Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - hội đầu - Phẩm Bảy - Phẩm Dạy Bảo Trao Truyền - phần Bảy
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
HỘI ĐẦU
PHẨM BẢY
PHẨM DẠY BẢO TRAO TRUYỀN
PHẦN BẢY
Bạch Thế Tôn! Không!
Lại nữa, Thiện Hiện!
Cái gọi là Đại Bồ Tát, theo ý ông thì sao?
Chính ba mươi hai tướng Đại Sĩ là Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Chính tám mươi vẻ đẹp kèm theo là Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Cái khác với ba mươi hai tướng Đại Sĩ là Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Cái khác với tám mươi vẻ đẹp kèm theo là Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Trong ba mươi hai tướng Đại Sĩ có Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Trong tám mươi vẻ đẹp kèm theo có Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Trong Đại Bồ Tát có ba mươi hai tướng Đại Sĩ chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Trong Đại Bồ Tát có tám mươi vẻ đẹp kèm theo chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Lìa ba mươi hai tướng Đại Sĩ có Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Lìa tám mươi vẻ đẹp kèm theo có Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Lại nữa, Thiện Hiện!
Cái gọi là Đại Bồ Tát, theo ý ông thì sao?
Chính pháp không quên mất là Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Chính tánh luôn luôn xả là Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Cái khác với pháp không quên mất là Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Cái khác với tánh luôn luôn xả là Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Trong pháp không quên mất có Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Trong tánh luôn luôn xả có Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Trong Đại Bồ Tát có pháp không quên mất chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Trong Đại Bồ Tát có tánh luôn luôn xả chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Lìa pháp không quên mất có Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Lìa tánh luôn luôn xả có Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Lại nữa, Thiện Hiện!
Cái gọi là Đại Bồ Tát, theo ý ông thì sao?
Chính trí nhất thiết là Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Chính trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Cái khác với trí nhất thiết là Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Cái khác với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Trong trí nhất thiết có Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Trong trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Trong Đại Bồ Tát có trí nhất thiết chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Trong Đại Bồ Tát có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Lìa trí nhất thiết có Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có Đại Bồ Tát chăng?
Bạch Thế Tôn! Không!
Lúc bấy giờ, Phật bảo cụ thọ Thiện Hiện: Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính sắc chẳng phải là Đại Bồ Tát. Chính thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với sắc chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải là Đại Bồ Tát.
Trong sắc chẳng có Đại Bồ Tát. Trong thọ, tưởng, hành, thức chẳng có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát chẳng có sắc. Trong Đại Bồ Tát chẳng có thọ, tưởng, hành, thức. Lìa sắc chẳng có Đại Bồ Tát.
Lìa thọ, tưởng, hành, thức chẳng có Đại Bồ Tát?
Cụ thọ Thiện Hiện bạch: Bạch Thế Tôn! Hoặc Bồ Đề, hoặc Tát đỏa, hoặc sắc, hoặc thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có Đại Bồ Tát!
Đại Bồ Tát đã chẳng có, thì tại sao có thể nói chính sắc là Đại Bồ Tát. Chính thọ, tưởng, hành, thức là Đại Bồ Tát. Cái khác với sắc là Đại Bồ Tát. Cái khác với thọ, tưởng, hành, thức là Đại Bồ Tát. Trong sắc có Đại Bồ Tát. Trong thọ, tưởng, hành, thức có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát có sắc. Trong Đại Bồ Tát có thọ, tưởng, hành, thức. Lìa sắc có Đại Bồ Tát.
Lìa thọ, tưởng, hành, thức có Đại Bồ Tát?
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính nhãn xứ chẳng phải là Đại Bồ Tát. Chính nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với nhãn xứ chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là Đại Bồ Tát.
Trong nhãn xứ chẳng có Đại Bồ Tát. Trong nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát chẳng có nhãn xứ. Trong Đại Bồ Tát chẳng có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Lìa nhãn xứ chẳng có Đại Bồ Tát.
Lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng có Đại Bồ Tát?
Bạch Thế Tôn! Hoặc Bồ Đề, hoặc Tát đỏa, hoặc nhãn xứ hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có Đại Bồ Tát!
Đại Bồ Tát đã chẳng có, thì tại sao có thể nói chính nhãn xứ là Đại Bồ Tát. Chính nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là Đại Bồ Tát. Cái khác với nhãn xứ là Đại Bồ Tát. Cái khác với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là Đại Bồ Tát. Trong nhãn xứ có Đại Bồ Tát.
Trong nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát có nhãn xứ. Trong Đại Bồ Tát có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Lìa nhãn xứ có Đại Bồ Tát.
Lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có Đại Bồ Tát?
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính sắc xứ chẳng phải là Đại Bồ Tát. Chính thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với sắc xứ chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là Đại Bồ Tát. Trong sắc xứ chẳng có Đại Bồ Tát.
Trong thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát chẳng có sắc xứ. Trong Đại Bồ Tát chẳng có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Lìa sắc xứ chẳng có Đại Bồ Tát.
Lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng có Đại Bồ Tát?
Bạch Thế Tôn! Hoặc Bồ Đề, hoặc Tát đỏa, hoặc sắc xứ, hoặc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có Đại Bồ Tát!
Đại Bồ Tát đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính sắc xứ là Đại Bồ Tát. Chính thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là Đại Bồ Tát. Cái khác với sắc xứ là Đại Bồ Tát. Cái khác với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là Đại Bồ Tát. Trong sắc xứ có Đại Bồ Tát.
Trong thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát có sắc xứ. Trong Đại Bồ Tát có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Lìa sắc xứ có Đại Bồ Tát.
Lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có Đại Bồ Tát?
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính nhãn giới chẳng phải là Đại Bồ Tát. Chính nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với nhãn giới chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng phải là Đại Bồ Tát. Trong nhãn giới chẳng có Đại Bồ Tát.
Trong nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát chẳng có nhãn giới. Trong Đại Bồ Tát chẳng có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Lìa nhãn giới chẳng có Đại Bồ Tát.
Lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng có Đại Bồ Tát?
Bạch Thế Tôn! Hoặc Bồ Đề, hoặc Tát đỏa, hoặc nhãn giới, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có Đại Bồ Tát!
Đại Bồ Tát đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính nhãn giới là Đại Bồ Tát. Chính nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là Đại Bồ Tát. Cái khác với nhãn giới là Đại Bồ Tát. Cái khác với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là Đại Bồ Tát. Trong nhãn giới có Đại Bồ Tát.
Trong nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát có nhãn giới. Trong Đại Bồ Tát có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Lìa nhãn giới có Đại Bồ Tát.
Lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có Đại Bồ Tát?
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính sắc giới chẳng phải là Đại Bồ Tát. Chính thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với sắc giới chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng phải là Đại Bồ Tát. Trong sắc giới chẳng có Đại Bồ Tát.
Trong thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát chẳng có sắc giới. Trong Đại Bồ Tát chẳng có thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Lìa sắc giới chẳng có Đại Bồ Tát.
Lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng có Đại Bồ Tát?
Bạch Thế Tôn! Hoặc Bồ Đề, hoặc Tát đỏa, hoặc sắc giới, hoặc thanh, hương, vị, xúc, pháp giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có Đại Bồ Tát!
Đại Bồ Tát đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính sắc giới là Đại Bồ Tát. Chính thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là Đại Bồ Tát. Cái khác với sắc giới là Đại Bồ Tát. Cái khác với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là Đại Bồ Tát.
Trong sắc giới có Đại Bồ Tát. Trong thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát có sắc giới. Trong Đại Bồ Tát có thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Lìa sắc giới có Đại Bồ Tát.
Lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có Đại Bồ Tát?
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính nhãn thức giới chẳng phải là Đại Bồ Tát. Chính nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với nhãn thức giới chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng phải là Đại Bồ Tát. Trong nhãn thức giới chẳng có Đại Bồ Tát.
Trong nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát chẳng có nhãn thức giới. Trong Đại Bồ Tát chẳng có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Lìa nhãn thức giới chẳng có Đại Bồ Tát.
Lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng có Đại Bồ Tát?
Bạch Thế Tôn! Hoặc Bồ Đề, hoặc Tát đỏa, hoặc nhãn thức giới, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có Đại Bồ Tát!
Đại Bồ Tát đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính nhãn thức giới là Đại Bồ Tát. Chính nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là Đại Bồ Tát. Cái khác với nhãn thức giới là Đại Bồ Tát. Cái khác với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là Đại Bồ Tát.
Trong nhãn thức giới có Đại Bồ Tát. Trong nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát có nhãn thức giới. Trong Đại Bồ Tát có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Lìa nhãn thức giới có Đại Bồ Tát.
Lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có Đại Bồ Tát?
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính nhãn xúc chẳng phải là Đại Bồ Tát. Chính nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với nhãn xúc chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng phải là Đại Bồ Tát.
Trong nhãn xúc chẳng có Đại Bồ Tát. Trong nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát chẳng có nhãn xúc. Trong Đại Bồ Tát chẳng có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Lìa nhãn xúc chẳng có Đại Bồ Tát.
Lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng có Đại Bồ Tát?
Bạch Thế Tôn! Hoặc Bồ Đề, hoặc Tát đỏa, hoặc nhãn xúc, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có Đại Bồ Tát!
Đại Bồ Tát đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính nhãn xúc là Đại Bồ Tát. Chính nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là Đại Bồ Tát. Cái khác với nhãn xúc là Đại Bồ Tát.
Cái khác với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là Đại Bồ Tát. Trong nhãn xúc có Đại Bồ Tát. Trong nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát có nhãn xúc. Trong Đại Bồ Tát có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Lìa nhãn xúc có Đại Bồ Tát.
Lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có Đại Bồ Tát?
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng phải là Đại Bồ Tát. Chính các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chẳng phải là Đại Bồ Tát.
Cái khác với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chẳng phải là Đại Bồ Tát. Trong các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng có Đại Bồ Tát. Trong các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chẳng có Đại Bồ Tát.
Trong Đại Bồ Tát chẳng có các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Trong Đại Bồ Tát chẳng có các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra. Lìa các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng có Đại Bồ Tát.
Lìa các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chẳng có Đại Bồ Tát?
Bạch Thế Tôn! Hoặc Bồ Đề, hoặc Tát đỏa, hoặc các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, hoặc các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có Đại Bồ Tát!
Đại Bồ Tát đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là Đại Bồ Tát. Chính các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra là Đại Bồ Tát. Cái khác với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là Đại Bồ Tát. Cái khác với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra là Đại Bồ Tát.
Trong các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có Đại Bồ Tát. Trong các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát có các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Trong Đại Bồ Tát có các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra. Lìa các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có Đại Bồ Tát.
Lìa các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra có Đại Bồ Tát?
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính địa giới chẳng phải là Đại Bồ Tát. Chính thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với địa giới chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng phải là Đại Bồ Tát.
Trong địa giới chẳng có Đại Bồ Tát. Trong thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát chẳng có địa giới. Trong Đại Bồ Tát chẳng có thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Lìa địa giới chẳng có Đại Bồ Tát.
Lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng có Đại Bồ Tát?
Bạch Thế Tôn! Hoặc Bồ Đề, hoặc Tát đỏa, hoặc địa giới, hoặc thủy, hỏa, phong, không, thức giới rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có Đại Bồ Tát!
Đại Bồ Tát đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính địa giới là Đại Bồ Tát. Chính thủy, hỏa, phong, không, thức giới là Đại Bồ Tát. Cái khác với địa giới là Đại Bồ Tát.
Cái khác với thủy, hỏa, phong, không, thức giới là Đại Bồ Tát. Trong địa giới có Đại Bồ Tát. Trong thủy, hỏa, phong, không, thức giới có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát có địa giới. Trong Đại Bồ Tát có thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Lìa địa giới có Đại Bồ Tát.
Lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới có Đại Bồ Tát?
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính nhân duyên chẳng phải là Đại Bồ Tát. Chính đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với nhân duyên chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên chẳng phải là Đại Bồ Tát.
Trong nhân duyên chẳng có Đại Bồ Tát. Trong đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên chẳng có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát chẳng có nhân duyên. Trong Đại Bồ Tát chẳng có đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên. Lìa nhân duyên chẳng có Đại Bồ Tát.
Lìa đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên chẳng có Đại Bồ Tát?
Bạch Thế Tôn! Hoặc Bồ Đề, hoặc Tát đỏa, hoặc nhân duyên, hoặc đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có Đại Bồ Tát!
Đại Bồ Tát đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính nhân duyên là Đại Bồ Tát. Chính đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên là Đại Bồ Tát. Cái khác với nhân duyên là Đại Bồ Tát. Cái khác với đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên là Đại Bồ Tát.
Trong nhân duyên có Đại Bồ Tát. Trong đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát có nhân duyên. Trong Đại Bồ Tát có đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên. Lìa nhân duyên có Đại Bồ Tát.
Lìa đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên có Đại Bồ Tát?
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính pháp do duyên sanh ra chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với pháp do duyên sanh ra chẳng phải là Đại Bồ Tát. Trong pháp do duyên sanh ra chẳng có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát chẳng có pháp do duyên sanh ra.
Lìa pháp do duyên sanh ra chẳng có Đại Bồ Tát?
Bạch Thế Tôn! Hoặc Bồ Đề, hoặc Tát đỏa, hoặc pháp do duyên sanh ra rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có Đại Bồ Tát!
Đại Bồ Tát đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính pháp do duyên sanh ra là Đại Bồ Tát. Cái khác với pháp do duyên sanh ra là Đại Bồ Tát. Trong pháp do duyên sanh ra có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát có pháp do duyên sanh ra.
Lìa pháp do duyên sanh ra có Đại Bồ Tát?
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính vô minh chẳng phải là Đại Bồ Tát. Chính hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với vô minh chẳng phải là Đại Bồ Tát.
Cái khác với hành cho đến lão tử chẳng phải là Đại Bồ Tát. Trong vô minh chẳng có Đại Bồ Tát. Trong hành cho đến lão tử chẳng có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát chẳng có vô minh. Trong Đại Bồ Tát chẳng có hành cho đến lão tử. Lìa vô minh chẳng có Đại Bồ Tát.
Lìa hành cho đến lão tử chẳng có Đại Bồ Tát?
Bạch Thế Tôn!
Hoặc Bồ Đề, hoặc Tát đỏa, hoặc vô minh, hoặc hành cho đến lão tử rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có Đại Bồ Tát! Đại Bồ Tát đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính vô minh là Đại Bồ Tát. Chính hành cho đến lão tử là Đại Bồ Tát.
Cái khác với vô minh là Đại Bồ Tát. Cái khác với hành cho đến lão tử là Đại Bồ Tát. Trong vô minh có Đại Bồ Tát. Trong hành cho đến lão tử có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát có vô minh. Trong Đại Bồ Tát có hành cho đến lão tử.
Lìa vô minh có Đại Bồ Tát, lìa hành cho đến lão tử có Đại Bồ Tát?
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính bố thí Ba la mật đa chẳng phải là Đại Bồ Tát. Chính tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa chẳng phải là Đại Bồ Tát.
Cái khác với bố thí Ba la mật đa chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa chẳng phải là Đại Bồ Tát. Trong bố thí Ba la mật đa chẳng có Đại Bồ Tát.
Trong tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa chẳng có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát chẳng có bố thí Ba la mật đa. Trong Đại Bồ Tát chẳng có tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Lìa bố thí Ba la mật đa chẳng có Đại Bồ Tát.
Lìa tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa chẳng có Đại Bồ Tát?
Bạch Thế Tôn! Hoặc Bồ Đề, hoặc Tát đỏa, hoặc bố thí Ba la mật đa, hoặc tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có Đại Bồ Tát!
Đại Bồ Tát đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính bố thí Ba la mật đa là Đại Bồ Tát. Chính tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa là Đại Bồ Tát. Cái khác với bố thí Ba la mật đa là Đại Bồ Tát. Cái khác với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa là Đại Bồ Tát.
Trong bố thí Ba la mật đa có Đại Bồ Tát. Trong tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát có bố thí Ba la mật đa. Trong Đại Bồ Tát có tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Lìa bố thí Ba la mật đa có Đại Bồ Tát.
Lìa tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa có Đại Bồ Tát?
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính cái không nội chẳng phải là Đại Bồ Tát. Chính cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới.
cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không không thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với cái không nội chẳng phải là Đại Bồ Tát.
Cái khác với cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh chẳng phải là Đại Bồ Tát. Trong cái không nội chẳng có Đại Bồ Tát. Trong cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh chẳng có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát chẳng có cái không nội. Trong Đại Bồ Tát chẳng có cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh. Lìa cái không nội chẳng có Đại Bồ Tát.
Lìa cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh chẳng có Đại Bồ Tát?
Bạch Thế Tôn! Hoặc Bồ Đề, hoặc Tát đỏa, hoặc cái không nội, hoặc cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có Đại Bồ Tát!
Đại Bồ Tát đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái không nội là Đại Bồ Tát. Chính cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là Đại Bồ Tát. Cái khác với cái không nội là Đại Bồ Tát. Cái khác với cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là Đại Bồ Tát.
Tong cái không nội có Đại Bồ Tát. Trong cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát có cái không nội. Trong Đại Bồ Tát có cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh. Lìa cái không nội có Đại Bồ Tát.
Lìa cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh có Đại Bồ Tát?
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính chơn như chẳng phải là Đại Bồ Tát. Chính pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cõi hư không, cõi không thể nghĩ bàn chẳng phải là Đại Bồ Tát.
Cái khác với chơn như chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với pháp giới cho đến cõi chẳng thể nghĩ bàn chẳng phải là Đại Bồ Tát. Trong chơn như chẳng có Đại Bồ Tát.
Trong pháp giới cho đến cõi chẳng thể nghĩ bàn chẳng có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát chẳng có chơn như. Trong Đại Bồ Tát chẳng có pháp giới cho đến cõi chẳng thể nghĩ bàn. Lìa chơn như chẳng có Đại Bồ Tát.
Lìa pháp giới cho đến cõi chẳng thể nghĩ bàn chẳng có Đại Bồ Tát?
Bạch Thế Tôn! Hoặc Bồ Đề, hoặc Tát đỏa, hoặc chơn như, hoặc pháp giới cho đến cõi chẳng thể nghĩ bàn rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có Đại Bồ Tát!
Đại Bồ Tát đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính chơn như là Đại Bồ Tát. Chính pháp giới cho đến cõi chẳng thể nghĩ bàn là Đại Bồ Tát. Cái khác với chơn như là Đại Bồ Tát. Cái khác với pháp giới cho đến cõi chẳng thể nghĩ bàn là Đại Bồ Tát. Trong chơn như có Đại Bồ Tát.
Trong pháp giới cho đến cõi chẳng thể nghĩ bàn có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát có chơn như. Trong Đại Bồ Tát có pháp giới cho đến cõi chẳng thể nghĩ bàn. Lìa chơn như có Đại Bồ Tát.
Lìa pháp giới cho đến cõi chẳng thể nghĩ bàn có Đại Bồ Tát?
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính bốn niệm trụ chẳng phải là Đại Bồ Tát. Chính bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với bốn niệm trụ chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với bốn chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo chẳng phải là Đại Bồ Tát.
Trong bốn niệm trụ chẳng có Đại Bồ Tát. Trong bốn chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo chẳng có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát chẳng có bốn niệm trụ. Trong Đại Bồ Tát chẳng có bốn chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo. Lìa bốn niệm trụ chẳng có Đại Bồ Tát.
Lìa bốn chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo chẳng có Đại Bồ Tát?
Bạch Thế Tôn! Hoặc Bồ Đề, hoặc Tát Đỏa, hoặc bốn niệm trụ, hoặc bốn chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có Đại Bồ Tát!
Đại Bồ Tát đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính bốn niệm trụ là Đại Bồ Tát. Chính bốn chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là Đại Bồ Tát. Cái khác với bốn niệm trụ là Đại Bồ Tát. Cái khác với bốn chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo là Đại Bồ Tát. Trong bốn niệm trụ có Đại Bồ Tát.
Trong bốn chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát có bốn niệm trụ. Trong Đại Bồ Tát có bốn chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo. Lìa bốn niệm trụ có Đại Bồ Tát.
Lìa bốn chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo có Đại Bồ Tát?
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Phật Bản Hạnh Tập - Phẩm Bốn Mươi Sáu - Phẩm Hiến Cúng Rừng Tre - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Ngũ Thiên Ngũ Bách Phật Danh Thần Chú Trừ Chướng Diệt Tội - Phần Mười Bốn
Phật Thuyết Kinh Bát Quan Trai
Phật Thuyết Muôn Pháp Hội Trổ Một Hoa Vô Tướng - Phẩm Hai Mươi - Phẩm Như Lai Thần Lực