Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Thứ Mười Ba - Pháp Hội Xuất Hiện Quang Minh - Phần Mười Ba

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế

PHẬT THUYẾT

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế  

PHÁP HỘI THỨ MƯỜI MỘT

PHÁP HỘI XUẤT HIỆN QUANG MINH  

PHẦN MƯỜI BA  

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường chân như

Do cúng dường chân như

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường vô sanh

Do cúng dường vô sanh

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường vô diệt

Do cúng dường vô diệt

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường vô tận

Do cúng dường vô tận

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường vô hữu

Do cúng dường vô hữu

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường vô biên

Do cúng dường vô biên

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường tam hữu

Do cúng dường tam hữu

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường tịch tịnh

Do cúng dường tịch tịnh

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường lưu chuyển

Do cúng dường lưu chuyển

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường vô chuyển

Do cúng dường vô chuyển

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường vô hữu

Do cúng dường vô hữu

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường vô sanh

Do cúng dường vô sanh

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường tịch diệt

Do cúng dường tịch diệt

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường bất lai

Do cúng dường bất lai

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường vô hành

Do cúng dường vô hành

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường vô vi

Do cúng dường vô vi

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường khổ thảy

Do cúng dường khổ thảy

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường khổ trí

Do cúng dường khổ trí

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường tập trí

Do cúng dường tập trí

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường diệt trí

Do cúng dường diệt trí

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường đạo trí

Do cúng dường đạo trí

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường pháp trí

Do cúng dường pháp trí

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường loại trí

Do cúng dường loại trí

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng vô sanh trí

Do cúng vô sanh trí

Thành tựu môn tổng trì

Cúng dường si như vậy

Là cúng dường tận trí

Do cúng dường tận trí

Thành tựu môn tổng trì

Như vậy nơi chánh đoạn

Niệm trụ và thần túc

Ngũ căn và ngũ lực

Thất giác bát chánh đạo

Gồm xa ma tha kia

Tì bát xá na thảy

Nơi chín pháp này

Tất cả đều như vậy.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Nguyệt Quang Đồng Tử rằng: Này thiện nam tử! Nếu có chúng sanh an trụ nơi đại thừa thành tựu môn Đà La Ni như đã nói ở trên thì phải xa rời tám mươi hạng người.

Những ai là tám mươi hạng người ấy?

Đó là những kẻ giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, có tâm nghĩ giết hại mà làm thân Phật ra máu, phá hòa hiệp Tăng, tặc trụ xuất gia, không có căn, hai căn, tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tiến, tà niệm, tà định, chẳng biết chỗ, chẳng biết lúc, chẳng biết pháp, chẳng biết đạo.

Chẳng biết lượng, chẳng biết tự tha, đối với Phật Pháp Tăng và các học xứ chẳng biết tôn trọng, đối với hạnh chẳng phóng dật và cảnh giới thù thắng cũng chẳng tôn ngưỡng, chẳng biết pháp, chẳng biết luật, chẳng biết học xứ, chẳng biết tội ấy là trọng là khinh, chẳng biết giới ấy là hư là khuyết.

Cũng chẳng biết hạnh tu ấy là tế là thô, cũng chẳng biết nghiệp là vị lai là hiện tại, với sự hạ liệt cũng chẳng biết rõ, khen Thanh Văn thừa, phá chê pháp Như Lai, khuyến thị khai đạo Bích Chi Phật thừa, xa rời nhàm bỏ chánh đạo vô thượng, phá giới, phá kiến, phá các oai nghi, đi nơi phi đạo.

Nói có ngã nhân, nói có chúng sanh, nói có thọ giả, nói có Bổ Đặc Già La, chí ý hạ liệt, khởi tham sân si, đoạn kiến, thường kiến, không kiến vô nhân kiến, chẳng thấy có, chẳng thấy không, chẳng thấy nghiệp, chẳng thấy tinh tiến, chẳng biết nghiệp, chẳng biết nghiệp nhân, chẳng biết dị thục nhân.

Chẳng biết các căn, chẳng biết các căn nhân, chẳng biết giới, chẳng biết giới nhân, chẳng biết giải thoát, chẳng biết giải thoát nhân, chẳng biết đạo, chẳng biết đạo nhân, chẳng biết phiền não, chẳng biết phiền não nhân, chẳng biết thí, chẳng biết thí nhân, chẳng biết tiền tế và hậu tế.

Chẳng biết tiền tế nhân và hậu tế nhân, chẳng biết sanh tử, chẳng biết sanh tử nhân, chẳng biết hữu lậu, chẳng biết hữu lậu nhân, chẳng biết tận phi tận, chẳng biết hữu phi hữu, chẳng biết biên tế phi biên tế, chẳng biết tịch tịnh phi tịch tịnh, chẳng chuyển phi chuyển, chẳng biết tánh phi tánh, chẳng biết sanh phi sanh, chẳng biết diệt phi diệt.

Này Đồng Tử! Nếu thiện nam, thiện nữ muốn thành tựu môn Đà La Ni đã được nói ở trên, thì phải bỏ rời tám mươi hạng người phi pháp ấy.

Đức Thế Tôn lại nói kệ rằng:

Nếu người chẳng biết rõ

Nhãn sanh tận biên tế

Người ấy mê tổng trì

Trí giả phải rời xa

Nếu người biết được nhãn

Không ngã không chúng sanh

Người ấy trụ tổng trì

Trí giả phải thân cận

Nếu người biết được nhãn

Sanh tận lìa văn tự

Người ấy trụ tổng trì

Trí giả phải thân cận

Nếu người biết được nhãn

Tịch tịnh vô sở trụ

Người ấy trụ tổng trì

Trí giả phải thân cận

Nếu người biết được nhãn

Tự tánh vô sở trụ

Người ấy trụ tổng trì

Trí giả phải thân cận

Nếu người biết được nhãn

Không chuyển không sắc tướng

Người ấy trụ tổng trì

Trí giả phải thân cận

Nếu người biết được nhãn

Vô sanh tánh tịch diệt

Người ấy trụ tổng trì

Trí giả phải thân cận

Nếu người biết được nhãn

Tự tánh rời danh tướng

Chư Phật không nói được

Không khen nêu bày được

Người ấy trụ tổng trì

Trí giả phải thân cận

Nếu người biết được nhãn

Tự tánh lìa danh tướng

Không ai tư duy được

Thọ trì diễn thuyết được

Người ấy trụ tổng trì

Trí giả phải thân cận

Tánh tổng trì như vậy

Văn tự chẳng nói được

Không có các phương sở

Tâm sở cũng chẳng đến

Pháp ấy không hoan hỉ

Cũng chẳng ở sân hận

Bất động như Sơn Vương

Dầu nói nhưng không được

Tổng trì thiệt không có

Nhẫn đến ngã cũng vậy

Ngã đã không tự tánh

Tổng trì cũng không có

Tổng trì không tự tánh

Kẻ ngu cho là có

Do đây vọng phân biệt

Chẳng tỏ sanh ưu não

Nếu biết rõ tánh tham

Nhẫn đến tổng trì không

Hai thứ phân biệt ấy

Rốt ráo bất khả đắc

Nếu biết không tánh không

Tổng trì cũng chẳng có

Nhẫn đến bồ đề phần

Tam ma địa cũng không

Nếu người biết rõ được

Tổng trì và không tánh

Nhẫn đến tam ma địa

Thì cũng biết được nhãn

Nếu với nhãn tận biên

Khéo biết rõ như thiệt

Thì ở môn tổng trì

Rốt ráo nhãn sanh biên

Nếu với nhãn sanh biên

Khéo biết rõ như thiệt

Thì ở môn tổng trì

Rốt ráo thành tựu được

Nếu với nhãn biên tế

Khéo biết rõ như thiệt

Thì ở môn tổng trì

Rốt ráo thành tựu được

Nếu với nhãn tịch tịnh

Biết rõ được như thiệt

Thì ở môn tổng trì

Rốt ráo thành tựu được

Nếu với nhãn lưu chuyển

Biết rõ được như thiệt

Thì ở môn tổng trì

Rốt ráo thành tựu được

Nếu với nhãn vô hữu

Biết rõ được như thiệt

Thì ở môn tổng trì

Rốt ráo thành tựu được

Nếu với nhãn vô sanh

Biết rõ được như thiệt

Thì ở môn tổng trì

Rốt ráo thành tựu được

Nếu với nhãn tịch diệt

Biết rõ được như thiệt

Thì ở môn tổng trì

Rốt ráo thành tựu được

Nếu với nhãn biến dị

Biết tận biên như thiệt

Thì ở môn tổng trì

Rốt ráo thành tựu được

Nếu với nhãn biến dị

Biết sanh biên như thiệt

Thì ở môn tổng trì

Rốt ráo thành tựu được

Nếu với nhãn biến dị

Biết biên tế như thiệt

Thì ở môn tổng trì

Rốt ráo thành tựu được

Nếu với nhãn biến dị

Biết tịch tịnh như thiệt

Thì ở môn tổng trì

Rốt ráo thành tựu được

Nếu với nhãn biến dị

Biết lưu chuyển như thiệt

Thì ở môn tổng trì

Rốt ráo thành tựu được

Nếu với nhãn biến dị

Biết vô hữu như thiệt

Thì ở môn tổng trì

Rốt ráo thành tựu được

Nếu với nhãn biến dị

Biết vô sanh như thiệt

Thì ở môn tổng trì

Rốt ráo thành tựu được

Nếu với nhãn biến dị

Biết tịch diệt như thiệt

Thì ở môn tổng trì

Rốt ráo thành tựu được

Nhĩ tỷ thiệt thân ý

Lục trần và từ đại

Nhẫn đến thế sanh danh

Tất cả đều như vậy

Nếu nơi nhãn tiền tế

Không tướng biến tướng dị

Không thủ không phân biệt

Là trụ môn tổng trì

Nếu nơi nhãn tận biên

Không tướng biến tướng dị

Không thủ không phân biệt.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần