Phật Thuyết Kinh đại Bát Niết Bàn - Phẩm Hai Mươi Ba - Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - Phần Bảy
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Đàm Vô Sấm, Đời Bắc Lương
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Đàm Vô Sấm, Đời Bắc Lương
PHẨM HAI MƯƠI BA
PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT
PHẦN BẢY
Đức Phật vì hàng Lê Xa Tử mà Sông Hằng rằng: Này các thiện nam tử! Luận về người phóng dật có năm kết quả không tốt. Một là chẳng được của cải tự tại, hai là tiếng xấu truyền xa, ba là chẳng thích bố thí cho người nghèo thiếu, bốn là chẳng thích thấy bốn bộ chúng, năm là chẳng đặng thân Chư Thiên.
Này các thiện nam tử! Do nơi chẳng phóng dật có thể sanh ra pháp lành thế gian và xuất thế gian. Nếu có người muốn được vô thượng bồ đề nên phải siêng năng tu hạnh chẳng phóng dật.
Luận về người phóng dật lại còn có mười ba quả báo: Một là thích vì đời mà làm lụng, hai là thích nói những lời vô ích, ba là thường thích nằm lâu ngủ nhiều, bốn là thích nói việc đời, năm là thích gần gũi bạn ác, sáu là thích biếng lười, bảy là thường bị người khác khinh dể, tám là dầu có học hỏi liền quên mất, chín là thích ở nơi biên địa, mười là chẳng thể điều phục các căn, mười một là ăn chẳng biết đủ, mười hai là chẳng thích vắng vẻ, mười ba là chỗ thấy biết chẳng chân chánh.
Này các thiện nam tử! Luận về người phóng dật dầu được gần Phật và Thánh chúng, nhưng vẫn là cách xa.
Các Lê Xa Tử bạch rằng: Chúng tôi tự biết mình là người phóng dật. Vì nếu chúng tôi chẳng phóng dật, đấng Như Lai Pháp Vương sẽ ra đời trong cõi nước của chúng tôi.
Lúc đó trong đại hội có nhà Bà La Môn tên là Vô Thắng nói với các Lê Xa Tử rằng: Phải lắm! Đúng như lời các ông nói. Vua Tần Bà Ta La được lợi ích lớn, vì Đức Như Lai Thế Tôn xuất hiện trong cõi nước đó. Như trong ao lớn mọc lên hoa sen đẹp, hoa sen dầu mọc trong nước, nhưng nước chẳng vấy lắm được.
Đức Phật cũng như vậy, dầu xuất hiện trong nước kia mà chẳng bị pháp thế gian làm trở ngại.
Chư Phật không có xuất hiện, nhưng vì chúng sanh mà xuất hiện ra đời, chẳng bị pháp thế gian làm trệ ngại.
Các ông tự mê tham đắm nơi ngũ dục, chẳng biết gần gũi Đức Như Lai để nghe pháp, do đó nên gọi là hạng người phóng dật. Chẳng phải Đức Phật xuất hiện nơi nước Ma Già Đà mà gọi các ông là người phóng dật. Vì Đức Như Lai như mặt trời, mặt trăng kia, chẳng phải vì một người hai người mà xuất hiện ra đời.
Năm trăm Lê Xa Tử nghe ông Đức Vô Thắng Bà La Môn nói những lời như trên, liền phát tâm vô thượng bồ đề.
Đồng tiếng tán thán rằng: Lành thay! Lành thay! Vô Thằng Đồng Tử nói những lời rất lành, rất hay như vậy. Các Lê Xa Tử mỗi người cởi y đang đắp trên thân đem cúng thí cho Vô Thắng.
Vô Thắng nhận lấy đem dâng lên Phật, bạch rằng: Thế Tôn! Những y này tôi nhận lấy của hàng Lê Xa Tử, xin dâng lên Đức Thế Tôn. Ngưỡng mong Đức Thế Tôn vì thương xót chúng sanh mà nạp thọ.
Đức Phật mở lòng từ bi liền lãnh lấy những y ấy. Các Lê Xa Tử đồng chắp tay bạch rằng ngưỡng mong Đức Như Lai an cư nơi nước này một mùa, và nhận sự cúng dường của chúng tôi. Đức Phật yên lặng nhận lời thỉnh cầu của Lê Xa Tử.
Lúc đó, sáu nhà ngoại đạo nghe được việc này, thầy trò kéo nhau đi qua thành Ba La Nại.
Đức Phật lại đi qua thành Ba La Nại ở bên bờ sông Ba La. Nơi thành Ba La Nại có vị trưởng giả tên là Bửu Xưng, ông này say mê ngũ dục chẳng biết lý vô thường.
Do Phật đến ở, trưởng giả Bửu Xưng tự nhiên chứng được bạch cốt quán: Tự thấy nhà cửa, điện đường, vợ con, quyến thuộc, tôi tớ, đều toàn là những bộ xương trắng. Lòng ông kinh sợ như sợ dao, rắn độc, giặc cướp, lửa. Ông liền ra khỏi nhà, thẳng đến chỗ Phật.
Dọc đường, luôn miệng kêu rằng: Sa Môn Cù Đàm! Nay tôi như là bị giặc rượt đuổi, lòng tôi quá kinh sợ, xin mau cứu tôi!
Phật bảo trưởng giả: Này thiện nam tử! Phật Pháp và Chúng Tăng vẫn an ổn, không sự lo sợ.
Trưởng giả bạch rằng: Nếu trong Tam Bảo không sự kinh sợ, nay tôi cũng sẽ được không kinh sợ.
Đức Phật liền cho trưởng giả xuất gia tu hành.
Trưởng giả này lại có năm mươi người bạn thân, nghe tin trưởng giả Bửu Xưng nhàm chán dục lạc trong đời mà xuất gia, liền cùng nhau đồng xuất gia.
Sáu nhà ngoại đạo nghe việc này, liền dắt đồ chúng đi qua thành Chiêm Bà.
Lúc đó tất cả nhân dân trong nước Chiêm Bà đều cùng nhau phụng sự sáu nhà ngoại đạo, họ chưa từng nghe danh hiệu của Phật, Pháp, Tăng, phần đông gây tạo những nghiệp rất ác.
Đức Phật vì chúng sanh nên lại đi qua thành Chiêm Bà.
Trong thành này có vị đại trưởng giả không con nối giòng, bèn phụng thờ sáu nhà ngoại đạo để cầu con.
Thời gian sau vợ trưởng giả có thai.
Trưởng giả vui mừng đến thưa với sáu nhà ngoại đạo: Vợ tôi có thai là nam hay nữ?
Sáu nhà ngoại đạo đáp rằng: Chắc chắn sẽ sanh con gái.
Trưởng giả nghe lời này sanh lòng sầu não.
Thân hữu hỏi trưởng giả: Cớ sao ông quá sầu não như vậy?
Trưởng giả đáp vợ tôi có thai chưa biết là nam hay nữ nên tôi đến hỏi lục sư, các Ngài bảo chắc chắn là con gái. Tôi tự nghĩ tuổi đã già, sự nghiệp to lớn, tài sản vô lượng. Nếu không phải con trai thời không người giao phó. Do đây nên tôi sầu não.
Thân hữu nói rằng: Ông không có trí huệ, ngày trước ông cũng đã nghe rằng ba anh em Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp là đệ tử của ai?
Đệ tử của Phật hay đệ tử của lục sư?
Nếu lục sư là bậc Nhất Thiết Trí, sao ba anh em Ca Diếp bỏ họ mà làm đệ tử của Phật?
Lại Xá Lợi Phất, Đại Mục Kiền Liên, các vị Quốc Vương như Tần Bà Ta La, các vị phu nhân như Bà Mạt Lợi, các vị đại trưởng giả như ông Tu Đạt Đa, những người ấy chẳng phải là đệ tử của Phật ư?
Khoáng Dã Quỷ Thần, Vua A Xà Thế, Voi say, Ươn Quật Ma La ác tâm muốn hại mẹ, những người này há chẳng phải nhờ Đức Phật điều phục ư?
Đức Như Lai Thế Tôn biết rõ tất cả pháp không bị chướng ngại nên hiệu là Phật. Lời nói ra duy nhất, không dời đổi, nên hiệu là Như Lai. Dứt hết phiền não nên gọi là A La Hán. Đức Thế Tôn phàm có nói ra trọn không sai. Lục sư chẳng phải như vậy, đâu đáng tin được.
Nay Đức Như Lai đang ở nước này gần nơi đây, nếu ông muốn biết sự thiệt thời nên đến Phật.
Lúc đó trưởng giả cùng thân hữu đến chỗ Phật đảnh lễ đi nhiễu ba vòng, rồi quì chấp tay bạch rằng: Đức Thế Tôn đối với chúng sanh bình đẳng không oán không thân. Tôi còn bị tham ái ràng buộc, nay muốn hỏi Đức Thế Tôn một việc, nhưng tự mình hổ thẹn chưa dám nói ra.
Bạch Thế Tôn! Vợ tôi có thai, lục sư bảo rằng chắc chắn là con gái.
Xin Đức Phật phán việc ấy thế nào?
Phật nói: Này trưởng giả, vợ ông có thai quyết định là trai, đứa trẻ này sau khi sanh ra thời phước đức không ai bằng.
Trưởng giả nghe lời Phật dạy vui mừng làm lễ tạ Đức Phật mà trở về nhà.
Sáu nhà ngoại đạo nghe Phật huyền ký vợ trưởng giả quyết định sẽ sanh con trai có phước đức lớn, lòng họ ganh ghét, họ liền lấy trái Am La tẩm thuốc độc, rồi mang đến nhà biếu trưởng giả mà nói rằng: Tốt thay! Ông Cù Đàm bàn điều ấy rất hay. Gần ngày sanh vợ ông nên uống thuốc này sẽ bảo đảm cho mẹ cùng con lúc sanh sản không bệnh hoạn.
Trưởng giả mừng lắm nhận lấy thuốc của lục sư cho vợ uống. Uống xong vợ trưởng giả trúng độc mà chết.
Lục sư vui mừng chia nhau đi khắp trong thành truyền rao rằng: Sa Môn Cù Đàm tự khoe là Nhất thiết trí, nói vợ trưởng giả sẽ sanh con trai phước đức không ai sánh bằng, nay con chưa sanh mà mẹ đã chết.
Trưởng giả lại đối với Phật mất cả lòng tin. Ông liền theo nghi lễ thế gian tẩn liệm thây vợ, rồi đưa ra ngoài thành chất củi để thiêu.
Do đạo nhãn thấy rõ việc này, Đức Phật bảo A Nan đem y đến cho Phật đắp và bảo rằng: Ta muốn đến chỗ hỏa táng để trừ dứt tà kiến cho chúng sanh.
Lúc đó Tỳ Sa Môn Thiên Vương bảo Thiên tướng là Na Ni Bạt Đà rằng: Nay Đức Như Lai muốn đến khu gò mã, khanh phải mau đến đó sửa sang quét tước trải tòa sư tử, rải những hoa đẹp hương thơm, trần thiết trang nghiêm chỗ ấy.
Lục sư thấy Phật đàng xa đi đến họ bảo nhau rằng: Sa Môn Cù Đàm đến trong gò mã này hoặc giả muốn ăn thịt ư! Lúc bấy gìơ nơi ấy có nhóm Ưu Bà Tắc chưa chứng được pháp nhãn, nghe lời nói của lục sư thời đều hổ thẹn cùng nhau đón Phật bạch rằng: Vợ của trưởng giả đã chết, xin Thế Tôn chớ đến đó.
A Nan liền nói với các vị Ưu Bà Tắc: Ác ông chờ giây lát, Đức Như Lai sẽ hiển bày cảnh giới của Chư Phật.
Phật đến gò mả lên ngồi Tòa Sư Tử.
Trưởng giả đến trước Phật trách rằng: Bậc Nhất Thiết Trí lời nói ra đúng sự thật không sai mới đáng gọi là Thế Tôn.
Nay mẹ thời đã chết mất làm sao sanh được con trai phước đức?
Phật bảo trưởng giả: Hôm trước ông chẳng hỏi tôi về sự chết sống của bà mẹ. Chỉ hỏi có thai là trai hay gái. Chư Phật Như Lai phàm lời nói ra đúng thật không sai, do đây nên phải biết rằng ông quyết định sẽ được con trai phước đức.
Lúc đó lửa thiêu tử thi bụng nứt ra, có đứa trẻ trai từ trong bụng lọt ra ngồi ngay thẳng trong lửa như chim Oan Ương đậu trên gương sen.
Lục sư ngó thấy lại to tiếng la lên rằng: Sa Môn Cù Đàm là yêu quái khéo làm ảo thuật.
Trưởng giả vui mừng quở trách lục Sư: Nếu cho là ảo thuật tại sao các ông chẳng làm.
Phật liền bảo Kỳ Bà: Ông vào trong lửa bồng đứa bé lại đây.
Kỳ Bà đi đến gần đống lửa, lục sư lật đật đi đến kéo lại nói rằng: Sa Môn Cù Đàm làm ảo thuật chưa ắt là luôn được hoàn toàn, nếu ông vào trong lửa e không khỏi bị hại. Sao ông lại quá tin lời của Cù Đàm.
Kỳ Bà đáp rằng: Giả sử Đức Như Lai ra vào địa ngục a tỳ, lửa dữ trong địa ngục còn không đốt cháy được huống là lửa trong thế gian.
Lúc đó Kỳ Bà đi thẳng vào trong đống lửa như vào trong nước mát mẻ, bồng đứa trẻ trở ra đến chỗ Phật, hai tay trao đứa trẻ cho Phật.
Đức Phật tiếp lấy đứa trẻ mà bảo trưởng giả rằng: Tất cả chúng sanh thọ mạng chẳng quyết địng như bóng nước nổi trên mặt nước. Nếu chúng sanh không có nghiệp quả sâu nặng thời lửa chẳng cháy được, độc chẳng hại được. Phước đức của trẻ này chẳng phải là ta làm ra.
Trưởng giả bạch rằng: Lành thay! Bạch Thế Tôn! Ngưỡng mong Đức Như Lai đặt tên cho nó.
Đức Phật nói: Này trưởng giả! Trẻ này sanh ở trong đống lửa lớn, lửa gọi là thọ đề, nên đặt tên cho nó là Thọ Đề. Lúc đó quần chúng hiện diện nghe và thấy việc này vô lượng người phát tâm vô thượng bồ đề.
Sau đó sáu nhà ngoại đạo kéo nhau đi khắp cả sáu nước lớn không chỗ nào ở yên được, họ lại đến nơi thành Câu Thi Na, họ chia nhau đi truyền rao rằng: Mọi người nên biết rằng Sa Môn Cù Đàm là nhà đại ảo thuật, phỉnh gạt trong thiên hạ khắp hết sáu nước lớn. Như nhà ảo thuật hoá làm bốn đạo binh chiến xa, chiến mã, voi trận, bộ binh. Lại biến hoá làm các thứ châu báu, cung điện, thành trì, sông ngòi, cây cối.
Sa Môn Cù Đàm cũng như vậy, huyễn hóa làm ra thân Vua để Sông Hằng, hoặc biến làm Sa Môn, Bà La Môn, biến làm thân nam, người nữ, thân nhỏ, thân lớn, hoặc biến làm thân súc sanh quỷ thần, hoặc nói vô thường, hoặc nói thường trụ, có lúc nói là khổ, có lúc nói là vui, hoặc nói có ngã, hoặc nói không ngã, có tịnh, không tịnh, lúc thời nói có lúc lại nói không, đó là những lời hư vọng nên gọi là ảo thuật.
Như nhân hột giống mà có trái, Sa Môn Cù Đàm cũng như vậy, do bà Ma Da sanh ra, mẹ đã là huyễn ảo thời con không thể chẳng phải là huyễn ảo. Sa Môn Cù Đàm không có tri kiến chân thật. Các vị Bà La Môn trải qua nhiều năm tu tập khổ hạnh giữ gìn cấm giới còn tự nói rằng chưa có tri kiến chân thật.
Huống là Cù Đàm tuổi còn trẻ, học lực cạn cợt, chẳng tu khổ hạnh, làm sao có được tri kiến chân thật, nếu có thể khổ hạnh đủ bảy năm còn chẳng phải là nhiều, huống là Cù Đàm tu tập khổ hạnh chẳng đầy sáu năm. Có người ngu vô trí mới tin học theo giáo pháp của Cù Đàm.
Như nhà huyễn thuật phỉnh gạt người ngu, Sa Môn Cù Đàm cũng như vậy. Sáu nhà ngoại đạo ở trong thành Câu Thi Na này làm cho chúng sanh thêm nhiều tà kiến.
Phật bảo Sư Tử Hống Bồ Tát: Ta thấy việc như vậy sanh lòng xót thương, nên dùng thần lực triệu thỉnh các vị Bồ Tát ở mười phương vân tập trong rừng này chật cả bốn mươi do diên. Nay ở nơi đây ta hiện Đại Sư Tử Hống.
Ở nơi chỗ trống trải vắng vẻ dầu có Sông Hằng nhiều cũng chẳng được gọi là Sư Tử Hống. Ở trong đại chúng toàn bậc trí huệ như đây mà Sông Hằng mới được gọi là chân thật Đại Sư Tử Hống. Sư Tử Hống là thuyết minh tất cả pháp đều vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh. Chỉ nói Như Lai là thường, lạc, ngã, tịnh.
Lục sư lại nói rằng: Nếu Cù Đàm có ngã ta cũng có ngã.
Chỗ nói là ngã đó: Cái thấy gọi là ngã.
Này Cù Đàm! Ví như có người hướng trong đây thấy đồ vật, ngã cũng như vậy. Hướng là dụ cho con mắt, người thấy dụ cho ngã.
Phật bảo lục Sư: Nếu nói cái thấy gọi là ngã, thời không đúng nghĩa. Vì điều dụ của các ông vừa dẫn ra nhân hướng mà thấy, người ở một hướng, sáu căn đều có tác dụng.
Nếu quyết định có ngã nhân nơi con mắt mà thấy, sao lại chẳng như trong một nhãn căn kia đều nhận biết các trần cảnh?
Nếu trong một căn chẳng thể đồng thời nghe cả sáu trần, phải biết rằng đó là không có ngã. Điều dụ hướng thấy vật, dầu trãi qua trăm năm, người thấy nhân nơi đó chỗ thấy vẫn không khác.
Nhãn căn nếu như vậy, đến lúc tuổi già mắt kém lẽ ra không khác. Người cùng hướng khác nhau, thấy trong thấy ngoài, nhãn căn nếu như vậy lẽ ra cũng trong ngoài đồng một thời đều thấy. Nếu là chẳng thấy, sao lại có ngã.
Lục sư lại nói rằng: Này Cù Đàm! Nếu không có ngã, thời ai có thể thấy?
Phật nói có sắc, có ánh sáng, có tâm, có nhãn căn, bốn duyên này hòa hiệp nên gọi là có thấy. Trong đây thiệt không có người thấy người thọ. Vì điên đảo nên chúng sanh cho là có người thấy có kẻ thọ. Do nghĩa này nên tất cả chúng sanh chỗ thấy biết đều điên đảo, chỗ thấy biết của Chư Phật và Bồ Tát là chân thật.
Này Lục sư! Nếu nói rằng sắc là ngã thời cũng chẳng phải. Vì sắc thiệt cũng chẳng phải là ngã. Sắc nếu là ngã lẽ ra chẳng nên có hình dạng xấu xa.
Cớ sao lại có bốn tánh sai khác, chẳng đồng một dòng Bà La Môn ư?
Sao lại có kẻ nô lệ chẳng tự do?
Có người tàn tật, lúc sanh ra căn thân chẳng đầy đủ?
Cớ sao chẳng làm thân Chư Thiên, mà lại thọ thân địa ngục, súc sanh, ngạ quỉ?
Nếu chẳng có thể tùy ý để làm ra thân, nếu biết rằng quyết định là không có ngã. Do vì không ngã nên gọi là vô thường. Vì vô thường nên phải khổ. Vì khổ nên là rỗng không. Vì rỗng không nên điên đảo. Vì điên đảo nên tất cả chúng sanh lưu chuyển trong vòng sanh tử. Như sắc, thọ tưởng hành và thức cũng vậy.
Này Lục sư, Đức Như Lai Thế Tôn dứt hẳn sự ràng buộc của sắc cũng như dứt hẳn sự ràng buộc của thức v.v…, vì thế nên Như Lai gọi là thường, lạc, ngã, tịnh.
Lại sắc chính là nhân duyên. Nếu đã là nhân duyên thời gọi là vô ngã. Nếu là vô ngã thời gọi là khổ không.
Thân của Như Lai chẳng phải nhân duyên. Vì chẳng phải nhân duyên nên gọi là có ngã. Nếu có ngã thời chính là thường, lạc, ngã, tịnh.
Lục sư lại nói: Này Cù Đàm! Sắc chẳng phải ngã nhẫn đến thức cũng chẳng phải ngã, thế thì ngã khắp tất cả chỗ như hư không.
Phật nói: Nếu khắp mọi chỗ đều có ngã, thời lẽ ra chẳng nên nói rằng: Trước kia tôi chẳng thấy. Nếu trước kia chẳng thấy, thời biết rằng sự thấy này trước không nay có, nên gọi là vô thường. Nếu gọi là vô thường sao lại nói là khắp được. Nếu ngã là khắp tất cả chỗ đều có, lẽ ra phải có đủ tất cả thân trong năm loài. Nếu có đủ thân, thời lẽ ra đều thọ báo.
Nếu đã đều thọ báo, sao lại nói rằng trở lại thọ thân người thân Trời…?
Các ông nói ngã là khắp đó, thời ngã là một hay là nhiều?
Ngã nếu là một thời lẽ ra không có cha con, kẻ thù người thân.
Ngã nếu là nhiều, căn thân của tất cả chúng sanh lẽ ra đều đồng như nhau, bao nhiêu những việc làm và trí huệ lẽ ra cũng đồng như vậy, nếu đồng như nhau, sao lại nói rằng có người thân căn đầy đủ, có người thiếu kém tàn tật, nghiệp lành nghiệp ác, kẻ ngu người trí khác nhau?
Này Cù Đàm! Ngã của chúng sanh không có ngằn mé, pháp cùng phi pháp thời có chừng ngằn. Chúng sanh thật hành đúng pháp thời được thân tốt đẹp. Nếu chúng sanh thật hành phi pháp thời mang thân xấu xa. Do nghĩa này nên nghiệp quả của chúng sanh chẳng được không sai khác.
Này lục Sư! Nếu pháp cùng phi pháp là như vậy thời ngã chẳng cùng khắp. Nếu ngã là cùng khắp thời lẽ ra đều đến tất cả. Nếu ngã đều đến tất cả thời người thật hành pháp lành lẽ ra cũng có ác, người thật hành điều ác lẽ ra cũng có lành. Nếu không như vậy sao lại nói rằng ngã là cùng khắp.
Này Cù Đàm! Như trong một nhà thắp trăm ngàn ngọn đèn, mỗi ngọn đèn tự chiếu sáng chẳng trở ngại nhau. Ngã của chúng sanh cũng như vậy, thật hành điều lành điều ác chẳng xen lộn nhau.
Này Lục Sư! Nếu các ông nói rằng ngã như ngọn đèn thời không đúng nghĩa. Vì ánh sáng ngọn đèn kia theo duyên mà có, ngọn đèn thêm lớn thời ánh sáng cũng thêm nhiều. Ngã của chúng sanh chẳng phải như vậy. Ánh sáng từ ngọn đèn chiếu ra, chỗ của ánh sáng khác chỗ với ngọn đèn.
Ngã của chúng sanh chẳng được từ nơi thân mà ra ở nơi chỗ khác. Áng sáng của ngọn đèn kia ở chung chỗ với bóng tối, vì như trong căn nhà tối, lúc thắp một ngọn đèn chiếu chẳng sáng tỏ, thắp nhiều ngọn đèn thời được tỏ sáng.
Nếu ngọn đèn ban đầu phá hết bóng tối thời lẽ ra chẳng cần đến ngọn đèn sau. Nếu cần phải nhờ ngọn đèn sau mới hết bóng tối, thời nên biết rằng áng sáng của ngọn đèn ban đầu cùng ở chung chỗ với bóng tối.
Này Cù Đàm! Nếu là không có ngã thời ai làm lành làm ác?
Nếu là ngã tạo tác thời sao lại gọi là thường?
Nếu ngã là thường, tại sao có lúc làm lành, có lúc lại làm ác?
Nếu cho rằng có lúc làm lành, có lúc làm ác, tại sao lại nói rằng ngã không ngằn mé. Nếu là ngã tạo tác, cớ chi lại tập làm điều ác. Nếu như ngã là tác giả, là tri giả, cớ chi lại sanh nghi rằng chúng sanh không có ngã.
Do nghĩa trên đây nên biết rằng trong pháp của ngoại đạo quyết định không có ngã. Nếu nói là ngã, thời nên biết rằng chính là Đức Như Lai, vì thân Như Lai không ngằn mé, không ngờ vực, chẳng làm chẳng thọ, nên gọi là thường trụ.
Như Lai bất sanh bất diệt nên gọi là lạc, vì Như Lai không có phiền não nên gọi là tịnh, không có mười tướng nên gọi là không. Do đây nên Như Lai là thường, lạc, ngã, tịnh, rỗng rang không có các tướng.
Các nhà ngoại đạo nói rằng: Nếu nói Như Lai là thường, lạc, ngã, tịnh vì không có tướng nên là không, phải biết rằng giáo pháp của Cù Đàm nói ra thời chẳng phải là không vậy. Vì thế nên nay chúng ta phải cung kính thọ trì. Lúc đó trong hàng ngoại đạo có vô lượng người sanh lòng kính tin xuất gia theo Phật Pháp.
Phật bảo Sư Tử Hống Bồ Tát: Này thiện nam tử! Do nhân duyên nên ta ở nơi rừng Ta La Song Thọ này hiển bày Đại Sư Tử Hống. Sư Tử Hống gọi là Đại Niết Bàn.
Này thiện nam tử! Cặp cây bên hướng Đông tiêu biểu rằng phá vô thường mà được thường trụ. Cặp cây bên hướng Nam tiêu biểu rằng phá khổ mà được lạc. Cặp cây bên hướng Tây tiêu biểu rằng phá vô ngã mà được chân ngã. Cặp cây bên hướng Bắc tiêu biểu rằng phá bất tịnh mà được chân tịnh.
Này thiện nam tử! Chúng sanh trong đây vì bốn cặp cây Song Thọ nên bảo hộ rừng Ta La, chẳng cho người ngoài đến bẻ nhánh hái lá đốt chặt phá hoại. Ta cũng như vậy, vì bốn pháp thường, lạc, ngã, tịnh, nên khiến hàng đệ tử hộ trì Phật pháp.
Bốn cặp Song Thọ này bốn Đại Vương quản trị săn sóc. Ta vì bốn Đại Vương hộ trì chánh pháp của ta, nên ta ở trong đây mà nhập Niết Bàn.
Này thiện nam tử! Bốn cặp cây Ta La này bông trái thường sum sê, thường có thể lợi ích cho vô lượng chúng sanh. Ta cũng như vậy, thường có thể lợi ích cho vô lượng Thanh Văn, Duyên Giác. Bông dụ cho ngã, trái dụ cho lạc. Do nghĩa này nên ta ở trong rừng cây Ta La Song Thọ nhập đại tịch diệt. Đại tịch diệt đây gọi là Đại Niết Bàn.
Sư Tử Hống Bồ Tát bạch rằng: Thế Tôn! Cớ gì Đức Như Lai nhập Niết Bàn trong tháng hai?
Này thiện nam tử! Tháng hai gọi là mùa xuân, tháng mùa xuân muôn vật đều sanh trưởng, gieo trồng cây cối, bông trái tươi tắn xinh đẹp, sông rạch đầy nước, trăm thú sanh sản, do đây nên chúng sanh phần nhiều có quan niệm là thường là vui.
Vì phá quan niệm cho là thường như vậy, nên ta nói tất cả pháp đều là vô thường, chỉ nói Đức Như Lai là thường trụ chẳng biến đổi.
Này thiện nam tử! Ở trong ba mùa sáu tiết, mạnh đông cây cối khô héo, mọi người chẳng ưa thích. Mạnh xuân hòa ấm mọi người tham ưa. Vì phá sự tham ưa thế gian của chúng sanh nên ta diễn nói thường, lạc, ngã, tịnh. Đức Như Lai vì phá thế ngã, thế tịnh, nên nói Như Lai là chân thiệt ngã tịnh. Nói tháng hai là dụ cho hai thứ pháp thân của Như Lai.
Mùa đông chẳng ưa thích, là người trí chẳng thích Như Lai vô thường nhập Niết Bàn.
Tháng hai mùa xuân vui thích, là dụ cho người trí ưa thích Như Lai: Thường, lạc, ngã, tịnh. Gieo trồng dụ cho chúng sanh nghe pháp vui mừng phát tâm vô thượng bồ đề, vun trồng các căn lành. Sông rạch là dụ cho các Đại Bồ Tát ở mười phương đến chỗ ta nghe học Kinh Đại Niết Bàn.
Trăm thú sanh sản là dụ cho hàng đệ tử của ta sanh các căn lành. Bông là dụ cho bảy giác chi. Trái là dụ cho bốn đạo quả. Do những nghĩa này, nên ta nhập Niết Bàn trong tháng hai.
Sư Tử Hống Bồ Tát bạch rằng: Thế Tôn! Đức Như Lai lúc sơ sanh, xuất gia, thành đạo chuyển pháp luân đều ở vào ngày mùng tám, cớ cho riêng nhập Niết Bàn ở đêm rằm?
Phật bảo: Lành thay! Lành thay!
Này thiện nam tử! Như mặt trăng rằm tròn đầy không khuyết, Chư Phật Như Lai cũng như vậy, nhập Đại Niết Bàn không có kém khuyết. Vì thế nên Như Lai nhập Niết Bàn vào đêm rằm.
Này thiện nam tử! Như đêm rằm, lúc mặt trăng tròn có mười một điều:
Một là phá tối tăm.
Hai là khiến chúng sanh thấy rõ đường sá.
Ba là khiến chúng sanh thấy đường ngay đường cong.
Bốn là trừ nóng nực được mát mẻ.
Năm là phá lòng cao ngạo của lửa đom đóm.
Sáu là dứt tất cả tưởng niệm trộm cướp.
Bảy là trừ lòng sợ ác thú của chúng sanh.
Tám là có thể làm cho hoa sen xanh nở.
Chín là làm cho hoa sen búp lại.
Mười là dẫn phát lòng tiến lên của kẻ đi đường.
Mười một là làm cho chúng sanh thích ngũ dục được nhiều khoái lạc.
Như Lai cũng như vậy:
Một là phá hoại vô minh.
Hai là diễn thuyết chánh pháp, tà pháp.
Ba là chỉ bày sanh tử là tà hiểm, Niết Bàn là bằng thẳng.
Bốn là làm cho người xa lìa phiền não tham, sân si.
Năm là phá hoại ánh sáng của ngoại đạo.
Sáu là phá hoại giặc kiết sử.
Bảy là trừ tâm lo sợ ngũ cái.
Tám là làm nẩy nở lòng vun trồng căn lành của chúng sanh.
Chín là che trùm tâm ngũ dục của chúng sanh.
Mười là phát khởi hạnh tiến tu công hạnh Đại Niết Bàn cho chúng sanh.
Mười một là làm cho chúng sanh thích tu hạnh giải thoát.
Do đây nên ta nhập Đại Niết Bàn vào ngày rằm. Dầu vậy, nhưng thật ra ta chẳng có nhập Đại Niết Bàn. Trong hàng đệ tử của ta, những kẻ ngu si, kẻ ác cho rằng Như Lai quyết định nhập Niết Bàn.
Như bà mẹ kia có đông con. Một hôm bà mẹ bỏ đi đến nước khác, trong thời gian chưa trở về, các con đều nói rằng mẹ đã chết mất, nhưng thật ra bà mẹ này không chết.
Sư Tử Hống Bồ Tát bạch rằng: Thế Tôn! Hạng Tỳ Kheo nào có thể trang nghiêm rừng Ta La Song Thọ này?
Này thiện nam tử! Nếu có Tỳ Kheo nào thọ trì đọc tụng mười hai Bộ Kinh, văn nghĩa đúng, thông đạt thâm nghĩa, giải thuyết cho mọi người, chỗ Sông Hằng trước sau giữa đều lành hay, vì muốn lợi ích cho vô lượng chúng sanh mà diễn thuyết phạm hạnh. Tỳ Kheo này có thể trang nghiêm rừng Ta La Song Thọ.
Bạch Thế Tôn! Như chỗ tôi hiểu nghĩa của Đức Phật vừa dạy, thời Tỳ Kheo A Nan chính là người trang nghiêm vậy. Vì A Nan thọ trì đọc tụng mười hai Bộ Kinh, vì đại chúng mà khai thị diễn thuyết, lời cùng nghĩa đều chân chánh. Như đem nước rót vào bình, A Nan cũng như vậy, đúng như chỗ đã nghe nơi Đức Phật đem diễn thuyết lại cho mọi người.
Này thiện nam tử! Nếu có Tỳ Kheo đặng thiên nhãn thanh tịnh, thấy đại thiên Thế Giới ở mười phương như thấy trái Am Ma Lặc trong bàn tay, Tỳ Kheo này cũng có thể trang nghiêm rừng Ta La Song Thọ.
Bạch Thế Tôn! Nếu như vậy thời Tỳ Kheo A Nâu Lâu Đà chính là người trang nghiêm, vì A Nâu Lâu Đà có thiên nhãn thấy rõ đại thiên Thế Giới, tất cả những loài những vật cho đến thân trung ấm đều thấy rõ ràng không chướng ngại.
Này thiện nam tử! Nếu có Tỳ Kheo thiểu dục tri túc, tâm thích tịch tịnh, siêng tu tinh tấn chánh niệm, chánh định, chánh huệ, giải thoát, Tỳ Kheo này có thể trang nghiêm rừng Ta La Song Thọ.
Bạch Thế Tôn! Nếu như vậy thời Tỳ Kheo Đại Ca Diếp chính là người trang nghiêm, vì Đại Ca Diếp khéo tu những công hạnh thiểu dục tri túc v.v…
Này thiện nam tử! Nếu Tỳ Kheo vì lợi ích chúng sanh chẳng vì lợi dưỡng mà tu tập thông đạt vô tránh tam muội, thánh hạnh, không hạnh, Tỳ Kheo này thời có thể trang nghiêm rừng Ta La Song Thọ.
Bạch Thế Tôn! Nếu như vậy thời Tỳ Kheo Tu Bồ Đề chính là người trang nghiêm. Vì Tu Bồ Đề khéo tu tập hạnh vô tránh, thánh hạnh, không hạnh.
Này thiện nam tử! Nếu có Tỳ Kheo khéo tu tập thần thông, trong khoảng một niệm có thể hiện các thứ thần thông biến hoá, một tâm một định có thể hiện làm hai thứ là nước với lửa, Tỳ Kheo này thời có thể trang nghiêm rừng Ta La Song Thọ.
Bạch Thế Tôn! Nếu như vậy thời Tỳ Kheo Đại Mục Kiền Liên chính là người trang nghiêm. Vì Đại Mục Kiền Liên khéo tu thần thông biến hoá vô lượng.
Này thiện nam tử! Nếu có Tỳ Kheo tu tập đại trí, lợi trí, tập trí, giải thoát trí, thậm thâm trí, quảng trí, vô biên trí, vô thắng trí, thật trí, thành tựu đầy đủ trí huệ như vậy, tâm bình đẳng đối với người thân kẻ thù nghe Đức Như Lai nhập Niết Bàn chẳng lo buồn, nếu nghe Như Lai thường trụ chẳng nhập Niết Bàn cũng chẳng mừng rỡ, Tỳ Kheo này thời có thể trang nghiêm rừng Ta La Song Thọ.
Bạch Thế Tôn! Nếu như vậy thời Tỳ Kheo Xá Lợi Phất chính là người trang nghiêm. Vì Xá Lợi Phất khéo thành tựu đầy đủ đại trí huệ như vậy.
Này thiện nam tử! Nếu có Tỳ Kheo có thể nói chúng sanh đều có Phật Tánh, được thân Kim Cang không có ngằn mé, thường, lạc, ngã, tịnh, thân tâm vô ngại được tám môn tự tại. Tỳ Kheo này thời có thể trang nghiêm rừng Ta La Song Thọ.
Bạch Thế Tôn! Nếu như vậy thời chỉ có Đức Như Lai mới là người trang nghiêm. Vì thân Như Lai là thân Kim Cang không ngằn mé, là thường, lạc, ngã, tịnh, thân tâm vô ngại đủ tám môn tự tại.
Bạch Thế Tôn! Chỉ có Đức Như Lai mới có thể trang nghiêm rừng Ta La Song Thọ, nếu không Đức Như Lai thời chẳng trang nghiêm. Ngưỡng mong đấng đại từ bi vì trang nghiêm mà thường ở trong rừng Ta La này.
Này thiện nam tử! Tất cả các pháp tánh vốn trụ nơi vô trụ, sao ông lại cầu mong Đức Như Lai trụ.
Này thiện nam tử! Phàm nói rằng trụ đó thời gọi là sắc pháp từ nơi nhân duyên mà sanh, nên gọi là trụ. Nhân duyên không nơi chỗ nên gọi là vô trụ.
Đức Như Lai đã dứt tất cả sự ràng buộc của sắc, sao lại nói rằng Như Lai trụ?
Như sắc pháp, thọ tưởng hành thức cũng vậy.
Này thiện nam tử! Trụ gọi là kiêu mạn, vì kiêu mạn nên chẳng được giải thoát, vì chẳng được giải thoát nên gọi là trụ.
Ai có kiêu mạn?
Từ chỗ nào mà đến?
Do đây nên được gọi là trụ nơi vô trụ.
Đức Như Lai đã dứt tất cả kiêu mạn, sao lại nói rằng ngưỡng mong Đức Như Lai trụ?
Trụ đó gọi là pháp hữu vi, Đức Như Lai đã dứt pháp hữu vi, nên là chẳng trụ. Trụ đó gọi là pháp không, Đức Như Lai đã dứt pháp không như vậy nên được thường, lạc, ngã, tịnh.
Tại sao nói rằng ngưỡng mong Đức Như Lai trụ?
Trụ đó gọi là hai mươi lăm cõi. Đức Như Lai đã dứt hai mươi lăm cõi.
Sao lại nói rằng ngưỡng mong Đức Như Lai trụ?
Trụ đó chính là tất cả phàm phu. Các bậc Thánh Nhân thời không khứ, không lai, không trụ. Đức Như Lai đã dứt những tướng khứ, lai, trụ.
Sao lại nói rằng ngưỡng mong Đức Như Lai trụ?
Luận về vô trụ gọi là vô biên thân. Vì thân vô biên nên chớ nói rằng ngưỡng mong Đức Như Lai trụ nơi rừng Ta La. Nếu trụ nơi rừng này thời là hữu biên. Nếu là thân hữu biên thời là vô thường.
Đức Như Lai là thường, sao lại nói rằng trụ?
Luận về vô trụ gọi là hư không, tánh của Như Lai đồng với hư không, sao lại nói rằng trụ?
Lại vô trụ gọi là Kim Cang tam muội. Kim Cang tam muội phá hoại tất cả trụ.
Kim Cang tam muội chính là Như Lai, sao lại nói rằng trụ?
Lại vô trụ gọi là huyễn, Như Lai đồng huyễn, sao lại nói rằng trụ?
Lại vô trụ gọi là vô chung vô thỉ, tánh Như Lai không có thỉ chung, sao lại gọi rằng trụ.
Lại vô trụ là pháp giới vô biên, pháp giới vô biên chính là Như Lai, sao lại nói rằng trụ?
Lại vô trụ gọi là Thủ Lăng Nghiêm tam muội. Tam muội này biết tất cả pháp mà không chấp trước, vì không chấp trước nên gọi là Thủ Lăng Nghiêm.
Đức Như Lai đầy đủ chánh định Thủ Lăng Nghiêm, sao lại gọi rằng trụ?
Lại vô trụ gọi xứ Phi Xứ trí lực.
Đức Như Lai thành tựu trí lực này, sao lại gọi rằng trụ?
Lại vô trụ gọi là Đàn Ba la mật. Nếu Đàn Ba la mật mà có trụ thời chẳng đến được Thi La Ba la mật, nhẫn đến bát nhã Ba la mật, do nghĩa này nên Đàn Ba la mật gọi là vô trụ. Đức Như Lai chẳng trụ Đàn Ba la mật nhẫn đến chẳng trụ bát nhã Ba la mật, sao lại nguyện rằng Đức Như Lai thường trụ nơi rừng Ta La.
Lại vô trụ gọi là tu pháp tứ niệm xứ. Nếu Đức Như Lai trụ nơi pháp tứ niệm xứ, thời không thể được vô thượng bồ đề, đây gọi là trụ nơi chẳng trụ.
Lại vô trụ gọi là chúng sanh giới vô biên. Đức Như Lai đã đến tột ngằn mé vô biên của tất cả chúng sanh giới mà không chỗ trụ.
Lại vô trụ gọi là không nhà cửa, không nhà cửa gọi là không chỗ có, không chỗ có gọi là vô sanh, vô sanh gọi là vô diệt, vô diệt gọi là vô tướng, vô tướng gọi là không hệ phước, không hệ phược gọi là không chấp trước, không chấp trước gọi là vô lậu, vô lậu chính là thiện, thiện chính là vô vi, vô vi chính là Đại Niết Bàn, Đại Niết Bàn chính là thường, thường chính là ngã, ngã chính là tịnh, tịnh chính là lạc. Thường, lạc, ngã, tịnh chính là Như Lai.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Chín - Phẩm Kim Cương Năng đoạn - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Sinh - đức Phật Thuyết Giảng Kinh Về Vua Quạ ở Nước Câu Tát La
Phật Thuyết Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên - Phần Ba - Phần Lưu Thông
Phật Thuyết Kinh Trì Thế - Phẩm Tám - Phẩm Tám Thánh đạo
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Ba - Kinh để đánh Vỡ đầu