Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Mười Hai - Pháp Hội Bồ Tát Tạng - Phẩm Thứ Nhất - Phẩm Khai Hóa Trưởng Giả - Phần Năm
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế
PHÁP HỘI THỨ MƯỜI HAI
PHÁP HỘI BỒ TÁT TẠNG
PHẨM THỨ NHẤT
KHAI HÓA TRƯỞNG GIẢ
PHẦN NĂM
Này các trưởng giả! Nếu chẳng chấp trước nơi nhãn nhẫn đến thức đại chủng thì chẳng bảo hộ.
Chẳng bảo hộ những gì?
Đó là nhãn chẳng bảo hộ nhẫn đền thức đại chủng chẳng bảo hộ. Vì chẳng bảo hộ nên không phiền não. Nếu không phiền não thì gọi là nhẹ nhàng.
Gì là nhẹ nhàng?
Đó là không sở kiến. Nếu không sở kiến thì chẳng y cứ nơi vật mà phát khởi lòng sân hại. Do không sân hại thì không tự hại, chẳng nghĩ hại người, chẳng nghĩ hại cả mình và người. Vì không hại nên bèn chứng nhập nơi Vô Dư Đại Niết Bàn.
Này các trưởng giả! Các ông phải biết ai chứng nhập nơi Niết Bàn?
Này các trưởng giả! Nhãn chẳng nhập Niết Bàn. Nhĩ tỷ thiệt thân và ý chẳng nhập Niết Bàn.
Nhưng nhân nơi nhãn nhân nơi nhĩ tỷ thiệt thân và ý phát khởi vọng chấp: Hoặc chấp là ngã, hoặc chấp là ngã sở. Nếu xa rời hẳn tức là Niết Bàn.
Xa rời những gì mà là Niết Bàn?
Nếu xa rời tham tức là Niết Bàn. Nếu xa rời sân tức là Niết Bàn. Nếu xa rời si tức là Niết Bàn. Nếu rời xa vô trí tức là Niết Bàn.
Lại này các trưởng giả! Quá khứ vô trí chẳng thể xa rời được, vị lai vô trí chẳng thể xa rời được, hiện tại vô trí chẳng thể xa rời được. Nhưng cần phải nhân nơi xa rời vô trí mà chánh trí phát khởi.
Này các trưởng giả! Những gì là trí?
Đó là tận trí.
Những gì là tận trí?
Quá khứ chẳng phải tận trí, vị lai chẳng phải tận trí, hiện tại chẳng phải tận trí, nhưng nhân nơi xa rời vô trí mà tận trí ấy pháp sanh. Trí ấy chẳng xa rời trí. Nhân vì xa rời nhãn vô trí mà trí ấy phát sanh.
Lại này các trưởng giả! Nhãn chẳng phải là ngã sở. Nếu đã chẳng phải ngã sở, thì chẳng nắm lấy. Nếu chẳng nắm lấy tức là tối thượng. Nếu là tối thượng tức là giải thoát.
Chỗ nào giải thoát?
Ở chỗ ngã chấp mà được giải thoát, ở chỗ chúng sanh chấp, ở chỗ thọ mạng chấp, ở chỗ sát thủ chấp, ở chổ đoạn thường chấp, ở chỗ tất cả chấp, nhẫn đến ở chỗ phân biệt chấp mà được giải thoát. Hành giả nếu có thể ở nơi chấp mà được giải thoát thì chẳng phân biệt. Nếu chẳng phân biệt thì chẳng phải phân biệt chẳng phải chẳng phân biệt.
Những gì là chẳng phân biệt?
Đó là chẳng phân biệt ngã và ngã sở. Lúc bấy giờ hành giả ở nơi tất cả pháp đều ly tán mà chẳng chứa để, bỏ mà chẳng lấy. Vì xả nên tịch diệt giải thoát trừ khiển tối thắng giải thoát rời các hệ phược.
Ở những chỗ nào gọi là trừ khiển?
Ở chỗ tất cả khổ mà được trừ khiển. Các ông nếu cầu xuất ly thì chớ ở nơi một pháp nào mà sanh lòng nắm lấy cả.
Tại sao?
Vì nếu có nắm lấy thì có bố úy, nếu không nắm lấy thì không bố úy.
Lại này các trưởng giả! Nhãn chẳng phải tịch diệt, nhĩ tỷ thiệt thân và ý chẳng phải tịch diệt, sắc thanh v.v… chẳng phải tịch diệt, nhẫn đến thức đại chủng chẳng phải tịch diệt. Nhưng nhân nơi nhãn v.v… phát khởi chấp trước. Hoặc chấp làm ngã, hoặc chấp làm ngã sở. Nếu xa rời chấp ấy tức là tịch diệt.
Xa rời những gì mà được tịch diệt?
Đó là xa rời tham mà được tịch diệt, xa rời sân mà được tịch diệt, xa rời si mà được tịch diệt, xa rời si xa rời vô trí mà được tịch diệt.
Lại này các trưởng giả! Quá khứ vô trí chẳng thể xa rời được, vị lai vô trí chẳng thể xa rời được, hiện tại vô trí chẳng thể xa rời được. Nhưng xa rời vô trí mà được trí phát sanh.
Này các trưởng giả! Gì là trí?
Đó là tận trí.
Gì là tận trí?
Quá khứ chẳng phải tận trí, vị lai chẳng phải tận trí, hiện tại chẳng phải tận trí.
Nhưng, này các trưởng giả! Do vì rời vô trí ấy mà được phát sanh. Trí ấy chẳng rời xa trí. Nhân vì xa rời nhãn vô trí chẳng rời xa trí. Nhân vì xa rời nhãn vô trí nhẫn đến thức đại vô trí ấy được phát sanh.
Nhãn v.v… nhẫn đến thức đại ấy chẳng phải là ngã sở. Nếu chẳng phải ngã sở thì chẳng phải nắm lấy. Nếu chẳng phải nắm lấy tức là tối thượng. Nếu là tối thượng tức là giải thoát.
Chỗ nào giải thoát?
Ở chỗ ngã chấp mà được giải thoát. Ở chỗ hữu tình chấp, ở chỗ thọ mạng chấp v.v… nhẫn đến ở chỗ tất cả phân biệt chấp mà được giải thoát.
Hành giả nếu có thể ở nơi chấp được giải thoát thì chẳng phân biệt. Nếu chẳng phân biệt thì chẳng phải phân biệt chẳng phải chẳng phân biệt.
Những gì là chẳng phân biệt?
Đó là chẳng phân biệt ngã và ngã sở. Lúc bấy giờ hành giả ly tán chẳng chứa để bỏ mà chẳng lấy. Vì bỏ nên tịch diệt giải thoát trừ khiển tối thắng giải thoát rời các hệ phược.
Ở chỗ nào trừ khiển?
Ở chỗ tất cả khỏ mà được trừ khiển. Các ông nếu cầu xuất ly chờ ở nơi một pháp nào mà sanh lòng nắm lấy cả.
Tại sao?
Vì nếu có nắm lấy thì có bố úy, nếu không thủ trước thì không nắm lấy.
Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy nên nói kệ rằng:
Nắm lấy sanh bố úy
Do đây vào ác đạo
Thấy có bố úy này
Trí giả chẳng nên lấy
Các ông tu Thánh Đạo
Cần phải khéo quan sát
Thấy như vậy thì được
Khác đây thì chẳng được
Tất cả chỗ đều không
Hư động chẳng chân thiệt
Tham dối gạt thế gian
Nơi ấy chớ sanh loạn
Ta đã biết pháp không
Rõ các pháp chẳng bền
Lặng yên được an lành
Chứng diệu lạc vô động
Nếu biết rõ các pháp
Đều rỗng không như vậy
Thì giải thoát các khổ
Và dứt hết tranh luận
Muốn ái thọ tất cả
Thì sanh các tai hoạnh
Vì ái thọ chấp thủ
Chấp thủ sanh các hữu
Do hữu mà có sanh
Vì sanh xa tịch diệt
Có đủ lão bệnh tử
Các khổ lớn như vậy
Không dục nên không thủ
Không thủ nên không hữu
Không hữu nên không sanh
Lão bệnh tử cũng không
Tu tập đồ sanh sống
Đều vứt bỏ tất cả
Và bỏ vợ con yêu
Giữ oai nghi Tỳ Kheo
Chớ tham thân và của
Lành thay nhớ tri túc
Chớ như Chiên Đà La
Tham sân tâm hạ tiện
Chớ cậy mình trì giới
Khinh hủy người phạm giới
Ỷ giới lấn người khác
Đây là thiệt phá giới
Ví như nai bị bắt
Hoặc trói hoặc bị giết
Người mắc lưới kiêu mạn
Bị trói giết cũng vậy
Mạn làm hư tâm lành
Lại tổn tự tha thiện
Nên chớ khinh phá giới
Huống người gìn phạm hạnh
Phải học bậc Đại Tiên
Thường ở chỗ không nhàn
Chớ tiếc luyến thân mạng
Hướng tịch tịnh giả thoát
Phải xa rời luận bổn
Của Thuận Thế, Ni Kiền
Nên mến pháp thậm thâm
Tương ưng với chân không
Mười hai xứ trong ngoài
Tôi nói tâm làm gốc
Kia lại do nghiệp sanh
Nghiệp do tư tưởng có
Nhãn sắc đều làm duyên
Mà sanh khởi nơi thức
Thiếu duyên thì chẳng sanh
Ví như lửa do củi
Các pháp sanh như vậy
Hoà hiệp sanh lẫn nhau
Không tác giả thọ giả
Hiện tác dụng như huyễn
Tất cả pháp trong ngoài
Ta đã biết là không
Kẻ ngu điên đảo chấp
Cho là ngã ngã sở
Trong nhãn không hữu tình
Các xứ ngoài cũng không
Chẳng ngã chẳng thọ mạng
Các pháp đều như vậy
Nhãn chẳng nghĩ giải thoát
Nhĩ tỷ thiệt cũng vậy
Thân ý không tác giả
Quán các pháp cũng vậy
Ví như trong biển lớn
Sóng dậy thành đống bọt
Người sáng suốt thấy rõ
Biết đống bọt chẳng bền
Thể chất của năm uẩn
Người trí biết chẳng bền
Nên giải thoát sanh tử
Sầu ưu tai hoạnh khổ
Xuất gia trong Phật Pháp
Biết các pháp như huyễn
Chẳng hư thọ tín thí
Thì gọi cúng dường Phật.
Năm trăm trưởng giả nghe pháp ấy xong, liền xa trần cấu, ở trong các pháp được pháp nhãn thanh tịnh. Như y phục sạch sẽ không màu để vào màu nhuộm thì màu ăn màu, các trưởng giả ấy mau được pháp nhãn thanh tịnh cũng vậy.
Đức Thế Tôn lại bảo các trưởng giả: Này các trưởng giả! Ta nói nhãn ấy, tánh nó là khổ mà lại cháy phừng.
Những gì cháy phừng?
Đó là lửa tham lửa sân lửa si cháy phừng, lửa sanh già bệnh chết sầu lo khổ sở cháy phừng.
Này các trưởng giả! Như nhãn, với nhĩ tỷ thiệt thân và ý, ta nói cũng vậy.
Này các trưởng giả! Ta nói sắc ấy, tánh nó là khổ mà lại cháy phừng.
Những gì cháy phừng?
Đó là lửa tham lửa sân lửa si cháy phừng, lửa sanh già bệnh chết rầu lo khổ sở cháy phừng. Thanh hương vị xúc pháp cũng vậy. Sắc uẩn đến thức uẩn cũng vậy. Địa đại chủng đến thức đại chủng, ta nói tánh nó là khổ mà lại cháy phừng.
Những gì cháy phừng?
Đó là lửa tham lửa sân lửa si cháy phừng, lửa sanh già bệnh chết rầu lo khổ sở cháy phừng.
Vì thế nên, nấy các trưởng giả! Nay ta chẳng chấp nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, các ông cũng phải học theo như vậy. Nay ta chẳng chấp sắc thanh hương vị xúc pháp, các ông cũng phải học theo như vậy. Nay ta chẳng chấp sắc uẩn thọ tưởng hành thức uẩn, các ông cũng phải học theo như vậy. Nay ta chẳng chấp địa đại thủy hoả phong không thức đại, đời này đời sau, các ông cũng phải học theo như vậy.
Này các trưởng giả! Ở nơi nhãn tỷ thiệt thân ý, nếu các ông chẳng chấp trước thì chẳng y cứ nhãn mà an trụ, chẳng y cứ nhĩ tỷ thiệt thân ý mà an trụ.
Lúc các ông chẳng y cứ nơi sắc thanh hương vị xúc pháp thì các ông chẳng y cứ nơi tất cả pháp mà an trụ.
Lúc các ông chẳng y cứ nơi sắc uẩn nhẫn đến thức uẩn, thì các ông chẳng an trụ nơi sắc uẩn nhẫn đến thức uẩn.
Lúc các ông chẳng y cứ nơi địa đại chủng nhẫn đến thức đại chủng thì các ông chẳng an trụ nơi địa đại chủng nhẫn đến thức đại chủng.
Các ông chẳng y cứ nơi đời này đời sau và tất cả thế gian để an trụ, lúc các ông chẳng lấy tất cả pháp như vậy thì các ông chẳng y cứ tất cả pháp để an trụ. Nếu các ông có thể chẳng y cứ tất cả pháp để an trụ, thì gọi là chẳng phải sẽ có chẳng phải chẳng sẽ có. Các ông nếu rõ biết chẳng phải sẽ có chẳng phải chẳng sẽ có ấy, ta gọi các ông giải thoát những khổ sanh lão bệnh tử.
Đức Thế Tôn muốn tuyên nghĩa ấy mà nói kệ rằng:
Sanh tử cháy phừng mạnh
Đốt cháy các thế gian
Bị khổ không cứu được
Hư mất nơi Thánh đạo
Chư Như Lai chiếu thế
Lâu mới hiện một lần
Không sát na xa rời
Phải khởi tinh tiến chắc
Tu tập các chánh hạnh
Huệ quán phải xét biết
Như huệ quán sẹ được
Khác đây thì chẳng được
Nếu tu tập nơi đây
Phải biết tất cả không
Thấu rõ pháp không rồi
Tâm không, bồ đề không
Tham sân cùng với si
Ba thứ lửa độc ấy
Đốt người ngu thế gian
Ngủ mãi chẳng hay biết
Sanh lão bệnh và tử
Sầu ưu các tai khổ
Biết thế gian khổ rồi
Chớ an trụ các pháp.
Năm trăm trưởng giả thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Nay chúng tôi muốn ở chỗ Đức Phật xuất gia thọ giới cụ túc tu hạnh thanh tịnh chẳng biết có được Đức Thế Tôn thương xót hứa cho chăng?
Đức Phật phán: Lành thay! Tỳ Kheo lại đây. Liền được gọi là xuất gia đủ các giới rồi thành pháp Tỳ Kheo.
Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:
Chấp thọ Ca Sa rồi
Râu tóc tự nhiên rụng
Tất cả đều cầm bát
Liền đó thành La Hán
Biết được La Hán rồi
Ở trước chúng Tỳ Kheo
Và đối hàng Chư Thiên
Thế Tôn tự tuyên nói
Thuở xưa giúp ích đời
Rộng làm sự bố thí
Tùy thọ sanh chốn nào
Thường được nhiều an vui
Nay họ được gặp Phật
Lại có lòng tịnh tín
Do lòng họ thanh tịnh
Nên Phật nói diệu pháp
Nghe pháp được La Hán
Lìa hẳn nơi ngã kiến
Chứng pháp không hiện tiền
Giải thoát nơi sanh tử.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Lý Thú Lục Ba La Mật đa - Phẩm Mười - Phẩm Bát Nhã Ba La Mật đa - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Văn Thù Sư Lợi Phổ Siêu Tam Muội - Phẩm Một - Phẩm Chánh Sĩ - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Phóng Quang Bát Nhã - Phẩm Bốn Mươi Tám - Phẩm không Hòa Hợp
Phật Thuyết Kinh Phổ Diệu - Phẩm Mười Năm - Phẩm Sáu Năm Siêng Tu Khổ Hạnh
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Thế Bát Pháp
Phật Thuyết Kinh Cựu Tạp Thí Dụ - Phần Ba Mươi Chín