Phật Thuyết Kinh đại Minh độ Kinh đạo Hành Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Hai Mươi Sáu - Phẩm Bất Tận
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Chi Khiêm, Đời Ngô
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI MINH ĐỘ KINH ĐẠO
HÀNH BÁT NHÃ BA LA MẬT
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Chi Khiêm, Đời Ngô
PHẨM HAI MƯƠI SÁU
PHẨM BẤT TẬN
Lúc ấy, Thiện Nghiệp nhớ nghĩ về minh độ vô cực mà Phật đã nói có nghĩa lý rất sâu xa không thể cùng tận, ví như hư không, Bồ Tát phải dựa vào đâu để suy nghĩ nó?
Phật dạy: Năm ấm, mười hai nhân duyên không thể cùng tận, phải nên tư duy việc này. Mười hai nhân duyên thích ứng ở trong ấy. Khi Bồ Tát mới ngồi dưới cội cây, dùng pháp bất động tư duy về mười hai nhân duyên, lúc ấy trí tuệ nhất thiết trí đầy đủ.
Bồ Tát thực hành minh độ thời tư duy về mười hai nhân duyên không cùng tận, vượt ngoài quả vị Thanh Văn, Duyên Giác, trụ ngay vào Phật Đạo. Nếu người nào không tư duy về việc này thì đối với trung đạo đắc đạo Thanh Văn, Duyên Giác.
Còn người không thoái chuyển đối với trung đạo là nhờ tư duy và thực hành minh độ, minh tuệ quyền biến. Thấy mười hai nhân duyên không thể cùng tận, thấy pháp sinh diệt đều có nhân duyên, pháp không có tác giả, tư duy về mười hai nhân duyên, không thấy năm ấm, không thấy Cõi Phật. Pháp không có sở nhân sẽ thấy Cõi Phật. Đây là Bồ Tát thực hành minh độ, nên lúc ấy tà ma rất buồn khổ, ví như mất người thân.
Thiện Nghiệp bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Chỉ một tà ma buồn khổ thôi, hay các tà ma khác cũng như vậy?
Phật dạy: Tà ma trong một Cõi Phật đều bị ngăn chặn, không an. Bồ Tát theo sự chỉ dạy thì nên thực hành. Người như vậy thì các Thiên Thần hung dữ, chúng sinh độc ác không thể hại được. Người muốn cầu Phật nên thực hành minh độ. Người thực hành minh độ là thực hành đầy đủ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, minh tuệ quyền biến.
Nếu có móng khởi sự tà vạy thì biết ngay để diệt trừ. Người nào muốn được minh tuệ quyền biến, các độ vô cực thì nên giữ gìn và tư duy về minh độ. Chư Phật hiện tại khắp mười phương đều sinh ra từ minh độ. Bồ Tát nghĩ nhớ việc này, như các Đức Phật sẽ được Kinh pháp. Thực hành sự nghĩ nhớ này trong khoảng thời gian khảy ngón tay.
Nếu có người bố thí đầy đủ trong số kiếp dài lâu như số cát Sông Hằng cũng không bằng người thực hành pháp minh độ này, vì trụ vào địa vị không thoái chuyển, được Chư Phật che chở, chắc chắn không quay về đạo nào khác, rồi sẽ được thành Phật, không trở vào ba đường ác.
Bồ Tát nếu không bao giờ xa lìa Phật thì nên thực hành như Bồ Tát Kiền Đà Ha Tận. Bồ Tát Kiền Đà Ha Tận là Bồ Tát bậc nhất ở Cõi Phật Vô Nộ.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh ưu Bà Tắc Giới - Phẩm Mười Sáu - Trừ ác
Phật Thuyết Kinh Tượng Pháp Quyết Nghi
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Mười Một - Phẩm đại - Kinh Thỉnh Thỉnh
Phật Thuyết Kinh Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Năm - Phẩm Tán Thán Ba La Mật
Phật Thuyết Kinh Trường Bộ - Kinh ðại Bát Niết Bàn - Phần Bảy
Phật Thuyết Kinh Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Năm Mươi Bốn - Phẩm đại Như
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nê Hoàn - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Hỏi Về Bồ Tát