Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Hai - Phẩm Ba Mươi Sáu - Phẩm Kinh Văn - Phần Một

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần

PHẬT THUYẾT KINH 

ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần  

HỘI THỨ HAI  

PHẨM BA MƯƠI SÁU

PHẨM KINH VĂN  

PHẦN MỘT  

Bấy giờ, Phật Bảo Trời Ðế Thích: Này Kiều Thi Ca! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình của Châu Thiệm Bộ, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông nghĩ sao?

Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Ðế Thích thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Rất nhiều.

Bạch Đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật Bảo: Này Kiều Thi Ca! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này sẽ được phước tụ nhiều hơn người trước rất nhiều.

Vì cớ sao?

Này Kiều Thi Ca! Vì trong tạng bí mật của bát nhã Ba la mật đa như thế rộng nói tất cả pháp vô lậu. Trong đây, các thiện nam tử, thiện nữ nhân… đã học, đang học, sẽ học.

Hoặc có vị đã nhập vào, đang nhập vào, sẽ nhập vào chánh tánh ly sanh của pháp Thanh Văn Thừa, dần dần cho đến đã chứng, đang chứng, sẽ chứng quả A La Hán.

Hoặc có vị đã nhập vào, đang nhập vào, sẽ nhập vào chánh tánh ly sanh của pháp Ðộc Giác thừa, dần dần cho đến đã chứng, đang chứng và sẽ chứng Ðộc Giác Bồ Đề.

Hoặc có vị đã nhập vào, đang nhập vào và sẽ nhập vào chánh tánh ly sanh của pháp Bồ Tát thừa, lần lượt theo thứ lớp tu hành các hạnh của Bồ Tát, đã chứng, đang chứng và sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

Này Kiều Thi Ca! Những gì gọi là pháp vô lậu?

Đó là Bốn Niệm Trụ cho đến Tám Chi Thánh Đạo, bốn trí Thánh đế, ba giải thoát môn, nội không cho đến vô tánh tự tánh không, mười lực Như Lai, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, Đại Từ, Đại Bi, Đại Hỷ, Đại Xả, mười tám Pháp Phật bất cộng và vô lượng vô biên Phật Pháp khác. Tất cả đều là pháp vô lậu đã nói trong đây.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa cho một hữu tình trụ quả Dự Lưu thì được phước thù thắng hơn người giáo hóa các loài hữu tình của một Châu Thiệm Bộ, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo.

Vì sao vậy?

Này Kiều Thi Ca! Vì các hữu tình an trụ mười thiện nghiệp đạo chưa thể thoát khỏi địa ngục, bàng sanh, cõi quỷ.

Còn hữu tình an trụ quả Dự Lưu thì được thoát hẳn ba ác thú, huống nữa là giáo hóa khiến cho họ an trụ quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán, Ðộc Giác Bồ Đề thì phước này không hơn phước kia ư?

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình của Châu Thiệm Bộ, đều khiến cho an trụ quả Dự Lưu, Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán, Ðộc Giác Bồ Đề thì chẳng bằng người giáo hóa cho một hữu tình khiến cho đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

Vì sao vậy?

Này Kiều Thi Ca! Vì nếu giáo hóa hữu tình khiến cho đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề thì làm cho Phật Nhãn của thế gian chẳng mất.

Vì sao vậy?

Vì có Đại Bồ Tát nên mới có quả Dự Lưu, Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán, Ðộc Giác Bồ Đề. Vì có Đại Bồ Tát nên mới có Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác chuyển bánh xe diệu pháp, độ vô lượng chúng. Các Đại Bồ Tát đều nương bát nhã Ba la mật đa mà được thành tựu.

Do vậy, này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì được phước nhiều hơn phước trước vô lượng vô biên.

Vì sao vậy?

Này Kiều Thi Ca! Vì trong tạng bí mật của bát nhã Ba la mật đa như thế đã rộng nói tất cả thiện pháp thù thắng vi diệu của thế gian và xuất thế gian. Nương vào thiện pháp đây nên thế gian mới có đại tộc Sát Đế Lợi, đại tộc Bà La Môn, đại tộc Trưởng Giả, đại tộc Cư Sĩ, chúng Trời Tứ Đại Vương cho đến Trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.

Nương vào thiện pháp đây nên xuất thế gian mới có bốn niệm trụ nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng, Dự Lưu, Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán, Ðộc Giác, Đại Bồ Tát, Chư Phật Thế Tôn.

Lại nữa, này Kiều Thi Ca! Nói chi đến các loại hữu tình của Châu Thiệm Bộ.

Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình của bốn đại châu, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông nghĩ sao?

Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Ðế Thích thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Rất nhiều.

Bạch Đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều Thi Ca! Nói chi đến các loài hữu tình của bốn đại châu.

Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loại hữu tình của Tiểu Thiên giới, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông nghĩ sao?

Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Ðế Thích thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Rất nhiều.

Bạch Đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều Thi Ca! Nói chi đến các loại hữu tình Tiểu Thiên Giới.

Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loại hữu tình Trung thiên giới, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông nghĩ sao?

Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Ðế Thích thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Rất nhiều.

Bạch Đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều Thi Ca! Nói chi đến các loài hữu tình Trung thiên giới.

Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình tam thiên đại thiên Thế Giới, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông nghĩ sao?

Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Ðế Thích thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Rất nhiều.

Bạch Đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều Thi Ca! Nói chi đến các loài hữu tình của Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới đây.

Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình mười phương Thế Giới nhiều như cát sông Hằng, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông nghĩ sao?

Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Ðế Thích thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Rất nhiều.

Bạch Đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều Thi Ca! Nói chi đến các loài hữu tình mười phương Thế Giới nhiều như cát Sông Hằng đây.

Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình mười phương tất cả Thế Giới, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông nghĩ sao?

Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Ðế Thích thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Rất nhiều.

Bạch Đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình Châu Thiệm Bộ, đều khiến cho an trụ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông nghĩ sao?

Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Ðế Thích thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Rất nhiều.

Bạch Đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều Thi Ca! Nói chi đến các loài hữu tình Châu Thiệm Bộ.

Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo các loại hữu tình bốn đại châu, đều khiến cho an trụ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông nghĩ sao?

Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Ðế Thích thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Rất nhiều.

Bạch Đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều Thi Ca! Nói chi đến các loài hữu tình bốn đại châu.

Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình Tiểu thiên giới, đều khiến cho an trụ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông nghĩ sao?

Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Ðế Thích thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Rất nhiều.

Bạch Đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều Thi Ca! Nói chi đến các loại hữu tình Tiểu thiên Thế Giới.

Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình Trung thiên Thế Giới, đều khiến cho an trụ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông nghĩ sao?

Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Ðế Thích thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Rất nhiều.

Bạch Đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần