Trì Chú, quỳ gối phải sát đất, tay bưng lư hương.

Bên dưới nhóm Văn Thù Sư Lợi ấy, vẽ khắp làm ao nước. Hai bên tượng Bồ Tát đều vẽ hình ngọn núi.

Vị Họa Sư ấy từ lúc khởi đầu muốn vẽ thời ngày ngày cho thọ nhận giới tám quan trai, dùng nước nóng thơm tắm gội, mặc áo sạch mới, sau vẽ làm, cho đến khi vẽ xong.

Nên tìm nơi có Tháp Xá Lợi của Phật, liền an tượng Văn Thù Sư Lợi tại mặt Đông của tháp, mặt tượng hướng về phương Tây. Nếu không có tháp lớn, nên dùng tháp nhỏ an trí tượng Văn Thù Sư Lợi, sau đó hướng mặt về phương Tây, bày mọi loại hương hoa, mọi loại thức ăn uống với nhóm quả trái… ba thời cúng dường. Bên trong Đạo Tràng ấy thắp đèn bơ.

Làm Đạo Tràng ấy, cần thiết nên tìm nơi chốn vắng lặng, Chú Sư chỉ khiến một người cung cấp. Nếu ngay tại Đạo Tràng tụng Chú thời hương hoa, thức ăn uống …cần dùng chỉ nên búng tay ra hiệu để nhờ chứ đừng nói ra lời.

Chặt cắt một ngàn không trăm lẻ tám đoạn Trầm Thủy Hương dài hai ngón tay, thấm dầu Đô Lô Sắt Ca. Đường nói là Tô Hợp Hương, thiêu đốt than Khư Đà La không có khói. Nếu không có thì dùng cây Tử Khương thay thế.

Lấy Trầm Hương lúc trước nhúng trong dầu lúc trước, Chú một biến xong thì ném vào trong lửa thiêu đốt, như vậy cho đến hết một ngàn không trăm lẻ tám đoạn, hết một đêm cho đến khi tướng sáng hiện ra thời hành giả liền thấy Văn Thù Sư Lợi.

Hết thảy nguyện cầu thảy đều mãn túc, trừ việc dâm dục, ngoài ra điều đã mong cầu thảy đều đều chẳng trái ngược với ước nguyện của hành giả.

Lại có pháp. Nên ở trước Tượng, chặt cắt một ngàn không trăm lẻ tám đoạn Chiên Đàn Hương dài hai ngón tay, lại y theo pháp lúc trước, Chú rồi thiêu đốt trong lửa, ngày đêm cúng dường. Lúc ấy Văn Thù Sư Lợi liền hiện thân sẽ vì người ấy nói pháp, hết thảy bệnh tật trên thân thảy đều trừ khỏi, được Bồ Tát Địa. Bodhisatva bhūmi mà được tự tại.

Lại có pháp. Nên ở trước Tượng dùng Cồ Ma Di.

Gomayī: Phân bò xoa tô đất, rải mọi danh hoa, đốt mọi loại hương. hành giả ngồi ở một phía bên trong Đạo Tràng đã xoa tô, tụng Chú mãn một trăm lẻ tám biến. Như vậy trải qua một tháng sẽ được đại thông minh, ắt hay ghi nhớ tất cả Kinh Luận.

Lại có pháp. Ngày ngày tùy tâm thường tụng chẳng quên, cũng khiến tiêu diệt nghiệp báo quyết định phải nhận. Định thọ nghiệp báo.

Lại có pháp. Nếu mỗi ngày có thể tụng riêng một trăm lẻ tám biến thì khi lâm chung, quyết định được thấy Văn Thù Sư Lợi, tùy tâm ước nguyện đều được thọ sanh.

Văn Thù Sư Lợi vì lợi ích chúng sinh cho nên trong các công năng, lược nói chút phần.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần