Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Sáu Mươi Mốt - Pháp Hội Vô Tận ý Bồ Tát - Phần Năm

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế

PHẬT THUYẾT 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế  

PHÁP HỘI THỨ SÁU MƯƠI MỐT

PHÁP HỘI VÔ TẬN Ý BỒ TÁT  

PHẦN NĂM  

Còn nữa, thưa Tôn Giả! Bồ Tát tinh tiến cũng chẳng thể tận. Hoặc thân thiện nghiệp, hoặc khẩu thiện, nghiệp hoặc ý thiện nghiệp thường siêng chẳng giải đãi.

Tại sao vậy?

Vì Bồ Tát tu hành tinh tiến thường tương ưng với thân khẩu ý. Dầu thân khẩu tinh tiến mà đều do nơi tâm, tâm là tăng thượng.

Thế nào là Bồ Tát tâm tinh tiến?

Đó là tâm thuỷ và tâm chung.

Thế nào là tâm thuỷ?

Vì là sơ phát tâm vậy.

Thế nào là tâm chung?

Vì là bồ đề tâm tịch diệt vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Vì ở nơi chúng sanh khởi đại bi vậy.

Thế nào là tâm chung?

Vì là không có ngã nhân vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Vì nhiếp chúng sanh vậy.

Thế nào là tâm chung?

Vì chẳng lấy các pháp vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Vì chẳng nhàm sanh tử vậy.

Thế nào là tâm chung?

Vì không có Tam Giới vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Vì xả thí sở hữu vậy.

Thế nào là tâm chung?

Vì không có khinh khi vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Vì thọ trì giới vậy.

Thế nào là tâm chung?

Vì chẳng trì giới vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Vì tu hành nhẫn nhục vậy.

Thế nào là tâm chung?

Vì không có giận tranh vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Vì phát hành các thiện pháp vậy.

Thế nào là tâm chung?

Vì riêng một chẳng xen tạp vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Vì tu tập chánh định vậy.

Thế nào là tâm chung?

Vì tâm thanh tịnh vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Vì đa văn không nhàm vậy.

Thế nào là tâm chung?

Vì thiện tư duy vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Vì tập thưa hỏi thâm nghĩa vậy.

Thế nào là tâm chung?

Vì pháp không có ngôn thuyết vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Vì cầu trí huệ vậy.

Thế nào là tâm chung?

Vì đoạn dứt hí luận vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Là tu bốn phạm hạnh vậy.

Thế nào là tâm chung?

Vì xả bỏ chân trí vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Vì đủ ngũ thông vậy.

Thế nào là tâm chung?

Vì đủ lậu tận vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Là phát hành niệm xứ vậy.

Thế nào là tâm chung?

Vì niệm không có tư duy vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Vì phát hành chánh cần vậy.

Thế nào là tâm chung?

Vì lìa thiện và bất thiện vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Là phát hành như ý phần vậy.

Thế nào là tâm chung?

Vì đủ báo đắc vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Là phát phương tiện các căn vậy.

Thế nào là tâm chung?

Là quán các căn pháp vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Là tập họp các lực vậy.

Thế nào là tâm chung?

Vì trí chẳng hư hoại vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Là phát trợ bồ đề phần vậy.

Thế nào là tâm chung?

Là khéo biết phân biệt phương tiện các giác phần vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Là cầu trợ đạo pháp vậy.

Thế nào là tâm chung?

Vì là không có tiến thu vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Là cầu tịch diệt vậy.

Thế nào là tâm chung?

Là tâm vĩnh viễn tịch diệt vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Là phát khởi huệ vậy.

Thế nào là tâm chung?

Là khéo biết pháp vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Là hiểu biết nhân vậy.

Thế nào là tâm chung?

Là khéo biết nhân vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Là từ người mà nghe vậy.

Thế nào là tâm chung?

Là ở trong các pháp không có phóng dật vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Là phát nghiêm sức vậy.

Thế nào là tâm chung?

Là biết thân tánh vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Là trang nghiêm khẩu vậy.

Thế nào là tâm chung?

Là Thánh nín lặng vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Là hành ba môn giải thoát vậy.

Thế nào là tâm chung?

Là không có sở tác vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Là hàng phục tứ ma vậy.

Thế nào là tâm chung?

Là xả bỏ kiết tập vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Là biết phương tiện vậy.

Thế nào là tâm chung?

Là trọn vẹn huệ vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Là khéo biết phát vậy.

Thế nào là tâm chung?

Là khéo biết độ vậy.

Thế nào là tâm thuỷ?

Là khéo biết thế tục vậy.

Thế nào là tâm chung?

Là khéo biết Chân Đế vậy. Đây gọi là Bồ Tát tâm tinh tiến vậy. Tâm ấy đầy đủ tinh tiến vô tận nên nói thuỷ chung. Bồ Tát đầy đủ những tướng tạo tác như vậy, mà tâm chưa từng có trụ trước nơi tác nghiệp. Bồ Tát này ở nơi các nghiệp tướng biết mà cố ý làm.

Thế nào là Bồ Tát biết mà cố ý làm?

Vì các thiện căn vậy, vì các chúng sanh tu nơi đại bi nên chẳng lìa bỏ hữu vi vậy, vì Chư Phật chân diệu trí nên chẳng theo sanh tử vậy. Đây gọi là Đại Bồ Tát Tỳ Lê Gia Ba la mật mà chẳng thể tận vậy.

Lúc nói pháp ấy, có bảy mươi na do tha Chư Thiên và thế nhân phát tâm Vô Thượng bồ đề, ba vạn hai ngàn Đại Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn.

Tôn Giả Xá Lợi Phất nói với Vô Tận Ý Bồ Tát rằng: Bạch Đại Sĩ! Lành thay lành thay, Ngài nói về tinh tiến Ba la mật chẳng thể tận rất tốt. Duy nguyện Ngài nói về Thiền Ba la mật mà chẳng thể tận, như Chư Đại Bồ Tát đã được Thiền Ba la mật vô tận.

Vô Tận Ý Bồ Tát nói: Thưa Tôn Giả! Nếu Chư Đại Bồ Tát dùng mười sáu sự tu hành Thiền Ba la mật mà không có tận, chẳng đồng với Thanh Văn và Bích Chi Phật.

Những gì là mười sáu sự?

Bồ Tát tu chánh định không có ngô ngã, vì đầy đủ Như Lai các thiền định vậy.

Bồ Tát tu chánh định chẳng tham chẳng trước, vì chẳng cầu mình vui vậy.

Bồ Tát tu chánh định hành nơi đại bi, vì đoạn dứt phiền não kiết tập cho chúng sanh vậy.

Bồ Tát tu chánh định tăng ích các thiền quán, vì thấy lỗi hoạ của Dục Giới vậy.

Bồ Tát tu chánh định đủ các nghiệp dụng thần thông, vì biết tâm hành các chúng sanh vậy.

Bồ Tát tu chánh định tâm thường nhu nhuyến vì được tự tại ở trong chúng sanh vậy.

Bồ Tát tu hành chánh định khéo biết nhập xuất nơi các thiền tam muội vì hơn Sắc Giới và Vô Sắc Giới vậy.

Bồ Tát tu chánh định tâm thương tịch diệt vì hơn các thiền tam muội của hàng Nhị Thừa vậy.

Bồ Tát tu hành chánh định trọn không còn có phát khởi, vì cứu cánh đã làm rồi vậy.

Bồ Tát tu hành chánh định không có suy hao, vì khéo đoạn trừ diệt các tập khí vậy.

Bồ Tát tu hành chánh định thường nhập trí huệ, vì siêu quá thế gian mà đến bỉ ngạn vậy.

Bồ Tát tu chánh định để biết tâm hành chúng sanh, vì độ chúng sanh vậy.

Bồ Tát tu chánh định chẳng đoạn dứt giống Tam Bảo, vì được vô tận các thiền định vậy.

Bồ Tát tu chánh định không có thối thất, vì tâm thường định không có các sai lầm vậy.

Bồ Tát tu chánh định mà được tự tại, vì đầy đủ tất cả thiện pháp vậy.

Bồ Tát tu chánh định nội thiện tư duy, vì dứt hơi thở vào ra mà được thắng trí vậy.

Đây là Bồ Tát dùng mười sáu sự tu hành Thiền Ba la mật mà không có tận, chẳng đồng với hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật.

Thế nào là Bồ Tát tu chánh định?

Vì đủ các thần thông trí huệ vậy.

Thế nào là thông và thế nào là trí?

Nếu thấy các sắc tướng đây gọi là thông. Nếu biết tất cả sắc tận pháp tánh mà chẳng chứng tận đây gọi là trí. Nếu nghe âm thanh đây gọi là thông. Hiểu rõ tam thế tất cả âm thanh không có tướng ngôn từ đây gọi là trí.

Nếu biết tất cả chúng sanh tâm hành đây gọi là thông. Nếu biết tất cả tâm hành thảy đều diệt tận mà chẳng chứng nơi diệt đây gọi là trí. Nếu nhớ quá khứ đây gọi là thông. Nếu biết tam thế không có chướng ngại đây gọi là trí.

Nếu hay đến khắp Thế Giới Chư Phật đây gọi là thông. Nếu biết Thế Giới Chư Phật đồng với tướng hư không đây gọi là trí. Nếu cầu các pháp không phá hư tướng đây gọi là thông.

Nếu chẳng thấy có pháp đây gọi là trí. Nếu chẳng hoại thế gian đây gọi là thông. Nếu chẳng tạp hành đây gọi là trí. Nếu quá Phạm, Thích, Hộ Thế Tứ Vương đây gọi là thông. Quá trí của hàng học và vô học Nhị Thừa đây gọi là trí. Đây gọi là Bồ Tát tu hành thiền định thông trí sai biệt.

Bồ Tát vì biết tất cả chúng sanh phiền não loạn tâm nên tu tập các pháp thiền định trợ thành tâm an trụ.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần