Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Thứ Mười Một - Pháp Hội Xuất Hiện Quang Minh - Phần Ba
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế
PHÁP HỘI THỨ MƯỜI MỘT
PHÁP HỘI XUẤT HIỆN QUANG MINH
PHẦN BA
Người này chẳng thích Kinh Điển này
Nếu người nơi nhãn tận biên kia
Mà thường thông đạt không mê hoặc
Người này lìa các hạnh phàm phu
Người này mến thích Kinh Điển này
Nếu người nơi nhãn diệt hoại kia
Mà thường mê hoặc chẳng rõ được
Người này sa vào hạnh phàm phu
Người này chẳng thích Kinh Điển này
Nếu người nơi nhãn diệt hoại kia
Mà thường thông đạt không mê hoặc
Người này lìa các hạnh phàm phu
Người này mến thích Kinh Điển này
Nếu người nơi nhãn tịch diệt kia
Mà thường mê hoặc chẳng rõ được
Người này sa vào hạnh phàm phu
Người này chẳng thích Kinh Điển này
Nếu người nơi nhãn tịch diệt kia
Mà thường thông đạt không mê hoặc
Người này lìa các hạng phàm phu
Người này ưa thích Kinh Điển này
Nếu người nơi nhãn không khứ lai
Mà thường mê hoặc chẳng rõ được
Người này sa vào hạnh phàm phu
Người này chẳng thích Kinh Điển này
Nếu người nơi nhãn không khứ lai
Mà thường thông đạt chẳng mê hoặc
Người này lìa các hạnh phàm phu
Người này ưa thích Kinh Điển này
Nếu người chẳng rõ nhãn vô ngã
Nơi nhãn tận tánh thường mê hoặc
Người này sa vào hạnh phàm phu
Người này chẳng thích Kinh Điển này
Nếu người rõ được nhãn vô ngã
Nơi nhãn tận tánh thường thông đạt
Người này lìa các hạnh phàm phu
Người này mến thích Kinh Điển này
Nếu người chẳng rõ nhãn vô ngã
Nơi nhẫn hành xứ thường mê hoặc
Người này sa vào hạnh phàm phu
Người này chẳng thích Kinh Điển này
Nếu người rõ được nhãn vô ngã
Nơi nhẫn hành xứ thường thông đạt
Người này lìa các hạnh phàm phu
Người này mến thích Kinh Điển này
Nếu ngườì chẳng rõ nhãn tận tánh
Họ chẳng thành tựu vô y giới
Vì chẳng thành tựu vô y giới
Người này chẳng thích Kinh Điển này
Nếu người rõ được nhãn tận tánh
Họ thành tựu được vô y giới
Vì đã thành tựu vô y giơí
Người này mến thích Kinh Điển này
Nếu người chẳng rõ nhãn tận tánh
Họ chẳng thành tựu vô lậu giới
Vì chẳng thành tựu vô lậu giới
Người này chẳng thích Kinh Điển này
Nếu người rõ được nhãn tận tánh
Họ thành tựu được vô lậu giới
Vì đã thành tựu vô lậu giới
Người này mến thích Kinh Điển này
Nếu người chẳng rõ nhãn tận tánh
Họ chẳng thành tựu vô lậu huệ
Vì chẳng thành tựu vô lậu huệ
Người này chẳng thích Kinh Điển này
Nếu người rõ được nhãn tận tánh
Họ thành tựu được vô lậu huệ
Vì đã thành tựu vô lậu huệ
Người này mến thích Kinh Điển này
Nếu người chẳng rõ nhãn tận tánh
Nơi nhãn không tánh thường mê hoặc
Họ chẳng sanh được trí tổng trì
Người này chẳng thích Kinh Điển này
Nếu người rõ được nhãn tận tánh
Nơi nhãn không tánh thường thông đạt
Họ hay sanh được trí tổng trì
Người này mến thích Kinh Điển này
Nếu người biết rõ nhãn tận tánh
Họ thành tựu được trí tổng trì
Nhẫn đến trí vô thượng vô trước
Người này mến thích Kinh Điển này
Nếu người chẳng thích Kinh Điển này
Nơi nhãn tạng tánh thường mê hoặc
Họ thì thối thất các thiền định
Chứng trí vô thượng thật là khó
Nếu người mến thích Kinh Điển này
Nơi nhãn tận tánh thông đạt được
Họ thì thành tựu các thiền định
Chứng trí vô thượng chẳng là khó
Nếu người biết rõ nhãn tận tánh
Nơi tướng vô ngã thông đạt được
Họ thường được nghe pháp như vậy
Sâu tin hiểu rõ được không nghi
Nếu người tư duy nhãn tận tánh
Ngày đêm siêng năng không lười mỏi
Họ thì thành tựu tổng trì biện
Thường diễn thuyết được Kinh Điển này
Nếu người tư duy Kinh Điển này
Thành tựu xuất hiện quang minh trí
Họ thì hiển phát Chư Như Lai
Nơi nhãn không tánh hay thông đạt
Giả sử xây dựng trăm ngàn Tháp
Cúng dường tất cả các Thế Tôn
Nếu người tư duy Kinh Điển này
Chỗ được công đức lại hơn kia
Giả sử trăm ngàn các kỹ nhạc
Cúng dường Xá Lợi của Như Lai
Nếu người được nghe Kinh Điển này
Chỗ được công đức lại hơn kia
Phật nhãn thấy rõ các chúng sanh
Đều đồng Như Lai mà cúng dường
Quá vô lượng câu chi số kiếp
Chẳng bằng thọ trì Kinh Điển này
Nếu người ở trong Khế Kinh này
Thọ trì diễn thuyết bốn câu kệ
Với người này phải nên cung kính
Dường như Đấng Tối Thắng đại bi
Ta ở thuở xưa trăm ngàn kiếp
Lưu chuyển trong ba cõi sanh tử
Từng ở chỗ vô lượng Chư Phật
Vì Khế Kinh này mà cúng dường
Hoặc thắp vô lượng trăm ngàn đèn
Tim đèn đều bằng do tuần lớn
Vì ở Kinh này được tự tại
Vì thế cúng dường Đại Đạo Sư
Hoặc dùng hoa Chiêm Bặc Đà Lợi
Hoa Tô Ma Na, hoa Vô Ưu
Đem vòng hoa này và phan lọng
Các thứ cúng dường Tháp Như Lai
Thuở xưa ta ở trong sanh tử
Có người đến cầu ta đều thí
Hoặc thí hoa trái các rừng vườn
Hoặc thí cầu bến và suối giếng
Hoặc thí bạch tượng và kỳ lân
Hoặc thí bảo mã và thể nữ
Hoặc thí giường vàng màn trân bảo
Hoặc thí chuỗi ngọc vòng hoa đẹp
Mỗi món như vậy cả trăm ngàn
Vì Khế Kinh này nên không tiếc.
Ta xưa vì Kinh này
Hộ trì giới thanh tịnh
Thường tu tập định huệ
Và thí các chúng sanh
Ta xưa vì Kinh này
Người ác đến hủy mắng
Ta thường thương xót họ
Với họ chẳng gia hại
Ta xưa vì Kinh này
Ai xin đều bố thí
Đều tùy họ ưa thích
Đều làm cho hoan hỉ
Ta xưa vì Kinh này
Dâng cho các cung điện
Trang nghiêm những lưới báu
Cúng dường lên Chư Phật
Ta xưa vì Kinh này
Xả các thứ trân ngoạn
Và đem Châu Ma Ni
Cúng dường lên Chư Phật
Ta xưa vì Kinh này
Thường ghi nhớ ơn người
Nhẫn đến nghe một kệ
Hằng tôn trọng người ấy
Ta xưa vì Kinh này
Tôn trọng người trì giới
Nhẫn đến chỗ kinh hành
Thường cung kính nơi ấy
Ta xưa vì Kinh này
Hoặc ở trong sanh tử
Nhẫn đến có chút ơn
Thường mong báo đáp họ
Ta xưa vì Kinh này
Chẳng báng pháp cầu lợi
Thương mến hàng thân hữu
Và tất cả chúng sanh
Ta xưa vì Kinh này
Nghe nhiều giỏi giảng thuyết
Không chấp trước các pháp
Chẳng lẫn tiếc với người
Ta xưa vì Kinh này
Nếu có tâm địa xấu
Liền sám hối trừ hết
Chẳng để nó tăng trưởng
Ta xưa vì Kinh này
Thân làm Vương Thái Tử
Được bao nhiêu trân bảo
Hương hoa và hương bột
Ta liền phát định tâm
Dâng cúng lên Chư Phật
Ta xưa vì Kinh này
Thương những kẻ lao tù
Bị các thứ khổ sở
Đem thân mình thay họ
Ta xưa vì Kinh này
Bỏ những vui ngũ dục
Thường mỗi tháng lục trai
Thọ trì các cấm giới
Ta xưa vì Kinh này
Thường tu hạnh nhẫn nhục
Nhẫn đến với vợ con
Cũng chẳng hề tham lẫn
Ta xưa vì Kinh này
Khiến những người nghèo đói
Thảy đều được an vui
Đầy đủ những của báu
Ta xưa vì Kinh này
Mà nhiếp thọ tất cả
Sa Môn, Bà La Môn
Và các loài chúng sinh
Ta xưa vì Kinh này
Làm lợi cho tất cả
Thường làm đại thí chủ
Chẳng tiếc với người xin
Hoặc nơi cây hoa quả
Chẳng cho người đốn chặt
Thí khắp các chúng sanh
Tùy ý đều đầy đủ
Thuở xưa ta bố thí
Lòng ta thường bình đẳng
Trì giới đủ công đức
Phá giới không tàm quý
Người chứng đại thần thông
Dưới đến loại phàm ngu
Ta đều tôn trọng họ
Cung kính châu cấp cả
Thuở xưa ta bố thí
Lòng ta không cao hạ
Chẳng cầu sanh cõi lành
Chí ưa thích Kinh này
Hoặc làm cho trong nước
Đều không có oán địch
Điều phục các loài rồng
Đúng thời mưa nhuần mát
Nguyệt Quang ông phải biết
Trải qua vô lượng kiếp
Ta vì câu Kinh này
Tu tập các khổ hạnh
Dầu trong trăm ngàn kiếp
Tuyên nói chẳng hết được
Ông đã có định tín
Thuở mạt thế đương lai
Phải sanh tâm chánh niệm
Diễn nói Kinh Điển này
Ta dùng Phật nhãn xem
Thấy rõ đời vị lai
Có bao nhiêu công hạnh
Đều biết rõ tất cả
Nếu có các Tỳ Kheo
Vì cầu trí vô thượng
Hay dùng tâm tịnh tín
Diễn nói Kinh Điển này
Người ấy và chỗ ở
Ta biết rõ tất cả
Nếu những người hạ liệt
Chẳng nghe Kinh Điển này
Chê bai người tuyên thuyết
Ta biết rõ tất cả
Nếu có các Tỳ Kheo
Và các Tỳ Kheo Ni
Được nghe Kinh Điển này
Cảm thương mà khóc lóc
Ta đều thọ ký họ
Được thấy Đấng Tối Thắng
Nguyệt Quang ông phải biết
Thần thông lực của Phật
Hoặc người tâm thanh tịnh
Hoặc người chẳng thanh tịnh
Hoặc người có tín giải
Ta đều biết rõ cả
Nếu có các chúng sanh
Chí nguyện thường tịch tịnh
An trụ các thiền định
Chẳng dính mắc sanh tử
Nhẫn đến những tập khí
Đều vĩnh viễn dứt hẳn
Các công đức như vậy
Ta đều biết rõ cả
Hoặc có các chúng sanh
Với Phật lòng mến thích
Những sự vị lai ấy
Ta đều biết rõ cả
Nếu có các chúng sanh
Nhiễm trước vui thế gian
Với Phật chủng Bồ Đề
Chẳng khéo khai phát được
Do vì nhân duyên ấy
Lui mất các phương tiện
Nếu có người biết được
Chư Phật Bồ Đề chủng
Người ấy tất sẽ được
Vô biên quang thanh tịnh
Nguyệt Quang ông phải xem
Những quang minh như vậy
Mỗi mỗi sự nhân duyên
Thảy đều có sai khác
Ông dùng sức trí huệ
Phải biết rõ tất cả
Nếu bỏ ác trí thức
Mà gần gũi bạn lành
Hộ trì giới thanh tịnh
Thành tựu Phật Quang minh
Ông phải hộ các căn
Rời bỏ không tàm quý
Tu hành các pháp lành
Hộ trì các chúng sanh
Ông phải bỏ tranh cãi
Thấu rõ nơi tánh không
Chẳng tham cầu lợi dưỡng
Nghe nhiều giỏi giảng thuyết
Ông phải xem lợi dưỡng
Dường như là phẩn nhơ
Chớ vì phẩn lợi dưỡng
Ô nhiễm tâm thanh tịnh
Thường cầu tìm trí huệ
Sẽ được lợi vô thượng
Ông phải tu Phật Đạo
Quán Phật đồng pháp tánh
Thường thắp đuốc đại pháp
Soi khắp trong thế gian
Ông phải như núi to
Tâm an trụ bất động
Bị chưởi hoặc bị đánh
Đều nhẫn được tất cả
Ông phải vì chúng sanh
Làm bạn lành chân thiệt
Phải bỏ tâm hạ liệt
Thường tu hạnh thanh tịnh
Ông dùng tâm kiên cố
Diễn nói pháp vô thượng
Kinh vi diệu như đây
Nên trao người từ tâm
Muốn cầu trí vô thượng
Chớ sợ hãi sanh tử
Do đây bỏ được ác
Sẽ được lợi thù thắng
Ví như người trí sáng
Khéo hay dùng được lửa
Hoặc nấu chín đồ ăn
Chẳng bị lửa cháy phỏng
Nếu là kẻ ngu si
Không có phương tiện khéo
Để lửa chạm vào tay
Liền bị lửa cháy phỏng
Cũng như người chúng độc
Mê muội tâm cuồng loạn
Dùng lửa để cứu trị
Nhân đó mà được lành
Nguyệt Quang ông phải biết
Người trí cũng như vậy
Nương ý biết ý không
Nên ở trong sanh tử
Nương nhãn biết nhãn không
Không chấp trước nơi nhãn
Nếu biết được như vậy
Ở nhãn cũng vô hại
Nếu biết nhãn tánh không
Thành tựu trí chân thiệt
Vì do trí chân thiệt
Sẽ phát được quang minh
Nếu biết nhãn tánh không
Dứt hẳn lòng tham dục
Vì không có tham dục
Sẽ phát được quang minh
Tất cả những phiền não
Sân, si và ngã chấp
Phú, não cùng xan, tật
Vô tàm và vô quý
Phẫn, hận cùng cống cao
Kiêu mạn và thượng mạn
Siểm cuống cùng phóng dật
Mỗi món nói như tham
Nếu được trí chân thiệt
Biết rõ nhãn tịch diệt
Do vì biết tịch diệt
Sẽ phát được quang minh
Nếu được trí chân thiệt
Ở trong Phật lý thú
Vì ở trong lý thú
Sẽ phát được quang minh
Nếu được trí chân thiệt
Ở trong Phật phương tiện
Vì ở trong phương tiện
Sẽ phát được quang minh
Nếu chẳng tu thiệt trí
Mà rời được chướng não
Và thành xuất hiện quang
Ta chưa từng nghe thấy
Nếu siêng tu thiệt trí
Rời hẳn những chướng não
Thuận theo công hạnh ấy
Sẽ được xuất hiện quang
Nếu cầu hạnh Tối Thắng
Phải học tập Kinh này
Cúng dường Chư Như Lai
Được thiệt trí phương tiện
Nếu tu trí chân thiệt
Phải cúng dường Chư Phật
Thành xuất hiện quang minh
Như trái nằm trong tay
Nếu mê nhãn vô ngã
Thì mất pháp Sa Môn
Người ấy chẳng nên được
Xuất hiện quang như vậy
Nếu biết nhãn vô ngã
Thì nên pháp Sa Môn
Người ấy sẽ chứng được
Xuất hiện quang như vậy
Nếu biết nhãn tận tế
Thì biết nhĩ sanh tế
Do biết nhĩ sanh tế
Nên thành pháp Sa Môn
Nếu chẳng biết khắp được
Biên tế của nhãn tánh
Thì cũng chẳng biết khắp
Biên tế của nhãn sanh
Người ấy chẳng được thành
Xuất hiện quang như vậy
Nếu có thể biết khắp
Biên tế của nhãn tánh
Thì cũng biết khắp được
Biên tế của nhãn sanh
Người ấy sẽ chứng được
Xuất hiện quang như vậy
Nếu chẳng khéo biết rõ
Biên tế của nhãn sanh
Thì chẳng khéo biết rõ
Biên tế của nhãn sanh
Người ấy chẳng được thành
Xuất hiện quang như vậy
Nếu khéo biết rõ được
Biên tế của nhãn tánh
Thì khéo biết rõ được
Biên tế của nhãn sanh
Người ấy sẽ chứng được
Xuất hiện quang như vậy
Nếu chẳng hiện biết rõ
Biên tế của nhãn sanh
Người ấy chẳng được thành
Xuất hiện quang như vậy
Nếu được hiện biết rõ
Biên tế của nhãn tánh
Thì cũng hiện biết rõ
Biên tế của nhãn sanh
Người ấy sẽ chứng được
Xuất hiện quang như vậy
Nếu chẳng khéo biết rõ
Biên tế của nhãn tánh
Thì chẳng khắp biết rõ
Biên tế của nhãn sanh
Người ấy chẳng được thành
Xuất hiện quang như vậy
Nếu khéo biết rõ được
Biên tế của nhãn tánh
Thì cũng khéo biết rõ
Biên tế của nhãn sanh
Người ấy sẽ chứng được
Xuất hiện quang như vậy
Nếu chẳng khéo biết rõ
Thanh tịnh của nhĩ tánh
Người ấy chẳng được thành
Xuất hiện quang như vậy
Nếu biết khéo biết rõ được
Thanh tịnh của nhãn tánh
Thì cũng khéo biết rõ
Thanh tịnh của nhĩ tánh
Người ấy sẽ chứng được
Xuất hiện quang như vậy
Tất cả nhĩ, tỷ, thiệt
Thân, ý cùng sắc, thanh
Hương, vị, xúc và pháp
Địa, thủy, hỏa phong đại
Tánh sự thế gian khổ
Uẩn giới thế sắp sanh
Cùng với thanh hương thảy
Đều như nhãn mà nói.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Bảy - Ngạ Quỷ Sự - Phẩm Ba - Tiểu Phẩm - Chuyện Rơm Trấu Bhusa
Phật Thuyết Kinh ưu Bà Di Tịnh Hạnh Pháp Môn - Phẩm Ba - Phẩm điềm Lành
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Nhập Lăng Già - Phẩm Hai - Phẩm Thực Hành Tất Cả Pháp - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Thiện Giới - Phẩm Hai - Phẩm Tánh Của Hạnh Lành
Phật Thuyết Kinh Tăng Nhất A Hàm - Phẩm Hai Mươi - Phẩm Thiện Tri Thức - Phần Một