Phật Thuyết Kinh Quang Tán - Phẩm Tám - Phẩm Giả Hiệu - Tập Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẬT THUYẾT KINH QUANG TÁN
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẨM TÁM
GIẢ HIỆU
TẬP MỘT
Khi ấy Hiền Giả Tu Bồ Đề bạch Phật: Kính bạch Thế Tôn! Như điều Ngài đã dạy cho Đại Bồ Tát, con chẳng thấy cũng chẳng có thể chứng đắc.
Hành giả như con không thấy, không đắc thì đối với Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật nên nói thế nào?
Dạy hành bát nhã Ba la mật như thế nào cho các Bồ Tát đây?
Giả sử con nói tất cả pháp mà có thể đắc thì đó là cái chữ tạo ra danh hiệu Bồ Tát. Nếu như thế thì sẽ rơi vào hồ nghi. Lại nói cái danh hiệu ấy thì cũng không sở hữu, cũng không chỗ đứng.
Vì sao?
Vì từ vô minh mà đưa đến cái danh này, cái danh ấy như thế cũng không có nơi chốn, cũng không có trụ. Đã không có nơi chốn, cũng không có trụ mà gọi là sắc, là ngã sở thì chẳng thể nắm bắt được, gọi thọ, tưởng, hành, thức là ngã sở thì cũng chẳng thể nắm bắt được.
Vì sao?
Vì giả danh vậy. Vì vậy cho nên nhân duyên và cái danh hiệu nêu ra đó cũng không có chỗ trụ, cũng không không trụ.
Vì sao?
Vì từ vô minh mà đưa đến danh hiệu này thì cái danh hiệu ấy cũng không trụ, không không trụ.
Kính bạch Thế Tôn! Con quán nhãn, vĩnh viễn chẳng thể nắm bắt được cái gọi là ngã sở, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, tâm cũng lại như vậy, quán sát tâm cũng không thể nắm bắt được cái gọi là ngã sở.
Đã quán nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý mà vĩnh viễn không nắm bắt được ngọn ngành gốc rễ cái gọi là ngã sở thì dựa vào đâu để lập danh hiệu Bồ Tát?
Lại quán sát nhãn ấy là hư vô, lờ mờ thì danh ấy không trụ cũng không trụ.
Vì sao?
Vì từ vô minh mà lập giả hiệu rồi đặt ra cái danh ấy. Cái giả như thế cũng không trụ, chẳng không trụ.
Kính bạch Thế Tôn! Con tìm gốc ngọn ngã sở của hình sắc mà hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Sáu tình cũng vậy, tìm cầu gốc ngọn phát xuất của danh hiệu mà nói là ngã sở ấy, vĩnh viễn không nắm bắt được.
Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy, tìm gốc ngọn của cái gọi là ngã sở cũng chẳng thể nắm bắt được. Như vậy, đối với nhãn sắc thức, nhĩ thanh thức, tỷ hương thức, thiệt vị thức, thân xúc thức, ý pháp thức, quán sát gốc ngọn cái gọi là ngã sở mà hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Sáu tình căn, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, mười tám chủng cũng lại như vậy.
Thế thì sẽ dựa vào đâu để lập danh hiệu Bồ Tát?
Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, mười tám chủng ấy, xét ra không có danh, cũng không có chỗ trụ, cũng không không trụ.
Vì sao?
Vì do vô minh mà có danh tự.
Lại quán sát danh tự, cũng không chỗ trụ, không không trụ. Nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, xúc cũng lại như vậy. Từ lúc nhãn tiếp xúc với đối tượng duyên đến khi tâm hành, sắc, thọ, tưởng, hành, thức tiếp xúc đối tượng duyên cho đến cảm thọ, quán sát gốc ngọn cái gọi là ngã sở, vĩnh viễn chẳng thể nắm bắt được.
Sáu tình căn, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, sắc, thọ, tưởng, hành, thức và mười tám chủng, quán sát gốc ngọn cái gọi là ngã sở, vĩnh viễn chẳng thể nắm bắt được, cũng không có danh tự. Cái giả hiệu ấy cũng không chỗ trụ, không không trụ.
Do vô minh mà khởi lên như thế, cái ngã sở ấy hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh lão bệnh tử, quán sát gốc ngọn cái gọi là ngã sở, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, cũng không chỗ trụ, không không trụ.
Vô minh diệt, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh lão bệnh tử diệt, quán sát gốc ngọn cái gọi là ngã sở diệt, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Dâm, tật, sân, nộ, ngu si, quán sát gốc ngọn cái gọi là ngã sở, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, do từ danh tự ấy mà khởi lập như vậy. Xét cái danh ấy cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ.
Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, mười tám chủng diệt hết trừ xong, quán sát tìm cầu gốc ngọn của cái gọi là ngã sở, vĩnh viễn chẳng thể nắm bắt được, do từ danh hiệu mà khởi lập như thế.
Lại cái danh hiệu ấy cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ. Thí Ba la mật, giới Ba la mật, nhẫn Ba la mật, tinh tấn Ba la mật, thiền Ba la mật, bát nhã Ba la mật, quán sát gốc ngọn cái gọi là ngã sở, vĩnh viễn chẳng thể nắm bắt được, do từ danh hiệu mà khởi lập như thế.
Lại quán sát cái ngã để biết gốc ngọn của cái gọi là ngã sở thì cũng do từ danh hiệu, cái giả hiệu ấy hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ. Nhân, thọ mạng, cái tạo tác, cái quán sát, cái thấy cũng lại như thế, quán sát gốc ngọn của cái gọi là ngã sở, vĩnh viễn chẳng thể nắm bắt đuợc, do từ danh hiệu mà khởi lập như thế.
Lại danh hiệu ấy cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ. Bốn ý chỉ, bốn ý đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy giác ý, tám Thánh Đạo, quán sát gốc ngọn cái gọi là ngã sở, vĩnh viễn chẳng thể nắm bắt được, do danh hiệu này mà khởi lập như thế.
Lại cái giả hiệu ấy cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ. Không, vô tướng, vô nguyện, quán sát gốc ngọn của cái gọi là ngã sở, vĩnh viễn chẳng thể nắm bắt được, do từ danh hiệu mà khởi lập như thế.
Lại cái giả hiệu của nó cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ. Bốn Thiền, bốn đẳng tâm, bốn Tam Muội chánh thọ vô sắc, quán sát gốc ngọn cái gọi là ngã sở, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, do từ danh hiệu mà khởi lập như thế. Lại danh hiệu ấy cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ.
Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Thánh Chúng, niệm thức, niệm thí, niệm bác văn, niệm xuất nhập thủ ý, niệm lão bệnh tử, quán sát gốc ngọn cái gọi là ngã sở hoàn toàn không thể nắm bắt được, cũng chẳng thể thấy, do từ danh hiệu mà khởi lập như thế. Lại cái giả hiệu ấy cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ.
Mười lực, bốn vô sở úy, bốn phân biệt biện, mười tám pháp bất cộng của Phật, quán sát gốc ngọn cái gọi là ngã sở, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, do từ danh hiệu mà khởi lập như thế.
Lại cái giả hiệu ấy, cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ, chẳng thấy gốc ngọn, không có xứ sở, cũng không thể nắm bắt được thì làm thế nào để lập danh hiệu Bồ Tát mà gọi là Bồ Tát?
Giả sử có danh hiệu ấy cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ, do từ vô minh mà đưa đến danh tự. Lại cái danh tự ấy cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ. Xét danh hiệu ấy cho đến năm thạnh ấm, quán sát gốc ngọn của nó, cũng chẳng thể nắm bắt được, do từ danh hiệu mà khởi lập như thế.
Lại danh hiệu ấy cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ.
Quán sát sắc thọ, tưởng, hành, thức. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Mười tám chủng, mười hai nhân duyên như vang theo tiếng kêu, như bóng, ảo ảnh, trăng dưới nước, huyễn hóa. Quán sát năm ấm và năm thạnh ấm cũng lại như vậy để biết gốc ngọn cái gọi là ngã sở, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, do từ danh hiệu mà khởi lập như thế.
Lại cái danh hiệu của nó cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ, là hư vô mờ mịt. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, không, vô tướng, vô nguyện, quán sát gốc ngọn của cái gọi là ngã sở thì hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, do từ danh hiệu mà khởi lập như thế.
Lại cái danh hiệu ấy cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ, giống như vang của tiếng, hình bóng, ảo ảnh, cây chuối, trăng dưới nước, huyễn hóa, quán sát gốc ngọn của nó thì hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được, không khởi, không diệt, giống như bóng dưới nước, không nhiễm ô, cũng không sân hận.
Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, mười tám chủng, mười hai nhân duyên, pháp giới, bản tế, pháp, chỗ hướng đến của pháp, pháp tịch nhiên, danh của các pháp thiện ác, họa phúc, pháp hữu vi, pháp vô vi, có tạo tác, không tạo tác, hữu lậu, vô lậu, quán sát gốc ngọn nơi phát xuất của pháp, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được.
Cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ, giống như vang của tiếng, hình bóng, trăng dưới nước, ảo ảnh, cây chuối, huyễn hóa. Pháp của quá khứ, vị lai, hiện tại, quán sát gốc ngọn của nó, cũng chẳng thể nắm bắt được, cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ. Pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, không thể thấy nguồn gốc.
Sao gọi là pháp không sở hữu?
Cái gọi là pháp không sở hữu là không có quá khứ, vị lai, hiện tại. Tìm cầu, quán sát gốc ngọn của pháp vô vi, hoàn toàn chẳng thể thấy.
Kính bạch Thế Tôn! Con quán sát, xem xét gốc ngọn của hằng hà sa Thế Giới Chư Phật ở phương Đông, vĩnh viễn không thể thấy. Lại quán sát, xem xét gốc ngọn của chúng Bồ Tát và chúng Thanh Văn, Bích Chi Phật của Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, hoàn toàn không thấy.
Xem xét gốc ngọn của chúng Bồ Tát và chúng Thanh Văn, Bích Chi Phật của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở chín phương: Phương Nam, phương Tây, phương Bắc, phương Đông Nam, phương Tây Nam, phương Tây Bắc, phương Đông Bắc, phương Trên, phương Dưới, hoàn toàn không thấy, thì chỗ nào là bát nhã Ba la mật của Bồ Tát.
Nương vào cái gì mà nói danh hiệu Bồ Tát?
Lại danh hiệu ấy cũng không chỗ trụ, không không trụ.
Vì sao?
Vì loài chúng sinh từ tâm vô minh mà giả mượn danh hiệu, hành, thức, danh sắc, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, già, bệnh, chết cũng lại như vậy, giả mượn mà có danh tự, gốc của danh tự đó, hoàn toàn không chỗ trụ, cũng không không trụ.
Vì sao?
Kính bạch Thế Tôn, vì tất cả pháp đều không có cội gốc. Vì vậy cho nên tìm cầu cội gốc của nó, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được.
Vậy thì dựa vào nhân duyên nào mà vì Bồ Tát lập danh hiệu?
Lại nữa, kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Cái không cội gốc ấy không danh, không trụ, cũng không không trụ.
Vì sao?
Vì chúng sinh vô minh, từ tâm vô minh mà đưa đến danh tự này.
Lại danh tự này cũng không chỗ trụ, cũng không không trụ. Pháp nhân duyên hợp nên có giả hiệu, gọi là Bồ Tát. Nó không có ngôn thuyết, không có các ấm, các chủng, các nhập, vô minh, mười tám chủng, mười hai nhân duyên và các pháp Phật. Duyên là giả hiệu.
Kính Đức bạch Thế Tôn, xin dẫn thí dụ: Bóng, tiếng vang, ảo ảnh, cây chuối, huyễn hóa, chỉ có giả hiệu hoặc như hư không, rỗng không, không tên. Ví như tên địa, thủy, hỏa, phong, không, thì địa thủy hỏa phong tự nó không có tên.
Sở dĩ gọi là giới, định, tuệ, giải thoát, tri kiến, Tu Đà Hoàn, Tu Đà Hoàn, A Na Hàm, A La Hán, thì chỉ có danh hiệu. Thanh Văn, Bích Chi Phật cũng lại như thế, chỉ có giả hiệu. Cái gọi là Bồ Tát và danh tự Bồ Tát chỉ là giả hiệu thôi. Cái gọi là Phật và pháp của Chư Phật cũng không có tên thật, chỉ là giả hiệu thôi.
Thiện, ác, họa, phúc, hoặc thường, vô thường, khổ, lạc, hoặc ngã, phi ngã, tịch mịch, đạm bạc, có phước, không có phước, hoặc thường, vô thường, khổ, lạc, con quán những nghĩa này nên gọi đó là do nhân duyên. Giả sử sẽ vì Đại Bồ Tát mà lập danh hiệu thì đối với tất cả pháp tất có hồ nghi, quán sát gốc ngọn của nó, cũng chẳng thể nắm bắt được.
Kính bạch Thế Tôn! Có danh hiệu ấy thì không có pháp giới, cũng không có chỗ trụ.
Vì sao?
Vì loài chúng sinh từ tâm vô minh mà đưa đến danh tự này. Cái danh hiệu ấy cũng không có chỗ trụ, cũng không không trụ, cũng không có nơi chốn.
Hiền Giả Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát giả sử nghe nói chủng loại và hiện tướng như thế của bát nhã Ba la mật mà không kinh, không khiếp, không sợ, không băn khoăn, tâm không lo lắng thì nên biết là Đại Bồ Tát ấy đã trụ quả không thoái chuyển, trụ không chỗ trụ, hành không chỗ hành.
Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Lại nữa, Đại Bồ Tát chẳng nên trụ sắc, chẳng nên trụ thọ, tưởng, hành, thức. Chẳng nên trụ nhãn, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Chẳng nên trụ sắc, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp. Chẳng nên trụ nhãn sắc thức, nhĩ thanh thức, tỷ hương thức, thiệt vị thức, thân xúc thức, ý pháp thức. Chẳng nên trụ nhãn xúc, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.
Chẳng nên trụ thọ do nhãn xúc làm duyên sinh ra, chẳng nên trụ thọ do nhĩ, tỷ thiệt, thân, ý xúc làm duyên sinh ra. Chẳng nên trụ địa, thủy, hỏa, phong. Chẳng nên trụ không. Chẳng nên trụ các chủng thức. Chẳng nên trụ vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, ái, thọ, thủ, hữu, sinh lão bệnh tử.
Vì sao?
Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Vì sắc tức là không. Thọ, tưởng, hành, thức cũng không. Cái nói là không đó chính là sắc không chứ chẳng phải gọi cái không nào khác. Sắc ấy là không. Không nương vào sắc. Đại Bồ Tát muốn cầu tưởng tự duyên mà hành bát nhã Ba la mật thì nên trụ sắc, nên trụ thọ, tưởng, hành, thức. Nên trụ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, mười tám chủng, mười hai nhân duyên.
Vì sao?
Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức là không, mười hai nhân duyên cũng không. Mà mười hai nhân duyên, nguồn gốc sinh tử, không có không nào khác, không có chỗ trụ nào khác.
Lão bệnh tử trong mười hai nhân duyên đó chính là không thì mười hai nhân duyên… sinh lão bệnh tử tự nhiên là không, không vốn tự nhiên. Vì vậy cho nên, kính bạch Đức Thiên Trung Thiên, chẳng nên trụ sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nhãn, nhĩ, tỷ thiệt, thân, ý, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, mười tám chủng, là đầu mối của mười hai nhân duyên vậy.
Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Lại nữa, Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật, chẳng nên trụ bốn ý chỉ.
Vì sao?
Vì quán bốn Ý chỉ cũng lại là không, chẳng phải có cái không nào khác bốn ý chỉ, chẳng có không khác. Bốn ý chỉ ấy tự nhiên là không. Cũng không nên trụ bốn ý đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy giác ý, tám Thánh Đạo, mười lực, bốn vô sở úy, bốn phân biệt biện, mười tám pháp bất cộng của Phật.
Vì sao?
Vì pháp bốn ý chỉ, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy giác ý, tám Thánh Đạo, mười lực, bốn vô sở úy, bốn phân biệt biện, mười tám pháp bất cộng của Chư Phật ấy cũng lại là không. Mười tám pháp bất cộng của Chư Phật tự nhiên là không, không có cái không khác. Mười tám pháp bất cộng của Chư Phật bản tánh là không, không có cái không khác.
Vì sao?
Vì xét về Phật Pháp thì lại là không. Không cho nên gọi là Phật Pháp.
Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Vì vậy cho nên Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật, chẳng nên trụ năm ấm, sáu suy, mười tám chủng, mười hai nhân duyên, ba mươi bảy phẩm, mười lực, bốn vô sở úy, bốn phân biệt biện, mười tám pháp bất cộng của Chư Phật.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Ghotamukha
Phật Thuyết Kinh Văn Thù Sư Lợi Phổ Siêu Tam Muội - Phẩm Ba - Phẩm Cử Bát - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Xan Cấu
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Mười Sáu - Phẩm đại - Kinh Bạt đà Hòa Lợi
Phật Thuyết Kinh A Súc Phật Quốc - Phẩm Một - Phẩm Phát ý Thọ Tuệ - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Ba - Phẩm địa Ngục - Tập Hai Mươi Ba