Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Thứ Mười Bốn - Pháp Hội Xuất Hiện Quang Minh - Phần Mười Bốn

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế

PHẬT THUYẾT

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế  

PHÁP HỘI THỨ MƯỜI MỘT

PHÁP HỘI XUẤT HIỆN QUANG MINH  

PHẦN MƯỜI BỐN  

Là trụ môn tổng trì

Nếu nơi nhãn sanh biên

Không tướng biến tướng dị

Không thủ không phân biệt

Là trụ môn tổng trì

Nếu nơi nhãn biên tế

Không tướng biến tướng dị

Không thủ không phân biệt

Thì trụ môn tổng trì

Nếu nơi nhãn tịch tịnh

Không tướng biến tướng dị

Không thủ không phân biệt

Thì trụ môn tổng trì

Nếu nơi nhãn lưu chuyển

Không tướng biến tướng dị

Không thủ không phân biệt

Thì trụ môn tổng trì

Nếu nơi nhãn vô hữu

Không tướng biến tướng dị

Không thủ không phân biệt

Thì trụ môn tổng trì

Nếu nơi nhãn vô sanh

Không tướng biến tướng dị

Không thủ không phân biệt

Thì trụ môn tổng trì

Nếu nơi nhãn tịch diệt

Không tướng biến tướng dị

Không thủ không phân biệt

Thì trụ môn tổng trì

Nhĩ tỷ thiệt thân ý

Sáu trần và bốn đại

Nhẫn đến thế sanh danh

Tất cả đều như vậy

tham, sân, si, phẫn, mạn

Tật, cuống, xan, ưu, não

Quá thất, cấu, độc tiển

Bạo lưu, hắc bạch nghiệp

Bất sanh cũng bất diệt

Bất khứ cũng bất lai

Bất động cũng bất dị

Phi tác cũng phi hành

Phi minh cũng phi ám

Phi lưu bỏ bạo lưu

Vô tận và vô trụ

Phi hành phi bất hành

Phi văn tự, phan duyên

Phi xuất cũng phi nhập

Phân biệt vọng tưởng thảy

Cả sáu mươi hai môn

Đều riêng theo nghĩa lý

Tất cả đều như vậy

Nếu biết nhãn tiền tế

Nhẫn đến nơi thượng hạ

Không thủ không phân biệt

Là trụ môn tổng trì

Nếu biết nhãn tận biên

Nhẫn đến nơi thượng hạ

Không thủ không phân biệt

Là trụ môn tổng trì

Nếu biết nhãn sanh biên

Nhẫn đến nơi thượng hạ

Không thủ không phân biệt

Là trụ môn tổng trì

Nếu biết nhãn biên tế

Nhẫn đến nơi thượng hạ

Không thủ không phân biệt

Là trụ môn tổng trì

Nếu biết nhãn tịch tịnh

Nhẫn đến nơi thượng hạ

Không thủ không phân biệt

Là trụ môn tổng trì

Nếu biết nhãn lưu chuyển

Nhẫn đến nơi thượng hạ

Không thủ không phân biệt

Là trụ môn tổng trì

Nếu biết nhãn vô hữu

Nhẫn đến nơi thượng hạ

Không thủ không phân biệt

Là trụ môn tổng trì

Nếu biết nhãn vô sanh

Nhẫn đến nơi thượng hạ

Không thủ không phân biệt

Là trụ môn tổng trì

Nếu biết nhãn tịch diệt

Nhẫn đến nơi thượng hạ

Không thủ không phân biệt

Là trụ môn tổng trì

Nhĩ tỷ thiệt thân ý

Sáu trần và bốn đại

Nhẫn đến thế sanh danh

Tất cả đều như vậy.

Nơi tướng bất biến của địa đại

Không có thủ trước không phân biệt

Người biết rõ ràng được như vậy

Thì thành tựu được môn tổng trì

Nơi tướng vô sanh của địa đại

Không có thủ trước không phân biệt

Người biết rõ ràng được như vậy

Thì thành tựu được môn tổng trì

Nơi tướng vô diệt của địa đại

Không có thủ trước không phân biệt

Người biết rõ ràng được như vậy

Thì thành tựu được môn tổng trì

Nơi tướng chứng nhập của địa đại

Không có thủ trước không phân biệt

Người biết rõ ràng được như vậy

Thì thành tựu được môn tổng trì

Nơi tướng xuất ly của địa đại

Không có thủ trước không phân biệt

Người biết rõ ràng được như vậy

Thì thành tựu được môn tổng trì

Nơi tướng vô nguyện của địa đại

Không có thủ trước không phân biệt

Người biết rõ ràng được như vậy

Thì thành tựu được môn tổng trì

Nơi tướng vô trụ của địa đại

Cùng các tướng bất lai bất khứ

Tướng vô biên và tướng vô tận

Tướng tương ưng tướng chẳng tương ưng

Tướng rời lìa danh tự kế đạt

Tướng quan sát và tướng lưu chuyển

Tướng vô hữu và tướng tu trị

Tướng không có ngôn thuyết biểu thị

Tướng tịch tịnh tướng vô sở y

Tướng niệm trụ và tướng chánh đoạn

Tướng thần túc và tướng căn lực

Tướng thất giác chi đạo vô úy

Ác tướng của địa đại như vậy

Không có thủ trước không phân biệt

Người biết rõ ràng được như vậy

Thì thành tựu được môn tổng trì

Nều nơi tướng vô xuất của ngã

Nơi tướng vô tướng tướng vô nguyện

Tướng vô trụ và tướng vô sanh

Cùng nơi tướng vô diệt của ngã

Nơi các tướng của ngã như vậy

Không có thủ trước không phân biệt

Người biết rõ ràng dược như vậy

Thì thành tựu được môn tổng trì

Nơi tướng rời văn tự của ngã

Không có thủ trước không phân biệt

Người biết rõ ràng được như vậy

Thì thành tựu được môn tổng trì

Biết nhãn tiền và hậu tế

Rời xa nơi tướng thường tướng đoạn

Nhân duyên tự tánh đều rỗng không

Đấng Đại Đạo Sư phương tiện nói.

Nếu lúc diễn thuyết pháp

Mà phân biệt tướng nhãn

Người ấy vọng phân biệt

Chẳng gọi chân thuyết pháp

Nếu lúc tư duy pháp

Mà phân biệt tướng nhãn

Người ấy vọng phân biệt

Chẳng gọi chánh tư duy

Nếu lúc tu tập pháp

Mà phân biệt tướng nhãn

Người ấy vọng phân biệt

Chẳng gọi chân tu tập

Nếu biết nhãn tánh không

Thì chẳng xu bồ đề

Chư Phật nơi người ấy

Thường hiện tiền thuyết pháp

Nếu chẳng biết được nhãn

Thì cũng chẳng biết sắc

Nếu người biết được nhãn

Thì cũng biết được sắc

Nếu người biết được sắc

Thì cũng biết được nhãn

Nhĩ tỷ thiệt thân ý

Tất cả đều như vậy

Nếu lúc diện thuyết pháp

Phân biệt nơi nhân tướng

Người ấy vọng phân biệt

Chẳng gọi là thuyết pháp

Nếu lúc diễn thuyết pháp

Phân biệt tướng tịch tịnh

Người ấy vọng phân biệt

Chẳng gọi là thuyết pháp

Nếu lúc diễn thuyết pháp

Phân biệt nơi tướng đạo

Người ấy vọng phân biệt

Chẳng gọi là thuyết pháp

Nếu lúc diễn thuyết pháp

Phân biệt nơi tướng không

Người ấy vọng phân biệt

Chẳng gọi là thuyết pháp

Nếu lúc diễn thuyết pháp

Phân biệt nơi tích tập

Người ấy vọng phân biệt

Chẳng gọi là thuyết pháp

Nếu lúc diễn thuyết pháp

Phân biệt nơi sự vật

Người ấy vọng phân biệt

Chẳng gọi là thuyết pháp

Nếu lúc diễn thuyết pháp

Phân biệt nhãn nhiếp thủ

Người ấy vọng phân biệt

Chẳng gọi là thuyết pháp

Chẳng biết rõ nơi nhãn

Thì sanh lòng tham dục

Nếu biết rõ được nhãn

Thì tham dục chẳng sanh

Nhĩ tỷ thiệt thân ý

Sáu trần và bốn đại

Nhẫn đến thế sanh danh

Tất cả đều như vậy

Nếu lúc diễn thuyết pháp

Phân biệt mười tám giới

Người ấy vọng phân biệt

Chẳng gọi là thuyết pháp

Nơi chí nguyện chẳng thối

Rõ thấu nơi tánh không

Được các môn tam muội

Người ấy khéo thuyết pháp

Nơi chí nguyện chẳng thối

Rời phân biệt nơi nhãn

Do vì không phân biệt

Người ấy khéo thuyết pháp

Chẳng rõ nhãn tánh không

Cũng mê nhãn tự tánh

Do vì chẳng biết rõ

Thì chẳng nên thuyết pháp

Nếu biết nhãn tánh không

Thì biết nhãn tự tánh

Do vì biết rõ nhãn

Người ấy nên thuyết pháp

Chẳng biết nhãn tánh không

Cũng mê cú tự tánh

Do vì chẳng biết rõ

Thì chẳng nên thuyết pháp

Nếy biết nhãn tánh không

Thì biết cú tự tánh

Do vì biết được rõ

Người ấy nên thuyết pháp

Chẳng biết nhãn tánh không

Cũng mê văn tự tánh

Do vì chẳng biết rõ

Thì chẳng nên thuyết pháp

Nếu biết nhãn tánh không

Thì biết văn tự tánh

Do vì biết được rõ

Người ấy nên thuyết pháp

Chẳng biết nhãn tánh không

Cũng mê danh tự tánh

Do vì chẳng biết rõ

Thì chẳng nên thuyết pháp

Nếu biết nhãn tánh không

Thì biết danh tự tánh

Do vì biết được rõ

Người ấy nên thuyết pháp

Chẳng biết nhãn tánh không

Cũng mê sắc tự tánh

Do vì chẳng biết rõ

Thì chẳng nên thuyết pháp

Nếu biết nhãn tánh không

Thì biết sắc tự tánh

Do vì biết được rõ

Người ấy nên thuyết pháp

Chẳng biết nhãn tánh không

Y thế tướng phân biệt

Chẳng khéo tùy thuận được

Điều phục các chúng sanh

Nếu biết nhãn tánh không

Chẳng y tướng phân biệt

Thì khéo tùy thuận được

Điều phục các chúng sanh

Chẳng rõ nhãn có không

Mà thuyết pháp giữa chúng

Người ấy tham lợi dưỡng

Mọi người chẳng tín thọ

Nếu biết nhãn có không

Mà thuyết pháp giữa chúng

Người ấy chẳng tham trước

Mọi người đều tín thọ

Chẳng rõ nhãn tánh không

Mà ngồi trên pháp tọa

Dầu nói nhiều thí dụ

Mọi người chẳng tín thọ

Nếu biết nhãn tánh không

Mà ngồi trên pháp tòa

Những thí dụ được nói

Mọi người đều tín thọ

Nhĩ tỷ thiệt thân ý

Sáu trần và bốn đại

Nhẫn đến thế sanh danh

Tất cả đều như vậy.

Lúc Đức Thế Tôn nói Kinh Xuất Hiện Quang Minh này rồi, Nguyệt Quang Đồng Tử và các đại chúng, tất cả thế gian Trời, Người, A Tu La v.v… nghe lời Phật dạy đều rất vui mừng tín thọ phụng hành.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần