Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Mười Năm - Phẩm Biện đại Thừa - Phần Bốn
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
HỘI ĐẦU
PHẨM MƯỜI NĂM
PHẨM BIỆN ĐẠI THỪA
PHẦN BỐN
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn!
Thế nào là Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với nội ngoại của thân, thọ, tâm, pháp, trụ quán khắp thân, thọ, tâm, pháp, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục tham ưu của thế gian?
Phật dạy: Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán kỹ tự thân, khi đi biết là đi, khi đứng biết là đứng, khi ngồi biết là ngồi, khi nằm biết là nằm, cứ như thế, như thế, sự sai khác về oai nghi của tự thân như thế nào, biết chính xác, đầy đủ, thì này Thiện Hiện.
Đó là Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với nội thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục tham ưu của thế gian.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán kỹ tự thân, biết chính xác qua lại, biết chính xác nhìn ngắm, biết chính xác cúi ngước, biết chính xác co duỗi, mặc Tăng già lê, cầm nắm y bát, ăn uống, nằm nghỉ, kinh hành, ngồi, đứng lên, đón tiếp, thức ngủ, nói im, vào ra các định đều nhớ biết chính xác, thì này Thiện Hiện.
Đó là Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với nội thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục tham ưu của thế gian.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán kỹ tự thân, khi thở vào thì biết như thật là thở vào, khi thở ra thì biết như thật là thở ra. Khi thở vào dài thì biết như thật là thở vào dài, khi thở ra dài thì biết như thật là thở ra dài.
Khi thở vào ngắn thì biết như thật là thở vào ngắn, khi thở ra ngắn thì biết như thật là thở ra ngắn. Như thợ bánh xe hoặc học trò của y, khi sức bánh xe quay nhiều vòng thì biết như thật là sức bánh xe quay nhiều vòng, khi sức bánh xe quay ít vòng thì biết như thật là sức bánh xe quay ít vòng.
Các Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán kỹ tự thân, thở vào thở ra, hoặc dài hoặc ngắn, đều biết như thật, cũng lại như vậy, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với nội thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục tham ưu của thế gian.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán kỹ tự thân, nghĩ biết như thật bốn giới sai biệt, đó là địa giới, thủy, hỏa, phong giới. Như người đồ tể giỏi hoặc học trò của y, giết chết trâu rồi, lại dùng dao bén, cắt xẻ thân trâu, chia làm bốn phần, hoặc ngồi hoặc đứng, quán biết như thật.
Các Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán kỹ tự thân, nghĩ biết như thật sự sai biệt của bốn giới địa, thủy, hỏa, phong, cũng lại như vậy, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với nội thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục tham ưu của thế gian.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán kỹ tự thân, nghĩ biết như thật, từ chân đến đầu, đầy dẫy các loại bất tịnh trong đó, ngoài là lớp da mỏng bao bọc, đó là tóc, lông, móng, răng, da, máu, thịt, gân, mạch, xương, tủy, tim, gan, tỳ, thận, phổi, mật, dạ dày, ruột già, ruột non, phân, nước tiểu, nước miếng, nước mũi, nước dãi, nước mắt, cấu bẩn, mồ hôi, đàm, mủ, mỡ lá, màng óc, ghèn, cứt ráy.
Những loại bất tịnh như vậy đầy dẫy trong thân, như trong kho của nông phu hoặc các Trưởng Giả, chứa đầy các thứ tạp cốc, đó là nếp, mè, lúa tẻ, đậu, lúa mì v.v… Có người sáng mắt mở kho thấy hết, liền biết như thật, trong đó chỉ có các thứ tạp cốc, nếp, mè, lúa tẻ v.v…
Các Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán kỹ tự thân, nghĩ biết như thật, từ chân đến đầu, chỉ có các thứ bất tịnh hôi thối đầy dẫy trong đó, cũng lại như vậy, kẻ trí nào lại quý mến thân này, chỉ có phàm phu mới mê lầm đắm trước, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với nội thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục tham ưu của thế gian.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi hoang vắng, quán tử thi vứt bỏ, tử thi trải qua một ngày, hay trải qua hai ngày, cho đến bảy ngày, tử thi ấy phình trướng, biến thành màu xanh bầm thối rữa, da thủng, mủ máu chảy ra, thấy sự ấy rồi, tự nghĩ thân mình có tính chất như vậy, có đầy đủ hiện tượng như vậy, chưa được giải thoát, chung quy cũng như vậy.
Kẻ trí nào lại quý mến thân này, chỉ có kẻ ngu si mới mê lầm đắm trước, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với nội thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục tham ưu của thế gian.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi hoang vắng quán tử thi vứt bỏ, tử thi trải qua một ngày, hoặc hai ngày cho đến bảy ngày, bị các loài cầm thú như chim điêu, thứu, quạ, bồ cắt, xi, kiêu, hổ, báo, chồn, sói, dã can, chó v.v… hoặc mổ hoặc bấu, xương thịt rơi rã, cắn rứt mổ ăn.
Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân mình có tính chất như vậy, đầy đủ các hiện tượng như vậy, chưa được giải thoát, chung quy cũng như vậy, kẻ trí nào lại quý mến thân này, chỉ có kẻ ngu si mới mê lầm đắm trước, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với nội thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục tham ưu của thế gian.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi hoang vắng quán tử thi vứt bỏ, cầm thú ăn rồi, tử thi tan rã nhầy nhụa gớm ghiết, mủ máu tràn lan, có vô lượng trùng dòi nhúc hôi thối ghê tởm hơn là chó chết, thấy việc ấy rồi, tự nghĩ thân mình có tính chất như vậy, đầy đủ các hiện tượng như vậy, chưa được giải thoát, chung quy cũng thế, người trí nào lại quý mến thân này, chỉ có kẻ ngu si mới mê lầm chấp trước, thì này Thiện Hiện.
Đó là Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với nội thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục tham ưu của thế gian.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi hoang vắng quán tử thi vứt bỏ, trùng dòi ăn rồi, thịt rã xương lòi, lóng đốt liền nhau, gân ràng máu dính, chỉ còn thịt thối rữa.
Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân mình có tính chất như vậy, đầy đủ hiện tượng như vậy, chưa được giải thoát, chung quy cũng thế, người trí nào lại quý mến thân này, chỉ có kẻ ngu si mới mê lầm chấp trước, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với nội thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục tham ưu của thế gian.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi hoang vắng quán tử thi vứt bỏ, còn bộ xương, máu thịt đều hết, chỉ còn gân gắn liền.
Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân mình có tính chất như vậy, đầy đủ những hiện tượng như vậy, chưa được giải thoát, chung quy cũng thế, người trí nào lại quý mến thân này, chỉ có kẻ ngu si mới mê lầm chấp trước, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với nội thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục tham ưu của thế gian.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi hoang vắng quán tử thi vứt bỏ, chỉ còn sót lại ít xương, màu xương trắng hếu như ốc tuyết kha, các gân tan nát, lóng đốt rời rả.
Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân mình có tính chất như vậy, đầy đủ hiện tượng như vậy, chưa được giải thoát, chung quy cũng thế, người trí nào lại quý mến thân này, chỉ có kẻ ngu si mới mê lầm chấp trước, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với nội thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục tham ưu của thế gian.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi hoang vắng quán tử thi vứt bỏ, đã thành xương trắng, lóng đốt phân tán, vung vải khắp nơi, đó là xương bàn chân, xương ống chân, xương đầu gối, xương đùi vế, xương bàn tọa, xương sống, xương sườn, xương ngực, xương bắp tay, xương cánh tay, xương bàn tay, xương cổ sau, xương cằm, xương má, xương đầu, mỗi xương nằm riêng một chỗ.
Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân mình có tính chất như vậy, đầy đủ hiện tượng như vậy, chưa được giải thoát, chung quy cũng như thế, người trí nào lại quý mến thân này, chỉ có kẻ ngu si mới mê lầm tham trước, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với nội thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục tham ưu của thế gian.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi hoang vắng quán tử thi vứt bỏ, hài cốt ngổn ngang, gió thổi nắng đốt, mưa chan, sương phủ, trải nhiều năm tháng, màu như tuyết kha.
Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân mình có tính chất như vậy, đầy đủ hiện tượng như vậy, chưa được giải thoát, chung quy cũng như thế, người trí nào lại quý mến thân này, chỉ có kẻ ngu si mới mê lầm chấp trước, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với nội thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục tham ưu của thế gian.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi hoang vắng quán tử thi vứt bỏ, xương còn vung vãi trên đất, trải nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm, xương biến thành màu xanh, giống như màu chim cáp, hoặc có xương mục nát bủn như bụi, hòa lẫn trong đất, chẳng thể phân biệt.
Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân mình có tính chất như vậy, đầy đủ hiện tượng như vậy, chưa được giải thoát, chung quy cũng thế, người trí nào lại quý mến thân này, chỉ có kẻ ngu si mới mê lầm chấp trước, thì này Thiện Hiện.
Đó là Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với nội thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục tham ưu của thế gian.
Thiện Hiện! Các Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với sự sai biệt của nội thân như vậy, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục tham ưu của thế gian, đối với ngoại thân, trụ quán khắp thân, đối với nội ngoại thân, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục tham ưu của thế gian, tùy theo sở thích, cũng lại như vậy.
Thiện Hiện! Các Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với nội ngoại của cả thọ, tâm, pháp, trụ quán khắp thọ, tâm, pháp, mạnh mẽ tinh tấn, đầy đủ niệm chánh tri, vì muốn điều phục tham ưu của thế gian, tùy theo sở thích, nói rộng như trên.
Thiện Hiện! Đại Bồ Tát như vậy, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với nội ngoại thân cùng đồng thọ, tâm, pháp, khi trụ khắp thân thọ, tâm, pháp, tuy quán như vậy mà không có sở đắc.
Thiện Hiện! Nên biết đó là tướng đại thừa của Đại Bồ Tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng đại thừa của Đại Bồ Tát là Bốn Chánh Đoạn.
Những gì là bốn?
Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với các pháp ác bất thiện chưa sanh thì đừng cho sanh, nên sanh ý muốn thúc đẩy phát khởi sự siêng năng chân chính, thúc giục tâm giữ tâm, đó là chánh đoạn thứ nhất.
Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với các pháp ác bất thiện đã sanh, thì làm cho đoạn trừ vĩnh viễn, nên sanh ý muốn thúc đẩy phát khởi sự siêng năng chân chính, thúc giục tâm giữ tâm, đó là chánh đoạn thứ hai.
Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, thiện pháp chưa sanh thì khiến cho phát sanh, nên sanh ý muốn thúc đẩy phát khởi sự siêng năng chân chính, thúc giục tâm giữ tâm, đó là chánh đoạn thứ ba.
Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, thiện pháp đã sanh thì khiến cho an trụ, chẳng quên tăng trưởng mở rộng, bội tu viên mãn, nên sanh ý muốn thúc đẩy phát khởi sự siêng năng chân chính, thúc giục tâm giữ tâm, đó là chánh đoạn thứ tư.
Thiện Hiện! Nên biết đó là tướng đại thừa của Đại Bồ Tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng đại thừa của Đại Bồ Tát là Bốn Thần Túc.
Những gì là bốn?
Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu thần túc dục Tam Ma Địa đoạn hành thành tựu thì nương vào ly, nương vào vô nhiễm, nương vào diệt, hồi hướng xả, đó là thần túc thứ nhất.
Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu thần túc cần Tam Ma Địa đoạn hành thành tựu, thì nương vào ly, nương vào vô nhiễm, nương vào diệt, hồi hướng xả, đó là thần túc thứ hai.
Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu thần túc tâm Tam Ma Địa đoạn hành thành tựu, thì nương vào ly, nương vào vô nhiễm, nương vào diệt, hồi hướng xả, đó là thần túc thứ ba.
Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu thần túc quán Tam Ma Địa đoạn hành thành tựu, thì nương vào ly, nương vào vô nhiễm, nương vào diệt, hồi hướng rồi xả, đó là thần túc thứ tư.
Thiện Hiện! Nên biết đó là tướng đại thừa của Đại Bồ Tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng đại thừa của Đại Bồ Tát là Năm Căn.
Những gì là năm?
Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì đối tượng tu hành là tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.
Thiện Hiện! Nên biết đó là tướng đại thừa của Đại Bồ Tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng đại thừa của Đại Bồ Tát là năm lực.
Những gì là năm?
Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì đối tượng tu hành là tín lực, tinh tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực.
Thiện Hiện! Nên biết đó là tướng đại thừa của Đại Bồ Tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng đại thừa của Đại Bồ Tát là Bảy Chi Đẳng Giác.
Những gì là bảy?
Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì đối tượng tu hành là niệm Đẳng Giác, trạch pháp Đẳng Giác, tinh tấn Đẳng Giác, hỷ Đẳng Giác, khinh an Đẳng Giác, định Đẳng Giác, xả Đẳng Giác, nương vào ly, nương vào vô nhiễm, nương vào diệt, hồi hướng xả.
Thiện Hiện! Nên biết đó là tướng đại thừa của Đại Bồ Tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng đại thừa của Đại Bồ Tát là Tám Chi Thánh Đạo.
Những gì là tám?
Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì đối tượng tu hành là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, nương vào ly, nương vào vô nhiễm, nương vào diệt, hồi hướng xả.
Thiện Hiện! Nên biết đó là tướng đại thừa của Đại Bồ Tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng đại thừa của Đại Bồ Tát là ba Tam Ma Địa.
Những gì là ba?
Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán tự tướng của tất cả pháp đều là không, tâm được an trụ, thì gọi là pháp môn giải thoát không, cũng gọi là Tam Ma Địa không, đó là Tam Ma Địa thứ nhất.
Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, vì quán tự tướng của tất cả pháp là không, nên đều không có tướng, tâm được an trụ, thì gọi là pháp môn giải thoát vô tướng, cũng gọi là Tam Ma Địa vô tướng, đó là Tam Ma Địa thứ hai.
Nếu Đại Bồ Tát, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, vì quán tự tướng của tất cả pháp là không, nên đều không có sở nguyện, tâm được an trụ, thì gọi là pháp môn giải thoát vô nguyện, cũng gọi là Tam Ma Địa vô nguyện, đó là Tam Ma Địa thứ ba.
Thiện Hiện! Nên biết đó là tướng đại thừa của Đại Bồ Tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng đại thừa của Đại Bồ Tát là pháp trí, loại trí, thế tục trí, tha tâm trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, tận trí, vô sanh trí, như thật trí, đó là tướng đại thừa của Đại Bồ Tát.
Lúc bấy giờ, Tôn Giả Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp trí?
Phật dạy: Thiện Hiện! Nếu trí lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết sự chuyển biến tướng sai biệt của năm uẩn v.v… thì đó là pháp trí.
Bạch Thế Tôn! Thế nào là loại trí?
Thiện Hiện! Nếu trí lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết uẩn giới, xứ và các duyên khởi, hoặc tổng, hoặc biệt là vô thường v.v… thì đó là loại trí.
Bạch Thế Tôn! Thế nào là thế tục trí?
Thiện Hiện! Nếu trí lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết tất cả pháp là danh tự giả thiết, thì đó là thế tục trí.
Bạch Thế Tôn! Thế nào là Tha Tâm Trí?
Thiện Hiện! Nếu trí lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết tâm, tâm sở pháp của hữu tình và tu hành chứng diệt, thì đó là Tha Tâm Trí.
Bạch Thế Tôn! Thế nào là khổ trí?
Thiện Hiện! Nếu trí lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết khổ nên chẳng thọ sanh, thì đó là khổ trí.
Bạch Thế Tôn! Thế nào là tập trí?
Thiện Hiện! Nếu trí lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết tập nên đoạn trừ vĩnh viễn, thì đó là tập trí.
Bạch Thế Tôn! Thế nào là diệt trí?
Thiện Hiện! Nếu trí lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết diệt nên tác chứng, thì đó là diệt trí.
Bạch Thế Tôn! Thế nào là đạo trí?
Thiện Hiện! Nếu trí lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết đạo nên tu tập, thì đó là đạo trí.
Bạch Thế Tôn! Thế nào là tận trí?
Thiện Hiện! Nếu trí lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết tham, sân, si hết, thì đó là tận trí.
Bạch Thế Tôn! Thế nào là vô sanh trí?
Thiện Hiện! Nếu trí lấy vô sở đắc làm phương tiện, biết cõi đến của chúng sanh chẳng sanh lại, thì đó là vô sanh trí.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Tập Những điều Bồ Tát Hư Không Tạng Hỏi Phật - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa đại Tập địa Tạng Thập Luân - Phẩm Ba - Phẩm Vô Y Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Tâm Kinh Thánh Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật đa
Phật Thuyết Kinh Xuất Diệu - Phẩm Hai Mươi Tám - Phẩm ác Hạnh - Tập Hai