Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Hai - Phẩm Ba - Phẩm Quán Chiếu - Phần Hai
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
HỘI THỨ HAI
PHẨM BA
PHẨM QUÁN CHIẾU
PHẦN HAI
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa vì tương ưng với không của nhất thiết pháp nên nói tương ưng với bát nhã Ba la mật đa. Vì tương ưng với không của pháp hữu vi, vô vi nên nói tương ưng với bát nhã Ba la mật đa.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa vì tương ưng với bản tánh không nên nói tương ưng với bát nhã Ba la mật đa.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa vì tương ưng với bảy không như vậy nên nói tương ưng với bát nhã Ba la mật đa.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, khi tương ưng với bảy không như thế, chẳng thấy sắc tương ưng, hoặc chẳng tương ưng, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức tương ưng, hoặc chẳng tương ưng.
Chẳng thấy sắc hoặc pháp sanh hoặc pháp diệt, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức hoặc pháp sanh hoặc pháp diệt. Chẳng thấy sắc hoặc nhiễm hoặc tịnh, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức hoặc nhiễm hoặc tịnh. Chẳng thấy sắc hợp với thọ, chẳng thấy thọ hợp với tưởng, chẳng thấy tưởng hợp với hành, chẳng thấy hành hợp với thức.
Vì sao?
Vì không có chút pháp nào hợp với pháp, vì bản tánh không.
Này Xá Lợi Tử! Không của các sắc chẳng phải sắc, không của các thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức.
Vì sao?
Này Xá Lợi Tử! Vì không của các sắc chẳng phải tướng biến ngại. Không của các thọ chẳng phải tướng lãnh nạp. Không của các tưởng chẳng phải tướng nắm bắt. Không của các hành chẳng phải tướng tạo tác. Không của các thức chẳng phải tướng liễu biệt.
Vì sao?
Này Xá Lợi Tử! Vì sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc. thọ, tưởng, hành, thức chẳng khác không, không chẳng khác thọ, tưởng, hành, thức. thọ, tưởng, hành, thức tức là không, không tức là thọ, tưởng, hành, thức.
Này Xá Lợi Tử! Tướng không của các pháp ấy không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, không tăng, không giảm, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại. Trong không ấy không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức.
Không có nhãn xứ, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Không có sắc xứ, không có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Không có nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới. Không có nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới. Không có tỷ giới hương giới, tỷ thức giới. Không có thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới. Không có thân giới, xúc giới, thân thức giới.
Không có ý giới, pháp giới, ý thức giới. Không có vô minh, cũng không vô minh diệt, cho đến không có lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng không có lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não diệt. Không có Thánh đế khổ, không có Thánh đế tập, diệt, đạo. Không có đắc, không có hiện quán. Không có Dự Lưu, không có quả Dự Lưu.
Không có Nhất Lai, không có quả Nhất Lai. Không có Bất Hoàn, không có quả Bất Hoàn. Không có A La Hán, không có quả A La Hán. Không có Độc Giác, không có quả Độc Giác. Không có Bồ Tát, không có hạnh Bồ Tát. Không có Chánh Đẳng Giác, không có quả Chánh Đẳng Giác.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, vì tương ưng với các pháp như vậy, nên nói tương ưng với bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, chẳng thấy Bố Thí Ba la mật đa tương ưng hay chẳng tương ưng. Chẳng thấy Tịnh Giới, An Nhẫn, Tinh Tấn, Tịnh Lự, bát nhã Ba la mật đa tương ưng hoặc chẳng tương ưng.
Chẳng thấy sắc tương ưng hoặc chẳng tương ưng. Chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức tương ưng hoặc chẳng tương ưng. Chẳng thấy nhãn xứ tương ưng hoặc chẳng tương ưng.
Chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tương ưng hoặc chẳng tương ưng. Chẳng thấy sắc xứ tương ưng hoặc chẳng tương ưng. Chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ tương ưng hoặc chẳng tương ưng.
Chẳng thấy nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới tương ưng hoặc chẳng tương ưng. Chẳng thấy nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới tương ưng hoặc chẳng tương ưng. Chẳng thấy tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới tương ưng hoặc chẳng tương ưng. Chẳng thấy thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới tương ưng hoặc chẳng tương ưng.
Chẳng thấy thân giới, xúc giới, thân thức giới tương ưng hoặc chẳng tương ưng. Chẳng thấy ý giới, pháp giới, ý thức giới tương ưng hoặc chẳng tương ưng. Chẳng thấy bốn niệm trụ tương ưng hoặc chẳng tương ưng. Chẳng thấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo tương ưng hoặc chẳng tương ưng.
Chẳng thấy mười lực Phật tương ưng hoặc chẳng tương ưng. Chẳng thấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng tương ưng hoặc chẳng tương ưng.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa tương ưng với pháp như thế nên nói tương ưng với bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, chẳng quán không tương ưng với không. Chẳng quán vô tướng tương ưng với vô tướng. Chẳng quán vô nguyện tương ưng với vô nguyện.
Vì sao?
Vì không, vô tướng, vô nguyện đều không có tương ưng nào mà chẳng tương ưng.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, tương ưng với pháp như vậy nên nói tương ưng với bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, đã hiểu rõ tự tướng của nhất thiết pháp là không, không quán sắc hoặc hợp hoặc tan, không quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc hợp hoặc tan. Không quán sắc với quá khứ hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì không thấy quá khứ. Không quán thọ, tưởng, hành, thức với quá khứ hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì không thấy quá khứ. Không quán sắc với vị lai hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì không thấy vị lai. Không quán thọ, tưởng, hành, thức với vị lai hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì không thấy vị lai. Không quán sắc với hiện tại hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì không thấy hiện tại. Không quán thọ, tưởng, hành, thức với hiện tại hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì không thấy hiện tại. Không quán quá khứ với vị lai hoặc hợp hoặc tan. Không quán quá khứ với hiện tại hoặc hợp hoặc tan. Không quán vị lai với quá khứ hoặc hợp hoặc tan. Không quán vị lai với hiện tại hoặc hợp hoặc tan.
Không quán hiện tại với quá khứ hoặc hợp hoặc tan. Không quán hiện tại với vị lai hoặc hợp hoặc tan. Không quán quá khứ với vị lai, hiện tại hoặc hợp hoặc tan. Không quán vị lai với quá khứ, hiện tại hoặc hợp hoặc tan. Không quán hiện tại với vị lai, quá khứ hoặc hợp hoặc tan. Không quán quá khứ, vị lai, hiện tại hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì ba đời đều không.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa vì tương ưng với pháp như thế nên nói tương ưng với bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, không quán trí nhất thiết với quá khứ hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì quá khứ còn không thấy, huống là quán trí nhất thiết với quá khứ hoặc hợp hoặc tan. Không quán trí nhất thiết với vị lai hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì vị lai còn không thấy, huống là quán trí nhất thiết với vị lai hoặc hợp hoặc tan. Không quán trí nhất thiết với hiện tại hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì hiện tại còn không thấy huống là quán trí nhất thiết với hiện tại hoặc hợp hoặc tan. Không quán trí nhất thiết với sắc hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì sắc còn không thấy huống là quán trí nhất thiết với sắc hoặc hợp hoặc tan. Không quán trí nhất thiết với thọ, tưởng, hành, thức hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì thọ, tưởng, hành, thức còn không thấy huống là quán trí nhất thiết với thọ, tưởng, hành, thức hoặc hợp hoặc tan. Không quán trí nhất thiết với nhãn xứ hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì nhãn xứ còn không thấy huống là quán trí nhất thiết với nhãn xứ hoặc hợp hoặc tan. Không quán trí nhất thiết với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ còn không thấy huống là quán trí nhất thiết với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc hợp hoặc tan. Không quán trí nhất thiết với sắc xứ hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì sắc xứ còn không thấy huống là quán trí nhất thiết với sắc xứ hoặc hợp hoặc tan. Không quán trí nhất thiết với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ còn không thấy huống là quán trí nhất thiết với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc hợp hoặc tan. Không quán trí nhất thiết với nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới còn không thấy huống là quán trí nhất thiết với nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới hoặc hợp hoặc tan. Không quán trí nhất thiết với nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới còn không thấy huống là quán trí nhất thiết với nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới hoặc hợp hoặc tan. Không quán trí nhất thiết với tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới còn không thấy huống là quán trí nhất thiết với tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới hoặc hợp hoặc tan. Không quán trí nhất thiết với thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới còn không thấy huống là quán trí nhất thiết với thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới hoặc hợp hoặc tan. Không quán trí nhất thiết với thân giới, xúc giới, thân thức giới hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì thân giới, xúc giới, thân thức giới còn không thấy huống là quán trí nhất thiết với thân giới, xúc giới, thân thức giới hoặc hợp hoặc tan. Không quán trí nhất thiết với ý giới, pháp giới, ý thức giới hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì ý giới, pháp giới, ý thức giới còn không thấy huống là quán trí nhất thiết với ý giới, pháp giới, ý thức giới hoặc hợp hoặc tan.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa vì tương ưng với các pháp như thế nên nói tương ưng với bát nhã Ba la mật đa.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, không quán trí nhất thiết với bố thí Ba la mật đa hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì bố thí Ba la mật đa còn không thấy huống là quán trí nhất thiết với bố thí Ba la mật đa hoặc hợp hoặc tan. Không quán trí nhất thiết với tịnh giới Ba la mật đa hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì tịnh giới Ba la mật đa còn không thấy huống là quán trí nhất thiết với tịnh giới Ba la mật đa hoặc hợp hoặc tan. Không quán trí nhất thiết với an nhẫn Ba la mật đa hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì an nhẫn Ba la mật đa còn không thấy huống là quán trí nhất thiết với an nhẫn Ba la mật đa hoặc hợp hoặc tan. Không quán trí nhất thiết với tinh tấn Ba la mật đa hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì Tinh Tấn Ba la mật đa còn không thấy huống là quán trí nhất thiết với tinh tấn Ba la mật đa hoặc hợp hoặc tan. Không quán trí nhất thiết với tịnh lự Ba la mật đa hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì Tịnh Lự Ba la mật đa còn không thấy huống là quán trí nhất thiết với tịnh lự Ba la mật đa hoặc hợp hoặc tan. Không quán trí nhất thiết với bát nhã Ba la mật đa hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì bát nhã Ba la mật đa còn không thấy huống là quán trí nhất thiết với bát nhã Ba la mật đa hoặc hợp hoặc tan. Không quán trí nhất thiết với bốn niệm trụ hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì bốn niệm trụ còn không thấy huống là quán trí nhất thiết với bốn niệm trụ hoặc hợp hoặc tan. Không quán trí nhất thiết với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo còn không thấy huống là quán trí nhất thiết với bốn chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo hoặc hợp hoặc tan. Không quán trí nhất thiết với mười lực Phật hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì mười lực Phật còn không thấy huống là quán trí nhất thiết với mười lực Phật hoặc hợp hoặc tan. Không quán trí nhất thiết với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng còn không thấy huống là quán trí nhất thiết với bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng hoặc hợp hoặc tan.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa vì tương ưng với pháp như thế nên nói tương ưng với bát nhã Ba la mật đa.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, không quán trí nhất thiết với Phật hoặc hợp hoặc tan. Cũng không quán Phật với trí nhất thiết hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì trí nhất thiết tức là Phật, Phật tức là trí nhất thiết. Không quán trí nhất thiết với bồ đề hoặc hợp hoặc tan.
Cũng không quán Bồ Đề với trí nhất thiết hoặc hợp hoặc tan.
Vì sao?
Vì trí nhất thiết tức là Bồ Đề, Bồ Đề tức là trí nhất thiết.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa vì tương ưng với pháp như vậy, nên nói tương ưng với bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, không chấp trước sắc có tánh, không chấp trước sắc không tánh. Không chấp trước thọ, tưởng, hành, thức có tánh, không chấp trước thọ, tưởng, hành, thức không tánh.
Không chấp trước sắc thường, không chấp trước sắc vô thường. Không chấp trước thọ, tưởng, hành, thức thường, không chấp trước thọ, tưởng, hành, thức vô thường. Không chấp trước sắc lạc, không chấp trước sắc khổ. Không chấp trước thọ, tưởng, hành, thức lạc, không chấp trước thọ, tưởng, hành, thức khổ.
Không chấp trước sắc ngã, không chấp trước sắc vô ngã. Không chấp trước thọ, tưởng, hành, thức ngã, không chấp trước thọ, tưởng, hành, thức vô ngã. Không chấp trước sắc tịch tịnh, không chấp trước sắc không tịch tịnh. Không chấp trước thọ, tưởng, hành, thức tịch tịnh, không chấp trước thọ, tưởng, hành, thức không tịch tịnh.
Không chấp trước sắc không, không chấp trước sắc bất không. Không chấp trước thọ, tưởng, hành, thức không, không chấp trước thọ, tưởng, hành, thức bất không. Không chấp trước sắc vô tướng, không chấp trước sắc hữu tướng.
Không chấp trước thọ, tưởng, hành, thức vô tướng, không chấp trước thọ, tưởng, hành, thức hữu tướng. Không chấp trước sắc vô nguyện, không chấp trước sắc hữu nguyện. Không chấp trước thọ, tưởng, hành, thức vô nguyện, không chấp trước thọ, tưởng, hành, thức hữu nguyện.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa vì tương ưng với pháp như vậy, nên nói tương ưng với bát nhã Ba la mật đa.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, không nghĩ là: Ta tu hành bát nhã Ba la mật đa.
Không nghĩ là: Ta không tu hành bát nhã Ba la mật đa.
Không nghĩ là: Ta tu hành cũng không tu hành bát nhã Ba la mật đa.
Không nghĩ là: Ta không phải tu hành, chẳng phải không tu hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa vì tương ưng với pháp như thế, nên nói tương ưng với bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, không vì Bố Thí Ba la mật đa mà tu hành bát nhã Ba la mật đa. Không vì tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa mà tu hành bát nhã Ba la mật đa. Không vì thể nhập Chánh tánh ly sanh mà tu hành bát nhã Ba la mật đa. Không vì đắc địa vị Bất Thối Chuyển mà tu hành bát nhã Ba la mật đa.
Không vì thành thục chúng hữu tình mà tu hành bát nhã Ba la mật đa. Không vì nghiêm tịnh Cõi Phật mà tu hành bát nhã Ba la mật đa. Không vì bốn niệm trụ mà tu hành bát nhã Ba la mật đa.
Không vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo mà tu hành bát nhã Ba la mật đa. Không vì mười lực của Phật mà tu hành bát nhã Ba la mật đa.
Không vì bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu hành bát nhã Ba la mật đa. Không vì pháp không nội mà tu hành bát nhã Ba la mật đa.
Không vì pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn.
Pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà tu hành bát nhã Ba la mật đa.
Không vì chân như mà tu hành bát nhã Ba la mật đa. Không vì pháp giới mà tu hành bát nhã Ba la mật đa. Không vì pháp tánh mà tu hành bát nhã Ba la mật đa. Không vì thật tế mà tu hành bát nhã Ba la mật đa. Không vì tánh bình đẳng mà tu hành bát nhã Ba la mật đa.
Vì sao?
Vì Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, không thấy tánh các pháp sai khác.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa vì tương ưng với pháp như thế, nên nói tương ưng với bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, không vì trí chứng biết thần túc thông mà tu hành bát nhã Ba la mật đa. Không vì trí chứng biết thiên nhĩ, tha tâm, túc trụ tùy niệm, thiên nhãn, lậu tận thông mà tu hành bát nhã Ba la mật đa.
Vì sao?
Vì Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, bát nhã Ba la mật đa còn không thấy huống là thấy sáu phép thần thông của Bồ Tát và các Như Lai.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa vì tương ưng với pháp như thế, nên nói tương ưng với bát nhã Ba la mật đa.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, không nghĩ: Ta dùng trí chứng biết thần túc thông đến hằng hà sa số Thế Giới Chư Phật khắp mười phương, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen Chư Phật Như Lai các Thế Giới.
Không nghĩ: Ta dùng trí chứng biết thiên nhĩ nghe pháp âm của Chư Phật, Bồ Tát đã thuyết ở hằng hà sa số Thế Giới Chư Phật khắp mười phương.
Không nghĩ: Ta dùng trí chứng biết tha tâm biết khắp tâm, tâm sở của tất cả hữu tình ở hằng hà sa số Thế Giới Chư Phật khắp mười phương.
Không nghĩ: Ta dùng trí chứng biết túc trụ tùy niệm nhớ hết các việc đời trước của tất cả hữu tình ở hằng hà sa số Thế Giới Chư Phật khắp mười phương.
Không nghĩ: Ta dùng trí chứng biết thiên nhãn thấy sự chết đây, sanh kia của tất cả hữu tình trong hằng hà sa số Thế Giới Chư Phật khắp mười phương.
Không nghĩ: Ta dùng trí chứng biết lậu tận quán các lậu dứt hay không dứt của tất cả hữu tình trong hằng hà sa số Thế Giới Chư Phật khắp mười phương.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa vì tương ưng với pháp như vậy, nên nói tương ưng với bát nhã Ba la mật đa.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, khi tương ưng với bát nhã Ba la mật đa như thế, thì có thể hướng dẫn vô lượng, vô số, vô biên hữu tình vào cảnh giới Vô Dư Y Niết Bàn, tất cả ác ma không thể hại được, các điều mong muốn ở thế gian đều được tùy ý.
Tất cả Chư Phật và các chúng Đại Bồ Tát trong hằng hà sa số Thế Giới khắp mười phương đều hộ niệm Bồ Tát như thế, làm cho không thối đọa vào địa vị của tất cả Thanh Văn, Độc Giác … Trời Tứ Đại Vương cho đến Trời Sắc Cứu Cánh ở hằng hà sa số Thế Giới khắp mười phương đều ủng hộ Bồ Tát như thế.
Các việc làm đều làm cho không bị chướng ngại, thân tâm khổ não, bệnh tật đều được tiêu trừ. Nếu có tội nghiệp ở đời vị lai phải chịu quả báo khổ thì chuyển cho đời hiện tại chịu nhẹ thôi.
Vì sao?
Vì Bồ Tát này có lòng từ bi ban khắp tất cả hữu tình.
Này Xá Lợi Tử! Nên biết Đại Bồ Tát như thế dùng chút gia hạnh liền có thể làm cho tất cả các môn Đà La Ni, môn Tam Ma Địa đều hiện ở trước, sanh ra ở đâu cũng thường được phụng sự Chư Phật Thế Tôn cho đến chứng đắc vô thượng bồ đề, ở trong thời gian đó thường không xa Phật.
Này Xá Lợi Tử! Nên biết, Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, khi tương ưng với bát nhã Ba la mật đa như thế, được vô lượng, vô số bất khả tư nghì công đức thù thắng như thế.
Lại nữa, này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, không nghĩ: Có pháp tương ưng hoặc không tương ưng với pháp, bình đẳng hoặc không bình đẳng với pháp.
Vì sao?
Vì Đại Bồ Tát này không thấy có pháp tương ưng hoặc không tương ưng với pháp, bình đẳng hoặc không bình đẳng với pháp.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa vì tương ưng với pháp như thế, nên nói tương ưng với bát nhã Ba la mật đa.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, không nghĩ: Đối với pháp giới, ta mau hiện chứng Đẳng Giác hoặc không mau hiện chứng Đẳng Giác.
Vì sao?
Vì không có chút pháp nào có thể đối với pháp giới hiện chứng Đẳng Giác.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa vì tương ưng với pháp như thế, nên nói tương ưng với bát nhã Ba la mật đa.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, không thấy chút pháp nào lìa pháp giới.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa vì tương ưng với pháp như thế, nên nói tương ưng với bát nhã Ba la mật đa.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, không nghĩ: pháp giới có thể làm nhân duyên cho các pháp.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa vì tương ưng với pháp như thế, nên nói tương ưng với bát nhã Ba la mật đa.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, không nghĩ: Pháp này có thể chứng hoặc không thể chứng pháp giới.
Vì sao?
Vì Đại Bồ Tát này chút pháp còn không thấy huống là có pháp có thể chứng pháp giới hay không chứng.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa vì tương ưng với pháp như thế, nên nói tương ưng với bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, chẳng thấy pháp giới tương ưng với không, cũng chẳng thấy không tương ưng với pháp giới.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa vì tương ưng với pháp như thế, nên nói tương ưng với bát nhã Ba la mật đa.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, chẳng thấy sắc tương ưng với không, cũng chẳng thấy không tương ưng với sắc. Chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức tương ưng với không, cũng chẳng thấy không tương ưng với thọ, tưởng, hành, thức.
Chẳng thấy nhãn xứ tương ưng với không, cũng chẳng thấy không tương ưng với nhãn xứ. Chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tương ưng với không, cũng chẳng thấy không tương ưng với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Chẳng thấy sắc xứ tương ưng với không, cũng chẳng thấy không tương ưng với sắc xứ. Chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ tương ưng với không, cũng chẳng thấy không tương ưng với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.
Chẳng thấy nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới tương ưng với không, cũng chẳng thấy không tương ưng với nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới. Chẳng thấy nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới tương ưng với không, cũng chẳng thấy không tương ưng với nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới.
Chẳng thấy tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới tương ưng với không, cũng chẳng thấy không tương ưng với tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới. Chẳng thấy thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới tương ưng với không, cũng chẳng thấy không tương ưng với thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới.
Chẳng thấy thân giới, xúc giới, thân thức giới tương ưng với không, cũng chẳng thấy không tương ưng với thân giới, xúc giới, thân thức giới. Chẳng thấy ý giới, pháp giới, ý thức giới tương ưng với không, cũng chẳng thấy không tương ưng với ý giới, pháp giới, ý thức giới.
Chẳng thấy Thánh đế khổ tương ưng với không, cũng chẳng thấy không tương ưng với Thánh đế khổ. Chẳng thấy Thánh đế tập, diệt, đạo tương ưng với không, cũng chẳng thấy không tương ưng với Thánh đế tập, diệt, đạo.
Chẳng thấy vô minh tương ưng với không, cũng chẳng thấy không tương ưng với vô minh. Chẳng thấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não tương ưng với không, cũng chẳng thấy không tương ưng với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não.
Chẳng thấy bốn niệm trụ tương ưng với không, cũng chẳng thấy không tương ưng với bốn niệm trụ. Chẳng thấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo tương ưng với không, cũng chẳng thấy không tương ưng với bốn chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo. Chẳng thấy mười lực Phật tương ưng với không, cũng chẳng thấy không tương ưng với mười lực Phật.
Chẳng thấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng tương ưng với không, cũng chẳng thấy không tương ưng với bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, nếu có thể tương ưng như vậy thì là đệ nhất tương ưng với không. Các Đại Bồ Tát do tương ưng với không như vậy nên không rơi vào địa vị Thanh Văn, Độc Giác mà làm nghiêm tịnh Cõi Phật, thành thục hữu tình, mau chứng Vô Thượng Chánh Giác.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, trong các loại tương ưng, tương ưng với bát nhã Ba la mật đa là tối đệ nhất, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, tối cao, tối cực, vô thượng, vô thượng thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng.
Vì sao?
Này Xá Lợi Tử! Vì tương ưng với bát nhã Ba la mật đa này tức là tương ưng với không, tương ưng với vô tướng, tương ưng với vô nguyện.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, lúc tương ưng với bát nhã Ba la mật đa như thế, nên biết là được thọ ký làm Phật, hoặc gần được thọ ký.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát này có thể làm lợi ích lớn cho vô lượng, vô số, vô biên chúng hữu tình.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát này không nghĩ: Ta tương ưng với bát nhã Ba la mật đa.
Không nghĩ: Ta được thọ ký chắc chắn sẽ thành Phật, hoặc gần được thọ ký.
Không nghĩ: Ta có thể nghiêm tịnh Cõi Phật, thành thục hữu tình.
Cũng Không nghĩ: Ta sẽ chứng đắc vô thượng bồ đề, chuyển diệu pháp luân, làm lợi ích cho tất cả chúng sanh.
Vì sao?
Vì Đại Bồ Tát này không thấy có pháp xa lìa pháp giới, không thấy có pháp tu hành bát nhã Ba la mật đa, không thấy có pháp được Phật thọ ký, không thấy có pháp sẽ chứng đắc vô thượng bồ đề, không thấy có pháp nghiêm tịnh Cõi Phật, không thấy có pháp thành thục hữu tình.
Vì sao?
Vì Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, không sanh khởi tưởng về ngã, tưởng về hữu tình, mạng sống, sự sanh, sự nuôi dưỡng, sĩ phu, Bổ Đặc Già La, ý sanh, đồng tử, người làm, người sai làm, người khởi xướng, người sai khởi xướng, người nhận, người sai nhận, người biết, người thấy.
Vì sao?
Vì ngã, hữu tình v.v… rốt ráo, không sanh cũng không diệt. Chúng đã rốt ráo không sanh, không diệt thì làm sao có thể tu hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát này vì không thấy hữu tình sanh nên tu hành bát nhã Ba la mật đa, vì không thấy hữu tình diệt nên tu hành bát nhã Ba la mật đa. Đạt đến hữu tình không nên tu hành bát nhã Ba la mật đa.
Đạt đến hữu tình phi ngã nên tu hành bát nhã Ba la mật đa. Đạt đến hữu tình bất khả đắc nên tu hành bát nhã Ba la mật đa. Đạt đến hữu tình viễn ly nên tu hành bát nhã Ba la mật đa. Đạt đến bản tánh hữu tình chẳng phải tánh hữu tình nên tu hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, trong các loại tương ưng, tương ưng với không là đệ nhất. Tương ưng với bát nhã Ba la mật đa là tối tôn, tối thắng.
Này Xá Lợi Tử! Các Đại Bồ Tát tương ưng như thế có thể đạt đến mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, tương ưng với bát nhã Ba la mật đa như vậy hoàn toàn không sanh tâm xan tham, không sanh tâm phạm giới, không sanh tâm giận dữ, không sanh tâm giải đãi, không sanh tâm tán loạn, không sanh tâm ác tuệ.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba