Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Mười Sáu - Phẩm Tán đại Thừa - Phần Bốn

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần

PHẬT THUYẾT KINH 

ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần  

HỘI ĐẦU  

PHẨM MƯỜI SÁU

PHẨM TÁN ĐẠI THỪA  

PHẦN BỐN  

Lại nữa, Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ.

Bản tánh của pháp môn giải thoát không không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của pháp môn giải thoát không không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ.

Chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của pháp môn giải thoát không không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ.

Tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của pháp môn giải thoát không không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ.

Vì sao?

Thiện Hiện! Vì pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Năm loại mắt không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Sáu phép thần thông không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của năm loại mắt không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ.

Bản tánh của sáu phép thần thông không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của năm loại mắt không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của sáu phép thần thông không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ.

Tự tánh của năm loại mắt không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của sáu phép thần thông không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của năm loại mắt không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của sáu phép thần thông không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ.

Vì sao?

Thiện Hiện! Vì năm loại mắt, sáu phép thần thông và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Mười lực của Phật không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ.

Bản tánh của mười lực Phật không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của mười lực Phật không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ.

Tự tánh của mười lực Phật không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của mười lực Phật không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ.

Vì sao?

Thiện Hiện! Vì mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ Tát không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Phật đà giác ngộ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của Bồ Tát không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của Phật đà giác ngộ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của Bồ Tát không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của Phật đà giác ngộ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ.

Tự tánh của Bồ Tát không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của Phật Đà giác ngộ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của Bồ Tát không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của Phật Đà giác ngộ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ.

Vì sao?

Thiện Hiện! Vì Bồ Tát, Phật Đà giác ngộ và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của các Ngài, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Hữu vi không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vô vi không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của hữu vi không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của vô vi không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của hữu vi không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ.

Chơn như của vô vi không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của hữu vi không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của vô vi không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của hữu vi không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của vô vi không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ.

Vì sao?

Thiện Hiện! Vì hữu vi, vô vi và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Cho nên nói đại thừa không đến, không đi, không trụ, có thể thấy, giống như hư không.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ông lại nói như hư không, đời trước, đời sau, đời giữa đều chẳng thể nắm bắt được, đại thừa cũng vậy, đời trước, đời sau, đời giữa đều chẳng thể nắm bắt được, vì ba đời đều bình đẳng, nên gọi là đại thừa.

Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.

Vì sao?

Thiện Hiện! Vì đời quá khứ tức là cái không của đời quá khứ, đời vị lai tức là cái không của đời vị lai, đời hiện tại tức là cái không của đời hiện tại, tánh bình đẳng ba đời tức là cái không của tánh bình đẳng ba đời, tánh đại thừa tức là cái không của tánh đại thừa, tánh Đại Bồ Tát tức là cái không của tánh Đại Bồ Tát.

Vì sao?

Thiện Hiện! Vì cái không không có tướng dị biệt một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười. Vì vậy đại thừa bình đẳng ba đời.

Thiện Hiện! Như vậy, trong đại thừa, tướng bình đẳng, bất bình đẳng hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Tướng tham, chẳng tham hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Tướng sân, chẳng sân hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Tướng si, chẳng si hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được.

Tướng kiêu mạn, chẳng kiêu mạn hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Như vậy cho đến tướng thiện, phi thiện hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Tướng hữu ký, vô ký hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Tướng hữu lậu, vô lậu hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được.

Tướng hữu tội, vô tội hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Tướng hữu nhiễm, ly nhiễm hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Tướng thế gian, xuất thế gian hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Tướng tạp nhiễm, thanh tịnh hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Tướng sanh tử, Niết Bàn hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Tướng thường, vô thường hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được.

Tướng lạc, khổ hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Tướng ngã, vô ngã hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Tướng tịnh, bất tịnh hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Tướng viễn ly, bất viễn ly hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được.

Tướng Dục Giới, ra khỏi Dục Giới hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Tướng Sắc Giới, ra khỏi Sắc Giới hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Tướng Vô Sắc Giới, ra khỏi Vô Sắc Giới hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Thiện Hiện! Vì trong đại thừa, tự tánh của các pháp, chẳng thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Sắc quá khứ tức là cái không của sắc quá khứ. Sắc vị lai tức là cái không của sắc vị lai. Sắc hiện tại tức là cái không của sắc hiện tại. Thọ, tưởng, hành, thức quá khứ tức là cái không của thọ, tưởng, hành, thức quá khứ. Thọ, tưởng, hành, thức vị lai tức là cái không của thọ, tưởng, hành, thức vị lai. Thọ, tưởng, hành, thức hiện tại tức là cái không của thọ, tưởng, hành, thức hiện tại.

Vì sao?

Thiện Hiện! Vì trong cái không, sắc quá khứ, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì sắc quá khứ tức là không, tánh không cũng không.

Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có sắc quá khứ, có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Trong cái không, sắc vị lai, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì sắc vị lai tức là không. Tánh không cũng không. Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có sắc vị lai có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Trong cái không, sắc hiện tại chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì sắc hiện tại tức là không. Tánh không cũng không.

Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có sắc hiện tại có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Trong cái không, sắc quá khứ, vị lai, hiện tại, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì sắc quá khứ, vị lai, hiện tại tức là không. Tánh không cũng không.

Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có sắc quá khứ, vị lai, hiện tại có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Trong cái không, thọ, tưởng, hành, thức quá khứ, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì thọ, tưởng, hành, thức quá khứ tức là không. Tánh không cũng không.

Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có thọ, tưởng, hành, thức quá khứ có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Trong cái không, thọ, tưởng, hành, thức vị lai, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì thọ, tưởng, hành, thức vị lai tức là không. Tánh không cũng không.

Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có thọ, tưởng, hành, thức vị lai, có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Trong cái không, thọ, tưởng, hành, thức hiện tại, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì thọ, tưởng, hành, thức hiện tại tức là không. Tánh không cũng không.

Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có thọ, tưởng, hành, thức hiện tại, có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Trong cái không, thọ, tưởng, hành, thức quá khứ, vị lai, hiện tại, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì thọ, tưởng, hành, thức quá khứ, vị lai, hiện tại tức là không. Tánh không cũng không. Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có thọ, tưởng, hành, thức quá khứ, vị lai, hiện tại có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Nhãn xứ quá khứ tức là cái không của nhãn xứ quá khứ, nhãn xứ vị lai tức là cái không của nhãn xứ vị lai, nhãn xứ hiện tại tức là cái không của nhãn xứ hiện tại.

Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ quá khứ tức là cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ quá khứ. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vị lai tức là cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vị lai. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hiện tại tức là cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hiện tại.

Vì sao?

Thiện Hiện! Vì trong cái không, nhãn xứ quá khứ, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì nhãn xứ quá khứ tức là không. Tánh không cũng không.

Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có nhãn xứ quá khứ, có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Trong cái không, nhãn xứ vị lai, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì nhãn xứ vị lai tức là không. Tánh không cũng không.

Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có nhãn xứ vị lai, có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Trong cái không, nhãn xứ hiện tại, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì nhãn xứ hiện tại tức là không. Tánh không cũng không.

Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có nhãn xứ hiện tại, có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Trong cái không, nhãn xứ quá khứ, vị lai, hiện tại, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì nhãn xứ quá khứ, vị lai, hiện tại tức là không. Tánh không cũng không. Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có nhãn xứ quá khứ, vị lai, hiện tại, có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Trong cái không, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ quá khứ, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ quá khứ tức là không. Tánh không cũng không.

Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ quá khứ, có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Trong cái không, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vị lai, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vị lai tức là không. Tánh không cũng không.

Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vị lai, có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Trong cái không, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hiện tại, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hiện tại tức là không. Tánh không cũng không.

Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hiện tại, có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Trong cái không, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ quá khứ, vị lai, hiện tại, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ quá khứ, vị lai, hiện tại tức là không. Tánh không cũng không. Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ quá khứ, vị lai, hiện tại có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Sắc xứ quá khứ tức là cái không của sắc xứ quá khứ. Sắc xứ vị lai tức là cái không của sắc xứ vị lai. Sắc xứ hiện tại tức là cái không của sắc xứ hiện tại. Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ quá khứ tức là cái không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ quá khứ.

Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vị lai tức là cái không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vị lai. Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hiện tại tức là cái không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hiện tại.

Vì sao?

Thiện Hiện! Vì trong cái không, sắc xứ quá khứ, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì sắc xứ quá khứ tức là không. Tánh không cũng không.

Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có sắc xứ quá khứ, có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Trong cái không, sắc xứ vị lai, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì sắc xứ vị lai tức là không. Tánh không cũng không.

Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có sắc xứ vị lai, có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Trong cái không, sắc xứ hiện tại, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì sắc xứ hiện tại tức là không. Tánh không cũng không.

Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có sắc xứ hiện tại, có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Trong cái không, sắc xứ quá khứ, vị lai, hiện tại, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì sắc xứ quá khứ, vị lai, hiện tại tức là không. Tánh không cũng không.

Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có sắc xứ quá khứ, vị lai, hiện tại, có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Trong cái không, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ quá khứ, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ quá khứ tức là không. Tánh không cũng không.

Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ quá khứ, có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Trong cái không, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vị lai, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vị lai tức là không. Tánh không cũng không.

Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vị lai, có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Trong cái không, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hiện tại, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hiện tại tức là không. Tánh không cũng không.

Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hiện tại, có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Trong cái không, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ quá khứ, vị lai, hiện tại, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ quá khứ, vị lai, hiện tại tức là không. Tánh không cũng không. Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ quá khứ, vị lai, hiện tại có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Nhãn giới quá khứ tức là cái không của nhãn giới quá khứ. Nhãn giới vị lai tức là cái không của nhãn giới vị lai. Nhãn giới hiện tại tức là cái không của nhãn giới hiện tại.

Sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra trong quá khứ tức là cái không của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra trong quá khứ.

Sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra trong vị lai tức là cái không của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra trong vị lai.

Sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra trong hiện tại tức là cái không của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra trong hiện tại.

Vì sao?

Thiện Hiện! Vì trong cái không, nhãn giới quá khứ, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì nhãn giới quá khứ tức là không. Tánh không cũng không.

Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có nhãn giới quá khứ, có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Trong cái không, nhãn giới vị lai, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì nhãn giới vị lai tức là không. Tánh không cũng không.

Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có nhãn giới vị lai, có thể nắm bắt được.

Thiện Hiện! Trong cái không, nhãn giới hiện tại, chẳng thể nắm bắt được.

Vì sao?

Vì nhãn giới hiện tại tức là không. Tánh không cũng không.

Trong cái không, cái không còn chẳng thể nắm bắt được, huống gì trong cái không, có nhãn giới hiện tại, có thể nắm bắt được.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần