Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Ba - Phẩm đại Bi Thai Tạng Xuất Sinh - Tập Hai
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH
THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bát Nhã, Đời Đường
PHẨM BA
PHẨM ĐẠI BI THAI TẠNG XUẤT SINH
TẬP HAI
Nếu thấy chúng sinh bị sự keo kiệt che lấp. Bồ Tát tự thân khởi tâm không có keo kiệt, tất cả đều buông bỏ. Lại khiến cho chúng sinh siêng tu hạnh buông bỏ. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ tám của Bồ Tát.
Nếu thấy chúng sinh hủy phảm giới trong sạch tịnh giới, đối với biểu kiểu mẫu, mực thước, tiêu biểu vô biểu không có mẫu mực, không có mực thước, không có tiêu biểu chẳng thể tuân hành thì liền dùng giới trong sạch trang nghiêm thân của mình, lại khiến cho chúng sinh giữ gìn bền chắc giới trong sạch. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ chín của Bồ Tát.
Nếu thấy chúng sinh sân hận mãnh liệt, gom chứa chồng chất các ác thì dùng sức từ bi và nhẫn nhục từ nhẫn lực để tự trang nghiêm, lại khiến cho chúng sinh an trụ pháp này. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ mười của Bồ Tát.
Nếu thấy chúng sinh thân tâm lười biếng, xa lìa tinh tiến thì từ mình dùng giáp trụ tinh tiến nghiêm thân, lại khiến cho chúng sinh buông bỏ tâm lười biếng, siêng năng mạnh mẽ chẳng uể oải. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ mười một của Bồ Tát. Nếu thấy chúng sinh tán loạn, vọng niệm.
Bồ Tát tự trụ Tam Ma Hứ Đa Samāhita: Đẳng Dẫn vắng lặng quán sát cũng khiến cho chúng sinh buông loạn trụ định. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ mười hai của Bồ Tát.
Nếu thấy chúng sinh ác tuệ, không có trí. Liền dùng trí tuệ để tự trang nghiêm, lại khiến cho chúng sinh buông lìa ác tuệ, đầy đủ bát nhã Ba la mật đa Prajñapāramitā. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ mười ba của Bồ Tát.
Nếu thấy chúng sinh tác ý chẳng đúng lý phi lý tác ý, hành nơi tà đạo. Bồ Tát liền dùng phương tiện khéo léo suy nghĩ như lý cũng khiến cho chúng sinh buông bỏ nơi chẳng đúng lý phi lý, an trụ chánh đạo. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ mười bốn của Bồ Tát.
Nếu thấy chúng sinh tối tăm rối loạn không có hiểu biết, bị phiền não gây hại. Bồ Tát tự trụ tùy niệm phân biệt mọi loại phân biệt, nhỏ nhiệm phân biệt tất cả cảnh giới xa lìa phiền não, lại khiến cho chúng sinh đoạn trừ phiền não trụ trong chánh pháp. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ mười lăm của Bồ Tát.
Nếu thấy chúng sinh bị ngục tù thân kiến satkaya dṛṣṭi, hữu kiến astivaniśrita: Chấp dính vào sự biến hiện của cái có cột trói thì nên dùng trí tuệ thấu đạt thân của mình chẳng bị cái thấy kiến trói buộc.
Lại khiến cho chúng sinh xa lìa thân kiến, chẳng tính toán ở cái có Bhava: Hữu, trụ chánh trí tuệ. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ mười sáu của Bồ Tát.
Nếu thấy chúng sinh phóng túng buông thả túng đãng các căn Indriya, chạy theo cảnh giới Viṣaya chẳng thể chế phục thì tự mình nhu hòa tâm không có phóng dật Pramāda: Buông thả, lại khiến cho chúng sinh an trụ luật nghi Saṃvaraḥ, khéo thủ hộ căn môn, ba nghiệp đều thuận. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ mười bảy của Bồ Tát.
Nếu thấy chúng sinh không có tàm hrī: tâm sùng kính các công đức với người có đức, không có quý apatrāpya: tâm sợ tội lỗi, chẳng biết báo ân, chặt đứt căn lành thì liền dùng tàm quý để tự trang nghiêm, biết ân, biết báo đáp, tu các căn lành. Lại vì chúng sinh nói pháp mở bày khiến cho đủ tàm quý, hay biết ân đức, viên mãn căn lành. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ mười tám của Bồ Tát.
Nếu thấy chúng sinh bị nước lũ lớn, sóng lớn, sóng nhỏ cuốn chìm, tùy theo nghiệp nổi chìm chẳng thể ra được. Bồ Tát tự mình hiện vượt qua giòng nước lũ đến ở bờ kia. Lại khiến cho chúng sinh đoạn trừ nghiệp ác, vượt giòng sinh tử, đến bờ Niết Bàn. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ mười chín của Bồ Tát.
Nếu thấy chúng sinh cang cường khó hóa độ thì dùng thân của mình nhún nhường, nhân nhượng, vâng thuận Sư Trưởng. Lại khiến cho chúng sinh an trụ khiêm kính khiêm tốn cung kính. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ hai mươi của Bồ Tát.
Nếu thấy chúng sinh ôm giữ tâm ganh ghét, đối với người tu thiện phần lớn sinh nhiều chướng ngại. Liền dùng căn lành tự nghiêm thân của mình, lại khiến cho chúng sinh buông lìa tâm nghi ngờ, ghen ghét gây chướng ngại… an trụ chánh pháp. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ hai mươi mốt của Bồ Tát.
Nếu thấy chúng sinh nghèo túng không có pháp tài ví dụ chỉ Phật Pháp. Bồ Tát hiện bày có vô lượng vật dụng giúp cho sinh sống, đủ bảy Thánh Tài bảy loại Thánh pháp của Phật Đạo. Lại khiến cho chúng sinh không có chỗ túng thiếu, trụ trong Thánh Tài. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ hai mươi hai của Bồ Tát.
Nếu thấy chúng sinh thường bị bệnh tật, khổ đau, bốn đại, rắn độc… trợ nhau lật ngược gây thương tổn, hại cho thân tâm. Bồ Tát liền dùng công đức không có bệnh để tự trang nghiêm, lại đặt để chúng sinh trong pháp an vui không có các bệnh. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ hai mươi ba của Bồ Tát.
Nếu thấy chúng sinh ngu si, không có trí, xa lìa ánh sáng của trí. Bồ Tát liền dùng ánh sáng trí tuệ tự nghiêm thân của mình, lại khiến cho chúng sinh an trụ trong pháp trí tuệ không có ngu si. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ hai mươi bốn của Bồ Tát.
Nếu thấy chúng sinh ưa dính hầm sâu uế ác trong ba cõi, luân hồi trong năm đường. Bồ Tát khéo hay tự mình ra khỏi ba cõi, lại dùng con đường khéo léo ra khỏi ba cõi, vận chuyển chúng sinh. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ hai mươi lăm của Bồ Tát.
Nếu thấy chúng sinh trái nghịch con đường chánh đúng chánh đạo, đi vào lối tà tà kính thì tự mình an chánh pháp, lại khiến cho chúng sinh trụ trong chánh pháp. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ hai mươi sáu của Bồ Tát.
Nếu thấy chúng sinh yêu dính thân mệnh, nhiêm sức nuôi dưỡng mong cho nó được trường tồn mà chẳng biết thân này là không có thường vô thường, chẳng trong sạch, không có tàm quý, chẳng biết ân đức. Bồ Tát liền hiện chán ghét thân của mình, vứt bỏ sự ưa thích vinh hoa, lại khiến cho chúng sinh quán sát Vô Thường, sinh tưởng chán lìa. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ hai mươi bảy của Bồ Tát.
Nếu thấy chúng sinh xa lìa Phật, Pháp, Tăng. Bồ Tát tự thân nối tiếp mầm giống ba báu, lại khiến cho chúng sinh nối tiếp Phật Pháp Tăng khiến chẳng đoạn tuyệt. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ hai mươi tám của Bồ Tát.
Nếu thấy chúng sinh lùi mất thiện pháp. Bồ Tát liền dùng thiện pháp nghiêm thân, lại khiến cho chúng sinh trụ trong thiện pháp. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ hai mươi chín của Bồ Tát.
Nếu thấy chúng sinh xa lìa Sư Trưởng, chẳng hành sáu niệm Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Giới, niệm Thiên. Bồ Tát liền dùng sáu niệm tự trang nghiêm, lại khiến cho chúng sinh thường tu sáu niệm như thật quán Trí. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ ba mươi của Bồ Tát.
Nếu thấy chúng sinh bị lưới nghiệp phiền não che lấm quấn quanh. Bồ Tát liền hiện xé rách lưới nghiệp hoặc, cũng khiến cho chúng sinh dứt hẳn nhân sinh tử, an trụ chánh pháp. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ ba mươi mốt của Bồ Tát.
Nếu thấy chúng sinh đủ các Bất Thiện Akuśala xa lìa căn lành. Bồ Tát liền tự mình trừ hết các vật dụng, các trang nghiêm ác. Lại khiến cho chúng sinh đầy đủ căn lành, xa lìa Bất Thiện. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ ba mươi hai của Bồ Tát.
Này Thiện Nam Tử! Đây là ba mươi hai loại sự nghiệp chẳng chung cùng của Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ nghiệp này thì tất cả thiện pháp luôn tự tăng trưởng, viên mãn đầy đủ.
Lại nữa, Thiện Nam Tử! Bồ Tát lại có vô lượng sự nghiệp.
Tại sao thế?
Vì chúng sinh vô biên, phiền não của chúng sinh cũng lại vô lượng vô biên như vậy. Bồ Tát tùy theo phiền não sai biệt của tất cả chúng sinh ấy, cũng nói vô biên môn giải thoát.
Này thiện nam tử! Giả sử hết thảy hạnh của chúng sinh tràn đầy trong hằng hà sa Thế Giới, hoặc hết thảy sự nghiệp của Thanh Văn hạnh, hoặc Duyên Giác hạnh… đem so với hết thảy sự nghiệp của Bồ Tát mới bắt đầu đã phát tâm bồ đề này thì trăm phần chẳng theo kịp một phần, ngàn phần chẳng theo kịp một phần.
Như vậy trăm ngàn phần, câu chi phần, trăm câu chi phần, ngàn câu chi phần, toán phần, ca la số phần, dụ phận, Ưu Ba Ni Sa Đà Phần đều chẳng theo kịp một phần.
Tại sao thế?
Vì Nhị Thừa tự đoạn trừ phiền não cho thân của mình, còn sự nghiệp của Bồ Tát chẳng vì tự thân mình, lại khắp vì trừ dứt các phiền não của tất cả chúng sinh. Thế nên hết thảy sự nghiệp của Bồ Tát đem so với Nhị Thừa thì thù thắng hơn cả, công đức đã được nhiều vô lượng vô biên.
Tại sao thế?
Vì sự nghiệp mà chúng sinh phàm phu đã tu đều cùng tương ứng với tất cả điên đảo, chỗ làm của Nhị Thừa thì tâm ấy hạn hẹp thấp kém, còn sự nghiệp của Bồ Tát thì xa lìa điên đảo vô lượng vô biên. Thế nên công đức mà Bồ Tát đã được cũng lại vô lượng vô biên như vậy. Do nghĩa này cho nên vượt qua tất cả phàm phu, Nhị Thừa.
Bấy giờ, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nghe pháp này xong thời hớn hở vui mừng, khắp thân sung sướng, tâm được trong mát… rồi nói lời này: Hiếm có! Bạch Đức Thế Tôn, thật là hiếm có!
Đức Thế Tôn khéo hay phân biệt mọi loại Đà La Ni Môn, môn của đại bi cùng với môn của sự nghiệp chẳng chung cùng bất cộng sự nghiệp của Bồ Tát thâm sâu vi diệu cùng với môn. Con nghe Đức Phật nói, nên con vui vẻ đỉnh lễ nhận giữ đỉnh thọ, như pháp phụng hành.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba