Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Năm Mươi Năm - Phẩm Học Phương Tiện Thiện Xảo - Phần Năm

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần

PHẬT THUYẾT KINH 

ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần  

HỘI ĐẦU  

PHẨM NĂM MƯƠI NĂM  

PHẨM HỌC PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO  

PHẦN NĂM   

Phật dạy: Này Thiện Hiện!

Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ Tát vì sự tận của pháp môn giải thoát không mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự tận của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự ly của pháp môn giải thoát không mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự ly của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự diệt của pháp môn giải thoát không mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự diệt của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô sanh của pháp môn giải thoát không mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự vô sanh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô diệt của pháp môn giải thoát không mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự vô diệt của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì bản lai tịch tịnh của pháp môn giải thoát không mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì bản lai tịch tịnh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì tự tánh Niết Bàn của pháp môn giải thoát không mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì tự tánh Niết Bàn của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao?

Chân như của pháp môn giải thoát không có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao?

Chân như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chân như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ Tát vì sự tận của Bậc Cực Hỷ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự tận của Bậc Ly Cấu, Bậc Phát Quang, Bậc Diệm Tuệ, Bậc Cực Nan Thắng, Bậc Hiện Tiền, Bậc Viễn Hành, Bậc Bất Động, Bậc Thiện Tuệ, Bậc Pháp Vân mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự ly của Bậc Cực Hỷ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự ly của Bậc Ly Cấu cho đến Bậc Pháp Vân mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự diệt của Bậc Cực Hỷ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự diệt của Bậc Ly Cấu cho đến Bậc Pháp Vân mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô sanh của Bậc Cực Hỷ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự vô sanh của Bậc Ly Cấu cho đến Bậc Pháp Vân mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô diệt của Bậc Cực Hỷ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự vô diệt của Bậc Ly Cấu cho đến Bậc Pháp Vân mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì bản lai tịch tịnh của Bậc Cực Hỷ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì bản lai tịch tịnh của Bậc Ly Cấu cho đến Bậc Pháp Vân mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì tự tánh Niết Bàn của Bậc Cực Hỷ mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì tự tánh Niết Bàn của Bậc Ly Cấu cho đến Bậc Pháp Vân mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao?

Chân như của Bậc Cực Hỷ có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao?

Chân như của Bậc Ly Cấu cho đến Bậc Pháp Vân có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không! 

Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chân như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ Tát vì sự tận của năm loại mắt mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự tận của sáu phép thần thông mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự ly của năm loại mắt mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự ly của sáu phép thần thông mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự diệt của năm loại mắt mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự diệt của sáu phép thần thông mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô sanh của năm loại mắt mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự vô sanh của sáu phép thần thông mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô diệt của năm loại mắt mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự vô diệt của sáu phép thần thông mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì bản lai tịch tịnh của năm loại mắt mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì bản lai tịch tịnh của sáu phép thần thông mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì tự tánh Niết Bàn của năm loại mắt mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì tự tánh Niết Bàn của sáu phép thần thông mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao?

Chân như của năm loại mắt có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao?

Chân như của sáu phép thần thông có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chân như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ Tát vì sự tận của mười lực Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự tận của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự ly của mười lực Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự ly của bốn điều không sợ cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự diệt của mười lực Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự diệt của bốn điều không sợ cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô sanh của mười lực Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự vô sanh của bốn điều không sợ cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô diệt của mười lực Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự vô diệt của bốn điều không sợ cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì bản lai tịch tịnh của mười lực Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì bản lai tịch tịnh của bốn điều không sợ cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì tự tánh Niết Bàn của mười lực Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì tự tánh Niết Bàn của bốn điều không sợ cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao?

Chân như của mười lực Phật có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao?

Chân như của bốn điều không sợ cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chân như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ Tát vì sự tận của pháp không quên mất mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự tận của tánh luôn luôn xả mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự ly của pháp không quên mất mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự ly của tánh luôn luôn xả mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự diệt của pháp không quên mất mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự diệt của tánh luôn luôn xả mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô sanh của pháp không quên mất mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự vô sanh của tánh luôn luôn xả mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô diệt của pháp không quên mất mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự vô diệt của tánh luôn luôn xả mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì bản lai tịch tịnh của pháp không quên mất mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì bản lai tịch tịnh của tánh luôn luôn xả mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì tự tánh Niết Bàn của pháp không quên mất mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì tự tánh Niết Bàn của tánh luôn luôn xả mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao?

Chân như của pháp không quên mất có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao?

Chân như của tánh luôn luôn xả có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chân như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ Tát vì sự tận của trí nhất thiết mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự tận của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự ly của trí nhất thiết mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự ly của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự diệt của trí nhất thiết mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự diệt của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô sanh của trí nhất thiết mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự vô sanh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô diệt của trí nhất thiết mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự vô diệt của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì bản lai tịch tịnh của trí nhất thiết mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì bản lai tịch tịnh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì tự tánh Niết Bàn của trí nhất thiết mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì tự tánh Niết Bàn của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao?

Chân như của trí nhất thiết có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao?

Chân như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chân như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ Tát vì sự tận của tất cả pháp môn Đà La Ni mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự tận của tất cả pháp môn Tam Ma Địa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự ly của tất cả pháp môn Đà La Ni mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự ly của tất cả pháp môn Tam Ma Địa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự diệt của tất cả pháp môn Đà La Ni mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự diệt của tất cả pháp môn Tam Ma Địa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô sanh của tất cả pháp môn Đà La Ni mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự vô sanh của tất cả pháp môn Tam Ma Địa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô diệt của tất cả pháp môn Đà La Ni mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự vô diệt của tất cả pháp môn Tam Ma Địa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì bản lai tịch tịnh của tất cả pháp môn Đà La Ni mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì bản lai tịch tịnh của tất cả pháp môn Tam Ma Địa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì tự tánh Niết Bàn của tất cả pháp môn Đà La Ni mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì tự tánh Niết Bàn của tất cả pháp môn Tam Ma Địa mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao?

Chân như của tất cả pháp môn Đà La Ni có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao?

Chân như của tất cả pháp môn Tam Ma Địa có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chân như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ Tát vì sự tận của quả Dự Lưu mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự tận của quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự ly của quả Dự Lưu mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự ly của quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự diệt của quả Dự Lưu mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự diệt của quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô sanh của quả Dự Lưu mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự vô sanh của quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô diệt của quả Dự Lưu mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì sự vô diệt của quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì bản lai tịch tịnh của quả Dự Lưu mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì bản lai tịch tịnh của quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì tự tánh Niết Bàn của quả Dự Lưu mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Vì tự tánh Niết Bàn của quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao?

hân như của quả Dự Lưu có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao?

Chân như của quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chân như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ Tát vì sự tận của quả vị Độc Giác mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự ly của quả vị Độc Giác mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự diệt của quả vị Độc Giác mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô sanh của quả vị Độc Giác mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô diệt của quả vị Độc Giác mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì bản lai tịch tịnh của quả vị Độc Giác mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì tự tánh Niết Bàn của quả vị Độc Giác mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao?

Chân như của quả vị Độc Giác có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chân như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ Tát vì sự tận của tất cả hạnh Đại Bồ Tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự ly của tất cả hạnh Đại Bồ Tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự diệt của tất cả hạnh Đại Bồ Tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô sanh của tất cả hạnh Đại Bồ Tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô diệt của tất cả hạnh Đại Bồ Tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì bản lai tịch tịnh của tất cả hạnh Đại Bồ Tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì tự tánh Niết Bàn của tất cả hạnh Đại Bồ Tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao?

Chân như của tất cả hạnh Đại Bồ Tát có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chân như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ Tát vì sự tận của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự ly của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự diệt của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô sanh của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô diệt của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì bản lai tịch tịnh của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì tự tánh Niết Bàn của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao?

Chân như của quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chân như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ Tát vì sự tận của hữu tình mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự ly của hữu tình mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự diệt của hữu tình mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô sanh của hữu tình mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô diệt của hữu tình mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì bản lai tịch tịnh của hữu tình mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì tự tánh Niết Bàn của hữu tình mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Thì này Thiện Hiện!  Theo ý ông thì sao?

Chân như của hữu tình có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chân như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Như ông đã hỏi, nếu Đại Bồ Tát vì sự tận của Bồ Tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự ly của Bồ Tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự diệt của Bồ Tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô sanh của Bồ Tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì sự vô diệt của Bồ Tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì bản lai tịch tịnh của Bồ Tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Nếu Đại Bồ Tát vì tự tánh Niết Bàn của Bồ Tát mà học, là học trí nhất thiết trí chăng?

Thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao?

Chân như của Bồ Tát có tận, diệt, đoạn chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như học như thế là học trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chân như không tận, không diệt, không đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Đại Bồ Tát đối với chân như, học như thế là học trí nhất thiết trí.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần