Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Mười Sáu - Phẩm Bát Nhã Ba La Mật đa - Phần Sáu
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
HỘI THỨ MƯỜI SÁU
PHẨM BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
PHẦN SÁU
Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ Tát nào có thể hành như vậy thì không duyên vào sự thanh tịnh của sắc để hành. Cũng không duyên vào sự thanh tịnh của thọ, tưởng, hành, thức để hành.
Vì sao?
Thiện Dũng Mãnh! Vì Đại Bồ Tát ấy đã biết khắp về bản tánh mà sắc cho đến thức từng duyên vào đều thanh tịnh. Nếu các Bồ Tát có thể hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ Tát nào có thể hành như vậy tức là không duyên vào sự thanh tịnh của nhãn để hành. Cũng không duyên vào sự thanh tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý để hành.
Vì sao?
Thiện Dũng Mãnh! Vì Đại Bồ Tát ấy đã biết khắp về bản tánh mà nhãn cho đến ý từng duyên vào đều thanh tịnh. Nếu các Bồ Tát có thể hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ Tát nào có thể hành như vậy tức là không duyên vào sự thanh tịnh của sắc để hành. Cũng không duyên vào sự thanh tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp để hành.
Vì sao?
Thiện Dũng Mãnh! Vì Đại Bồ Tát ấy đã biết khắp về bản tánh mà sắc cho đến pháp từng duyên vào đều thanh tịnh. Nếu các Bồ Tát có thể hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ Tát nào có thể hành như vậy tức là không duyên vào sự thanh tịnh của nhãn thức để hành. Cũng không duyên vào sự thanh tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức để hành.
Vì sao?
Thiện Dũng Mãnh! Vì Đại Bồ Tát ấy đã biết khắp về bản tánh mà nhãn thức cho đến ý thức từng duyên vào đều thanh tịnh. Nếu các Bồ Tát có thể hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ Tát nào có thể hành như vậy tức là không duyên vào sự thanh tịnh của danh sắc để hành.
Vì sao?
Thiện Dũng Mãnh! Vì Đại Bồ Tát ấy đã biết khắp về bản tánh mà danh sắc từng duyên vào đều thanh tịnh. Nếu các Bồ Tát có thể hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ Tát nào có thể hành như vậy tức là không duyên vào sự thanh tịnh của ngã để hành. Cũng không duyên vào sự thanh tịnh của hữu tình, mạng sống, sự sanh, sự nuôi, trưởng thành, người, ý sanh, tuổi trẻ, người làm, người sai làm, người phát khởi, người khiến phát khởi, người nhận, người sai nhận, người biết, người khiến biết, người thấy, người khiến thấy để hành.
Vì sao?
Thiện Dũng Mãnh! Vì Đại Bồ Tát ấy đã biết khắp về bản tánh mà ngã cho đến người khiến thấy từng duyên vào đều thanh tịnh. Nếu các Bồ Tát có thể hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ Tát nào có thể hành như vậy tức là không duyên vào sự thanh tịnh của điên đảo để hành. Cũng không duyên vào sự thanh tịnh của tà kiến và các triền cái để hành.
Vì sao?
Thiện Dũng Mãnh! Vì Đại Bồ Tát ấy đã biết khắp về bản tánh mà điên đảo, tà kiến và các triền cái từng duyên vào đều thanh tịnh. Nếu các Bồ Tát có thể hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ Tát nào có thể hành như vậy tức là không duyên vào sự thanh tịnh của duyên khởi để hành.
Vì sao?
Thiện Dũng Mãnh! Vì Đại Bồ Tát ấy đã biết khắp về bản tánh mà duyên khởi từng duyên vào đều thanh tịnh. Nếu các Bồ Tát có thể hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ Tát nào có thể hành như vậy tức là không duyên vào sự thanh tịnh của Cõi Dục, Cõi Sắc, Cõi Vô Sắc để hành.
Vì sao? Thiện Dũng Mãnh! Vì Đại Bồ Tát ấy đã biết khắp về bản tánh của các pháp mà Cõi Dục, Cõi Sắc, Cõi Vô Sắc từng duyên vào đều thanh tịnh. Nếu các Bồ Tát có thể hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ Tát nào có thể hành như vậy tức là không duyên vào sự thanh tịnh của bố thí, tham lam, giữ giới, phạm giới, nhẫn nhục, sân hận, tinh tấn, giải đãi, tĩnh lự, tán loạn, bát nhã, ác tuệ để hành.
Vì sao?
Thiện Dũng Mãnh! Vì Đại Bồ Tát ấy đã biết khắp về bản tánh của các pháp mà bố thí, tham lam cho đến bát nhã, ác tuệ từng duyên vào đều thanh tịnh. Nếu các Bồ Tát có thể hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ Tát nào có thể hành như vậy tức là không duyên vào sự thanh tịnh của địa giới để hành. Cũng không duyên vào sự thanh tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới để hành.
Vì sao?
Thiện Dũng Mãnh! Vì Đại Bồ Tát ấy đã biết khắp về bản tánh của các pháp mà địa giới cho đến thức giới từng duyên vào đều thanh tịnh. Nếu các Bồ Tát có thể hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ Tát nào có thể hành như vậy tức là không duyên vào sự thanh tịnh của quá khứ, hiện tại, vị lai để hành.
Vì sao?
Thiện Dũng Mãnh! Vì Đại Bồ Tát ấy đã biết khắp về bản tánh của các pháp mà quá khứ, hiện tại, vị lai từng duyên vào đều thanh tịnh. Nếu các Bồ Tát có thể hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ Tát nào có thể hành như vậy tức là không duyên vào sự thanh tịnh của vô trước để hành.
Vì sao?
Thiện Dũng Mãnh! Vì Đại Bồ Tát ấy đã biết khắp về bản tánh của các pháp mà vô trước từng duyên vào đều thanh tịnh. Nếu các Bồ Tát có thể hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ Tát nào có thể hành như vậy tức là không duyên vào sự thanh tịnh của niệm trụ để hành. Cũng không duyên vào sự thanh tịnh của chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi, vô lượng thần thông, để hành.
Vì sao?
Thiện Dũng Mãnh! Vì Đại Bồ Tát ấy đã biết khắp về bản tánh của các pháp mà niệm trụ cho đến thần thông từng duyên vào đều thanh tịnh. Nếu các Bồ Tát có thể hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ Tát nào có thể hành như vậy tức là không duyên vào sự thanh tịnh của tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí để hành.
Vì sao?
Thiện Dũng Mãnh! Vì Đại Bồ Tát ấy đã biết khắp về bản tánh của các pháp mà tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí từng duyên vào đều thanh tịnh. Nếu các Bồ Tát có thể hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ Tát nào có thể hành như vậy tức là không duyên vào sự thanh tịnh của minh và giải thoát để hành.
Vì sao?
Thiện Dũng Mãnh! Vì Đại Bồ Tát ấy đã biết khắp về bản tánh của các pháp mà minh và giải thoát từng duyên vào đều thanh tịnh. Nếu các Bồ Tát có thể hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ Tát nào có thể hành như vậy tức là không duyên vào sự thanh tịnh của trí tận, trí vô sanh, trí nhất thiết để hành.
Vì sao?
Thiện Dũng Mãnh! Vì Đại Bồ Tát ấy đã biết khắp về bản tánh của trí tận, trí vô sanh, trí nhất thiết duyên vào đều thanh tịnh. Nếu các Bồ Tát có thể hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ Tát có thể hành như vậy thì không duyên vào sự thanh tịnh của tất cả hữu tình, các pháp để hành.
Vì sao?
Thiện Dũng Mãnh! Vì Đại Bồ Tát ấy đã biết khắp về bản tánh của các pháp, tất cả hữu tình duyên vào đều thanh tịnh. Nếu các Bồ Tát có thể hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ Tát nào có thể hành như vậy, tức là không duyên vào sự thanh tịnh của tất cả để hành.
Vì sao?
Thiện Dũng Mãnh! Vì các Đại Bồ Tát đã thông đạt tất cả bản tánh thanh tịnh của duyên. Nếu các Bồ Tát thông đạt tất cả bản tánh thanh tịnh của duyên là hành bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ Tát hành như vậy thì không thấy đây là sắc cho đến thức, đây là do sắc cho đến thức, đây là thuộc sắc cho đến thức, đây là từ sắc cho đến thức.
Các Bồ Tát ấy không thấy pháp của sắc v.v… như thế, đối với sắc v.v… thấy không cao, không thấp, không sanh, không diệt, không hành, không quán, và đối với sắc v.v… duyên vào cũng không hành, không quán. Nếu các Bồ Tát có thể hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ Tát hành như vậy thì không thấy đây là nhãn cho đến ý, đây là do nhãn cho đến ý, đây là thuộc nhãn cho đến ý, đây là từ nhãn cho đến ý.
Các Bồ Tát ấy không thấy pháp của nhãn v.v… như thế, thì đối với nhãn v.v… thấy không cao, không thấp, không sanh, không diệt, không hành, không quán, và đối với nhãn v.v… duyên vào cũng không hành, không quán. Nếu các Bồ Tát hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ Tát hành như vậy thì không thấy đây là sắc cho đến pháp, đây là do sắc cho đến pháp, đây là thuộc sắc cho đến pháp, đây là từ sắc cho đến pháp.
Các Bồ Tát ấy thấy pháp của sắc v.v… như thế, thì đối với sắc v.v… thấy không cao, không thấp, không sanh, không diệt, không hành, không quán, và đối với sắc v.v… duyên vào cũng không hành, không quán. Nếu các Bồ Tát hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ Tát hành như vậy thì không thấy đây là nhãn thức cho đến ý thức, đây là do nhãn thức cho đến ý thức, đây là thuộc nhãn thức cho đến ý thức, đây là từ nhãn thức cho đến ý thức.
Các Bồ Tát ấy không thấy pháp của nhãn thức v.v… như thế, thì đối với nhãn thức v.v… thấy không cao, không thấp, không sanh, không diệt, không hành, không quán, và đối với nhãn thức v.v… duyên vào cũng không hành, không quán. Nếu các Bồ Tát hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ Tát hành như vậy thì không hành sắc là quá khứ, vị lai, hiện tại. Cũng không hành thọ, tưởng, hành, thức là quá khứ, vị lai, hiện tại. Không hành nhãn là quá khứ, vị lai, hiện tại.
Cũng không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là quá khứ, vị lai, hiện tại. Không hành sắc là quá khứ, vị lai, hiện tại. Cũng không hành thanh, hương, vị, xúc, pháp là quá khứ, vị lai, hiện tại.
Không hành nhãn thức là quá khứ, vị lai, hiện tại. Cũng không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức là quá khứ, vị lai, hiện tại. Nếu các Bồ Tát hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ Tát hành như vậy thì không hành sắc là ngã, ngã sở. Cũng không hành thọ, tưởng, hành, thức là ngã, ngã sở. Không hành nhãn là ngã, ngã sở. Cũng không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là ngã, ngã sở. Không hành sắc là ngã, ngã sở.
Cũng không hành thanh, hương, vị, xúc, pháp là ngã, ngã sở. Không hành nhãn thức là ngã, ngã sở. Cũng không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức là ngã, ngã sở. Nếu các Bồ Tát hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ Tát hành như vậy thì không hành sắc là vui, là khổ v.v… Cũng không hành thọ, tưởng, hành, thức là vui, là khổ v.v… không hành nhãn là vui, là khổ v.v…
Cũng không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là vui, là khổ v.v… không hành sắc là vui, là khổ v.v… cũng không hành thanh, hương, vị, xúc, pháp là vui, là khổ v.v… không hành nhãn thức là vui, là khổ v.v… cũng không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức là vui, là khổ v.v… nếu các Bồ Tát hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ Tát hành như vậy thì không hành sắc là thuộc ngã chứ chẳng phải gì khác. Cũng không hành thọ, tưởng, hành, thức là thuộc ngã chứ chẳng phải gì khác.
Không hành nhãn là thuộc ngã chứ chẳng phải gì khác. Cũng không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là thuộc ngã chứ chẳng phải gì khác. Không hành sắc là thuộc ngã chứ chẳng phải gì khác.
Cũng không hành thanh, hương, vị, xúc, pháp là thuộc ngã chứ chẳng phải gì khác. Không hành nhãn thức là thuộc ngã chứ chẳng phải gì khác. Cũng không hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức là thuộc ngã chứ chẳng phải gì khác. Nếu các Bồ Tát hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ Tát hành như vậy thì không hành sắc cho đến thức không hành tập, không hành diệt, không hành sâu, không hành cạn, không hành không, không hành bất không, không hành hữu tướng, không hành vô tướng, không hành hữu nguyện, không hành vô nguyện, không hành có tạo tác, không hành không có tạo tác.
Đối với nhãn cho đến ý cũng không hành tập, không hành diệt, không hành sâu, không hành cạn, không hành không, không hành bất không, không hành hữu tướng, không hành vô tướng, không hành hữu nguyện, không hành vô nguyện, không hành có tạo tác, không hành không có tạo tác.
Đối với sắc cho đến pháp cũng không hành tập, không hành diệt, không hành sâu, không hành cạn, không hành không, không hành bất không, không hành hữu tướng, không hành vô tướng, không hành hữu nguyện, không hành vô nguyện, không hành có tạo tác, không hành không có tạo tác.
Đối với nhãn thức cho đến ý thức cũng không hành tập, không hành diệt, không hành sâu, không hành cạn, không hành không, không hành bất không, không hành hữu tướng, không hành vô tướng, không hành hữu nguyện, không hành vô nguyện, không hành có tạo tác, không hành không có tạo tác.
Vì sao?
Này Thiện Dũng Mãnh! Vì tất cả đối với các pháp ấy đều có nương chấp, động chuyển, hí luận, và ái thú. Nghĩa là ta có thể hành động chuyển như vậy. Đối với điều này ta hành hí luận như vậy. Do điều này mà ta hành ái thú như vậy.
Dựa vào điều này mà ta hành nương chấp như vậy. Trong đó, Bồ Tát biết rõ tất cả nương chấp, động chuyển, hí luận, ái thú. Vì không biết các hại đây nên họ không có chỗ nương tựa, vì không chỗ nương tựa nên hoàn toàn không có sở hành, cũng không có chứa giữ.
Vì không có chứa giữ nên không bị trói buộc, cũng không lìa sự trói buộc. Do đó, mà không có sự phát khởi và không theo sự phát khởi. Bồ Tát nào biết các hại về dựa vào chấp ấy là tu hành bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, đối với sắc cho đến thức không hành thường hay vô thường, không hành vui hay không vui, không hành ngã hay vô ngã, không hành tịnh hay bất tịnh, không hành không hay bất không, không hành như huyễn, không hành như mộng, không hành như bóng phản chiếu, không hành như tiếng vọng trong hang.
Đối với nhãn cho đến ý cũng không hành thường hay vô thường, không hành vui hay không vui, không hành ngã hay vô ngã, không hành tịnh hay bất tịnh, không hành không hay bất không, không hành như huyễn, không hành như mộng, không hành như bóng phản chiếu, không hành như tiếng vọng trong hang.
Đối với sắc cho đến pháp cũng không hành thường hay vô thường, không hành vui hay không vui, không hành ngã hay vô ngã, không hành tịnh hay bất tịnh, không hành Không hay bất không, không hành như huyễn, không hành như mộng, không hành như bóng phản chiếu, không hành như tiếng vọng trong hang.
Đối với nhãn thức cho đến ý thức cũng không hành thường hay vô thường, không hành vui hay không vui, không hành ngã hay vô ngã, không hành tịnh hay bất tịnh, không hành không hay bất không, không hành như huyễn, không hành như mộng, không hành như bóng phản chiếu, không hành như tiếng vọng trong hang.
Vì sao?
Này Thiện Dũng Mãnh! Vì các pháp ấy có tầm, có tứ, có hành, có quán. Trong đây, nếu Bồ Tát biết rõ tất cả có tầm, có tứ, có hành, có quán để dẹp tất cả hành và biết khắp các hành mà tu hành bát nhã Ba la mật đa, thì đó là giảng nói các hạnh của Bồ Tát.
Bấy giờ, Bồ Tát Thiện Dũng Mãnh bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa thật không thể nghĩ bàn.
Phật dạy: Này Thiện Dũng Mãnh! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
Này Thiện Dũng Mãnh!
Vì sắc cho đến thức không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì nhãn cho đến ý không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì sắc cho đến pháp không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì nhãn thức cho đến ý thức không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì danh sắc không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì duyên khởi không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì tạp nhiễm không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì nghiệp quả không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì điên đảo, tà kiến và các triền cái không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì Cõi Dục, Cõi Sắc, Cõi Vô Sắc không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì ngã, hữu tình, mạng sống, sự sanh, sự nuôi, trưởng thành, người, ý sanh, tuổi trẻ, người làm, người sai làm, người phát khởi, người khiến phát khởi, người nhận, người sai nhận, người biết, người khiến biết, người thấy, người khiến thấy không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì hữu tình giới, pháp giới không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì bố thí, tham lam, giữ giới, phạm giới, nhẫn nhục, sân hận, tinh tấn, giải đãi, tĩnh lự, tán loạn, trí tuệ, ác tuệ không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì tham, sân, si không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì vô lượng thần thông không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì khổ, tập, diệt, đạo không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì minh và giải thoát không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì trí tận, trí vô sanh, trí vô tạo tác không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì Thanh Văn, Độc Giác, Bồ Tát, Phật địa không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì pháp của Thanh Văn, Độc Giác, Bồ Tát, Phật không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì trí quá khứ, vị lai, hiện tại không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì trí vô trước không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì Niết Bàn không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì Phật, Pháp, Tăng Bảo không thể nghĩ bàn nên Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa cũng không thể nghĩ bàn.
Vì sao?
Này Thiện Dũng Mãnh! Vì Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa chẳng phải do tâm sanh ra gọi là không thể nghĩ bàn, cũng chẳng phải không sanh tâm gọi là không thể nghĩ bàn.
Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Nếu nói rằng do tâm sanh ra thì đó là điên đảo, còn nói rằng tâm không sanh thì cũng là điên đảo. Nếu có thể thông đạt tâm và tâm sở đều là không sở hữu thì chẳng điên đảo.
Này Thiện Dũng Mãnh! Chẳng phải bản tánh của tâm có sanh, có khởi, có tận, có diệt.
Này Thiện Dũng Mãnh!Tương ưng với điên đảo nói rằng tâm, tâm sở có sanh, có khởi, có tận, có diệt.
Này Thiện Dũng Mãnh! Nên biết trong đây tâm có thể khai thị, do điên đảo khởi cũng có thể khai thị.
Này Thiện Dũng Mãnh! Kẻ phàm phu ngu si vì không thể hiểu rõ tâm có thể khai thị và không hiểu rõ do điên đảo phát sanh, cũng có thể khai thị. Do không hiểu rõ có thể khai thị nên đối với tâm xa lìa không thể biết đúng, cũng không xa lìa duyên biết đúng.
Do đó mà chấp trước tâm là ngã, tâm là ngã sở, tâm nương vào ngã, tâm từ ngã sanh ra. Sau khi người kia chấp tâm như vậy, lại chấp là thiện, hoặc chấp bất thiện, hoặc chấp là vui, hoặc chấp là khổ, hoặc chấp là đoạn, hoặc chấp là thường.
Hoặc chấp là tà kiến, hoặc chấp là các triền cái, hoặc chấp là điên đảo, hoặc chấp là bố thí, tham lam, hoặc chấp giữ giới, phạm giới, hoặc chấp an nhẫn, sân hận, hoặc chấp tinh tấn, giải đãi, hoặc chấp tĩnh lự, tán loạn, hoặc chấp trí tuệ, ác tuệ, hoặc chấp ba cõi.
Hoặc chấp duyên khởi, hoặc chấp danh sắc, hoặc chấp tham, sân, si, hoặc chấp tật đố, tham lam v.v…, hoặc chấp ngã mạn v.v…, hoặc chấp khổ, tập, diệt, đạo, hoặc chấp tứ đại, không và thức, hoặc chấp hữu tình, pháp giới, hoặc chấp niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi, hoặc chấp tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí.
Hoặc chấp vô lượng thần thông, hoặc chấp minh và giải thoát, hoặc chấp trí tận, trí vô sanh, hoặc chấp trí vô tạo tác, hoặc chấp Phật, Pháp, Tăng Bảo, hoặc chấp địa vị Thanh Văn, Độc Giác, Bồ Tát và Phật, hoặc chấp pháp của Thanh Văn, Độc Giác, Bồ Tát và Phật, hoặc chấp trí vô trước.
Hoặc chấp Bát Niết Bàn, hoặc chấp Phật trí, hoặc chấp tướng hảo, hoặc chấp Cõi Phật, hoặc chấp sự viên mãn của Thanh Văn, hoặc chấp sự viên mãn của Bồ Tát, hoặc chấp các tạp nhiễm, thanh tịnh khác.
Này Thiện Dũng Mãnh! Đối với các pháp môn như vậy mà các chúng Bồ Tát không sanh tâm chấp trước, thấy biết các hữu tình đã tạo ra tâm, tâm sở pháp điên đảo, và trong tất cả hoàn cảnh các Bồ Tát cũng không khởi tâm điên đảo, cũng không nương vào tâm sanh các điên đảo.
Vì sao?
Thiện Dũng Mãnh! Vì chúng Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, xa lìa tâm, tâm sở pháp điên đảo, chứng bản tánh tâm thanh tịnh trong sáng, trong đó hoàn toàn không phát sanh tâm, tâm sở pháp.
Này Thiện Dũng Mãnh! Kẻ phàm phu ngu si nương vào cảnh duyên mà sanh tâm, tâm sở rồi chấp có duyên, chấp có tất cả tâm, tâm sở. Các chúng Bồ Tát biết duyên và tâm, tâm sở pháp phát sanh hoàn toàn không có, nên không sanh tâm, tâm sở pháp. Nếu Bồ Tát quán tất cả tâm, tâm sở pháp như vậy thì được bản tánh thanh tịnh và trong sáng.
Còn phàm phu ngu si thì điên đảo, vọng sanh tạp nhiễm nên nghĩ như vậy: Do duyên vào cảnh nên sanh tâm, tâm sở, biết rõ cảnh đã duyên không sở hữu thì tâm, tâm sở pháp đều không sanh được. Đã không sanh thì cũng không trụ diệt, vì bản tánh của tâm, tâm sở trong sáng và thanh tịnh, lìa các tạp nhiễm, được thanh tịnh đáng vui. Tánh của tâm không sanh cũng không trụ diệt. Cũng không khiến pháp có sanh trụ v.v…
Chỉ kẻ phàm phu ngu si mới chấp việc này một cách sai lầm, còn Bồ Tát thì biết bản tánh của tâm, tâm sở không sanh cũng không trụ diệt nên tu hành bát nhã Ba la mật đa. Nếu các Bồ Tát có thể hành như vậy là hành bát nhã Ba la mật đa.
Như vậy, khi hành Bồ Tát không nghĩ: Ta hành bát nhã Ba la mật đa, nay ta nương vào đây mà hành bát nhã Ba la mật đa, ta do đây mà hành bát nhã Ba la mật đa, ta theo đây mà hành bát nhã Ba la mật đa.
Hoặc các Bồ Tát nghĩ như vậy: Đây là bát nhã Ba la mật đa, đây là do bát nhã Ba la mật đa, đây là nương vào bát nhã Ba la mật đa, đây thuộc vào bát nhã Ba la mật đa. Vì họ nghĩ như vậy nên chẳng phải hành bát nhã Ba la mật đa. Đối với các bát nhã Ba la mật đa, các Bồ Tát không thấy, không đắc mà hành bát nhã Ba la mật đa thì đó là hành bát nhã Ba la mật đa.
Thiện Dũng Mãnh bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát nào hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa như vậy là hành vô thượng. Bồ Tát nào hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa như vậy là hành thanh tịnh. Bồ Tát nào hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa như vậy là hành trong sáng.
Bồ Tát nào hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa như vậy là hành vô sanh. Bồ Tát nào hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa như vậy là hành vô diệt. Bồ Tát nào hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa như vậy là hành siêu xuất. Bồ Tát nào hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa như vậy là hành khó điều phục.
Nếu ác ma hoặc quyến thuộc của ma, hoặc hành có tướng, có sở đắc khác, hoặc ngã, hữu tình, mạng sống, sự sanh, sự nuôi, trưởng thành, người, ý sanh, tuổi trẻ, người làm, người nhận, người biết, người thấy sở hữu các kiến.
Hoặc đoạn kiến thường kiến, hoặc các uẩn kiến, hoặc các xứ kiến, hoặc các giới kiến, hoặc các Phật kiến, hoặc các Pháp kiến, hoặc các Tăng kiến, hoặc Niết Bàn kiến, hoặc chứng đắc tưởng, hoặc tăng thượng mạn, hoặc hành tham, sân, si.
Hoặc hành điên đảo, triền cái, hoặc vượt đạo lộ để hướng đến đều không thể thắng được. Cho nên Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa, vượt qua khỏi thế gian, là người rất tôn quí, rất thù thắng, không ai sánh kịp.
Phật Bảo Thiện Dũng Mãnh: Này Thiện Dũng Mãnh! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói, Bồ Tát nào hành bát nhã Ba la mật đa vượt lên trên thế gian là người rất tôn quí, rất thù thắng, không ai sánh kịp.
Tất cả ác ma hoặc quân chúng quyến thuộc của thiên ma đều không thể thắng, cho đến chấp trước vào các kiến thuộc tánh tướng của Niết Bàn cũng không thể chiến thắng. Những việc làm của tất cả phàm phu ngu si v.v… không thể nào chiến thắng những việc làm mà Bồ Tát này đã làm.
Này Thiện Dũng Mãnh! Kẻ phàm phu ngu si không thể có việc làm của Bồ Tát này, hàng hữu học, vô học, Thanh Văn, Độc Giác cũng không có.
Này Thiện Dũng Mãnh! Thanh Văn, Độc Giác nào có việc làm này thì không gọi là Thanh Văn, Độc Giác mà gọi là Bồ Tát, vị này sẽ đắc bốn điều không sợ v.v… vô biên công đức của Như Lai.
Này Thiện Dũng Mãnh! Vì Thanh Văn, Độc Giác không có hành như vậy nên không gọi là Bồ Tát, không được bốn điều không sợ v.v… vô biên công đức của Như Lai.
Này Thiện Dũng Mãnh! bát nhã Ba la mật đa sâu xa mà Bồ Tát hành là bốn điều không sợ v.v… chỗ công đức của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Các Bồ Tát nào hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa thì nên lấy sự chứng đắc bốn điều không sợ v.v… để làm sự nghiệp. Các Bồ Tát nào hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa thì mau chứng đắc công đức bốn điều không sợ v.v… của Như Lai.
Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ Tát chưa chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, nhờ sức đại nguyện, hoặc sức hộ trì của chư Như Lai mà hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa thì mau được tiếp nhận vô biên công đức bốn điều không sợ v.v…
Này Thiện Dũng Mãnh! Thanh Văn, Độc Giác không thể nguyện cầu công đức bốn điều không sợ v.v… của chư Như Lai. Chư Phật Thế Tôn cũng không hộ niệm, giúp vị ấy chứng đắc bốn điều không sợ v.v…
Này Thiện Dũng Mãnh! Các chúng Bồ Tát nhờ sức đại nguyện, hoặc sức hộ trì của chư Như Lai nên có thể chứng đắc bốn điều không sợ v.v…
Vì sao?
Này Thiện Dũng Mãnh! Vì các chúng Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa sâu xa, nhất định đạt được bốn sự hiểu biết thông suốt.
Bốn sự hiểu biết thông suốt là gì?
Là, nghĩa hiểu biết thông suốt. Pháp hiểu biết thông suốt. Từ hiểu biết thông suốt. Biện tài hiểu biết thông suốt. Đó gọi là bốn sự hiểu biết thông suốt. Các chúng Bồ Tát nào thành tựu bốn sự hiểu biết thông suốt như vậy, tuy chưa chứng đắc sự cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, nhưng nhờ sức đại nguyện thì có thể tiếp nhận công đức bốn điều không sợ v.v… của Như Lai.
Chư Phật Thế Tôn biết họ thành tựu căn lành thù thắng về bốn sự hiểu biết thông suốt, biết họ đã đắc được chỗ công đức của bát nhã Ba la mật đa sâu xa, nên dùng sức Thần Thông hộ niệm thêm, để họ tiếp nhận công đức bốn điều không sợ v.v… của chư Như Lai.
Cho nên, Bồ Tát nào muốn cầu chứng đắc bốn sự hiểu biết thông suốt, muốn cầu tiếp nhận công đức bốn điều không sợ v.v… của Như Lai, thì nên học bát nhã Ba la mật đa, nên hành bát nhã Ba la mật đa chớ có chấp trước.
Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, thông đạt các pháp là nhân, hoặc tập, hoặc mất, hoặc diệt, không có một chút pháp nào mà không hợp với bát nhã Ba la mật đa, thì các Bồ Tát ấy như thật biết rõ tướng nhân tập, diệt, đạo của các pháp.
Sau khi biết rõ tướng nhân tập, diệt, đạo của các pháp rồi thì đối với sắc không tu, không bỏ. Đối với thọ, tưởng, hành, thức không tu, không bỏ. Đối với nhãn không tu, không bỏ. Đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không tu, không bỏ.
Đối với sắc không tu, không bỏ. Đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp không tu, không bỏ. Đối với nhãn thức không tu, không bỏ. Đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức không tu, không bỏ.
Đối với danh sắc không tu, không bỏ.
Đối với nhiễm tịnh không tu, không bỏ.
Đối với duyên khởi không tu, không bỏ.
Đối với điên đảo, tà kiến, các triền cái, ái hành không tu, không bỏ.
Đối với tham, sân, si không tu, không bỏ.
Đối với Cõi Dục, Sắc, Vô Sắc không tu, không bỏ.
Đối với địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới không tu, không bỏ.
Đối với hữu tình giới, pháp giới không tu không bỏ.
Đối với ngã, hữu tình, mạng sống, sự sanh, sự nuôi, trưởng thành, người, ý sanh, tuổi trẻ, người làm, người nhận, người biết, người thấy không tu, không bỏ.
Đối với đoạn kiến, thường kiến không tu, không bỏ.
Đối với bố thí, tham lam, giữ giới, phạm giới, nhẫn nhục, sân hận, tinh tấn, giải đãi, tĩnh lự, tán loạn, trí tuệ, ác tuệ không tu, không bỏ.
Đối với niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi, không tu, không bỏ.
Đối với tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí không tu, không bỏ.
Đối với đoạn điên đảo không tu, không bỏ.
Đối với khổ, tập, diệt, đạo không tu, không bỏ.
Đối với vô lượng thần thông không tu, không bỏ.
Đối với trí tận, trí vô sanh, trí vô tạo tác không tu, không bỏ.
Đối với địa vị phàm phu, Thanh Văn, Độc Giác, Bồ Tát và Phật không tu, không bỏ.
Đối với pháp của phàm phu, Thanh Văn, Độc Giác, Bồ Tát và Phật không tu, không bỏ.
Đối với thiền chỉ, thiền quán không tu, không bỏ.
Đối với Niết Bàn không tu, không bỏ.
Đối với trí kiến của quá khứ, vị lai, hiện tại không tu, không bỏ.
Đối với trí vô trước không tu, không bỏ.
Đối với Phật trí không tu, không bỏ.
Đối với công đức bốn điều không sợ v.v… của Như Lai không tu, không bỏ.
Vì sao?
Này Thiện Dũng Mãnh!
Vì sắc không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì thọ, tưởng, hành, thức không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì nhãn không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì sắc không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì nhãn thức không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì danh sắc không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì nhiễm tịnh không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì duyên khởi không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì điên đảo, tà kiến, các triền cái, ái hành không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì tham, sân, si không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì Cõi Dục, Sắc, Vô Sắc không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì hữu tình giới, pháp giới không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì ngã, hữu tình, mạng sống, sự sanh, sự nuôi, trưởng thành, người, ý sanh, tuổi trẻ, người làm, người nhận, người biết, người thấy không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì đoạn kiến, thường kiến không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì bố thí, tham lam, giữ giới, phạm giới, nhẫn nhục, sân hận, tinh tấn, giải đãi, tĩnh lự, tán loạn, trí tuệ, ác tuệ không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi, không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì đoạn điên đảo không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì khổ, tập, diệt, đạo không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì vô lượng thần thông không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì trí tận, trí vô sanh, trí vô tạo tác không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì địa vị phàm phu, Thanh Văn, Độc Giác, Bồ Tát và Phật không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì pháp của phàm phu, Thanh Văn, Độc Giác, Bồ Tát và Phật không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì thiền chỉ, thiền quán không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì Niết Bàn không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì trí kiến của quá khứ, vị lai, hiện tại không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì trí vô trước không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì trí Phật không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì công đức bốn điều không sợ v.v… của Như Lai không có tự tánh nên không thể tu hay bỏ.
Vì sao?
Này Thiện Dũng Mãnh! Vì không có một chút pháp tánh nào là viên thành thật, tất cả đều do thế tục giả lập nên trong đó không có một chút tự tánh nào cả. Vì không có tự tánh nên chẳng phải thật có. Các pháp đều lấy vô tánh làm tánh, cho nên các pháp không thật, không sanh.
Vì sao?
Này Thiện Dũng Mãnh! Vì các pháp điên đảo đều chẳng phải thật có, các pháp đều do điên đảo mà sanh và các pháp điên đảo ấy đều không thật tánh.
Vì sao?
Này Thiện Dũng Mãnh! Vì tất cả pháp đều lìa tự tánh. Nếu tìm cầu tự tánh thì hoàn toàn đều không thể đắc. Cho nên tất cả đều lấy vô tánh làm tự tánh.
Này Thiện Dũng Mãnh! Vì vô tánh là không thật, không sanh nên gọi là vô tánh. Đây là hiển bày tánh không thật có nên gọi là vô tánh. Nếu tánh chẳng thật có thì không thể tu cũng không thể bỏ, chỉ do điên đảo phát sanh nên chẳng thật có.
Vì vậy mà không thể tu cũng không thể bỏ.
Vì sao?
Này Thiện Dũng Mãnh! Vì tất cả các pháp lấy vô tánh làm tánh, nếu xa lìa tự tánh thì chẳng phải vật thật, vì chẳng phải vật thật nên không tu, không bỏ.
Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các chúng Bồ Tát trụ ở trong pháp ấy mà thấy như thật tức là tu hành bát nhã Ba la mật đa và đối với các pháp ấy không tu không bỏ thì gọi là tu bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ Tát có thể thực hành như vậy, có thể trụ như vậy thì họ tu hành bát nhã Ba la mật đa mau được viên mãn.
Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh! Các chúng Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa mà không có tướng tâm tương ưng với sắc. Cũng không có tướng tâm tương ưng với thọ, tưởng, hành, thức.
Không có tướng tâm tương ưng với nhãn.
Không có tướng tâm tương ưng với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.
Không có tướng tâm tương ưng với sắc.
Không có tướng tâm tương ưng với thanh, hương, vị, xúc, pháp.
Không có tướng tâm tương ưng với nhãn thức.
Không có tướng tâm tương ưng với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức.
Không khởi tâm tương ưng với sự gây hại.
Không khởi tâm tương ưng với sự sân giận.
Không khởi tâm tương ưng với tham lam.
Không khởi tâm tương ưng với phiền não.
Không khởi tâm tương ưng với phẫn nộ.
Không khởi tâm tương ưng với giải đãi.
Không khởi tâm tương ưng với tán loạn.
Không khởi tâm tương ưng với ác tuệ.
Không khởi tâm tương ưng với dục kiết sử.
Không khởi tâm tương ưng với chấp duyên sắc.
Không khởi tâm tương ưng với chấp Vô Sắc.
Không khởi tâm tương ưng với tham dục.
Không khởi tâm tương ưng với ly gián.
Không khởi tâm tương ưng với tà kiến.
Không khởi tâm tương ưng với sự chấp trước về tài lợi, địa vị.
Không khởi tâm tương ưng với sự chấp trước phú quí.
Không khởi tâm tương ưng với dòng tộc giàu hơn người.
Không khởi tâm tương ưng với sự chấp trước sanh thiên.
Không khởi tâm tương ưng với sự chấp trước Cõi Dục.
Không khởi tâm tương ưng với sự chấp trước Cõi Sắc, Vô Sắc.
Không khởi tâm tương ưng với địa vị Thanh Văn.
Không khởi tâm tương ưng với địa vị Độc Giác.
Không khởi tâm tương ưng với sự chấp trước của các Bồ Tát, cho đến không khởi tâm tương ưng với sự chấp trước thấy Niết Bàn.
Các Đại Bồ Tát ấy thành tựu tâm thanh tịnh như vậy, nên đối với các hữu tình mặc dù lòng tràn đầy từ, bi, hỉ, xả nhưng trừ bỏ tưởng hữu tình, không chấp và không trụ vào tưởng hữu tình, đối với bốn phạm trụ cũng không chấp trước nên thành tựu được phương tiện thiện xảo diệu tuệ.
Nhờ thành tựu pháp như vậy nên vị ấy không chấp trước mà tu hành bát nhã Ba la mật đa mau được viên mãn. Vì các Bồ Tát ấy tu hành bát nhã Ba la mật đa mau được viên mãn, nên đối với các sắc không thủ, không chấp.
Đối với thọ, tưởng, hành, thức không thủ, không chấp.
Đối với nhãn không thủ, không chấp.
Đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không thủ, không chấp.
Đối với sắc không thủ, không chấp.
Đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp không thủ, không chấp.
Đối với nhãn thức không thủ, không chấp.
Đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức không thủ, không chấp.
Đối với danh sắc không thủ, không chấp.
Đối với nhiễm tịnh không thủ, không chấp.
Đối với duyên khởi không thủ, không chấp.
Đối với điên đảo, tà kiến, các triền cái, ái hành không thủ, không chấp.
Đối với tham, sân, si không thủ, không chấp.
Đối với Cõi Dục, Sắc, Vô Sắc không thủ, không chấp.
Đối với địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới không thủ, không chấp.
Đối với hữu tình giới, pháp giới không thủ, không chấp.
Đối với ngã, hữu tình, mạng sống, sự sanh, sự nuôi, trưởng thành, người, ý sanh, tuổi trẻ, người làm, người nhận, người biết, người thấy không thủ, không chấp.
Đối với đoạn kiến, thường kiến không thủ, không chấp.
Đối với bố thí, tham lam, giữ giới, phạm giới, nhẫn nhục, sân hận, tinh tấn, giải đãi, tĩnh lự, tán loạn, trí tuệ, ác tuệ không thủ, không chấp.
Đối với niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi, không thủ, không chấp.
Đối với tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí không thủ, không chấp.
Đối với đoạn điên đảo không thủ, không chấp.
Đối với khổ, tập, diệt, đạo không thủ, không chấp.
Đối với vô lượng Thần Thông không thủ, không chấp.
Đối với trí tận, trí vô sanh, trí vô tạo tác không thủ, không chấp.
Đối với địa vị phàm phu, Thanh Văn, Độc Giác, Bồ Tát và Phật không thủ, không chấp.
Đối với pháp của phàm phu, Thanh Văn, Độc Giác, Bồ Tát và Phật không thủ, không chấp.
Đối với thiền chỉ, thiền quán không thủ, không chấp.
Đối với cảnh giới Niết Bàn không thủ, không chấp.
Đối với trí kiến của quá khứ, vị lai, hiện tại không thủ, không chấp.
Đối với trí vô trước không thủ, không chấp.
Đối với trí Phật không thủ, không chấp.
Đối với trí lực vô úy v.v… của Phật và vô biên Phật Pháp khác không thủ, không chấp.
Đối với đoạn điên đảo, tà kiến, triền cái v.v… không thủ, không chấp.
Vì sao?
Này Thiện Dũng Mãnh! Vì tất cả pháp không thể nắm lấy, không thể chấp thọ, cũng không có pháp nào có thể nắm lấy và không có pháp nào có thể chấp thọ.
Vì sao?
Này Thiện Dũng Mãnh! Vì không có một chút pháp nào để chấp thọ, cũng không có một chút pháp nào có người chấp thọ.
Vì sao?
Vì người chấp thọ và pháp được chấp thọ cả hai đều không thể đắc.
Vì sao?
Này Thiện Dũng Mãnh!
Vì tất cả pháp đều không chắc thật, nó như huyễn.
Vì tất cả pháp đều không tự tại, nên tánh của sự chắc thật không thể đắc.
Vì tất cả pháp đều như bóng phản chiếu nên không thể nắm bắt.
Vì tất cả pháp đều là hư ngụy, không có tự tánh.
Vì tất cả pháp như bọt nước tụ lại nên không thể rờ nắm được.
Vì tất cả pháp như bọt nước nổi lên thì mất ngay.
Vì tất cả pháp như quáng nắng do điên đảo mà sanh.
Vì tất cả pháp đều như cây chuối rỗng, không thật.
Vì tất cả pháp như mặt trăng trong nước nên không thể nắm bắt.
Vì tất cả pháp như cầu vồng nên phân biệt hư vọng.
Vì tất cả pháp đều không có tác dụng nên không thể phát sanh.
Vì tất cả pháp đều như nắm tay rỗng không nên tánh, tướng nó không thật.
Này Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ Tát sau khi quán sát như vậy rồi, đối với tất cả pháp không thủ, không chấp, không trụ và không chấp trước.
Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ Tát giữ gìn lòng tin sâu sắc với tất cả pháp, không còn chấp trước, không chấp chặt, không tham ái là hành bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ Tát hành như vậy, trụ như vậy mà tu hành bát nhã Ba la mật đa thì mau được viên mãn.
Lại nữa, này Thiện Dũng Mãnh!
Khi các Bồ Tát học như vậy là không học về sắc. Không vượt qua sắc mà học. Không học về thọ, tưởng, hành, thức. Không vượt qua thọ, tưởng, hành, thức mà học.
Không học về sự sanh của sắc. Không học về sự diệt của sắc. Không học về sự sanh của thọ, tưởng, hành, thức. Không học về sự diệt của thọ, tưởng, hành, thức.
Không vì điều phục sắc mà học. Không vì không điều phục sắc mà học. Không vì điều phục thọ, tưởng, hành, thức mà học. Cũng không vì không điều phục thọ, tưởng, hành, thức mà học.
Không vì sắc nhiếp phục hay di chuyển mà học. Không vì sắc hướng vào hay an trụ mà học. Không vì thọ, tưởng, hành, thức nhiếp phục hay di chuyển mà học. Cũng không vì thọ, tưởng, hành, thức hướng vào hay an trụ mà học.
Này Thiện Dũng Mãnh!
Khi các Bồ Tát học như vậy là không học về nhãn. Không vì vượt qua nhãn mà học. Không học về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Không vì vượt qua nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý mà học.
Không học sự phát sanh của nhãn. Không học về sự tiêu diệt của nhãn. Không học sự phát sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Không học về sự tiêu diệt của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.
Không vì điều phục nhãn mà học. Không vì không điều phục nhãn mà học. Không vì điều phục nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý mà học. Cũng không vì không điều phục nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý mà học.
Không vì nhãn nhiếp phục hay di chuyển mà học. Không vì nhãn hướng vào hay an trụ mà học. Không vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý nhiếp phục hay di chuyển mà học. Cũng không vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý hướng vào hay an trụ mà học.
Này Thiện Dũng Mãnh!
Khi các Bồ Tát học như vậy là không học về sắc. Không vì vượt qua sắc mà học. Không học về thanh, hương, vị, xúc, pháp. Không vì vượt qua thanh, hương, vị, xúc, pháp mà học.
Không học sự phát sanh của sắc. Không học về sự tiêu diệt của sắc. Không học sự phát sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp. Không học về sự tiêu diệt của thanh, hương, vị, xúc, pháp.
Không vì điều phục sắc mà học. Không vì không điều phục sắc mà học. Không vì điều phục thanh, hương, vị, xúc, pháp mà học. Cũng không vì không điều phục thanh, hương, vị, xúc, pháp mà học.
Không vì sắc nhiếp phục hay di chuyển mà học. Không vì sắc hướng vào hay an trụ mà học. Không vì thanh, hương, vị, xúc, pháp nhiếp phục hay di chuyển mà học. Cũng không vì thanh, hương, vị, xúc, pháp hướng vào hay an trụ mà học.
Này Thiện Dũng Mãnh!
Khi các Bồ Tát học như vậy là không học về nhãn thức. Không vì vượt qua nhãn thức mà học. Không học về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức. Không vì vượt qua nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức mà học.
Không học sự phát sanh của nhãn thức. Không học về sự tiêu diệt của nhãn thức. Không học sự phát sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức. Không học về sự tiêu diệt của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức.
Không vì điều phục nhãn thức mà học. Không vì không điều phục nhãn thức mà học. Không vì điều phục nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức mà học. Cũng không vì không điều phục nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức mà học.
Không vì nhãn thức nhiếp phục hay di chuyển mà học. Không vì nhãn thức hướng vào hay an trụ mà học. Không vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức nhiếp phục hay di chuyển mà học. Cũng không vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức hướng vào hay an trụ mà học.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Pháp Tập Yếu Tụng - Phẩm Tám - Phẩm Lời Nói
Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Thập Luân - Phẩm Mười Bốn - Phẩm Thiền định
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Hai Mươi Hai - Pháp Hội đại Thần Biến - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Chủng Trí
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Mười - Phẩm Bát Nhã Hành Tướng - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Phật đảnh Quảng Tụ đà La Ni - Phẩm Hai Mươi - Phẩm Chú Sư Tháo Dục