Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Ba Mươi Chín - Phẩm Khó Nghe Công đức - Phần Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
HỘI ĐẦU
PHẨM BA MƯƠI CHÍN
PHẨM KHÓ NGHE CÔNG ĐỨC
PHẦN MỘT
Khi ấy, Trời Đế Thích nghĩ thế này: Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đã từng đối với vô lượng các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong quá khứ, thân cận cúng dường, pháp nguyện rộng lớn, trồng các căn lành, được nhiều thiện tri thức nhiếp thọ thì nay mới được nghe danh tự công đức bát nhã Ba la mật đa như thế, huống là thường sao chép, đọc tụng, thọ trì, như lý tư duy, vì người diễn nói.
Hoặc tùy sức như thuyết tu hành, nên biết người ấy đã ở chỗ vô lượng Chư Phật trong quá khứ, thân cận thừa sự, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, trồng các cội đức, từng nghe bát nhã Ba la mật đa.
Nghe rồi thọ trì, tư duy, đọc tụng, vì người diễn nói, như giáo tu hành. Hoặc đối với kinh này thường hỏi, đáp, do phước lực này, nên nay được như vậy.
Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đã từng cúng dường vô lượng các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, công đức thuần tịnh, nghe bát nhã Ba la mật đa này mà tâm chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hãi, nghe rồi tin ưa, như thuyết tu hành, thì nên biết người ấy nhiều ức kiếp đã từng tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa, cho nên đời nay thành tựu được việc này.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nghĩa thú sâu xa của bát nhã Ba la mật đa này mà tâm chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hãi, nghe rồi sao chép, đọc tụng, thọ trì, như lý tư duy, vì người diễn nói, hoặc lại tùy lực như giáo tu hành, thì nên biết người ấy như các Đại Bồ Tát ở địa vị bất thối.
Vì sao?
Bạch Thế Tôn! Vì bát nhã Ba la mật đa như vậy nghĩa thú sâu xa, rất khó tin hiểu. Nếu đời trước chẳng tu tập lâu dài bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa, thì đâu có thể được nghe và tức thời tin hiểu.
Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói bát nhã Ba la mật đa mà chê bai phỉ báng thì nên biết người ấy đời trước đối với bát nhã Ba la mật đa sâu xa này cũng đã từng hủy báng.
Vì sao?
Bạch Thế Tôn! Vì thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy nghe nói bát nhã Ba la mật đa sâu xa như vậy, do tập khí đời trước, nên chẳng tin, chẳng ưa, tâm chẳng thanh tịnh.
Bạch Thế Tôn! Thiện nam tử, Thiện Nữ Nhân ấy chưa từng thân cận Chư Phật Bồ Tát và chúng đệ tử, chưa từng thưa hỏi là nên hành bố thí Ba la mật đa như thế nào, nên hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa như thế nào.
Nên trụ pháp không nội như thế nào, nên trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới.
Pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh như thế nào.
Nên trụ chân như như thế nào, nên trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì như thế nào. Nên trụ Thánh đế khổ như thế nào, nên trụ Thánh đế tập, diệt, đạo như thế nào.
Nên tu bốn tịnh lự như thế nào, nên tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc như thế nào. Nên tu tám giải thoát như thế nào, nên tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ như thế nào. Nên tu bốn niệm trụ như thế nào, nên tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo như thế nào.
Nên tu pháp môn giải thoát không như thế nào, nên tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện như thế nào. Nên tu năm loại mắt như thế nào, nên tu sáu phép thần thông như thế nào.
Nên tu mười lực Phật như thế nào, nên tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng như thế nào. Nên tu pháp không quên mất như thế nào, nên tu tánh luôn luôn xả như thế nào. Nên tu trí nhất thiết như thế nào, nên tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng như thế nào.
Nên tu tất cả pháp môn Đà La Ni như thế nào, nên tu tất cả pháp môn Tam Ma Địa như thế nào. Nên tu tất cả hạnh Đại Bồ Tát như thế nào. Nên tu quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật như thế nào, nên nay nghe nói bát nhã Ba la mật đa sâu xa thì chê bai, phỉ báng, chẳng tin, chẳng ưa, tâm chẳng thanh tịnh.
Bấy giờ, Trời Đế Thích thưa với Xá Lợi Tử: Thưa Đại Đức! Bát nhã Ba la mật đa như vậy, nghĩa thú sâu xa rất khó tin, khó hiểu. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa từ lâu chưa tin hiểu, từ lâu chưa tu tập thì nghe nói bát nhã Ba la mật đa, chẳng thể tin hiểu, hoặc sanh hủy báng là việc có thể xảy ra.
Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác.
Pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, từ lâu chưa từng tin hiểu, từ lâu chẳng an trụ thì nghe nói bát nhã Ba la mật đa, chẳng thể tin hiểu, hoặc sanh hủy báng là việc có thể xảy ra.
Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì từ lâu chưa tin hiểu, từ lâu chưa an trụ thì nghe nói bát nhã Ba la mật đa, chẳng thể tin hiểu, hoặc sanh hủy báng là việc có thể xảy ra.
Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với bốn Thánh đế từ lâu chưa tin hiểu, từ lâu chẳng an trụ thì khi nghe nói bát nhã Ba la mật đa, chẳng thể tin hiểu, hoặc sanh hủy báng là việc có thể xảy ra.
Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, hoặc tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, hoặc bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo, hoặc pháp môn giải thoát không.
Pháp Môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, hoặc mười địa Bồ Tát từ lâu chưa tin hiểu, từ lâu chẳng tu tập thì khi nghe nói bát nhã Ba la mật đa, chẳng thể tin hiểu, hoặc sanh hủy báng là việc có thể xảy ra.
Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với năm loại mắt, sáu phép thần thông, hoặc mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng, hoặc pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.
Hoặc trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc tất cả pháp môn Đà La Ni, tất cả pháp môn Tam Ma Địa từ lâu chưa tin hiểu, từ lâu chẳng tu tập thì nghe nói bát nhã Ba la mật đa, chẳng thể tin hiểu, hoặc sanh hủy báng là việc có thể xảy ra.
Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với các hạnh Đại Bồ Tát, hoặc quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật từ lâu chưa tin hiểu, từ lâu chẳng tu tập thì khi nghe nói bát nhã Ba la mật đa, chẳng thể tin hiểu, hoặc sanh hủy báng là việc có thể xảy ra.
Thưa Đại Đức! Con nay kính lễ bát nhã Ba la mật đa sâu xa. Kính lễ bát nhã Ba la mật đa tức là kính lễ trí nhất thiết trí.
Bấy giờ, Phật Bảo Trời Đế Thích: Này Kiều Thi Ca! Đúng vậy! Đúng vậy! Như lời ông nói, kính lễ bát nhã Ba la mật đa tức là kính lễ trí nhất thiết trí.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì trí nhất thiết trí của Chư Phật Thế Tôn đều từ bát nhã Ba la mật đa mà được phát sanh.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào muốn an trụ trí nhất thiết trí của Chư Phật thì nên an trụ bát nhã Ba la mật đa muốn khởi trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thì nên học bát nhã Ba la mật đa. Muốn đoạn tất cả phiền não tập khí thì nên học bát nhã Ba la mật đa. Muốn chứng quả vị giác ngộ cao tột, Chuyển Pháp Luân mầu nhiệm, độ vô lượng chúng, thì nên học bát nhã Ba la mật đa.
Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào muốn dùng phương tiện thiện xảo để an lập hữu tình ở quả Dự Lưu, hoặc quả Nhất Lai, hoặc quả Bất Hoàn, hoặc quả A La Hán, hoặc quả vị Độc Giác, hoặc muốn tự học thì nên học bát nhã Ba la mật đa.
Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào muốn dùng phương tiện thiện xảo để an lập hữu tình ở quả vị giác ngộ cao tột của Phật thì nên học bát nhã Ba la mật đa.
Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào muốn dùng phương tiện thiện xảo để an lập hữu tình ở các hạnh Đại Bồ Tát khiến không thối chuyển, hoặc muốn tự tu hành thì nên học bát nhã Ba la mật đa.
Nếu Đại Bồ Tát muốn hàng phục chúng ma, dẹp bỏ ngoại đạo thì nên học bát nhã Ba la mật đa.
Nếu Đại Bồ Tát muốn khéo nhiếp thọ các Bí Sô Tăng thì nên học bát nhã Ba la mật đa.
Bấy giờ, Trời Đế Thích bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa thì an trụ sắc như thế nào, an trụ thọ, tưởng, hành, thức như thế nào?
Tu tập sắc như thế nào, tu tập thọ, tưởng, hành, thức như thế nào?
An trụ nhãn xứ như thế nào, an trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ như thế nào?
Tu tập nhãn xứ như thế nào, tu tập nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ như thế nào?
An trụ sắc xứ như thế nào, an trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ như thế nào?
Tu tập sắc xứ như thế nào, tu tập thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ như thế nào?
An trụ nhãn giới như thế nào, an trụ sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra như thế nào?
Tu tập nhãn giới như thế nào, tu tập sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra như thế nào?
An trụ nhĩ giới như thế nào, an trụ thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra như thế nào?
Tu tập nhĩ giới như thế nào, tu tập thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra như thế nào?
An trụ tỷ giới như thế nào, an trụ hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra như thế nào?
Tu tập tỷ giới như thế nào, tu tập hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra như thế nào?
An trụ thiệt giới như thế nào, an trụ vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra như thế nào?
Tu tập thiệt giới như thế nào, tu tập vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra như thế nào?
An trụ thân giới như thế nào, an trụ xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra như thế nào?
Tu tập thân giới như thế nào, tu tập xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra như thế nào?
An trụ ý giới như thế nào, an trụ pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra như thế nào?
Tu tập ý giới như thế nào, tu tập pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra như thế nào?
An trụ địa giới như thế nào, an trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới như thế nào?
Tu tập địa giới như thế nào, tu tập thủy, hỏa, phong, không, thức giới như thế nào?
An trụ vô minh như thế nào, an trụ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não như thế nào?
Tu tập vô minh như thế nào, tu tập hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não như thế nào?
An trụ bố thí Ba la mật đa như thế nào, an trụ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa như thế nào?
Tu tập bố thí Ba la mật đa như thế nào, tu tập tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa như thế nào?
An trụ pháp không nội như thế nào, an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh như thế nào?
Tu tập pháp không nội như thế nào, tu tập pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh như thế nào?
An trụ chân như như thế nào, an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì như thế nào?
Tu tập chân như như thế nào, tu tập pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì như thế nào?
An trụ Thánh đế Khổ như thế nào, an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo như thế nào?
Tu tập Thánh đế Khổ như thế nào, tu tập Thánh đế tập, diệt, đạo như thế nào?
An trụ bốn tịnh lự như thế nào, an trụ bốn vô lượng, bốn định vô sắc như thế nào?
Tu tập bốn tịnh lự như thế nào, tu tập bốn vô lượng, bốn định vô sắc như thế nào?
An trụ tám giải thoát như thế nào, an trụ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ như thế nào?
Tu tập tám giải thoát như thế nào, tu tập tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ như thế nào?
An trụ bốn niệm trụ như thế nào, an trụ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo như thế nào?
Tu tập bốn niệm trụ như thế nào, tu tập bốn chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo như thế nào?
An trụ pháp môn giải thoát không như thế nào, an trụ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện như thế nào?
Tu tập pháp môn giải thoát không như thế nào, tu tập pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện như thế nào?
An trụ mười địa Bồ Tát như thế nào?
Tu tập mười địa Bồ Tát như thế nào?
An trụ năm loại mắt như thế nào, an trụ sáu phép thần thông như thế nào?
Tu tập năm loại mắt như thế nào, tu tập sáu phép thần thông như thế nào?
An trụ mười lực Phật như thế nào, an trụ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng như thế nào?
Tu tập mười lực của Phật như thế nào, tu tập bốn điều không sợ cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng như thế nào?
An trụ pháp không quên mất như thế nào, an trụ tánh luôn luôn xả như thế nào?
Tu tập pháp không quên mất như thế nào, tu tập tánh luôn luôn xả như thế nào?
An trụ trí nhất thiết như thế nào, an trụ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng như thế nào?
Tu tập trí nhất thiết như thế nào, tu tập trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng như thế nào?
An trụ tất cả pháp môn Đà La Ni như thế nào, an trụ tất cả pháp môn Tam Ma Địa như thế nào?
Tu tập tất cả pháp môn Đà La Ni như thế nào, tu tập tất cả pháp môn Tam Ma Địa như thế nào?
An trụ quả Dự Lưu như thế nào, an trụ quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán như thế nào?
Tu tập quả Dự Lưu như thế nào, tu tập quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán như thế nào?
An trụ quả vị Ðộc Giác như thế nào?
Tu tập quả vị Ðộc Giác như thế nào?
An trụ tất cả hạnh Đại Bồ Tát như thế nào?
Tu tập tất cả hạnh Đại Bồ Tát như thế nào?
An trụ quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật như thế nào?
Tu tập quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật như thế nào?
Bấy giờ, Phật Bảo Trời Đế Thích: Này Kiều Thi Ca! Hay thay! Hay thay! Ông nay nương vào thần lực của Phật nên có thể hỏi Như Lai ý nghĩa sâu xa như thế.
Hãy lắng nghe! Hãy lắng nghe và suy nghĩ chín chắn, ta sẽ nói cho ông nghe.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với sắc chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập sắc. Nếu đối với thọ, tưởng, hành, thức chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập thọ, tưởng, hành, thức.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì sắc cho đến thức để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với nhãn xứ chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập nhãn xứ. Nếu đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì nhãn xứ cho đến ý xứ để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với sắc xứ chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập sắc xứ. Nếu đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì sắc xứ cho đến pháp xứ để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với nhãn giới chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập nhãn giới. Nếu đối với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với nhĩ giới chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập nhĩ giới. Nếu đối với thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với tỷ giới chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập tỷ giới. Nếu đối với hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với thiệt giới chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập thiệt giới. Nếu đối với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với thân giới chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập thân giới. Nếu đối với xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với ý giới chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập ý giới. Nếu đối với pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với địa giới chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập địa giới. Nếu đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập thủy, hỏa, phong, không, thức giới.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì địa giới cho đến thức giới để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với vô minh chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập vô minh. Nếu đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì vô minh cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với bố thí Ba la mật đa chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập bố thí Ba la mật đa. Nếu đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập Tịnh Giới cho đến bát nhã Ba la mật đa.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với pháp không nội chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập pháp không nội. Nếu đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa.
Pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp.
Pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với chân như chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập chân như. Nếu đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì chân như cho đến cảnh giới bất tư nghì để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với Thánh đế khổ chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập Thánh đế khổ. Nếu đối với Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập Thánh đế tập, diệt, đạo.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với bốn tịnh lự chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập bốn tịnh lự. Nếu đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với tám giải thoát chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập tám giải thoát. Nếu đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì tám giải thoát cho đến mười biến xứ để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với bốn niệm trụ chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập bốn niệm trụ. Nếu đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập bốn chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với pháp môn giải thoát không chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập pháp môn giải thoát không. Nếu đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với mười địa Bồ Tát chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập mười địa Bồ Tát.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì mười địa Bồ Tát để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với năm loại mắt chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập năm loại mắt. Nếu đối với sáu phép thần thông chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập sáu phép thần thông.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì năm loại mắt, sáu phép thần thông để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với mười lực Phật chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập mười lực Phật. Nếu đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập bốn điều không sợ cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì mười lực Phật cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với pháp không quên mất chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập pháp không quên mất. Nếu đối với tánh luôn luôn xả chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập tánh luôn luôn xả.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với trí nhất thiết chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập trí nhất thiết. Nếu đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với tất cả pháp môn Đà La Ni chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập tất cả pháp môn Đà La Ni. Nếu đối với tất cả pháp môn Tam Ma Địa chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập tất cả pháp môn Tam Ma Địa.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì tất cả pháp môn Đà La Ni, tất cả pháp môn Tam Ma Địa để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với quả Dự Lưu chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập quả Dự Lưu. Nếu đối với quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì quả Dự Lưu, Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với quả vị Độc Giác chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập quả vị Độc Giác.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì quả vị Độc Giác để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với tất cả hạnh Đại Bồ Tát chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập tất cả hạnh Đại Bồ Tát.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì tất cả hạnh Đại Bồ Tát để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật chẳng an trụ, chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật để an trụ, tu tập ấy, chẳng thể nắm bắt được.
Lại nữa, này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với sắc chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập sắc. Nếu đối với thọ, tưởng, hành, thức chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập thọ, tưởng, hành, thức.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì Đại Bồ Tát ấy quán sắc cho đến thức ở khoảng trước, sau, giữa đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với nhãn xứ chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập nhãn xứ. Nếu đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì Đại Bồ Tát ấy quán nhãn xứ cho đến ý xứ ở khoảng trước, sau, giữa đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với sắc xứ chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập sắc xứ. Nếu đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì Đại Bồ Tát ấy quán sắc xứ cho đến pháp xứ ở khoảng trước, sau, giữa đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với nhãn giới chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập nhãn giới.
Nếu đối với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì Đại Bồ Tát ấy quán nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra ở khoảng trước, sau, giữa đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với nhĩ giới chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập nhĩ giới.
Nếu đối với thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì Đại Bồ Tát ấy quán nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra ở khoảng trước, sau, giữa đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với tỷ giới chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập tỷ giới.
Nếu đối với hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì Đại Bồ Tát ấy quán tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra ở khoảng trước, sau, giữa đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với thiệt giới chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập thiệt giới.
Nếu đối với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì Đại Bồ Tát ấy quán thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra ở khoảng trước, sau, giữa đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với thân giới chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập thân giới.
Nếu đối với xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì Đại Bồ Tát ấy quán thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra ở khoảng trước, sau, giữa đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với ý giới chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập ý giới.
Nếu đối với pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì Đại Bồ Tát ấy quán ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra ở khoảng trước, sau, giữa đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với địa giới chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập địa giới.
Nếu đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập thủy, hỏa, phong, không, thức giới.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì Đại Bồ Tát ấy quán địa giới cho đến thức giới ở khoảng trước, sau, giữa đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với vô minh chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập vô minh.
Nếu đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì Đại Bồ Tát ấy quán vô minh cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não ở khoảng trước, sau, giữa đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với bố thí Ba la mật đa chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập bố thí Ba la mật đa.
Nếu đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập Tịnh Giới cho đến bát nhã Ba la mật đa.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì Đại Bồ Tát ấy quán bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa ở khoảng trước, sau, giữa đều chẳng thể nắm bắt được.
Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, nếu đối với pháp không nội chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập pháp không nội.
Nếu đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh.
Pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng an trụ, chẳng phải chẳng an trụ, chẳng tu tập, chẳng phải chẳng tu tập tức là an trụ, tu tập pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh.
Vì sao?
Này Kiều Thi Ca! Vì Đại Bồ Tát ấy quán pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh ở khoảng trước, sau, giữa đều chẳng thể nắm bắt được.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Bảy - Phẩm Thân Niệm Xứ - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh đạo Thủ Nhị Bính
Phật Thuyết Kinh Du Già đại Giáo Vương - Phẩm Sáu - Phẩm ấn Tướng đại Cúng Dường Nghi
Phật Thuyết Kinh đại Phương đẳng Vô Tưởng - Chương Hai - Nói Về Tam Muội
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Sáu - Phẩm Quán Thiên Dạ Ma Thiên - Tập Tám Mươi Bảy
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Mười Hai - Phẩm Tán Thán Công đức