Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Căn Bản Nghi Quỹ - Phẩm Hai Mươi - Phẩm Như Lai Tạng, đại Pháp Bảo Pháp Giới Tướng Vô Số Công đức, Tường Thụy
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thiên Tức Tai, Đời Tống
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG
BỒ TÁT TẠNG VĂN THÙ SƯ LỢI
CĂN BẢN NGHI QUỸ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Thiên Tức Tai, Đời Tống
PHẨM HAI MƯƠI
PHẨM NHƯ LAI TẠNG,
ĐẠI PHÁP BẢO PHÁP GIỚI TƯỚNG
VÔ SỐ CÔNG ĐỨC, TƯỜNG THỤY
Bấy giờ, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật lại quán sát Chúng trên Trời Tịnh Quang rồi bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử rằng: Này Đồng Tử! Như Lai Tạng Tathāgata garbha, tướng của pháp giới dharma dhātu, sắc bí mật tối thượng của báu đại pháp kia, nên khiến chúng sinh mỗi mỗi y theo thực hành hết thảy mọi loại việc xứng lượng của: Cầu thành trí chứng điềm báo Nimitta jñāna, Tiêu Xí Cihna… với thành tựu vật thọ dụng, nhận biết tiếng nói của tất cả hàng Bộ Đa Bhūta, âm thanh Ghoṣa của chúng sinh thuộc nhóm Phi Tưởng.
Asattvasattva: Hữu tình, phi hữu tình, với thấy biết ở, chẳng ở mọi loại việc thuộc pháp tắc của tất cả Chân Ngôn. Cho đến trong tất cả pháp của Phật dùng tiếng tối thượng có đủ nghĩa chân thật, dùng tiếng phi thường có đủ nghĩa vô thường anitya. Đối với nghĩa như vậy chủ yếu là lìa sự phồn tạp.
Lại chỗ thiếu của các Chân Ngôn có ba loại việc là nhẹ Laghu: Khinh.
Nặng Guru: Trọng.
Vừa Madhya: Trung. Nếu âm thanh thù diệu tức là âm của Trì Minh Thiên Vidya dhāra deva, được câu văn văn cú hoàn toàn đầy đủ, ở trong lời của Kinh Điển với lời của thế tục… chọn riêng nghĩa chân thật có đủ nghĩa của Chân Ngôn với pháp hành riêng, lìa các phồn tạp.
Đối với hết thảy Chân Ngôn của thế gian. Hoặc dùng một chữ, hai chữ thành ngôn âm thù diệu của câu văn. Hoặc dùng sáu, bảy, tám chữ, hoặc chín chữ, mười chữ cho đến mười lớp chữ… được thành âm nghĩa đầy đủ của Chân Ngôn. Hoặc hai mươi chữ cho đến một trăm chữ.
Lượng của Chân Ngôn này tùy theo câu văn ấy nhiều ít mà kết Chân Ngôn Cú Mantra pada: Câu Chân Ngôn cho đến hiểu thấu nghĩa của một chữ tức đủ trọn nghĩa của tất cả Chân Ngôn.
Như Lai đã nói liền thành Chân Ngôn rộng lớn của Thượng Phẩm. Nếu Phật Tử kia đã nói thì đấy là Trung Phẩm. Nếu tất cả Thiên Nhân trong thế gian đã nói thì đây là Hạ Phẩm.
Hoặc dùng một chữ hoặc hai chữ mà Đức Phật đã nói thì điều này có ngàn nghĩa, đây là lượng Chân Ngôn của hàng Phật Bồ Tát.
Âm thanh của văn tự mà Chân Ngôn pháp kia đã dùng đều đủ nghĩa chân thật, nghiêm trì pháp tốt lành Kuśaladharma: Thiện Pháp Chân Ngôn Hành Nhân ấy hoặc cầu thành tựu, dùng tướng của âm thanh làm pháp thành tựu, y theo năm âm kia, lìa các ngôn âm sai lầm, giản lược, chẳng chính đúng.
Nếu được ngôn âm đầy đủ thì mới là viên mãn, liền được tương ứng thành tựu. Nếu chẳng y theo pháp với nghĩa của tiếng chẳng trọn đủ thì nơi các Chân Ngôn chẳng được thành tựu.
Nhưng Hành Nhân ấy lâu dài chẳng gián đoạn, yên lặng trì tụng thì khoảng rất lâu ắt được thành tựu Bất Không Amogha: Chẳng trống rỗng, cho đến ở đời khác thì đối với pháp dễ được.
Nếu Trì Tụng Hành Nhân đối với ba Phẩm tu hành sự nghiệp, thiết yếu cần phải biết cho đến tất cả thế gian của Hạ Phẩm.
Hết thảy người Manuṣya với Phi Nhân Amanuṣya, tất cả hàng Bộ Đa Bhūta, loài ganh ghét Samatsara đã nói văn tự của Chân Ngôn: Một, hai, ba số.
Hoặc tiếng nói ở mọi loại biên địa với tiếng nói của nước ở giữa, đều như Bản Hành kết tiếng nói của mình, mỗi mỗi đều đã nói có trăm ngàn loại. Hoặc văn nghĩa của bài Kệ Tụng Śloka bốn câu có xác định thể thức với xác định nghĩa của câu Già Đà Gāthā đều tùy theo nghĩa gốc trợ nhau, y theo dụng mà được làm như trên.
Hoặc khuyết thiếu văn tự thì là thiếu nghĩa của tiếng. Hoặc sai lầm, giản lược, chẳng chính đúng thì là thiếu sự chẳng rõ ràng. Hoặc văn tự chẳng trọn đủ thì là thiếu nét chấm ngang dọc điểm họa. Các bật trí kia cần phải xa lìa.
Như vậy trong cõi nước, tùy theo âm nói của địa phương phương ngôn, ở trong Chân Ngôn có giảm thiếu thì đối với tất cả pháp chẳng thể thành tựu.
Nay, ở đây lại nói hữu lậu sāsvara, vô lậu anāsvara.
Tướng của tất cả Chân Ngôn. Nếu Chân Ngôn, có nhiều chữ Xá ŚA, dùng chữ Án OṂ làm nghĩa tối cao, chữ Đát TA làm tướng ấy thì đây quyết định ở Trung Phẩm được thành tựu.
Nếu Chân Ngôn, trước tiên dùng chữ Án OṂ, phía sau dùng chữ Ma MA, dùng chữ Xá ŚA làm câu thêm lên. Tướng của tiếng này đầy đủ thì quyết định ở Tối Thượng được thành tựu.
Chữ Tả CA đủ tướng của bốn phương, lại không có chữ của câu thêm lên, đầy đủ hai âm của chữ Đa TA, chữ La RA thì hàng nhị thừa kia phần lớn.
Dùng Chân Ngôn của nhóm chữ Đa TA làm pháp thành tựu.
Chữ Hồng HŪṂ là Đức Sinh Guṇam udbhava.
Chữ Tả CA đủ tướng của bốn phương, bao trùm có thể thành tựu nghĩa của.
Chân Ngôn.
Nếu chữ Bà BHA, chữ La RA cùng hợp nhau, chữ Ma MA làm phía sau, âm hợp với chữ Ma MA hoặc hợp với nhóm của chữ Nẵng NA thì Chân.
Ngôn này cũng nói là tối thượng.
Nếu trong tất cả Chân Ngôn có nhiều chữ Đa TA thì Chân Ngôn này nói là Tối Thiện.
Nếu chữ Hồng HŪṂ là Diệm Ma Thiên Yama deva.
Nếu Chân Ngôn có nhiều chữ Đa Ta là Đế Thích Thiên Indra với Phong Thiên Vāyu deva.
Nếu chữ Phộc VA là Thủy Thiên Varuṇa deva hay lợi ích thế gian mà làm tăng ích.
Nếu Chân Ngôn có nhiều chữ Ê E là Ma Hứ Nại La Thiên Māhendradeva.
Nếu Chân Ngôn có lời quy mệnh Tam Bảo Tri ratna śaraṇaṃ trước tiên thì đây là tức tai, làm các khoái lạc.
Nếu quy mệnh riêng tất cả Trời, đều dùng vị Trời ấy làm Bản Sư Chân Ngôn, làm tất cả việc.
Nếu Chân Ngôn dùng nhiều chữ Nại ḌA với nhóm chữ Phả Tra PHAṬ, chữ Hồng HŪṂ. Đây là Đại Phẫn Nộ có thế lực lớn, nên đối với tất cả chúng sinh cực ác để mà sử dụng, vì hay phá hoại với chặt đứt mạng, cho nên Trì Tụng Hành Nhân nên một lòng xa lìa. Nếu tự ý quyết đoán tạo làm thì sẽ chiêu cảm tội nặng.
Tạo làm có hai nghĩa.
Nếu vì việc Tức Tai với Tăng Ích thì có thể ở trong khoảng sát na tạo làm. Người trì tụng ấy đối với Chân Ngôn này, trước tiên nên niệm tụng thì có công lực lớn.
Nếu vì tất cả Tức Tai, Tăng Ích thì có thể ở bờ sông Câu Ha điều phục tất cả nơi chốn của tất cả nghiệp tội mà làm, chẳng được ở trong Kim Cương Tộc mà làm pháp điều phục thì Đức Phật vốn chẳng hứa.
Nếu Chân Ngôn do Dạ Xoa Vương đã nói, vì điều phục chúng sinh mà hay biến hiện đại lực làm tướng giáng phục.
Lại trong tất cả pháp đã nói có ba loại Tộc, lại có tám loại Tộc. Chỉ có Như Lai cũng tự thành tựu ba loại mà được phối hợp với ba loại của Thượng Trung Hạ Phẩm, ấy là Pháp Tức Tai Śāntika, Pháp Tăng Ích Puṣṭika, Pháp điều phục Abhicāruka.
Sức đã tu hành Chân Ngôn nghi quỹ này, chỉ nói chẳng được dùng làm điều phục, vì việc của Hạ Phẩm này dùng chặt đứt mạng của chúng sinh, cho nên ta, bậc nhất thiết trí chẳng có hứa.
Nay thể tướng của Chân Ngôn trong nghi quỹ vương đã nói này có đại lực, công dụng sâu xa rộng lớn. Nếu y theo làm pháp, không có việc thiếu sót thì được Đại Thánh Lực, vượt qua tất cả nhóm Chân Ngôn của thế gian với xuất thế gian. Người ấy luôn sẽ được vô số công đức, thành tựu Chân Ngôn.
Này Diệu Cát Tường! Nay ta hiển nói số của vô số, cho đến chỉ có Phật Như Lai mới biết được lượng.
Nay Ta nói đủ: Số bắt đầu là một, từ 1 Eka đến mười Daśa cho đến hai mươi Viṃśati, ba mươi Triṃśat. Tiếp đến bốn mươi Catvāriṃśat, năm mươi Pañcaśat. Tiếp đến sáu mươi Ṣaṣṭi, 70 Saptati, tám mươi Aśīti, 90 Navati rồi đến đủ một trăm Śata.
Này Diệu Cát Tường! Đủ một trăm số xong, lại nói mười lần mười.
Mười trăm là ngàn Sahasra, mười ngàn là Ma Dữu Đa Mayuta, mười Ma Dữu Đa là một Lạc Xoa Lakṣa: một trăm ngàn, mười lạc xoa là Đại Lạc Xoa Mahā lakṣa, mười Đại Lạc Xoa là Câu Chi Koṭi, mười Câu Chi là Đại Câu Chi Mahā koṭi.
Mười Đại Câu Chi là A Lý Một Nại Arbuda, mười A Lý Một Nại là Đại A Lý Một Nại Mahārbuda, mười Đại A Lý Một Nại là Khát Nga Khaḍa, mười Khát Nga là Đại Khát Nga Mahākhaḍga, mười Đại Khát Nga là Khát Lý Phộc Kharva, mười Khát Lý Phộc là Đại Khát Lý Phộc Mahā kharva.
Mười Đại Khát Lý Phộc là Bát Nạp Ma Padma, mười Bát Nạp Ma là Đại Bát Nạp Ma Mahā padma, mười Đại Bát Nạp Ma là Vĩ Phộc Hạ Vivāha, mười Vĩ Phộc Hạ là Đại Vĩ Phộc Hạ Mahā vivāha, mười Đại Vĩ Phộc Hạ là Ma Dã Māya, mười Ma Dã là Đại Ma Dã Mahā māya, mười Đại Ma Dã là Tam Mẫu Nại La Samudra.
Như bên trên là Trí Jñāna.
Tính đếm thì mười Tam Mẫu Nại La là Đại Mẫu Nại La Mahā samudra, mười Đại Tam Mẫu Nại La là Sa Nga La Sāgara, mười Sa Nga La là Đại Sa Nga La Mahā sāgara, mười Đại Sa Nga La là Bát La Già La Praghara, mười Bát La Già La là Đại Bát La Già La Mahā praghara, mười Đại Bát La Già La là A Thế Sa Aśeṣa, mười A Thế La là Đại A Thế Sa Mahāśeṣa, mười Đại A Thế Sa là Tăng Xí Dã Saṅkhya.
Như bên trên là Lượng Pramaṇa.
Tính đếm mười Tăng Xí Dã là Đại Tăng Xí Dã Mahā saṅkhya, mười Đại Tăng Xí Dã là A Nhĩ Đán Amita, mười A Nhĩ Đán là Đại A Nhĩ Đán Mahāmita, với ngàn A Nhĩ Đán là Lộ Ca Loka, mười Lộ Ca là Đại Lộ Ca Mahā loka, mười Đại Lộ Ca là Sa Ma Sa Tamasa, mười Sa Ma Sa là Đại Sa Ma sa Mahā tamasa, mười Đại Sa Ma Sa là Tổ Để Jyoti, mười Tổ Để là Đại Tổ Để Mahā jyoti.
Mười Đại Tổ Để là Ma Hạ La Thế Mahā rāśi, mười Ma Hạ La Thế là Thâm Gambhīra, mười Thâm là Thể La Sthira, mười Thể La là Đại Thể La Mahā sthira, mười Đại Thể La là Phộc Hộ Đát Ma Bahumata, mười Phộc Hộ Đát Ma là Tha Nẵng Sthāna, mười Tha Nẵng là Đại Tha Nẵng Maha sthāna Như bên trên là Trí Dũng Mãnh Jñāna Śūratā.
Tính đếm mười Đại Tha Nẵng là Nhĩ Đa Mita, cho đến Nhĩ Đa làm Ma Hạ La Tham Mahārtha, Ma Ha La Tham làm Tô Tô Lỗ Đa Suśruta, Tô Tô Lỗ Đa làm Ma Hạ La Noa Phộc Mahārṇava, Ma Hạ La Noa Phộc làm Bát La Tha Ma Prathama, Bát La Tha Ma làm Ma Hạ Bát La Tha Ma Mahā prathama.
Ma Hạ Bát La Tha Ma làm Tất Lý Sắt Xá Śreṣṭha, Tất Lý Sắt Xá làm Tế Sắt Xá Jyeṣṭha, Tế Sắt Xá làm Mạn Nễ La Sa Mandirasa, Mạn Nễ La Sa làm A Tiến Đát Dã Acintya, A Tiến Đát Dã làm Đại A Tiến Đát Dã Mahācintya, Đại A Tiến Đát Dã làm Cụ La Ghora, Cụ La làm Nại La Nhạ Dã Rāṣṭra, Nại La Nhạ Dã làm Nễ Đạt Dã Bát Đa Nidhyasta.
Nễ Đạt Dã Bát Đa làm Du Bà Śubha, Du Bà làm Đại Địa Đa Mahāceta, Đại Địa Đa làm Nhĩ Đa Ceta, Nhĩ Đa làm Tức Đa Citta, Tức Đa làm Vĩ Sát Ba Vikṣepa, Vĩ Sát Ba làm A Tỳ Lộ Ba Dã Abhilāpya, A Tỳ Lộ Ba Dã làm Nẵng Tỳ La Ba Dã Anabhilāpya, Nẵng Tỳ La Ba Dã làm Vĩ Dựng Ma Viśva.
Vĩ DựngMa làm Đại Vĩ Dựng Ma Mahā viśva, Đại Vĩ Dựng Ma làm Ám Phộc La Asvara, Ám Phộc La làm Đại Ám Phộc La Mahāsvara, Đại Ám Phộc La làm Khư Lý Phộc Kharva, Khư Lý Phộc làm Đại Khư Lý Phộc Mahā kharva.
Như bên trên là tính đếm công đức của nơi tức tai, tăng ích.
Sau này, bậc Đại Trí đối với Một Lý Sắt Tra Dhṛṣṭa với Ô Nại Ca Odaka, tâm sinh chỗ mê mờ Vibhrānta: Mê xứ đây là tối thượng, cực tối thượng cho đến sự tối thượng của Cõi Phật Buddhaviṣaya.
Sự tính đếm như vậy chẳng phải là chỗ mà người thế gian có thể biết, chỉ có Phật Như Lai mới tính biết được số ấy. Lại dùng sự tối thượng của Cõi Phật, dùng số hạt bụi nhỏ của hằng hà sa đẳng Cõi Phật làm pháp ví dụ để mà tính đếm. Lượng của số được tính này là lượng mà nhất thiết trí trí đã biết không có ngăn ngại.
Này Diệu Cát Tường! Ta ở chỗ của các Chánh Giác Saṃbuddha quá khứ như số lượng đó, đã từng cúng dường. Lại ở số kiếp chẳng thể nghĩ bàn mà làm Bồ Tát, vì các chúng sinh, nên nay được thành Phật. Nay Ta đã nói sự so sánh công đức của nghi quỹ tối thượng bậc nhất của Chân Ngôn, cho đến tất cả Chánh Giác quá khứ hiện tại vị lai cũng đồng nói điều này.
Này Đồng Tử! Ta ở thời Mạt Pháp, vì thế gian nói nghi quỹ Vương rộng lớn của Chân Ngôn này. Nếu hay y theo đây tu hành thì hết thảy tất cả Thiên Nhân, A Tu La cho đến đại lực Na La Diên Thiên với tất cả đại lực Hiền Thánh thuộc thế gian xuất thế gian cùng với sự tương ứng này, đều được thành tựu.
Này Diệu Cát Tường! Tất cả công xảo kỹ năng, tướng của hư không giới, mọi loại toán số, Pháp Nội Minh Adhyātma vidya, nhóm nghi quỹ Kalpa, pháp âm dương, điềm báo tốt xấu, ngôn ngữ của tất cả Bộ Đa Bhūta, tâm hạnh cittacarya thiện ác, tiêu xí cihna, giới xứ dhātur āyatana thuộc hết thảy thế gian laukika với xuất thế gian lokottara.
Cho đến nhân quả của tất cả chúng sinh với Điển Tịch Vi Đà Veda, việc của nhóm ca múa, hương dược, phương thuật, mọi loại việc. Ta ở quá khứ, khi làm Bồ Tát, vì lợi ích cho tất cả chúng sinh, thường nói việc như vậy để mà dạy đạo.
Lại vì tất cả chúng sinh ở chốn luân hồi saṃsāra, với nơi đói khổ… mà trụ rất lâu, tùy theo chỗ ưa thích của chúng sinh ấy thì ta đều vì họ tạo làm khiến được như tâm.
Này Diệu Cát Tường! Như ta vì khéo trụ làm pháp lợi ích. Khi ấy, khéo trụ mọi loại nghiệp thành tựu, thọ nhận mọi loại thân của chúng sinh.
Ta vì họ nói pháp của nghĩa tương ứng, khiến được phá hoại mọi loại thân nghiệp của chúng sinh. Kẻ kia như pháp làm được, được đầy đủ sắc tướng, phú quý, thọ mệnh.
Này Diệu Cát Tường! Chỗ lợi ích của ta thảy đều như vậy.
Lại nữa, khi ta ở thời quá khứ, dùng tâm đại bi, tâm đại từ, tâm đại nguyện… thương các chúng sinh, trì tụng mọi loại pháp, dùng tâm lợi ích chuyển các sắc tướng.
Hoặc làm tướng Phạm Vương Brhama, hoặc làm tướng Đế Thích Śakra, hoặc làm Đại Tự Tại Thiên Maheśvara, hoặc Na La Diên Thiên Viṣṇu, hay Nārayaṇa với Tài Chủ Dhanada, Nãi Lý Đa Thiên Nairṛta, lại làm mọi loại hình tướng của Tinh Tú Graha rūpa… biết tâm của chúng sinh, tùy theo chỗ ưa thích, mỗi mỗi theo thứ tự khiến được an cư, vắng lặng, khoái lạc.
Ta ở lâu dài, luân duyển du hành, quán sát tất cả chúng sinh trong thế gian để mà tuyên nói tướng của Chân Ngôn bí mật liễu nghĩa.
Lại y theo nghi quỹ, theo thứ tự tu hành quán trí. Ở dài lâu thời chuyển sinh Phật Tộc Buddha kula. Lại trụ hạnh vô ngã quyết định, như vậy y theo thực hành, thành Phật Bồ Đề, được an vui tối thượng, không có các bệnh não, không có việc, không có lo, Niết Bàn vắng lặng, tất cả giải thoát.
Nay ta vì các chúng sinh, hiện sinh vào cõi này, chuyển bánh xe pháp, vì các hành nhân diễn nói nghi quỹ rộng lớn của pháp Chân Ngôn như vậy. Nhưng, người tụng kia đối với nghi quỹ rộng lớn này chẳng được hư vọng truyền thụ, cho đến Chân Ngôn nghi quỹ của thế gian đều nên tin trọng, cúng dường, xa lìa tất cả sự khinh mạn hủy báng.
Lại các Hành Nhân đối với nghi quỹ rộng lớn này, âm dương, điềm báo, nghĩa của Pháp cát tường… chẳng được vọng nói, nên trụ chính tâm. Ví như các thuốc, nhóm vật… được thành tựu ấy là được quả báo, thế nên đối với Già Đà tối thượng của Phật thì nói nghĩa cát tường, hiểu thấu điều nhỏ nhiệm.
Vào ngày tốt của kỳ Bạch Nguyệt Sita pakṣa hợp với Tinh Tú màu trắng Śukla graha thì bắt đầu ra công trì tụng, cầu Chân Ngôn, thành tựu mọi pháp tắc tốt lành. Cần phải xa lìa các việc chẳng lành.
Thế nên ta ở quá khứ vì người trì tụng, cho đến hết thảy hiểu rõ thuật pháp âm dương của thế gian với hiểu các nhóm nghi pháp, nhân quả, chính luận, pháp điều phục… ta nói các pháp của mọi loại như vậy, nên vì lợi ích cho tất cả chúng sinh, khiến cho tất cả thọ trì Chân Ngôn Hành Nhân ấy nhân vào pháp thành tựu này được hướng đến Phật Đạo, ở trong các pháp đều được giải thoát.
Như vậy, Thọ Trì Chân Ngôn Hành Nhân, hết thảy pháp thành tựu, chẳng được vọng làm, cho đến tất cả Chân Ngôn Minh tối thượng thuộc thế gian với xuất thế gian… chẳng được dùng tâm bất chính mà tăng thêm hủy báng. Nên dùng tâm chân thành cung tín, cúng dường.
Lại Chân Ngôn Tam Muội này có Giáo Sư của các cõi thực hành Đẳng Dẫn Samāhita của Phật, thu xếp cho các Phật Tử Jina putra vào Mạn Noa La Manḍala cùng với tam muội samayajña: Tri thời phần của Phật, sẽ khiến cho quyết định diệt trừ các nghiệp bất thiện trong ba đời quá khứ hiện tại vị lai.
Đối với sở đắc của người khác, chẳng phải là Chân Ngôn của Bậc Thánh, cũng chẳng được khinh mạn huống chi là đối với bậc bất không thành tựu, cho đến đại lực Chân Ngôn của thế gian.
Nếu có phiền não đã sinh ra sắc tướng tà đạo thì bậc bất không thành tựu kia chẳng được hư vọng truyền thụ, cho đến tâm thường giận dữ, nói năng nhiều thì chũng chẳng được truyền cho pháp này. Nếu hoặc truyền thụ cùng tạo làm thì quyết định chẳng được quả báo đã mong cầu.
Nếu hoặc tâm trụ vắng lặng, luôn tu đẳng dẫn samāhita, y theo pháp niệm tụng một Chân Ngôn thì quyết định được quả báo.
Nếu lại mỗi mỗi như chỗ của nghi tắc, khởi tâm quyết định thù thắng tối thượng, trì tụng tạo làm thì đối với tất cả pháp không có gì chẳng thành tựu.
Lại nữa, có người tu nghiệp thiện kuśala karma lâu dài, tâm luôn thanh tịnh, ở trong Phật Pháp phát tâm thù thắng, tin trọng Tam Bảo. Nếu cầu thành tựu thì quyết định được công đức của thành tựu tối thượng.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Ngũ Chuyển
Phật Thuyết Kinh Tối Thắng Vấn Bồ Tát Thập Trụ Trừ Cấu đoạn Kết - Phẩm Hai Mươi Chín - Phẩm Tam độc
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Tán đảo Tra