Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Năm Mươi Năm - Pháp Hội Hư Không Tạng Bồ Tát - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế

PHẬT THUYẾT 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế  

PHÁP HỘI THỨ NĂM MƯƠI NĂM

PHÁP HỘI HƯ KHÔNG TẠNG BỒ TÁT  

PHẦN BA  

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát hành trí bình đẳng với hư không?

Bồ Tát theo thiện tri thức được nghe chánh pháp rồi, khéo thuận tư duy, các hạnh được làm trọn không phóng dật tu ít cảnh giới tưởng rồi thọ vô lượng tưởng.

Thọ vô lượng tưởng rồi được trí sáng như vậy, được trí sáng ấy rồi được chư ấm phương tiện trí, được chư giới phương tiện trí, được chư đế phương tiện trí, được chư duyên phương tiện trí, biết chúng sanh cấu cũng biết cấu tánh, biết chúng sanh tịnh cũng biết tịnh tánh.

Đó là chúng sanh có nhiễm tâm thì như thiệt biết là có nhiễm tâm, chúng sanh không nhiễm tâm thì như thiệt biết là không có nhiễm tâm.

Chúng sanh có sân tâm hay không sân tâm thì như thiệt biết là có sân tâm hay là không sân tâm, chúng sanh có si tâm hay là không si tâm thì như thiệt biết là có si tâm hay là không si tâm, chúng sanh có phiền não tâm hay không phiền não tâm thì như thiệt biết là có phiền não tâm hay là không phiền não tâm.

Bồ Tát không thấy người có cấu tâm là hèn kém và người không cấu tâm là thắng hơn, tại sao, vì Bồ Tát nhập vào pháp môn trí bất nhị tánh thanh tịnh.

Như pháp tánh bát nhị thanh tịnh thì ngã tánh cũng vậy, như ngã tánh thì vô ngã tánh cũng vậy, như vô ngã tánh thì tất cã các pháp cũng vậy, vì tánh thường thanh tịnh vậy.

Nếu nhập vào tất cả pháp tánh thanh tịnh thì chẳng thấy có cấu có tịnh, cũng chẳng thấy các pháp văn tự tướng mạo vì chẳng thọ chẳng trước vậy cũng chẳng thấy các pháp chướng ngại cái triền cũng chẳng chướng ngại cái triền.

Bồ Tát tư duy vô lượng cảnh giới rời lìa tâm thức hai pháp thì gọi là trí chẳng kêu là thức.

Như hư không có tâm ý thức, cũng vậy Bồ Tát rời lìa tâm ý thức biết các pháp tánh bình đẳng với hư không trí hành vô ngại vì quá các chướng ngại vậy. Đây gọi là Bồ Tát hành trí bình đẳng với hư không.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát thành tựu niệm phật chẳng rời lìa như như được Đức Như Lai hứa khả?

Bồ Tát hoặc ở A Lan Nhã, hoặc ở dưới cây, hoặc ở rừng hoang vắng, hoặc ở chỗ lộ thiên, vì đã được định lực nên hay nhiếp tâm chẳng trụ trước các cảnh duyên, do tâm chẳng tán loạn nên khéo nhiếp sở niệm, dùng hành tướng quán Phật ba mươi hai tướng tám mươi tùy hảo trang nghiêm nơi thân, quán lấy mỗi mỗi tướng hảo để thành tựu thân của mình.

Tâm hướng về bậc nhất thiết trí, nơi thân Như Lai ghi nhớ vòng lưới quang minh được phóng ra. Bồ Tát do được giải hi vọng nên quán thân Như Lai đầy một do tuần, hoặc hai ba bốn năm do tuần, hoặc mười đến trăm do tuần, hoặc quá trăm do tuần.

Bồ Tát do được giải hi vọng nên quán Phật ngồi Đạo Tràng, hoặc thấy chuyển pháp luân, hoặc thấy hiện các thứ oai nghi thuyết pháp giáo hóa điều phục chúng sanh, hoặc thấy Đức Như Lai nơi một Thế Giới làm Phật Sự, hoặc hai ba bốn đến mười Thế Giới làm Phật Sự.

Hoặc hai ba bốn đến mười Thế Giới làm Phật Sự hoặc trăm ngàn đến nơi giải hi vọng nên quán tự thấy tùy ý: Hoặc thấy mình nghe pháp cúng dường Chư Phật Thế Tôn, nơi các oai nghi khác đều tự thấy tùy ý tự tại.

Bồ Tát quán sắc thân Như Lai như vậy rồi ghi nhớ Phật công đức: Hoặc quán tịnh giới, quán chánh định, quán chánh huệ, quán chánh giải thoát và giải thoát tri kiến, hoặc quán lực vô sở úy bất cộng pháp, hoặc quán bổn hành của Bồ Tát hoặc quán thành tựu Phật địa.

Bồ Tát khắp ghi nhớ Như Lai thành tựu công đức rồi ghi nhớ Như Lai nghiệp có tướng mạo gì, tạo nghiệp thế nào, là thân tạo hay khẩu tạo, ý tạo, là oai nghi tạo ư, là thấy được hay chẳng thấy được ư, là nói được hay chẳng nói được ư, tạo tại nước nào, bao nhiêu loại thân hình tạo ư.

Bồ Tát ghi nhớ Như Lai thành tựu thắng nghiệp chẳng thể nghĩ bàn các thiện căn rồi quán tưởng Như Lai pháp: Chư Phật Thế Tôn do Pháp Thân nên gọi là Như Lai chớ chẳng do sắc thân. 

Bồ Tát chẳng thấy sắc là Như Lai, chẳng thấy tướng là Như Lai, chẳng thấy chủng tánh là Như Lai, chẳng thấy ấm giới nhập là Như Lai, chẳng thấy oai nghi là Như Lai, chẳng thấy đời quá khứ vị lai hiện tại là Như Lai, chẳng thấy nhân cũng chẳng thấy duyên là Như Lai.

Chẳng thấy sở dĩ là Như Lai, chẳng thấy hòa hiệp là Như Lai, chẳng thấy hữu là Như Lai, chẳng thấy vô là Như Lai, chẳng thấy thành tựu là Như Lai, chẳng thấy bại hoại là Như Lai, chẳng thấy kia là có Như Lai chẳng thấy đây là có Như Lai chẳng thấy Như Lai ở chỗ nào, chẳng thấy Như Lai chẳng cậy dựa Như Lai, chẳng phân biệt Như Lai, chẳng có được Như Lai.

Như hư không không có tên ấm giới nhập nhưng chẳng phải chẳng lợi ích chúng sanh, Chư Phật Thế Tôn không có tên ấm giới nhập mà thường lợi ích các chúng sanh. Đây là Bồ Tát chẳng rời lìa như như niệm Phật được Như Lai hứa khả.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát chẳng rời như như niệm pháp được Như Lai hứa khả?

Các pháp được Bồ Tát niệm là tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác phần, bát thánh đạo phần, tam giải thoát môn, tứ Thánh đế thậm thâm, thập nhị nhân duyên thậm thâm, Lục Ba la mật, Pháp Tạng mà Bồ Tát phải học, bất thối chuyển luân và tịnh ba cảnh. Đây là pháp mà Bồ Tát phải niệm.

Phải niệm thế nào?

Bồ Tát niệm xả, niệm muốn rời lìa, niệm diệt mất niệm không lai không khứ, niệm không ổ hang, niệm không có tự tánh, niệm xuất thế gian, niệm hiểu suốt, niệm tận, niệm vô sanh, niệm vô thủ, niệm vô lậu, niệm vô vi, niệm Niết Bàn không có tự tánh.

Bồ Tát nghĩ rằng ở trong các pháp còn có pháp tưởng, tại sao, vì có tưởng thì còn có động niệm, vì có động niệm thì còn điên đảo, vì còn điên đảo thì không có niệm pháp.

Nếu rời lìa niệm pháp và phi pháp hai tưởng ấy thì biết các pháp là vô sanh. Vì đã đoạn dứt pháp tưởng nên được vô sanh nhẫn được vô sở đắc, vì là vô sở hữu vậy. Đây là Bồ Tát chẳng rời như như niệm pháp được Như Lai hứa khả.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát chẳng rời lìa như như niệm Tăng được Như Lai hứa khả?

Tăng là bốn đôi tám bọn trong Tăng, hoặc là A La Hán hướng A La Hán quả, hoặc là A Na Hàm hướng A Na Hàm quả, hoặc Tu Đà Hàm hướng Tư Đà Hàm quả, hoặc Tu Đà Hoàn hướng Tu Đà Hoàn quả, đây là Thanh Văn Tăng.

Lại còn có Tăng là Bồ Tát được bất thối chuyển, được quyết định nhẫn thượng thánh chánh vị, đã rời lìa các tướng ỷ thị chấp trước và hí luận, kế thứ được Như Lai công đức Vô Gián.

Bồ Tát ấy nghĩ rằng chúng Đại Bồ Tát như vậy đáng cúng dường tán thán chắp tay hầu hạ hữu nhiễu lễ kính, đây là phước điền lành tốt, là đệ nhất Tăng nhập vào số Thánh Chúng, những sự việc mà Tăng phải làm đều đã hoàn thành xong.

Bồ Tát ấy niệm Tăng thường thân cận Bồ Tát Tăng mà chẳng thân cận Thanh Văn Tăng.

Bồ Tát ấy dầu niệm Tăng mà chẳng lấy Tăng số, chẳng lấy có số biết Tăng đây là vô vi niệm, vô hành niệm, vô biến dị niệm, vô sanh niệm vô diệt niệm. Khởi niệm như vậy chẳng sanh tâm hành cảnh giới. Đây là Bồ Tát chẳng lìa như như niệm Tăng được Nhu Lai hứa khả vậy.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát chẳng rời lìa như như niệm xả được Như Lai hứa khả?

Xả ấy là xả của cải xả thiện pháp, xả thân, xả mạng, xả tất cả tà pháp tà đạo.

Còn có xả chẳng lấy tất cả pháp, tại sao?

Vì nếu có thủ thì không có xả. Nếu chẳng thủ lấy thì gọi là cứu cánh xả. Trong cứu cánh xả thì kông có cầu, không cầu thì không mong báo đáp. Không mong báo thì gọi là chân thiệt xả.

Nếu Bồ Tát hành kiên cố xả như vậy, tùy nơi xả mà phát nguyện. Nếu lúc xả và lúc phát nguyện chẳng thấy bồ đề và Phật Pháp mà chuyên niệm xả, nhớ đại thừa quá khứ lúc hành đạo Bồ Tát hành xả thế nào, nay ta hành xả thế nào, có phải là chẳng bằng mà bị người trí chê chăng. Và Bồ Tát có thể xả tất cả.

Xả rồi suy gẫm rằng: Trong sự xả ấy, ai là người xả, xả những vật gì, ai ghi nhớ xả ấy. Suy gẫm như vậy rồi thì đều trọn vô sở đắc, chẳng thấy có người xả, vật xả và kẻ ghi nhớ. Đây là Bồ Tát chẳng lìa như như niệm xả được Phật hứa khả.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát chẳng rời lìa như như niệm giới được Như Lai hứa khả?

Bồ Tát trì giới đến chỗ giải thoát oai nghi hạnh thành tựu, nhẫn đến giới vi tế sợ như Kim Cương, thường tu tịnh mạng khéo hộ trì giới.

Bồ Tát tự niệm giới nhiếp thân khẩu là vô tác tướng mà cẩn thận phụng hành tu thắng chánh mạng, nơi nhất thiết trí tâm trọn chẳng phế bỏ, thuần chí bất động cũng trọn chẳng bỏ đại từ đại bi nhiếp thủ giáo hối chúng sanh phá giới.

Thường tự nghĩ thà bỏ thân mạng chớ chẳng cầu các thừa khác, đây gọi là giới. Bồ Tát thường niệm thắng giới, giới không có vết không có khuyết, giới chẳng hoang uế, giới chẳng mong cầu, giới chẳng ô nhiễm, giới không đục nhơ, giới mà người trí khen trọng, Bồ Tát niệm những giới như vậy, chẳng cậy trì giới, chẳng chê phá giới, chẳng khoe mình tốt, chẳng khi người lỗi, Bồ Tát trọn chẳng xả giới, chẳng y dựa giới cũng chẳng trụ nơi giới.

Dầu bỏ tất cả các sự ỷ cậy trụ trước mà thật hành công hạnh lành tốt nơi sắc tướng. Đây là Bồ Tát chẳng lìa như như niệm giới được Như Lai hứa khả.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát chẳng rời lìa như như niệm thiên dược Như Lai hứa khả?

Niệm thiên là hoặc niệm Dục Giới Thiên hoặc niệm Sắc Giới Thiên, hoặc niệm Vô Sắc Giới Thiên. Niệm Dục Giới Thiên vì là quả báo của trì giới, nơi ấy hưởng thọ sắc, thanh, hương, vị, xúc, thích ý, do Thiên ngũ dục mà dạo chơi vui vẻ, thiên y phục, thiên ẩm thực đều tùy ý đầy đủ, một bề hưởng thọ sự vui thương yêu mừng rỡ thỏa ý.

Với sự việc trên, Bồ Tát nghĩ rằng tất cả những sự hưng thạnh ấy rồi sẽ đều suy tàn diệt mất, hàng Chư Thiên ấy cũng sẽ vô thường biến đổi do vì họ phóng dật nên chẳng tu tạo thiện căn, thiện nghiệp đã có từ trước nay đều lần lần sẽ hết.

Dầu hiện nay họ được sanh ở Cõi Trời nhưng chưa thoát khỏi phần địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Suy nghĩ như vậy rồi, Bồ Tát chẳng hy vọng sanh về Cõi Trời Dục Giới, duy trừ cung Trời Đâu Suất.

Trong cung Trời Đâu Suất có bậc Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát nơi tất cả công hạnh Bồ Tát đã đến cứu cánh, tất cả các địa tất cả thần thông tất cả các định tất cả Đà La Ni tất cả biện tài tất cả sự việc Bồ Tát tất cả phương tiện đều đã cứu cánh.

Chỉ do ghi nhớ các công đức như vậy nên với cung Trời Đâu Suất lòng Bồ Tát ấy sanh hân ngưỡng, nếu muốn sanh về Cõi Trời thì nên sanh trong Cõi Trời Đâu Suất tự nghĩ rằng lúc nào tôi sẽ được thân Trời như vậy.

Bồ Tát lại niệm Chư Thiên Cõi Sắc, đây là quả báo của các thiền các vô lượng tâm. Sanh về Cõi Sắc rồi thì vượt quá khổ họa dục nhiễm của Cõi Dục, nhất tâm ở trong thiền dùng hỉ làm thực, một bề biết là thọ báo vui đệ nhất.

Bồ Tát ấy suy nghĩ rằng Chư Thiên Cõi Sắc hưởng thọ chút ít thiền vị dùng làm hoan hỉ, vô thường mà quan niệm thường, nơi khổ quan niệm vui, nơi vô ngã quan niệm ngã, nơi không phải Niết Bàn mà quan niệm là Niết Bàn.

Chư Thiên Cõi Sắc cũng có vô thường biến đổi, chưa thoát khỏi phần địa ngục ngạ quỷ súc sanh.

Suy nghĩ như vậy rồi, Bồ Tát ấy chẳng nguyện sanh về Cõi Sắc, duy trừ Tịnh Cư Thiên chính nơi Trời ấy nhập Niết Bàn chẳng trở lại sanh trong Cõi Dục nữa.

Bồ Tát nghĩ rằng đây là Chư Thiên thanh tịnh đã thoát khỏi lưu chuyển sanh tử trong năm loài, do đây mà Bồ Tát ấy sanh lòng kính trọng Trời Tịnh Cư nhưng chẳng nguyện cầu sanh về Cõi Trời ấy.

Bồ Tát lại niệm Chư Thiên Cõi Vô Sắc thọ quả báo của Vô Sắc định đã quá Dục Giới và Sắc Giới, Trời Vô Sắc này tâm ở nơi tịch định.

Bồ Tát ấy nghĩ rằng hàng Chư Thiên Cõi Vô Sắc này dầu thấy Phật nghe pháp và cúng dường răng mà Chư Thiên Vô Sắc chẳng biết cầu pháp ra khỏi cõi Vô Sác, dầu trụ được lâu nhưng khi thời gian mãn rồi cũng vẫn biến đổi hoại diệt chưa thoát khỏi phần địa ngục ngạ quỷ súc sanh.

Do đây mà Bồ Tát ấy chẳng nguyện sanh về Trời Vô Sắc mà chỉ quan niệm ta sẽ làm bậc Trời trong các Trời là bậc Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri Bồ Tát ấy dầu niệm Chư Thiên mà chẳng y dựa các Cõi Trời Dục, Sắc, Vô Sắc, đối với chúng sanh trong ba cõi ấy phát khởi tâm đại bi cứu độ họ ra khỏi sanh tử lưu chuyển trong năm loài. Đây là Bồ Tát chẳng rời như như niệm thiên được Như Lai hứa khả vậy.

Lại này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát hành các pháp bình đẳng như Niết Bàn?

Bồ Tát biết nhập các pháp bình đẳng như Niết Bàn, thấy tất cả chúng sanh tánh đồng Niết Bàn, biết ngưòi đã nhập Niết Bàn không có ấm giới nhập.

Bồ Tát như vậy thấy chúng sanh tánh đồng Niết Bàn quá các ấm giới nhập, thấy như bóng trong gương, như cảnh trơng mộng không có sanh tử mà hiện sanh tử. Phàm phu chúng sanh nhân nơi kiết sử phiền não gây tạo các nghiệp, tạo phiền não nghiệp rồi y họ vô lượng khổ báo.

Bồ Tát do sức Bát Nhã Ba la mật nên khéo quán kiết sử đoạn dứt nó khiến nó chẳng sanh, cũng chẳng còn nhân vì kiết sử mà tạo nghiệp để thọ khổ báo đến được nơi Niết Bàn bình đẳng gọi đó là vô vi siêu quá tất cả toán số trí đạo.

Vì chẳng bỏ bổn nguyện nên du hí đại từ, đã đến huệ phương phương tiện cứu cánh, đã nhập Phật thần thông lực, đã vó thể khéo biết phân biệt các tưởng, tự mình được độ hóa độ kẻ chưa được độ, tự mình đã giải thoát rồi giải thoát cho người chưa được giải thoát, tự mình đã được an làm an cho người chưa được an, tự mình được Niết Bàn làm cho người chưa được Niết Bàn khiến họ được Niết Bàn.

Với Niết Bàn và sanh tử không quan niệm có hai, đây là Bồ Tát hành các pháp bình đẳng như Niết Bàn vậy.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát khéo phân biệt hành tướng?

Bồ Tát chuyên cần tinh tiến cầu pháp thắng thiện, nơi pháp môn thậm thâm tâm nhập suy lường thanh tịnh thông thạo rộng lớn huệ sáng được môn đại trí minh.

Dùng sức đại trí minh môn ấy biết rõ tâm hành cảnh giới của tất cả chúng sanh, tổng nói mỗi chúng sanh có tám vạn bốn ngàn tâm hành, tất cả đều có thể rõ biết, đó là tâm hành tham dục có hai vạn một ngàn, tâm hành sân hận có hai vạn một ngàn, tâm hành ngu si có hai vạn một ngàn, tâm hành đẳng phần có hai vạn một ngàn, cộng là tám vạn bốn ngàn tâm hành, mỗi chúng sanh đều có những tâm hành ấy, nếu phân biệt nói rộng thì có đến vô lượng tâm hành.

Trong mỗi hành tướng môn ấy biết có tám vạn bốn ngàn căn môn. Trong mỗi căn môn ấy biết có tám vạn bốn ngàn những tri giải sai biệt. Bồ Tát biết hết các hành tướng các căn môn các tri giải tướng sai biệt, biết các tướng nên được tu tập.

Thế nào là biết tướng sai biệt?

Bồ Tát biết các hành các căn các giải ấy hoặc là tướng tham dục, là tướng sân hận, là tướng ngu si, là tướng đẳng phần, là tướng tăng, là tướng giảm, là tướng trụ, là tướng đạt. Đây gọi là biết tướng sai biệt.

Thế nào là biết tướng nên được tu tập?

Bồ Tát biết các hành các căn các giải ấy là tướng vô thường, là tướng khổ, là tướng vô ngã là tướng không, là tướng tịch diệt, là tướng ly, là tướng như thiệt, là tướng Niết Bàn, là tướng tướng tự không, là tướng tướng tự ly. Nếu có thể biết các hành các căn các giải như vậy.

Như Đức Như Lai thành tựu chư hành vô chướng ngại trí biết rõ tất cả chúng sanh các hành các căn các giải tướng sai biệt, Bồ Tát cũng kế thứ trí Như Lai biết rõ mà chẳng bỏ nên Bồ Tát sở hành giáo hóa chúng sanh không có mỏi mệt, đây gọi là Bồ Tát khéo phân biệt hành tướng vậy.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát thọ trì tạng pháp bảo của Chư Phật Như Lai?

Như Lai pháp bảo tạng là vô tận cũng là vô lượng đến tất cả chỗ làm vui đẹp tất cả chúng sanh. Như chúng sanh các hành các căn các giải số đến vô lượng A tăng kỳ bất khả tư nghị bất khả xưng bất khả lượng, Chư Phật Như Lai pháp bảo tạng vô lượng A tăng kỳ bất khả tư nghị bất khả xưng bất khả lượng cũng như vậy.

Văn tự pháp bảo tạng của Phật, giả sử tất cả chúng sanh đồng như A Nan trong một kiếp đến trăm kiếp cũng chẳng thể thọ trì đọc tụng thông thuộc các nghĩa được.

Tai sao, vì Phật Pháp bảo tạng chỉ có một nghĩa, đó là nghĩa ly dục, nghĩa tịch diệt, nghĩa Niết Bàn.

Nếu Bồ Tát nghe Như Lai pháp bảo tạng rồi tùy khả năng được thọ rồi thọ trì đọc tụng thông thạo, khéo thuận tốt chánh quán rồi như sở thọ mà hành. Bồ Tát nhập vào Pháp Tạng môn kiên trì suy gẫm chẳng y dựa tất cả tướng hành thì được Đà La Ni môn tam muội môn.

Khi được Đà La Ni môn tam muội môn rồi thì có thể thọ trì văn tự và nghĩa pháp bảo tạng của một Như Lai, hoặc của hai Như Lai, hoặc của ba bốn đến mười Như Lai, hoặc của trăm, của ngàn vạn cho đến vô lượng vô biên A tăng kỳ bất khả tư nghị bất khả xưng bất khả lượng Chư Như Lai.

Nơi pháp bảo tạng của tất cả Chư Phật, Bồ Tát ấy tâm chẳng tán loạn thọ trì đọc tụng thông thạo văn tự và nghĩa rộng vì mọi người mà giải nói.

Bồ Tát ấy y nghĩa chẳng y văn, tịnh ý thành tựu pháp được nghe mà diễn nói nhẫn đến chẳng sai sót một câu văn nghĩa, có thể tịnh môn biện tài khéo hay thuyết pháp vui đẹp lòng đại chúng, được Chư Phật khen ngợi cũng hay hàng phục các ma ngoại đạo và cung kính cúng dường Tam Bảo.

Nhẫn đến chẳng thấy có một pháp khác với pháp tánh, chẳng hư hoại bổn tế, chẳng động như như pháp tánh được giác ngộ của Như Lai, vì biết tất cả pháp tánh như là sở giác của Như Lai, nhẫn đến chẳng thấy có một pháp nào là chẳng nhập vào Phật Pháp.

Taị sao, vì Như Lai biết tất cả pháp tánh như ảo huyễn vì không có thành tựu vậy, biết tất cả pháp tánh như dã mã vì vô sở thủ vậy, biết tất cả pháp tánh như tượng trong gương vì chẳng đến kia vậy, biết tất cả pháp tánh như mộng vì chẳng chân thiệt vậy.

Biết tất cả pháp tánh như vang vì theo duyên mà khởi vậy, biết tất cả pháp tánh là rỗng không vì hư giả không thiệt vậy, biết tất cả pháp tánh vô tướng vì vô phân biệt vậy, biết tất cả pháp tánh vô nguyện vì không có phát động vậy.

Đức Như Lai như thiệt biết tất cả pháp tánh là tướng như vậy. Bồ Tát biết tất cả pháp tánh không có tánh có thể thọ trì pháp bảo tạng của Phật nhẫn đến tất cả chẳng phải niệm nhớ chẳng phải chẳng niệm nhớ. Đây là Bồ Tát thọ trì Chư Phật Pháp bảo tạng.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát biết các chúng sanh từ vô thỉ đến nay thường thanh tịnh mà giáo hóa chúng sanh?

Bồ Tát vì giáo hóa tất cả chúng sanh nên lúc tu đại từ đại bi suy nghĩ rằng: Những gì là chúng sanh?

Các chúng sanh ấy chỉ là danh tự giả là điên đảo hư giả mà gọi là chúng sanh thôi. Tất cả chúng sanh bổn tế thanh tịnh cứu cánh vô sanh vô khởi, chỉ nhân hư vọng ngu si mà tạo gây các thứ nghiệp, gây tạo nghiệp rồi thọ vô lượng ưu bi khổ não.

Như có người trong giấc mộng cướp trộm tài vật của người bị nhà vua bắt trị phạt khốn khổ.

Chiêm bao thấy mình làm kẻ giặc cướp hư vọng nhớ tưởng chịu các khổ não tự nghĩ rằng lúc nào tôi sẽ thoát được khổ não này.

Người ấy ở trong giấc mộng thiệt ra không có sự việc gì không có hay giác tri. Tất cả phàm phu và tất cả pháp đều cũng như mộng không có giác tri, vì bị điên đảo che chướng mà phải thọ lấy vô lượng vọng tưởng ưu bi khổ não cũng như vậy.

Bồ Tát suy nghĩ rằng: Các chúng sanh ấy tôi phải khiến họ như thiệt giác tri các pháp cho họ thoát khỏivọng tưởng khổ não, ở trong tất cả chúng sanh cũng chẳng thấy chúng sanh tánh nhưng vẫn chẳng bỏ đại bi thường giáo hóa chúng sanh, đây là Bồ Tát phân biệt chúng sanh từ trước đến nay thường thanh tịnh mà giáo hóa họ.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát khéo tùy thuận phát khởi công hạnh thành tựu Phật Pháp?

Bồ Tát nghe Phật Pháp tối thắng thậm thâm vi diệu ở trong thế gian rồi phát khởi đại nguyện tinh tiến rằng: Tôi phải thành tựu Phật Pháp tối thắng thậm thâm vi diệu ở trong thế gian.

Khéo tư duy phân biệt như vậy: Là những pháp gì tương ưng với những pháp gì?

Là những pháp gì biết những pháp gì?

Bồ Tát lại suy nghĩ rằng: Không có pháp gì tương ưng với pháp cũng không có pháp gì chẳng tương ưng với pháp, không có pháp biết pháp cũng không có pháp chẳng biết pháp, vì các pháp tánh ấy là độn tánh là vô tánh.

Các pháp ấy đều từ nhân duyên sanh không có định chủ mà có thể tùy ý trang nghiêm có các thứ tướng quả báo. Vì các pháp vô tánh nên bố thí là trang nghiêm tướng đại phú.

Bố thí được đại phú vì quả chẳng lìa nhân vậy. Bố thí chẳng biết đại phú và đại phú cũng chẳng biết được bố thí. Trì giới là trang nghiêm tướng sanh Thiên, trì giới được sanh Tiên vì quả chẳng lìa nhân vậy, đa văn là trang nghiêm tướng trí huệ, đa văn được trí huệ vì quả chẳng lìa nhân vậy.

Tư duy là trang nghiêmtướng đoạn dứt kiết sử, tư duy thì được đoạn dứt kiết sử vì quả chẳng lìa nhân vậy. Tư duy chẳng biết được đoạn kiết và đoạn kiết cũng chẳng biết được tư duy.

Bồ Tát nhớ niệm các pháp vô sanh có thể trang nghiêm tướng như vậy nên bố thí rồi hồi hướng nhất thiết trí thành tựu hạnh đàn Ba la mật, Bồ Tát đàn Ba la mật ấy có thể đầy đủ được Phật Pháp.

Bồ Tát trì giới hồi hướng nhất thiết trí thành tựu hạnh Thi La Ba la mật.

Bồ Tát Thi La Ba la mật có thể đầy đủ được Phật Pháp.

Bồ Tát tu nhẫn nhục hồi hướng nhất thiết trí thành tựu hạnh Sằn Đề Ba la mật.

Bồ Tát Sằn Đề Ba la mật ấy có thể đầy đủ được Phật Pháp.

Bồ Tát tu tinh tiến hồi hướng. Nhất thiết trí thành tựu hạnh. Tỳ Lê Gia Ba la mật.

Bồ Tát Tỳ Lê Gia Ba la mật ấy có thể đầy đủ được Phật Pháp.

Bồ Tát nhập thiền định hồi hướng. Nhất thiết trí thành tựu hạnh. Thiền Ba la mật.

Bồ Tát Thiền Ba la mật ấy có thể đầy đủ được Phật Pháp.

Bồ Tát thanh tịnh Bát Nhã hồi hướng, nhất thiết trí thành tựu hạnh, Bát Nhã Ba la mật.

Bồ Tát Bát Nhã Ba la mật ấy có thể đầy đủ được Phật Pháp. Lúc Bồ Tát khéo tùy thuận phát khởi công hạnh như vậy chẳng thấy có một pháp nào không có nhân không có duyên mà sanh, Bồ Tát củng chẳng trụ trước nơi nhân duyên, tự khéo tùy thuận nhập vào tất cả pháp tánh.

Như ngã vô sanh vô khởi, tất cả pháp vô sanh vô khởi cũng như vậy. Như ngã rỗng không, tất cả pháp rỗng không cũng như vậy. Như ngã ly, tất cả các pháp ly cũng như vậy.

Bồ Tát biết tất cả các pháp nhập vào bình đẳng như tánh, chẳng phải tạo tác chẳng phải chẳng tạo tác. Đây là Bồ Tát khéo thuận phát hạnh thành tựu Phật Pháp vậy.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát bất thối thần thông nơi các Phật Pháp đều được tự tại?

Bồ Tát giới thân chân tịnh tâm định chẳng động được đại trí quang minh, đã thành tựu tư lương phước đức và trí huệ, đã được cứu cánh các Ba la mật, đã thành tựu tứ nhiếp pháp, đã tu bốn phạm hạnh, đã tu dục tiến niệm định bốn như ý túc. Vì khéo tu tứ thần túc nên được ngũ thần thông.

Vì Bồ Tát bổn nghiệp thanh tịnh, vì siêng tinh tiến chẳng bỏ phế, vì thường chẳng tán loạn hành, vì khéo phục các kiết sử, vì lìa tâm niệm Thanh Văn Bích Chi Phật, vì thọ trì phương tiện, vì duyên đến các pháp bậc trên, vì vô ngã vô y hành, do đây mà Bồ Tát chẳng thối thần thông, nên Bồ Tát rốt ráo biết các pháp bất thối, biết các pháp cùng pháp tánh bình đẳng không biến đổi sai khác, như hư không không có biến đổi. Đây là Bồ Tát bất thối các thần thông ở nơi các Phật Pháp đều được tự tại vậy.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát nhập pháp môn thậm thâm mà tất cả hàng Thanh Văn và hàng Bích Chi Phật chẳng nhập được?

Bồ Tát nhập pháp thậm thâm nhân duyên, biết pháp nghịch và thuận nhân duyên, khéo biết xuất, biế ly, biết sanh, biết diệt, biết tập, biết tận. Khéo biết chúng sanh do nhân duyên gì mà thọ cấu, mà ly cấu, mà xả cấu được tịnh, nhẫn đến chẳng thấy có một pháp nào có cấu có tịnh.

Biết tất cả pháp tánh tướng thanh tịnh, cũng chẳng được tướng pháp thanh tịnh, vì ngã thậm thâm vậy. Bồ Tát biết tất cả pháp thậm thâm, vì ngã ly vậy. Bồ Tát biết tất cả pháp ly vì ngã không có hai vậy.

Bồ Tát biết tất cả pháp không có hai vì nhãn và sắc cả hai đều ly vậy. Nhẫn đến ý pháp cũng ly thì nhập đệ nhất nghĩa, do thế đế nên giả danh là các pháp, cũng chẳng chấp trước Chân Đế và thế đế. Đây là Bồ Tát nhập pháp môn thậm thâm mà hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật chẳng nhập được.

Này Hư Không Tạng!

Thế nào là Bồ Tát nơi thập nhị nhân duyên khéo được thắng trí phương tiện rời lìa các kiến chấp nhị biên?

Bồ Tát biết tất cả duyên sanh pháp nhiếp thuộc về cái khác: Thuộc nhân, thuộc duyên, thuộc hòa hiệp và thuộc sở do. Các pháp ấy đều từ cảnh giới duyên sanh đều riêng có sở nhân đều riêng có sở y, các pháp mỗi mỗi đều tự minh không có tâm không có tướng sai khác.

Như bên ngoài các cỏ cây lùm rừng đều không có các căn không có ghi nhớ không có hay biết, vì y dựa các đại chủng bèn được tăng trưởng, mỗi mỗi đều không có tướng sai khác.

Các pháp bên trong cũng như vậy, y dựa gây tạo các nghiệp tăng trưởng tất cả các pháp, không có các tướng ngã nhân chúng sanh thọ mạng, cũng không có tác giả thọ giả. Các pháp lúc sanh không có gì là năng sanh, lúc diệt không có gì là năng diệt.

Bồ Tát suy nghĩ rằng: Các pháp duyên sanh ấy đều riêng không có tự tánh. Vì nó không có tự tánh nên cái khác chẳng sanh nó được, sở nhân cũng không có tự tánh và sở duyên cũng không có tự tánh.

Không có tự tánh thì không có tha tánh. Nếu pháp không có tự tánh tha tánh thì không có sở sanh không có năng sanh, chưa sanh thì chẳng sanh được, đã sanh cũng chẳng sanh.

Nếu chưa sanh chẳng phải chưa sanh chẳng sanh ấy thì cứu cánh không có sở sanh không có năng sanh. Vì thế nên tất cả các pháp đều vô sanh vô khởi, chỉ do văn tự mà có giả gọi là từ nhân duyên sanh mà thiệt thì vô sanh, cũng không đoạn không thường.

Tai sao?

Vì nếu các pháp mà có tánh sanh thì sẽ có diệt thành đoạn kiến, còn nếu không diệt thì thành thường kiến. Vì rời lìa đoạn kiến và thường kiến nên biết tất cả các pháp đều không vô sanh, đây là Bồ Tát ở nơi thập nhị nhân duyên khéo được thắng trí phương tiện rời lìa kiến chấp nhị biên vậy.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát được ấn Như Lai ấn cho trí phương tiện như như vô phân biệt?

Nơi pháp thậm thâm, Bồ Tát được năng lực hiện tiền tri kiến rời tất cả dựa dính quá các hí luận được vô chung vô thỉ Vô Sanh pháp Nhẫn. Đức Như Lai biết rõ căn Bồ Tát được thành tựu rồi liền lấy ấn Như Lai ấn cho, đó là thọ ký quyết định Chánh Đẳng Giác.

Ấn Như Lai ấy không có sai, không có lầm, không có chướng ngại, không có tranh, không có giành chẳng bị trở ngại, không ai bác được không ai phế được. Bồ Tát được Như Lai ấn rồi thì nguyện hạnh thành tựu được nước trí rưới vào đầu.

Bồ Tát được các ấn như vậy ấn cho: Đó là ấn cứu cánh vô sanh vô khởi, ấn không, ấn vô tướng, ấn vô nguyện, ấn ly nhiễm, ấn tịch diệt, ấn Niết Bàn. Bồ Tát trí hành được thành tựu chẳng hư hoại tánh như, chẳng biến đổi pháp giới, chẳng lìa bổn tế, ở trong các pháp chẳng thấy thượng trung hạ đen trắng v.v… sai khác.

Bồ Tát cũng thấy tất cả chúng sanh được ấn ấy ấn cho, Bồ Tát không có nhớ nghĩ phân biệt chẳng bỏ bổn đại thệ nguyện. Đây là Bồ Tát được ấn Như Lai ấn cho được trí phương tiện như như vô phân biệt vậy.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát nhập môn pháp giới tánh thấy tất cả pháp tánh bình đẳng?

Bồ Tát thấy các pháp giới không chỗ nào chẳng đến không lai không khứ, vô sanh vô diệt, vô tướng vô khởi, vô hí vô hành.

Bồ Tát suy nghĩ rằng: Các pháp ấy đều đồng pháp giới như pháp giới, là rời lìa Dục Giới vì lìa trần cấu vậy, là vô sanh giới vì vô tác vậy, là vô diệt giới vì không diệt tận vậy, là vô lai giới vì chẳng nhập vào căn môn vậy, là vô khứ giới vì không có chỗ đến vậy, là bất khả an giới vì không có hình chất vậy, là không có ổ hang giới vì không có y chỉ vậy, là chân thiệt giới vì ba cảnh phần dứt hết vậy.

Trong pháp giới ấy không có nhãn giới, không có Sắc Giới, không có nhãn thức giới, cho đến không có ý giới, không có pháp giới, không có ý thức giới. Như pháp giới tất cả pháp cũng như vậy. Vì thế nên gọi là tất cả pháp nhập vào pháp giới.

Bồ Tát ấy biết tất cả pháp nhập vào pháp giới, biết địa giới cùng pháp giới không có hai không có khác, biết thủy giới hỏa giới phong giới cùng pháp giới không hai không khác.

Bồ Tát biết Dục Giới cùng pháp giới bình đẳng không hai không khác, biết Sắc Giới, Vô Sắc Giới, hữu vigiới, vô vi giới cùng pháp giới bình đẳng không hai không khác. Bồ Tát biết không có tâm cảnh giới và giác như vậy. Đây là Bồ Tát nhập vào môn pháp giới tánh thấy tất cả pháp tánh bình đẳng vậy.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát thuần chí dụ như kim cương tâm trụ bất động nơi Đại Thừa này?

Bồ Tát dùng trực tâm hành thành tựu tịnh thuần chí, dùng tinh tiến bất thối cứu cánh bất giảm, dùng đại từ vô ngại, dùng đại bi không mỏi, dùng phương tiện khắp đến được thành tựu quán huệ chân thiệt vô ngại, các pháp như vậy đều được thành tựu.

Bồ Tát thấy tất cả chúng sanh có cấu trược phàm ngu thô cứng cự nghịch chẳng thuận, do đây mà Bồ Tát giáo hóa tất cả chúng sanh chẳng bỏ rời tinh tiến. Bồ Tát thấy sinh tử có vô lượng vô biên lỗi họa ưu bi khổ não, vì vậy nên Bồ Tát chẳng thối bỏ trang nghiêm vị lai tế.

Bồ Tát cũng hiểu vô lượng vô biên A tăng kỳ các Phật Pháp. Bồ Tát vì thành tựu các Phật Pháp khó tu tập khó thọ trì khó đầy đủ nên trồng các thiện căn để có thể nhập vào vô lượng pháp bảo tạng của Như Lai.

Vì chúng sanh tánh vô lượng, vì pháp tánh vô lượng, vì hư không tánh vô lượng, vì thọ trì pháp bảo tạng của tất cả Như Lai, nên Bồ Tát chẳng bỏ tinh tiến nghe tất cả pháp không vô tướng vô nguyện, vô tác, vô sanh, vô khởi, hiểu rõ phân biệt quán hạnh thân chứng thành tựu Phật Pháp chưa được đủ, trọng chẳng có giữa đường, mà chứng nhập thiệt tế.

Bồ Tát khéo nhập các thiền định giải thoát tam muội, cũng chẳng nhàm lìa Dục Giới mà thị hiện thọ sanh trong Cõi Dục.

Bồ Tát đã lìa các ấm giới nhập không hình không sắc không hành mà tùy thuận chúng sanh tánh rồi tùy ý thị hiện các loại thân hình để thuyết pháp cho họ, chuyển pháp luân thị hiện đại Niết Bàn, cũng chẳng bỏ hạnh Bồ Tát nhập vào pháp môn bất tư nghị như vậy.

Bồ Tát biết tất cả pháp không có tánh tướng, chẳng động chẳng hư hoại chẳng tan, ở nơi Đại Thừa này chẳng thối chuyển. Như kim cương bảo châu có thể soi xét tất cả châu báu khác, mà tất cả báu khác chẳng thể soi xét châu này được.

Cũng vậy, có thể dùng Thanh Văn thừa, Bích Chi Phật thừa độ vô lượng vô biên chúng sanh khiến chứng nhập Niết Bàn mà tự mình chẳng diệt độ cũng chẳng thối cứu cánh Đại Thừa. Đây là Bồ Tát thuần chí kiên cố như kim cương tâm vững trụ chẳng dao động nơi Đại Thừa này vậy.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát tự tịnh giới của mình như Chư Phật Giới?

Bồ Tát biết tất cả pháp không có giới không có tác giới, đến tất cả nơi chỗ không có đến không có chẳng đến. Nếu Bồ Tát thấy pháp phát khởi lục tình đều biết là Phật Pháp, cũng chẳng thấy phàm phu pháp và Phật Pháp có khác.

Bồ Tát nghĩ rằng tất cả pháp này đều là Phật Pháp vì Phật Pháp đến tất cả chỗ vậy. Tất cả pháp và Phật Pháp chỉ có danh tự giả, cũng chẳng phải pháp chẳng phải phi pháp. Vì vậy nên chúng ta chẳng nên thủ trước. Do vì tự giới tịnh nên biết tất cả Phật Giới tịnh, pháp ấy cùng đồng là bình đẳng.

Nhãn giới là Phật Giới cho đến ý giới là Phật Giới. Ta chẳng nên phân biệt trong ấy có tôn có ti. Bồ Tát đến Nhất thiết pháp bình đẳng giới như vậy. Đây là Bồ Tát tự tịnh giới của mình như Chư Phật Giới.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát được Đà La Ni trong không thất niệm?

Bồ Tát đã được thành tựu Đà La Ni hạnh, thế nào là Đà La Ni hạnh?

Đà La Ni hạnh có ba mươi hai thứ: Bồ Tát tu nơi pháp đã được, vì Đà La Ni nên tu pháp nguyện, tu pháp tôn trọng, tu pháp hồi hướng, tu pháp kính ngưỡng, tu pháp ưa thích, tu cầu pháp không nhàm, tu pháp thân cận cúng dường bậc đa văn trí huệ, tu pháp đối với Hòa Thượng A Xà Lê không lòng kiêu mạn thường tôn trọng cung cấp hầu hạ, tu đúng theo pháp được dạy bảo không hề chống trái.

Tu đối với người thuyết pháp tưởng như Phật không tìm chỗ dở, tu thọ trì chánh pháp khai thị giải thuyết, tu không hề lẫn tiếc pháp đã được, tu không hy vọng mà làm pháp thí, tu cầu gốc rễ trí huệ, tu khéo thuận tư duy đúng pháp được nghe, tu kiên cố thọ trì pháp được nghe, tu với phạm hạnh không thôi nghỉ, tu thích xa lìa thật hành hạnh A Lan Nhã, tu tâm thường tịch tĩnh.

Tu siêng chánh niệm, tu thuận theo lục hòa kính, tu với các bậc tôn trưởng không khinh mạn, tu tâm vô ngại ở trong tất cả chúng sanh, tu pháp duyên sanh được tùy thuận nhẫn, tu tam giải thoát môn chánh quán lòng không kinh sợ, tu tứ thánh chủng hạnh mà chẳng kinh nghi.

Tu siêng thọ trì chánh pháp của Chư Phật, tu vì chúng sanh mà hành đại từ, tu thọ trì chánh pháp chẳng tiếc thân mạng, tu đại trí hạnh chẳng sanh kiêu mạn, tu thường giáo hóa chúng sanh mà không nhàm mỏi.

Đây là ba mươi hai pháp tu Đà La Ni hạnh của Bồ Tát vậy. Bồ Tát tu rồi được môn Đà La Ni như vậy. Vì được môn Đà La Ni ấy nên có thể tổng trì pháp được nói của tất cả Chư Phật chẳng quên chẳng mất.

Đà La Ni ấy là với pháp được nghe chẳng quên chẳng mất, dùng niệm mà nhớ, dùng ý phân biệt, dùng tinh tiến hay giác ngộ, nơi các văn tự được không bờ mé, nơi các ngữ ngôn tùy theo các loài đều khéo hiểu rõ, ngôn từ biện thuyết không có trệ ngại.

Với kinh bất liễu nghĩa khéo hay tiến vào, nơi kinh liễu nghĩa tiến vào cứu cánh, nơi thế Tục Đế có trí phân biệt, nơi đệ nhất nghĩa đế biết là không có ngôn thuyết, nơi các đế có trí phân biệt, nơi tứ niệm xứ có trí chẳng quên, nơi tứ chánh cần có trí vô hoại, nơi tứ thần túc có trí du hí, nơi các căn môn có trí sai biệt, ở trong các lục được trí vô thắng.

Nơi thất giác phần có trí giác tất cả pháp như tánh, nơi bát thánh đạo có trí không thối mất, ở trong pháp thiền định được tâm thiện trụ, ở trong pháp chánh định huệ được trí biến chí, nơi minh giải thoát được trí tùy thuận, ở trong các biện tài được trí thâm nhập, nơi các thần thông được trí sanh khởi, nơi các Ba la mật được trí phân biệt, nơi tứ nhiếp pháp được pháp phương tiện.

Với chỗ tán thán pháp có trí dạy nghĩ rằng chẳng bằng, nơi nghĩa các kinh được trí vô phân biệt, nơi các văn tự được trí vô tận, nơi tất cả chúng sanh được trí xứng đủ, tùy pháp học hiểu được trí thuyết pháp, nơi tất cả văn tự được trí biện sở nhân, nơi tất cả cấu tịnh được trí như thiệt thấu biết, nơi tất cả pháp được trí sáng không chướng che, đây là Đà La Ni ấy vậy.

Bồ Tát được Đà La Ni bình đẳng tâm thì bỏ lìa ghét thương, kham nhận pháp vũ, dứt tất cả kiết sử nhiệt não, thuận các pháp trợ đạo, đây là Đà La Ni ấy vậy.

Bồ Tát do an trụ Đà La Ni ấy nên thường tu hành không lỗi. Đây là Bồ Tát được Đà La Ni trong chẳng thất niệm vậy.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát được biện tài vô ngại Như Lai gia trì?

Bồ Tát khéo tịnh thuần chí khéo thủ hộ giới tụ trừ hết gốc kiêu mạn, lìa quan niệm mình người, Chư Phật Thế Tôn biết Bồ Tát như vậy là đại pháp Khí nên khiến thọ trì chánh pháp.

Do nơi Phật thần lực cùng sức tự thiện căn nên được biện tài lanh lẹ, được biện tài mau chóng, được biện tài vô ngại, được biện tài không ngừng trệ, được biện tài khéo nói, được biện tài thậm thâm, được biện tài các thanh âm đầy đủ, được biện tài thiện trang nghiêm, được biện tài không giảm khuyết, được biện tài vô úy.

Được biện tài kệ hay tán thán, được biện tài nói Khế Kinh tốt, được biện tài khéo nói thí dụ bổn duyên, được biện tài không ai hơn không ai phá được, được biện tài phân biệt câu vô tận, được biện tài viên mãn đầy đủ, được biện tài oai đức không ai trái nghịch, được biện tài thuyết pháp không luống uổng, được biện tài dứt nghi cho đại chúng, được biện tài đáp lời lẹ.

Được biện tài phân biệt văn tự không sai lầm, được biện tài vui đẹp đại chúng, được biện tài phương tiện vấn đáp, được biện tài dùng chánh pháp hàng phục tất cả ngoại đạo, Bồ Tát ấy đã thành tựu hai mươi bốn biện tài như vậy.

Bồ Tát tu hành hai mươi bốn nghiệp nhân thì được thành tựu hai mươi bốn biện tài ấy.

Những gì là hai mươi bốn nhân?

Vì chẳng trái nghịch lời dạy của Sư Trưởng nên có thể được biện tài lanh lẹ.

Vì chẳng dua vạy nên có thể được biện tài mau chóng.

Vì bỏ lìa phiền não nên được biện tài vô ngại.

Vì không chấp ngã nên được biện tài không trệ.

Vì lìa lưỡng thiệt nên được biện tài nói khéo.

Vì nhập nhân duyên pháp vô tế nên được biện tài thậm thâm.

Vì làm các việc bố thí nên được biện tài đầy đủ âm thanh.

Vì nghiêm sức tháp miếu Như Lai nên được biện tài thiện trang nghiêm.

Vì chẳng bỏ tâm bồ đề nên được biện tài không giảm khuyết.

Vì khéo hộ trì giới tụ nên được biện tài vô úy.

Vì cúng thí những tràng phan lọng đẹp linh báu nên được biện tài kệ hay tán thán.

Vì cung kính cúng dường cấp thị chư Tôn Trưởng nên được biện tài nói tốt Tu Đa La.

Vì từ xưa vun trồng tu tập vô lượng thiện căn nên được biện tài khéo nói thí dụ bổn duyên.

Vì chẳng khinh tiện chúng sanh ác đạo nên được biện tài không ai hơn không ai phá được.

Vì cúng thí vô lượng bảo tạng nên được biện tài phân biệt câu vô tận.

Vì nói năng chân thiệt không thô cộc nên được biện tài tròn đủ.

Vì lúc thuyết pháp không tranh cạnh nên được biện tài oai đức không ai trái nghịch.

Vì đức thuần tịnh thuận pháp luật hành nên được biện tài thuyết pháp không luống uổng.

Vì chẳng lẫn tiếc nơi pháp chẳng cậy ỷ nơi đức của mình nên được biện tài hay dứt nghi co đại chúng.

Vì lúc cầu pháp chẳng lấy oai bức người, thường có lòng cung kính nên được biện tài ứng đối lẹ.

Vì thường xét lỗi mình chẳng chê chỗ khuyết kém của người nên được biện tài phân biệt văn tự không sai lầm.

Vì bình đẳng nhuần ích cho chúng sanh chẳng mong báo đáp nên được biện tài vui đẹp đại chúng.

Vì thọ trì đại thừa chẳng cầu tiểu thừa nên được biện tài phương tiện vấn đáp.

Vì chẳng chấp ngã kiến nhập vào tánh bình đẳng nên được biện tài dùng chánh pháp hàng phục tất cả ngoại đạo.

Đây là hai mươi bốn nhân thành tựu các biện tài, khéo có thể tùy theo chỗ đáng được nhận hiểu của các chúng sanh kia mà thuyết pháp không có sai lầm, những pháp được học cũng chẳng thối thất.

Đây là Bồ Tát được biện tài vô ngại Như Lai gia trì vậy.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát được tự tại thị hiện thọ thân sanh tử?

Bồ Tát thành tựu mười hai pháp thì được tự tại thị hiện thọ thân sanh tử.

Vì thân cận bậc chân thiện tri thức vậy. Vì tiêu trừ ngã kiến vậy. Vì trọn nên giới thân vậy. Vì khéo biết nhập định xuất định vậy.

Vì gồm tu trí huệ phương tiện vậy. Vì khéo biết thâm nhập các thần thông du hí vậy. Vì như thiệt quán biết các pháp vô sanh vô khởi vậy.

Vì tịnh giống bổn nguyện vậy. Vì thường chẳng bỏ đại từ đại bi vậy. Vì biết tất cả pháp như huyễn hóa vậy. Vì biết các pháp như mộng tưởng vậy. Vì được tất cả gia oai thần vậy.

Đây là Bồ Tát thành tựu mười hai pháp không có sanh mà thị hiện thọ sanh, không có khởi mà thị hiện phát khởi, thị hiện tất cả thân sanh tử.

Nơi Pháp Hội của tất cả Chư Phật thị hiện thân mình. Ở các Phật Quốc Độ đều thị hiện thọ sanh mà thường chẳng động nơi chân pháp Thân. Đây là Bồ Tát được tự tại thị hiện thọ sanh tử vậy.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát phá các oán địch trừ lìa bốn ma?

Bồ Tát chuyên cần tu tập quán năm ấm như ảo huyễn thì được lìa ma Ngũ ấm. Vì quán các pháp tánh thanh tịnh nên lìa ma phiền não.

Vì quán tất cả pháp theo duyên sanh tánh nó chẳng thành tựu nên lìa ma chết. Vì quán tất cả pháp được duyên tạo thành là tướng vô thường bại hoại nên lìa Thiên Ma.

Vì Bồ Tát quán các pháp như vậy nên được lìa bốn ma tiến đến bồ đề trọn chẳng giải đãi. Bao nhiêu ma nghiệp chướng ngại bồ đề, Bồ Tát đều xa lìa cả.

Sao gọi là ma nghiệp?

Có tâm niệm hướng đến nhị thừa là ma nghiệp. Chẳng thủ hộ bồ đề tâm là ma nghiệp. Với các chúng sanh có quan niệm sai khác là ma nghiệp. Nơi bố thí mong báo là ma nghiệp.

Vì thọ sanh mà trì giới là ma nghiệp. Có sắc tưởng mà tu hành nhẫn nhục là ma nghiệp. Vì thế sự mà siêng tinh tiến là ma nghiệp. Nơi thiền định có ý tưởng thích ưa là ma nghiệp.

Nơi huệ sanh hí luận là ma nghiệp. Nhàm mỏi sanh tử là ma nghiệp. Tu các thiện căn mà chẳng hồi hướng vô thượng bồ đề là ma nghiệp. Chán ghét phiền não là ma nghiệp. Phạm tội phú tàng là ma nghiệp. Ganh ghét đại thừa là ma nghiệp. Phỉ báng chánh pháp là ma nghiệp.

Chẳng thọ học chánh pháp là ma nghiệp. Chẳng biết báo ơn là ma nghiệp. Chẳng tiến cầu Ba la mật là ma nghiệp. Chẳng kính thuận chánh pháp là ma nghiệp. Lẫn tiếc nơi pháp là ma nghiệp.

Vì lợi dưỡng mà thuyết pháp là ma nghiệp. Chẳng biết phương tiện mà hóa độ chúng sanh là ma nghiệp. Bỏ Tứ Nhiếp pháp là ma nghiệp. Khinh hủy cấm giới là ma nghiệp. Ganh ghét người trì giới là ma nghiệp. Học hạnh nhị thừa là ma nghiệp.

Hi vọng chánh vị là ma nghiệp. Bỏ lìa đại từ mà quán vô sanh là ma nghiệp. Muốn chứng pháp vô vi là ma nghiệp. Nhàm lìa công đức hữu vi là ma nghiệp. Chẳng thương chúng sanh là ma nghiệp. Chẳng khiêm hạ bậc Tôn Truởng là ma nghiệp.

Tập làm lưỡng thiệt là ma nghiệp. Dua nịnh nhiều gian là ma nghiệp. Hiển bày tịnh hạnh của mình là ma nghiệp. Làm ác chẳng thẹn là ma nghiệp. Chẳng lưu bố chánh pháp là ma nghiệp. Lấy ít công đức làm đủ là ma nghiệp.

Tóm lại, nếu thân cận làm tất cả pháp bất thiện mà xa lìa tất cả thiện pháp đều là ma nghiệp cả. Đây là ma nghiệp. Người làm các nghiệp ấy thì chướng đạo bồ đề. Đại thừa ấy đã vượt quá đã bỏ lìa nên có thể chánh thọ hành.

Thế nào là chánh thọ hành?

Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì có thể chánh thọ hành.

Một là nơi các pháp Ba la mật không giải đãi thối thất hành.

Hai là chẳng bỏ dục tiến và bất phóng dật.

Ba là chánh trụ trong pháp phương tiện đại từ.

Bốn là nhập pháp môn thậm thâm không có ái không có ổ hang.

Vì Bồ Tát thành tựu bốn pháp chánh thọ hành nên có thể phá các oán địch. Đây là Bồ Tát hay phá oán địch trừ lìa bốn ma vậy.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát trang nghiêm tư lương công đức lợi ích các chúng sanh?

Bồ Tát thiện căn hồi hướng hướng đến vô thượng bồ đề. Nếu có thiện căn được vun trồng như bố thíái ngữ lợi hành đồng sự đều đem thí cho tất cả chúng sanh. Do thanh tịnh giới tụ nên được sức tự tại.

Dùng sức tự tại ấy, Bồ Tát tùy theo chỗ đáng ưa thích của các chúng sanh mà hóa độ họ. Do vun trồng công đức không chán nhàm nên được tay báu vô tận.

Dùng bảo thủ vô tận ấy, Bồ Tát có thể bố thí chúng sanh vô lượng giàu vui. Do cầu vô biên trí huệ tư lương nên được biện tài Đà La Ni vô ngại.

Dùng vô ngại Đà La Ni biện tài ấy, Bồ Tát có thể tổng trì chỗ nói của tất cả Chư Phật, Bồ Tát có thể nói diệu pháp làm vui đẹp đại chúng. Do vì khéo nói điều thân tâm nên chẳng thối thần thông.

Dùng sức các thần thông bất thối ấy, Bồ Tát có thể qua đến vô lượng Cõi Phật dùng vô số Phương Tiện Độ nhiều chúng sanh. Do siêng cầu pháp không mỏi mệt nên được mỗi lỗ lông phát xuất vô lượng pháp môn.

Dùng sức phát xuất vô lượng pháp môn, Bồ Tát có thể thường dùng pháp thí lợi ích chúng sanh. Do gồm tu huệ phương tiện Ba la mật nên được trí phân thân.

Dùng sức trí phân thân ấy Bồ Tát có thể ở trong các loài nơi nơi hiện thân hóa độ quần sanh. Do thường dùng vô tướng cung kính cấp thị Chư Phật nên được kiến văn không nhàm chán.

Dùng sức kiến văn không chán ấy, có chúng sanh nào được thấy nghe Bồ Tát ấy, thì các chúng sanh ấy nhẫn đến do nơi Bồ Tát trang nghiêm công đức tư lương lợi ích chúng sanh.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát ở nơi thời gian không có Phật xuất thế mà có thể làm Phật Sựhóa độ chúng sanh?

Bồ Tát đã thành tựu Bồ Tát thập lực, đã ở trong bốn vô sở úy của Bồ Tát được tự tại, đã ở trong Bồ Tát mười tám pháp bất cộng chẳng từ người khác để thọ, đã tu Như Lai lực vô sở úy pháp bất cộng, đã được du hí thủ Lăng Nghiêm tam muội, đã ở nơi bốn biện tài được trí lực tự tại, đã ở trong Phật Pháp được quán đảnh chánh vị, ở nơi tất cả Bồ Tát hạnh được thần lực kế thứ Phật.

Nếu Bồ Tát thành tựu các pháp như vậy, chúng sanh nơi các Phật độ nào đáng thấy thân Phật mà được hóa độ, những Phật độ ấy nhằm thời kỳ không có Phật xuất thế, thì Bồ Tát ấy liền ở Quốc Độ ấy thị hiện thời gian nhập thai, sơ sanh, xuất gia.

Thị hiện thời gian ngồi Đạo Tràng chuyển pháp luân, thị hiện xả thọ mạng đến thời gian nhập Niết Bàn, cũng có thể thị hiện Đại Bát Niết Bàn, cũng thị hiện pháp trụ thời tiết lâu mau, cũng còn chẳng bỏ Bồ Tát hành pháp, cũng chẳng dùng chỗ được hóa độ lấy đó làm đầy đủ. Đây là Bồ Tát lúc thế gian không có Phật có thể làm Phật Sự giáo hóa chúng sanh.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát nhập hải ấn tam muội có thể biết tâm hành của tất cả chúng sanh?

Bồ Tát đa văn như biển thành tựu huệ tụ, thường siêng cầu pháp. Vì nghe pháp mà Bồ Tát có thể xả thí hết trân bảo kho tàng.

Vì nghe pháp mà Bồ Tát có thể xả thí hết tôi tớ kẻ sai sử vợ con quyến thuộc. Vì nghe pháp mà Bồ Tát xả thí những món trang sức trên thân và nhà cửa.

Vì nghe pháp mà Bồ Tát có thể hạ mình hầu hạ chịu sự sai khiến. Vì nghe pháp mà Bồ Tát bỏ ngôi cao sang cả nước cho đến xả thân mạng mình. Bồ Tát dùng vô số phương tiện siêng cầu pháp môn như vậy mà chẳng cậy sở hành.

Vì nghe pháp mà Bồ Tát đi đến một do tuần hoặc trăm do tuần. Vì nghe một bài kệ bốn câu để thọ trì đọc tụng rộng vì người giải nói mà chẳng bỏ tinh tiến ấy.

Bồ Tát này tự thành tựu đa văn, với tất cả chúng sanh phát tâm đại bi tâm không ái nhiễm tâm chẳng mong báo đáp mà vì họ thuyết pháp, nhẫn đến không khinh rẻ một chúng sanh, thuyết pháp một ngày đến bảy ngày không quan niệm ăn uống cho đến mạng chung cũng không bỏ thuyết pháp.

Đem thiện căn thuyết pháp hồi hướng hải ấn tam muội. Tùy pháp được nghe thọ trì đọc tụng thông thạo khéo biết nghĩa thú chẳng y dựa văn tự chân thiệt kiên trì trọn đời chẳng bỏ.

Bồ Tát phát đại nguyện tinh tấn, dùng sức đại nguyện tinh tiến ấy chẳng bao lâu bèn được hải ấn tam muội. Được tam muội này rồi thì được tự nhiên vô lượng A tăng kỳ trăm ngàn vạn pháp môn, được vô lượng A tăng kỳ trăm ngàn vạn ức tu đa la chẳng nghe nơi người mà tự nhiên có thể diễn nói. Pháp của tất cả Chư Phật nói đều có thể thọ trì, có thể rõ biết tâm hành của tất cả chúng sanh.

Dụ như Diêm Phù Đề tất cả chúng sanh thân và những hình sắc cảnh ngoài đều có ấn tượng trong đại hải, vì vậy mà gọi đại hải là ấn.

Cũng vậy, Bồ Tát được hải ấn tam muội rồi có thể phân biệt thấy tâm hành tất cả chúng sanh, nơi tất cả pháp môn đều được huệ sáng tỏ. Đây là Bồ Tát được hải ấn tam muội thấy tâm hành cảnh giới của tất cả chúng sanh vậy.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát biết các trần giới vô ngại?

Do nhãn không nên Bồ Tát biết sắc cũng không, do sắc ly nên biết nhãn cũng ly, do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, và ý không nên Bồ Tát biết thanh, hương, vị, xúc và pháp cũng không, do thanh, hương, vị, xúc và pháp ly nên biết nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý cũng ly.

Bồ Tát như thiệt biết không tánh ly tánh, nơi nội pháp và ngoại pháp không có chướng ngại. Bồ Tát vì biết các kiết bổn tánh tịnh thì không phát khởi các sử. Nơi tất cả các pháp không có tham trước. Bồ Tát chẳng thấy các pháp có chỗ trước, cách trước và ai trước. Đây là Bồ Tát biết rõ trần giới vô ngại vậy.

Này Hư Không Tạng! Thế nào là Bồ Tát oai nghi hạnh thành tựu lìa các tối tăm được ánh sáng thù thắng, ở trong các pháp được tự nhiên trí, mau được thành tựu nhất thiết trí hành?

Bồ Tát phát khởi chỗ làm tu tập chánh hạnh các nghiệp đều được Như Lai hứa khả, người trí khen ngợi, đó là các nghiệp nơi thân, khẩu và ý. Do hành các chánh hạnh nghiệp ấy nên vui đẹp Chư Phật và chư Hiền Thánh các bậc thiện tri thức.

Những nghiệp hạnh được làm không ai có thể chê trách, là tối thắng vô thượng vô đẳng. Không ai có thể phá tổn nghiệp hạnh của Bồ Tát ấy. Nơi các nghiệp hạnh đã làm Bồ Tát ấy trọn không thối hối.

Các nghiệp được làm chẳng xen tạp ngu si, các nghiệp được làm đều có thể xem thấy biết rõ, các nghiệp được làm trọn chẳng động chuyển, các nghiệp được làm đều cứu cánh lành tốt.

Bồ Tát ấy biết các nghiệp được làm chẳng phải do kiêu mạn, là trí huệ làm chẳng phải do ngu si.

Bồ Tát ấy làm các thiện nghiệp như vậy thì tất cả tam muội môn tất cả Đà La Ni môn đều hiện ra chẳng từ người khác nghe.

Bồ Tát ấy hoặc thấy Chư Phật hoặc chẳng thấy Chư Phật trọn chẳng thối chuyển các thiện căn trợ bồ đề đạo, hoặc gặp thiện tri thức thích ý hoặc gặp thiện tri thức chẳng thích ý cũng chẳng thối chuyển pháp bồ đề.

Bồ Tát ấy qua khỏi tất cả bậc chướng ngại, lìa tất cả ma kiết sử tu ba môn giải thoát. Do sức Bát Nhã Ba la mật nên mau được Phật đạo, tự nhiên đạo, nhất thiết trí đạo, Như Lai đạo.

Đây là Bồ Tát oai nghi hạnh thành tựu lìa các tối tăm được quang minh thù thắng, ở trong các pháp được tự nhiên trí, mau được thành tựu nhất thiết trí hành.

Muốn tuyên lại nghĩa ấy, Đức Thế Tôn nói kệ rằng:

Đã lìa lỗi vô ngại

Huệ công đức trang nghiêm

Bồ Tát lìa trước tướng

Hồi hướng Đạo Vô Thượng

Bỏ ngã mạn kiêu mạn

Bồ Tát trang nghiêm trí

Vô chướng ngại giải thoát

Đầy đủ nhất thiết trí

Chẳng sắc chẳng chủng tánh

Niệm Phật chẳng công đức

Thường nhớ tưởng pháp thân

Niệm này Phật hứa khả

Ly dục tánh tịch tĩnh

Chẳng tướng chẳng sáng tối

Không tâm không ý hành

Đây gọi là niệm pháp

Thánh vô vi không ái

Không các phiền não nhiễm

Do giải thoát được tên

Gọi niệm Tăng vô ngại

Đã bỏ tất cả thọ

Không ấm giới nhập hành

Giải thoát các động niệm

Gọi cứu cánh niệm xả

Chẳng dựa vô lậu giới

Chẳng hành thân khẩu ý

Chẳng sanh quá ba cõi

Gọi niệm vô lậu giới

Như Trời sạch không nhơ

Trời Đâu Suất quán đảnh

Ghi nhớ nghiệp báo mình

Sẽ làm Trời trong Trời

Trì chánh pháp của Phật

Bỏ lìa các phiền não

Giải thoát pháp phi pháp

Là trì chánh pháp Phật

Như Phật đắc đạo tướng

Thọ trì pháp cũng vậy

Khéo tư duy chân tế

Không pháp nhiếp trì được

Như tánh ngã thanh tịnh

Tánh các pháp cũng tịnh

Biết chúng sanh tướng như

Mà giáo hóa chúng sanh

Chẳng thấy chúng sanh tăng

Chẳng thấy chúng sanh giảm

Dạy dứt đường điên đảo

Giáo hóa vô lượng chúng

Nơi các ấm giới nhập

Chẳng khác với Phật Giới

Biết như hư không tánh

Thì nhập vào Phật Giới

Ngôn ngữ các văn tự

Dường như vang ứng tiếng

Biết chẳng nội chẳng ngoại

Liền được Đà La Ni

Thọ trì đọc tụng thạo

Tiến cầu nói các pháp

Không quan niệm ngã pháp

An trụ Đà La Ni

Trì pháp được Phật nói

Khéo nói vui đại chúng

Chẳng mất các thiền định

Là sức Đà La Ni

Chẳng trì chẳng tụng văn

Chẳng tích tập các pháp

Thường thuyết pháp vô ngại

Như rồng tuôn mưa lớn

Không trụ không chướng ngại

Nói vô lượng Khế Kinh

Chẳng quan niệm chúng sanh

Người trí được biện tài

Do Phật lực thuyết pháp

Trang nghiêm oai nghi mình

Tùy sở thích đại chúng

Biện tài này Phật hứa

Người biết pháp thiệt tánh

Bình đẳng như hư không

Không ngã nhân thọ mạng

Trì Phật Pháp như vậy

Chúng sanh đồng Niết Bàn

Cứu cánh bất sanh diệt

Được trí bất động này

Đây là bất phóng dật

Thấy các ấm như huyễn

Các giới như pháp tánh

Lục nhập duyên sanh rỗng

Được lìa ma ngũ ấm

Kiết sử như mây nổi

Cứu cánh không hòa hiệp

Nơi pháp không vọng tưởng

Lìa được phiền não ma

Biết chúng sanh chẳng sanh

Vô sanh thì vô diệt

Các pháp không khứ lai

Như vậy quá tử ma

Người không ái không động

Hành đạo không tưởng đạo

Hành bi không ngã nhân

Thì hàng phục chúng ma

Biết trí thức bình đẳng

Chẳng trụ vi vô vi

Biết chúng sanh tâm như huyễn

Tâm khỏe không phá được

Đây kia không chướng ngại

Thành tựu thắng pháp thuyền

Đưa chúng không tưởng chúng

Gọi là đại Thuyền Sư

Biết không không có ngã

Sạch sanh tử khát ái

Dìu dắt đưa chúng sanh

Gọi là Đại Đạo Sư

Khéo biết tướng tiến thối

Tùy pháp mà y chỉ

Phương tiện hiện Niết Bàn

Phật nói Thiện Đạo Sư

Biết tâm tâm tương tục

Hai tâm chẳng cộng chung

Gọi là biết tâm tánh

Phật khen hay hộ chúng

Biết các pháp tánh tịnh

Như Không Trăng trong nước

Người biết lìa phiền não

Gọi là tịnh chúng sanh

Biết một biết tất cả

Biết các pháp như mộng

Hư không chẳng lấy được

Đắc đạo không nhiễm ô.

Lúc Đức Phật nói môn phân biệt các pháp ấy có bẩy mươi hai na do tha chúng sanh phát tâm vô thượng bồ đề, ba vạn hai ngàn Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn. Nhà đại Bảo Trang Nghiêm đường chấn động sáu cách, áng sáng lớn chiếu khắp.

Chư Thiên ở trên không trỗi trăm ngàn kỹ nhạc mưa các thứ hoa Trời và đồng thanh nói rằng: Các chúng sanh ấy được ấn Như Lai cho, đã vào trong pháp Như Lai nghe pháp môn ấy được tịnh tín giải thọ trì thông thạo có thể diễn nói cho mọi người và như pháp tu hành.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần