Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Bảy - Phẩm Dạy Bảo Trao Truyền - Phần Bốn Mươi

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần

PHẬT THUYẾT KINH 

ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần  

HỘI ĐẦU  

PHẨM BẢY

PHẨM DẠY BẢO TRAO TRUYỀN  

PHẦN BỐN MƯƠI  

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật chẳng phải là Đại Bồ Tát?

Bạch Thế Tôn! Hữu vi, vô vi của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu vi, vô vi của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật.

Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật là Đại Bồ Tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật chẳng phải là Đại Bồ Tát?

Bạch Thế Tôn! Hữu lậu, vô lậu của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu lậu, vô lậu của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật.

Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật là Đại Bồ Tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh sanh, hoặc diệt của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật chẳng phải là Đại Bồ Tát?

Bạch Thế Tôn! Sanh, diệt của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh sanh, diệt của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật.

Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh sanh, hoặc diệt của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật là Đại Bồ Tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật chẳng phải là Đại Bồ Tát?

Bạch Thế Tôn! Thiện, phi thiện của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thiện, phi thiện của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật.

Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật là Đại Bồ Tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật chẳng phải là Đại Bồ Tát?

Bạch Thế Tôn! Hữu tội, vô tội của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu tội, vô tội của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật.

Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật là Đại Bồ Tát?

Thiện Hiện!Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật chẳng phải là Đại Bồ Tát?

Bạch Thế Tôn! Hữu phiền não, vô phiền não của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu phiền não, vô phiền não của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật.

Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật là Đại Bồ Tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật chẳng phải là Đại Bồ Tát?

Bạch Thế Tôn! Thế gian, xuất thế gian của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thế gian, xuất thế gian của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật.

Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật là Đại Bồ Tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật chẳng phải là Đại Bồ Tát?

Bạch Thế Tôn! Tạp nhiễm, thanh tịnh của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tạp nhiễm, thanh tịnh của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật.

Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật là Đại Bồ Tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết Bàn của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật chẳng phải là Đại Bồ Tát?

Bạch Thế Tôn! Thuộc sanh tử, thuộc Niết Bàn của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thuộc sanh tử, thuộc Niết Bàn của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật.

Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết Bàn của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật là Đại Bồ Tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật chẳng phải là Đại Bồ Tát?

Bạch Thế Tôn! Tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật.

Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật là Đại Bồ Tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật chẳng phải là Đại Bồ Tát?

Bạch Thế Tôn! Khả đắc, bất khả đắc của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh khả đắc, bất khả đắc của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật.

Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật là Đại Bồ Tát?

Bạch Thế Tôn! Sắc … các pháp và danh. Các pháp thường, vô thường … của sắc và danh đã chẳng thể nắm bắt được, mà nói là cái danh của sắc … các pháp và cái danh các pháp thường, vô thường … của sắc là Đại Bồ Tát, là điều không có.

Phật bảo: Thiện Hiện! Hay thay! Hay thay! Đúng vậy! Đúng vậy! Như ngươi đã nói.

Thiện Hiện! Vì Sắc … các pháp và các pháp thường, vô thường … của sắc chẳng thể nắm bắt được, nên cái danh của sắc … các pháp và cái danh của các pháp thường, vô thường của sắc, cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì pháp và danh chẳng thể nắm bắt được, nên Đại Bồ Tát cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì Đại Bồ Tát chẳng thể nắm bắt được, nên việc thực hành bát nhã Ba La Mật Đa cũng chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Các Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba La Mật Đa, nên học như vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Trước đây, ngươi đã nói là con chẳng thấy có pháp có thể gọi là Đại Bồ Tát.

Đúng vậy! Đúng vậy! Như ngươi đã nói.

Thiện Hiện! Các pháp chẳng thấy các pháp. Các pháp chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy các pháp. Pháp giới chẳng thấy pháp giới.

Thiện Hiện! Pháp giới chẳng thấy sắc giới. Sắc giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy Thọ, Tưởng, Hành, Thức giới. Thọ, Tưởng, Hành, Thức giới chẳng thấy pháp giới.

Thiện Hiện! Pháp giới chẳng thấy nhãn xứ giới. Nhãn xứ giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ giới. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy sắc xứ giới. Sắc xứ giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ giới. Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ giới chẳng thấy pháp giới.

Thiện Hiện! Pháp giới chẳng thấy nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới. Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới. Nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới chẳng thấy pháp giới.

Pháp giới chẳng thấy tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới. Tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới. Thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới chẳng thấy pháp giới.

Pháp giới chẳng thấy thân giới, xúc giới, thân thức giới. Thân giới, xúc giới, thân thức giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy ý giới, pháp giới, ý thức giới. Ý giới, pháp giới, ý thức giới chẳng thấy pháp giới.

Thiện Hiện! Pháp giới chẳng thấy địa giới. Địa giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thấy pháp giới.

Thiện Hiện! Pháp giới chẳng thấy Thánh đế khổ giới. Thánh đế khổ giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy Thánh đế tập, diệt, đạo giới. Thánh đế tập, diệt, đạo giới chẳng thấy pháp giới.

Thiện Hiện! Pháp giới chẳng thấy vô minh giới. Vô minh giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não giới. Hành … cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não giới chẳng thấy pháp giới.

Thiện Hiện! Pháp giới chẳng thấy Dục Giới. Dục giới chẳng thấy pháp giới. Pháp giới chẳng thấy Sắc, Vô Sắc Giới. Sắc, Vô Sắc giới chẳng thấy pháp giới.

Thiện Hiện! Hữu vi giới chẳng thấy vô vi giới. Vô vi giới chẳng thấy hữu vi giới.

Vì sao vậy?

Thiện Hiện! Vì chẳng lìa hữu vi mà thiết lập vô vi. Chẳng lìa vô vi mà thiết lập hữu vi.

Thiện Hiện! Như vậy, khi Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba La Mật Đa, đối với tất cả pháp, đều không có cái thấy. Khi đối với tất cả các pháp không có cái thấy, thì tâm chẳng kinh hoàng, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt. Đối với tất cả pháp, tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng lo âu, hối hận.

Vì sao vậy?

Vì khi Đại Bồ Tát ấy tu hành bát nhã Ba La Mật Đa, chẳng thấy sắc, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức. Chẳng thấy nhãn xứ, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.

Chẳng thấy sắc xứ, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Chẳng thấy nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới. Chẳng thấy nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới. Chẳng thấy tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới.

Chẳng thấy thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới. Chẳng thấy thân giới, xúc giới, thân thức giới. Chẳng thấy ý giới, pháp giới, ý thức giới. Chẳng thấy địa giới, chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Chẳng thấy Thánh đế khổ, chẳng thấy Thánh đế tập, diệt, đạo.

Chẳng thấy vô minh, chẳng thấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Chẳng thấy Dục Giới, chẳng thấy Sắc, Vô Sắc Giới. Chẳng thấy hữu vi, chẳng thấy vô vi. Chẳng thấy tham, sân, si, chẳng thấy dứt bỏ tham, sân, si.

Chẳng thấy ngã. Chẳng thấy hữu tình, dòng sinh mạng, sự sanh, sự dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, người do người sanh, ngã tối thắng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, khả năng tạo nghiệp, khả năng khiến người tạo nghiệp, tự thọ quả báo, khiến người thọ quả báo, cái biết, cái thấy.

Chẳng thấy Thanh Văn, chẳng thấy pháp Thanh Văn. Chẳng thấy Ðộc Giác, chẳng thấy pháp Ðộc Giác. Chẳng thấy Bồ Tát, chẳng thấy pháp Bồ Tát. Chẳng thấy Phật, chẳng thấy Pháp Phật. Chẳng thấy quả vị giác ngộ cao tột.

Thiện Hiện! Như vậy, Đại Bồ Tát ấy đối với tất cả pháp đều không có cái thấy. Khi đối với tất cả pháp không có cái thấy, thì tâm chẳng kinh hoàng, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt. Đối với tất cả pháp, tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng lo âu, hối hận.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà Đại Bồ Tát ấy đối với tất cả pháp, tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng lo âu, hối hận?

Phật dạy: Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, đối với tất cả tâm, tâm sở, pháp chẳng đắc, chẳng thấy. Do nhân duyên này, nên Đại Bồ Tát ấy đối với tất cả pháp, tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng lo âu, hối hận.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao Đại Bồ Tát ấy đối với tất cả pháp, tâm chẳng kinh hoàng, hãi hùng, sợ sệt?

Phật dạy: Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy đối với tất cả ý giới, ý thức giới chẳng đắc, chẳng thấy. Vì vậy, Đại Bồ Tát đối với tất cả pháp, tâm chẳng kinh hoàng, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt.

Thiện Hiện! Các Đại Bồ Tát đối với tất cả pháp đều không có cái được, nên hành bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Các Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, đối với tất cả xứ, chẳng đắc bát nhã Ba la mật đa, chẳng đắc cái danh bát nhã Ba la mật đa. Chẳng đắc Bồ Tát, chẳng đắc cái danh Bồ Tát, chẳng đắc tâm Bồ Tát.

Thiện Hiện! Nên dạy bảo, trao truyền như vậy cho các Đại Bồ Tát, khiến họ tu hành rốt ráo bát nhã Ba la mật đa.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần