Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Mười Sáu - Pháp Hội Bồ Tát Kiến Thiệt - Phẩm Thứ Hai Mươi Ba - Phẩm Tịnh Cư Thiên Tử Tán Kệ - Phần Năm
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế
PHÁP HỘI THỨ MƯỜI SÁU
PHÁP HỘI BỒ TÁT KIẾN THIỆT
PHẨM THỨ HAI MƯƠI BA
PHẨM TỊNH CƯ THIÊN TỬ TÁN KỆ
PHẦN NĂM
Thường Tinh Tấn Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thế gian chẳng thể có
Ai nạn được Pháp Vương
Rằng còn có phiền não
Nên là cha tự tại.
Tịch Diệt Hành Thiên Tử nói kệ tán thán:
Phật đã dứt tham sân
Ngu si và tập khí
Cũng diệt ác nghiệp hành
Tôi lạy Đấng tịch diệt.
Phương Tiện Hành Thiên Tử nói kệ tán thán:
Nếu dùng phương tiện quán
Dứt hết các phiền não
Phật trí đã đầy đủ
Nên tôi đảnh lễ Phật.
Phương Tiện Huệ Thiên Tử nói kệ tán thán:
Đạo Sư chiếu thế gian
Xảo huệ không cùng tận
Nên dứt hết phiền não
Cũng dứt hết tập khí.
Tu Tịch Diệt Thiên Tử nói kệ tán thán:
Vì dứt các phiền não
Tập khí đều không thừa
Do đó Phật đại trí
Bất động vô sở úy.
Quán Đạo Lý Thiên Tử nói kệ tán thán:
Phật dứt hết phiền não
Và dứt các tập khí
Chiếu sáng như Đức Phật
Thế gian không còn sánh.
Đoạn Sử Thiên Tử nói kệ tán thán:
Phật dứt các tập khí
Không có sự tanh hôi
Nên Phật nhất thiết trí
Huệ tối thắng trong Trời.
Trụ Biên Thiên Tử nói kệ tán thán:
Nay Phật tối hậu thân
Đã dứt nhân duyên sanh
Do vì hết các lậu
Nên Phật được vô úy.
Vô Lượng Trí Thiên Tử nói kệ tán thán:
Đại Hùng dứt chủng tử
Đốt cháy mầm khổ não
Khô rụi nhánh dây ưu
Tôi lạy Đấng Ly Não.
Xuất Khanh Giản Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thế Tôn nhất thiết trí
Đã lìa hố vô minh
Phật hành đã được tịnh
Nên Phật được vô úy.
Độ Hữu Thiên Tử nói kệ tán thán:
Đã độ biển sanh tử
Đạo Sư việc làm xong
Cũng bỏ nơi bờ kia
Tự lợi được vô úy.
Nhập Niết Bàn Thiên Tử nói kệ tán thán:
Phật đã được tịch diệt
Phá hết các phiền não
Nhẫn đến chút tập khí
Thế Tôn thảy đều không.
Pháp Tràng Thiên Tử nói kệ tán thán:
Phật dựng tràng chánh pháp
Xô gãy tràng kiêu mạn
Đại Hùng đã hiển thị
Vô Lượng những pháp hạnh.
Pháp Tánh Thiên Tử nói kệ tán thán:
Tánh cùng những trí biết
Mâu Ni đạt các pháp
Bạn lành của quần sanh
Tôi lạy biển Tối Thắng.
Pháp Sung Thiên Tử nói kệ tán thán:
Khát ưa nơi Phật Pháp
Nên đuợc vô sở úy
Các Phật Tử vô trước
Mà làm sư tử hống.
Cầu Pháp Thiên Tử nói kệ tán thán:
Vì cầu các pháp nên
Phật Tử được phát tâm
Và thấy Phật vô úy
Có trí cầu bồ đề.
Kháp pháp Thiên Tử nói kệ tán thán:
Vì khát ưa Phật Pháp
Nên nhiều ức chúng sanh
Nghe Phật vô úy rồi
Sâu pháp đại tinh tấn.
Pháp Khởi Tinh Tấn nói kệ tán thán:
Thấy Phật nói pháp thắng
Kiến lập nơi chánh pháp
Vô úy bố thí rồi
Phật Tử cầu bồ đề.
Trì pháp Thiên Tử nói kệ tán thán:
Pháp được Thế Tôn nói
Thậm thâm khó thấy được
Phật Tử được nghe rồi
Cầu vô thượng bồ đề.
Vô Lẫn Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thân mạng và của cải
Phật Tử không lẫn tiếc
Nghe Phật sư tử hống
Đều cầu diệu bồ đề.
Vô Dị Huệ Thiên Tử nói kệ tán thán:
Nghe Phật nói pháp rồi
Tâm tư không có khác
Ở chỗ Phật vô úy
Cầu pháp giữ luật nghi.
Vô Dị Hành Thiên Tử nói kệ tán thán:
Nghe Pháp Vương hống rồi
Chẳng đến các dị lộ
Xa rời nơi hai thừa
Cầu vô thượng bồ đề.
Cận Trụ Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thấy Phật sư tử hống
Phật Tử được nghe rồi
Quyết được thắng bồ đề
Sẽ thành thân Như Lai.
Cận Biện Thiên Tử nói kệ tán thán:
Ở chỗ Phật Thế Tôn
Được nghe biện tài rồi
Trong Diệu Pháp Như Lai
Rất sanh lòng mừng vui.
Đắc Biện Tài Thiên Tử nói kệ tán thán:
Lúc Phật hống vô úy
Nói pháp chẳng hủy được
Lòng tin ưa quyết định
Trọn không ý thối chuyển.
Thường Hỉ Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thập Lực hống vô úy
Bao nhiêu các Phật Tử
Tất cả thời hoan hỷ
Tầm thuận cầu bồ đề.
Vô Khiếp Nhược Tâm Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thường mừng chẳng khiếp nhược
Thế Tôn các Phật Tử
Ưa cầu thắng bồ đề
Vì được nghe lời Phật.
Vô Ngại Tâm Thiên Tử nói kệ tán thán:
Chúng ấy tìm Phật tâm
Trọn chẳng có thối chuyển
Tâm mừng vui vi diệu
Vì nghe Phật khéo nói.
Xảo Tri Vô Biên Pháp Thiên Tử nói kệ tán thán:
Do vì tu Chánh Pháp
Khối pháp lành chẳng giảm
Đạo Sư biết Phi Xứ
Chẳng sanh lòng nhàm đủ.
Xảo thuyết pháp Thiên Tử nói kệ tán thán:
Tu hành nếu pháp ác
Mà chẳng thối giảm đó
Thế Tôn biết Phi Xứ
Nên Phật vô sở úy.
Pháp Tánh Vô Úy Thiên Tử nói kệ tán thán:
Pháp ác thể tánh nó
Sẽ ô uế pháp lành
Nó chẳng ô nhiễm tâm
Phật biết là phi xứ.
Xảo Tương Ưng Thiên Tử nói kệ tán thán:
Pháp ác và pháp lành
Hai thứ khác chẳng hiệp
Phật nói nơi nghĩa ấy
Nên Phật là thầy tôi.
Xảo Tri Thiện Bất Thiện Thiên Tử nói kệ tán thán:
Đại Hùng đều biết hết
Các pháp chẳng tạp tụ
Vì vọng tưởng phân biệt
Trong pháp lành mà thối.
Như Thuyết Hành Mãn Túc Thiên Tử nói kệ tán thán:
Người hiện hành phiền não
Trọn chẳng sanh pháp lành
Vì chẳng sanh pháp lành
Nên biết chắc thối giảm.
Lạc Giải Thoát Thiên Tử nói kệ tán thán:
Nếu người ưa giải thoát
Mà tu hành pháp ác
Phật nói họ có chướng
Nên Phật nhất thiết trí.
Tịnh Tâm Thiên Tử nói kệ tán thán:
Người lòng ưa giải thoát
Cần biết sự phiền não
Đại hùng nói pháp ấy
Nên Phật đáng thọ cúng.
Kiến Phiền Não Thiên Tử nói kệ tán thán:
Đi ở trong phiền não
Mà chẳng biết phiền não
Họ chẳng biết chánh pháp
Thiện Thệ nói như vậy
Nếu nói làm việc ác
Mà chẳng thối pháp lành
Chẳng phải khí giải thoát
Lời Lưỡng Túc Tôn nói.
Điều Phục Thiên Tử nói kệ tán thán:
Lìa dục lìa ồn náo
Cũng lìa sân si thảy
Như pháp được Phật nói
Phải nên tu như vậy
Phiền não với pháp lành
Ngu si chẳng biết rõ
Phật chẳng phải thầy họ
Đại Tiên nói như vậy.
Cần Tu Giải Thoát Thiên Tử nói kệ tán thán:
Phật nói pháp đối trị
Để trừ phiền não vậy
Y theo trừ hết lậu
Không ai vấn nạn được.
Hướng Giải Thoát Thiên Tử nói kệ tán thán:
Phật nói pháp như vậy
Vì để dứt phiền não
Tu theo dứt hết hoặc
Không ai nạn vấn được.
Phương Tiện Tương Ưng Thiên Tử nói kệ tán thán:
Phật là người thuyết pháp
Vì các chúng Thanh Văn
Tu hành theo được chúng
Không ai nạn được Phật.
Thú Giải Thoát Thiên Tử nói kệ tán thán:
Phật nói pháp như vậy
Vì muốn dứt phiền não
Tu hành theo diệt hoặc
Không ai nạn được Phật.
Vô Úy Công Đức Thiên Tử nói kệ tán thán:
Vì để dứt phiền não
Phật nói bất tịnh quán
Hành theo diệt hết hoặc
Không ai nạn được Phật.
Thiện Phát Tâm Tất Tu Thiên Tử nói kệ tán thán:
Từ tâm dứt sân khuể
Tu từ dứt được hoặc
Không ai nạn được Phật
Thế Tôn được vô úy.
Tịnh Mục Thiên Tử nói kệ tán thán:
Phật nói tu trí huệ
Thì trừ diệt ngu si
Nếu tu huệ chẳng diệt
Không ai nạn được Phật.
Diệt Giác Quán Thiên Tử nói kệ tán thán:
Vì đối trị giác quán
Phật nói pháp tức quán
Tu theo dứt giác quán
Không ai nạn được Phật.
Tôn Trọng Vô Tướng Thiên Tử nói kệ tán thán:
Vì dứt trừ ngô ngã
Phật nói không tịch diệt
Hành theo diệt ngã chấp
Không ai nạn được Phật.
Tịnh Thân Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thâm tâm tin thanh tịnh
Tất cả phiền não hết
Tu theo dứt phiền não
Không ai nạn được Phật.
Thâm Giải Tưởng Thiên Tử nói kệ tán thán:
Đối trị và bạn đảng
Cầu tìm nơi phiền não
Người vô úy nạn Phật
Không bao giờ thấy có.
Giải Dụng Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thế Tôn chỉ danh dụng
Thử bỉ tận bất tận
Người vô úy vấn nạn
Họ cũng chỉ giả danh.
Điều Phục Thân Nghiệp Thiên Tử nói kệ tán thán:
Dùng trí khéo hiểu rồi
Thân nghiệp được lưu hành
Thế Tôn đều biết khắp
Nên hiệu nhất thiết trí.
Trí Thân Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thân nghiệp rất thanh tịnh
Đại Hùng đều không thừa
Đấng thương xót quần sanh
Tôi lạy Thế Gian Phụ.
Thân Nghiệp Giảng Trạch Thiên Tử nói kệ tán thán:
Khéo giảng trạch thân nghiệp
Thương xót các chúng sanh
Chiếu thế mà tạo tác
Nên hiệu Thắng Trượng Phu.
Thiện Kiến Thân Nghiệp Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thân nghiệp được thanh tịnh
Đạo Sư đều xem thấy
Thương xót các quần sanh
Nên hiệu nhất thiết trí.
Thiện Quán Thân Thiên Tử nói kệ tán thán:
Khéo quán được thanh tịnh
Thân nghiệp được tương ưng
Vì thương xót quần sanh
Thắng trượng phu du hành.
Thành Tựu Ngữ Ngôn Thiên Tử nói kệ tán thán:
Đủ công đức cam mỹ
Rời lìa lời dệt thô
Trí huệ vây quanh nhau
Như Lai thường diễn nói.
Thời Ngữ Thiên Tử nói kệ tán thán:
Y thời nghĩa tương ưng
Xa lìa sự vô ích
Lời Phật đều trung thực
Chúng sanh vui thọ hành.
Thành Tựu Trí Huệ Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thương chúng sanh chẳng não
Thành tương ưng chẳng trược
Chẳng hư hoại nhân quả
Phật vốn nói như vậy.
Bất Tương Vi Thiên Tử nói kệ tán thán:
Nhẫn đến vì thân mạng
Chưa từng có vọng ngữ
Vì thế Phật công đức
Nơi Đời không chướng ngại.
Thiệt Ngữ Thiên Tử nói kệ tán thán:
Phật tu nhân thiệt ngữ
Vì thế đời chiêm ngưỡng
Chí tâm ưa lắng nghe
Để được Phật Pháp vậy.
Tùng Thiệt Sanh Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thế Tôn do thiệt ngữ
Lần đủ thành bồ đề
Các pháp chân thiệt tánh
Thế Tôn đều biết rõ.
Thiệt Tinh Tấn Thiên Tử nói kệ tán thán:
Nơi các pháp hữu vi
Như tánh chân thiệt thấy
Thế Tôn đều biết rõ
Các pháp chân thiệt tướng.
Giảng Trạch Nghiệp Thiên Tử nói kệ tán thán:
Nơi mình và nơi người
Biết thân khẩu ý nghiệp
Bởi trí ấy thanh tịnh
Nên hiệu Phật Vô Đẳng.
Quan Sát Ý Nghiệp Thiên Tử nói kệ tán thán:
Pháp Vương tâm ý nghiệp
Bao nhiêu sự tư lương
Thương nhớ nơi chúng sanh
Nên tôi lạy Từ Phụ.
Xảo Giác Quán Ý Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thế Tôn chỗ tâm duyên
Tâm ấy đều điều thuận
Thương nhớ nơi chúng sanh
Tôi lạy Đấng Thương Đời.
Xảo Phương Tiện Thiên Tử nói kệ tán thán:
Chúng sanh tâm sở duyên
Ý nghiệp chỗ khởi tác
Các thứ trí huệ sanh
Thế Tôn đều biết rõ.
Giải Huệ Thiên Tử nói kệ tán thán:
Ý nghiệp là Phật địa
Vì thương nhớ chúng sanh
Phương tiện trí thanh tịnh
Phật trí không thể tánh.
Xảo Trí Quá Khứ Thiên Tử nói kệ tán thán:
Phật biết đời quá khứ
Nếu người chỗ tạo nghiệp
Giới nhẫn tấn định trí
Phật đều biết rõ cả.
Quan Sát Quá Khứ Thiên Tử nói kệ tán thán:
Quan sát quá khứ hành
Biết được nhiều ức Phật
Chỗ sở hành quá khứ
Vì cầu thắng bồ đề.
Bổn Hạnh Cụ Túc Thiên Tử nói kệ tán thán:
Nhớ biết sự bổn hành
Ức kiếp A tăng kỳ
Phật tâm vô sở trước
Chỗ bổn hành của Phật.
Quan Sát Bổn Hành Thiên Tử nói kệ tán thán:
A tăng kỳ ức Phật
Đạo Sư đều từng học
Xuất sanh Tam Muội lực
Thành các thứ Phật Pháp.
Bổn Hành Sanh Thiên Tử nói kệ tán thán:
Vô lượng A tăng kỳ
Đạo Sư tam muội môn
Chỗ Chư Phật quá khứ
Từng học cũng tu hành.
Quan Sát Bổn Trụ Thiên Tử nói kệ tán thán:
Trong sanh tử nhiều lỗi
Ứng Cúng phi Ứng Cúng
Quán rồi độ chúng sanh
Độ thoát kẻ mù lòa.
Yểm Quá Khứ Thế Thiên Tử nói kệ tán thán:
Kia đây ăn nuốt nhau
Cũng từng vui đùa nhau
Cùng giết hại lẫn nhau
Thế Tôn đều biết rõ.
Tri Vị Lai Cảnh Giới Thiên Tử nói kệ tán thán:
Đạo Sư thuở vị lai
Trí huệ được vô ngại
Chúng sanh tin nghiệp báo
Các loài Phật đều biết.
Tùng Bổn Hàn Lai Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thế Tôn nơi quá khứ
Trí huệ không chướng ngại
Thiện nghiệp Tam Ma Đề
Lìa loài biết các loài.
Xảo Tri Vị Lai Thiên Tử nói kệ tán thán:
Phật nơi thuở vị lai
Trí huệ không chướng ngại
Chúng sanh chết và sanh
Nghiệp báo đều biết rõ.
Ly Hữu Pháp Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thế Tôn Vua ba cõi
Thuyết thắng trong ba cõi
Phật trí thường vô ngại
Khéo biết cảnh giới hữu.
Dụng Hành Thiên Tử nói kệ tán thán:
Chúng sanh chỗ nghiệp hành
Và sự thọ quả báo
Thứ ấy chỉ giả danh
Thế Tôn nói như vậy.
Quan Sát Hiện Tại Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thế Tôn Vua hiện tại
Trí huệ trọn vô ngại
Nơi vô số Phật Độ
Mâu Ni đều biết rõ.
Hiện Tại Vô Úy Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thế Tôn chánh quan sát
Ba Đời đều bình đẳng
Cứu cánh vô sở hữu
Mê hoặc trí phàm phu.
Trí Vô Sở Trụ Thiên Tử nói kệ tán thán:
Đạo Sư thấy như vậy
Ba đời vô sở trụ
Bởi y nơi pháp tánh
Nên các pháp vô sự.
Giáo Tam Thế Thiên Tử nói kệ tán thán:
Quá khứ và vị lai
Ấm sanh tất bại hoại
Không sự không tự tánh
Đạo Sư dạy như vậy.
Ý Vô Thức Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thế Tôn nói vô trước
Thảy đều không bền chắc
Như ảo như dương diệm
Nói năng như tiếng vang.
Tam Thế Tự Tại Phú Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thế Tôn nơi Tam Thế
Thường siêng thêm trí huệ
Biết các hành như ảo
Các căn vô sở trước.
Dục Đáo Bỉ Ngạn Thiên Tử nói kệ tán thán:
Đại Hùng nơi đêm ấy
Được chứng đại bồ đề
Thế Tôn tinh tấn dục
Đến nay không thối giảm.
Dục Tác Tinh Tấn Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thế Đăng chỗ có dục
Thường chẳng có thối giảm
Các con của Thế Tôn
Rất ưa tinh tấn dục.
Kiến Lập Dục Tác Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thế Tôn từ dục khởi
Như hoa sen trong nước
Chẳng bị đời ô nhiễm
Như sen ở trong nước.
Dục Giải Thoát Thiên Tử nói kệ tán thán:
Dục và Thế Gian Phụ
Hai ấy gọi Pháp Giới
Chẳng hai không hai thể
Thế Tôn thảy đều thấy.
Tinh Tấn Sanh Thiên Tử nói kệ tán thán:
Do tinh tấn oai đức
Chứng được đại bồ đề
Nơi pháp thị pháp phi
Trọn chẳng bỏ tinh tấn.
Niệm Cụ Túc Thiên Tử nói kệ tán thán:
Phật ở tất cả chỗ
Phát tâm đều tùy thuận
Nơi pháp thiện pháp ác
Phật niệm chẳng tổn giảm.
Nhiếp Tâm Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thế Phụ thường nhiếp tâm
Biết hành nghiệp chúng sanh
Theo chỗ họ tu hành
Mà vì họ thuyết pháp.
Kính Trọng Bát Nhã Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thế Tôn biển trí huệ
Biên tế bất khả đắc
Dầu ức vô số kiếp
Phật nói cũng chẳng hết.
Học Giải Thoát Thiên Tử nói kệ tán thán:
Vô Đẳng Phật Thế Tôn
Giải thoát chẳng tổn giảm
Giải thoát và người thoát
Phật tìm chẳng thể được.
Hội Giải Thoát Trí Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thế Tôn Đấng Giải Thoát
Tri kiến khắp giải thoát
Hiểu chân thiệt chẳng giảm
Vì biết không tự tánh.
Quan Sát Thân Thiên Tử nói kệ tán thán:
Phật nơi Phật Nhiên Đăng
Thường tu hành chân thiệt
Ba nghiệp không lỗi lầm
Nên hiệu là Như Lai.
Thâm Hành Thiên Tử nói kệ tán thán:
Thế Tôn không lỗi lầm
Chẳng như chúng sanh khác
Biết các pháp tự tánh
Phật tự tánh chẳng mê.
Đại Huệ Thiên Tử nói kệ tán thán:
Phật nơi nhất thiết chủng
Tâm niệm chẳng mê hoặc
Niệm ấy thường hiện tiền
Ví như dầu đầy chén.
Tâm Bất Tán Loạn Thiên Tử nói kệ tán thán:
Nhẫn đến thời gian ngắn
Tâm niệm chẳng tán loạn
Phật được pháp bất cộng
Chúng sanh đều chẳng biết.
Thiện Giải Trí Huệ Thiên Tử nói kệ tán thán:
Nếu có tư lương xả
Thiện Thệ không sự ấy
Thế Tôn bất cộng pháp
Đức ấy bất tư nghì.
Siêu Nhất Thiết Thiên Tử nói kệ tán thán:
Ở trong ba cõi này
Biết tất cả pháp đó
Tất cả không bằng Phật
Nên hiệu Nan Hàng Phục.
Kiên Trì Thiên Tử nói kệ tán thán:
Đấng Vô Thượng Kiên Cố
Nơi pháp vô sở úy
Bằng đồng tất cả Phật
Giác ngộ kẻ chưa ngộ.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ đại Thiên Quốc Thổ - Phần Năm
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Khất Thực - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Học - Phần Mười Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Không Buông Lung - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Hai - Phẩm Sinh Tử - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Tám Mươi Sáu - Kinh Cha Giữ Khuyên Con