Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Bốn - Phẩm Thiên đế - Phần Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
HỘI THỨ BA
PHẨM BỐN
PHẨM THIÊN ĐẾ
PHẦN MỘT
Lúc bấy giờ, ở ba ngàn đại thiên Thế Giới này, tất cả Tứ Đại Thiên Vương và các Thiên Đế, cho đến Cõi Trời Sắc Cứu Cánh, cùng vô lượng trăm ngàn muôn ức chúng đồng đến ngồi trong hội chúng.
Chư Thiên này do các nghiệp thanh tịnh mà chiêu cảm quả dị thục, hào quang nơi thân tuy phát ra rực rỡ, song so với hào quang của Như Lai thường hiện thì không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn, cho đến không bằng một phần cực nhỏ.
Vì sao?
Vì trong các hào quang, hào quang của Phật thường phát ra oai lực rực rỡ, hào quang Ngài là tối tôn, tối thắng, tối cao, tối diệu, không thể so sánh, không thể sánh bằng, là vô thượng đệ nhất. Hào quang của Phật che lắp làm mất hẳn hào quang của Chư Thiên, giống như ánh sáng trăng rằm mùa thu, che lắp tất cả ngôi sao.
Khi ấy, Trời Ðế Thích bạch Thiện Hiện: Bây giờ trong ba ngàn đại thiên Thế Giới này đều có tất cả Tứ Đại Thiên Vương và các Thiên Đế, cho đến Trời Sắc Cứu Cánh, cùng với quyến thuộc đồng vân tập đến chúng hội, muốn nghe Ðại Đức tuyên thuyết bát nhã Ba la mật đa. Cúi xin Ðại Đức thương xót chúng tôi mà tuyên thuyết.
Bạch Ðại Đức! Sao gọi là bát nhã Ba la mật đa sâu xa của Đại Bồ Tát?
Vì sao Đại Bồ Tát an trụ nơi bát nhã Ba la mật đa?
Vì sao Đại Bồ Tát phải học bát nhã Ba la mật đa?
Cụ thọ Thiện Hiện bảo Trời Ðế Thích: Kiều Thi Ca! Thiên Chúng các vị nên lắng nghe, khéo tư duy, tôi sẽ nương sức oai thần của Phật, thuận theo ý của Như Lai mà vì các Đại Bồ Tát tuyên thuyết bát nhã Ba la mật đa. Các Đại Bồ Tát có thể ở trong pháp đó mà an trụ như vậy, tu học như vậy.
Kiều Thi Ca! Thiên Chúng các vị, vị nào chưa phát tâm cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề thì nay nên phát tâm.
Kiều Thi Ca! Nếu những vị nào đã vào chánh tánh ly sanh của Thanh Văn, Ðộc Giác, thì không thể phát tâm đại Bồ Đề lại nữa.
Vì sao?
Kiều Thi Ca! Vì vị ấy ngăn cách dòng sanh tử. Trong những vị ấy, nếu vị nào có thể phát tâm quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề thì tôi cũng tùy hỷ.
Vì sao?
Vì các Bậc Thắng nhân đều nên cầu thắng pháp. Tôi hoàn toàn không ngăn cản thiện phẩm thù thắng của họ.
Kiều Thi Ca! Ngài hỏi, sao gọi là bát nhã Ba la mật đa của Đại Bồ Tát?
Lắng nghe! Lắng nghe! Tôi sẽ nói cho ngài rõ.
Kiều Thi Ca! Nếu Đại Bồ Tát nào khởi tâm tương ưng với trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tư duy sắc uẩn cho đến thức uẩn, hoặc vô thường, hoặc khổ, hoặc vô ngã, hoặc bất tịnh, hoặc không, hoặc vô tướng, hoặc vô nguyện, hoặc tịch tĩnh, hoặc viễn ly.
Hoặc như bệnh, như ung nhọt, như mũi tên, như ghẻ lở, hoặc nhiệt não, hoặc bức bách, hoặc bại hoại, hoặc mục nát, hoặc biến động, hoặc mau diệt, hoặc đáng sợ, hoặc đáng chán, hoặc tai ương, hoặc ngang trái, hoặc có dịch, hoặc có bệnh truyền nhiễm, hoặc không an ổn, hoặc không đáng tin, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, vô tác, vô vi.
Tư duy nhãn xứ cho đến ý xứ. Tư duy sắc xứ cho đến pháp xứ. Tư duy nhãn giới cho đến ý giới. Tư duy sắc giới cho đến pháp giới. Tư duy nhãn thức giới cho đến ý thức giới.
Tư duy nhãn xúc cho đến ý xúc. Tư duy các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Tư duy Địa giới cho đến thức giới. Tư duy vô minh cho đến lão tử, cũng lại như vậy.
Kiều Thi Ca! Ðây gọi là bát nhã Ba la mật đa sâu xa của Đại Bồ Tát.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu Đại Bồ Tát nào khởi tâm tương ưng với trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tư duy vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục xứ, lục xứ duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử, cho đến hoàn toàn là tập hợp khổ lớn.
Lại dùng vô sở đắc làm phương tiện, tư duy vô minh diệt nên hành diệt, hành diệt nên thức diệt, thức diệt nên danh sắc diệt, danh sắc diệt nên lục xứ diệt, lục xứ diệt nên xúc diệt, xúc diệt nên thọ diệt, thọ diệt nên ái diệt, ái diệt nên thủ diệt, thủ diệt nên hữu diệt. Hữu diệt nên sanh diệt, sanh diệt nên lão tử cho đến tập hợp khổ lớn diệt.
Tất cả đều diệt như thế là vô ngã, không, vô tướng, vô nguyện, tịch tĩnh, viễn ly, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, vô tác, vô vi.
Kiều Thi Ca! Ðây gọi là bát nhã Ba la mật đa sâu xa của Đại Bồ Tát.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu Đại Bồ Tát nào phát khởi tâm tương ưng với trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tư duy pháp nội không cho đến pháp vô tính tự tính không là vô ngã, ngã sở, vô tướng, vô nguyện, tịch tĩnh, viễn ly, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, vô tác, vô vi.
Kiều Thi Ca! Ðây gọi là bát nhã Ba la mật đa sâu xa của Đại Bồ Tát.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu Đại Bồ Tát nào phát khởi tâm tương ưng với trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tư duy chân như cho đến cảnh giới bất tư nghì là vô ngã, ngã sở, vô tướng, vô nguyện, tịch tĩnh, viễn ly, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, vô tác, vô vi.
Kiều Thi Ca! Ðây gọi là bát nhã Ba la mật đa sâu xa của Đại Bồ Tát.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu Đại Bồ Tát nào phát khởi tâm tương ưng với trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tư duy cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi là vô ngã, ngã sở, vô tướng, vô nguyện, tịch tĩnh, viễn ly, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, vô tác, vô vi.
Kiều Thi Ca! Ðây gọi là bát nhã Ba la mật đa sâu xa của Đại Bồ Tát.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu Đại Bồ Tát nào phát khởi tâm tương ưng với trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tư duy Bố Thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa.
Tư duy bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh Đạo. Tư duy bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Tư duy tám giải thoát, chín định thứ đệ. Tư duy pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.
Tư duy Tịnh quán Địa cho đến Như Lai Địa. Tư duy Cực Hỷ Địa cho đến Pháp Vân Địa. Tư duy năm loại mắt, sáu phép thần thông. Tư duy mười lực Như Lai cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng.
Tư duy pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Tư duy tất cả pháp môn Đà La Ni, pháp môn Tam Ma Địa. Tư duy trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đều là vô thường, vô ngã, không, vô tướng, vô nguyện, tịch tĩnh, viễn ly, biến động, mau diệt, không đáng tin, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, vô tác, vô vi.
Kiều Thi Ca! Ðây gọi là bát nhã Ba la mật đa sâu xa của Đại Bồ Tát.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu Đại Bồ Tát nào phát khởi tâm tương ưng với trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, an trụ pháp nội không cho đến pháp vô tính tự tính không, an trụ chân như cho đến cảnh giới bất tư nghì, an trụ cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi, an trụ Thánh Đế Khổ cho đến Thánh Đế Đạo.
Kiều Thi Ca! Ðây gọi là bát nhã Ba la mật đa sâu xa của Đại Bồ Tát.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu Đại Bồ Tát nào phát khởi tâm tương ưng với trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu hành bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa. Tu hành bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo.
Tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Tu hành tám giải thoát, chín định thứ đệ. Tu hành pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Tu hành Cực Hỷ Địa cho đến Pháp Vân Địa. Tu hành năm loại mắt, sáu phép thần thông. Tu hành mười lực Phật cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng.
Tu hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Tu hành tất cả pháp môn Đà La Ni, pháp môn Tam Ma Địa. Tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Tu hành tất cả hạnh Đại Bồ Tát. Tu hành quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Chư Phật.
Kiều Thi Ca! Ðây gọi là bát nhã Ba la mật đa sâu xa của Đại Bồ Tát.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Pháp Vị Tằng Hữu Chánh Pháp - Phần Sáu
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh A Nan - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Bản Duyên - Phẩm Tám - Phẩm Rồng
Phật Thuyết Kinh Vô Thượng Y - Phẩm Hai - Phẩm Như Lai Giới
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Thiện Giới - Phẩm Chín - Phẩm Lực Và Tánh Bồ đề
Phật Thuyết Kinh Na Tiên Tỳ Kheo - Phẩm Hai Mươi Tám - Phẩm Duyên Nghiệp Của Tri Giác
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Hai Mươi Bảy - Kinh Chữa Lốt Roi đánh