Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm - Phẩm Hai Mươi Sáu - Phẩm Thập địa - Phần Mười Hai

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thật Xoa Nan Đà, Đời Đường

PHẬT THUYẾT

KINH ĐẠI PHƯƠNG

QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Thật Xoa Nan Đà, Đời Đường  

PHẨM HAI MƯƠI SÁU

PHẨM THẬP ĐỊA  

PHẦN MƯỜI HAI  

Kim Cang tạng Bồ Tát bảo Giải thoát Nguyệt Bồ Tát rằng: Thưa Phật Tử! Đại Bồ Tát ở trong thất viễn hành địa, khéo tu tập phương tiện huệ, khéo thanh tịnh các đạo, khéo tu tập pháp trợ đạo, do đại nguyện lực nhiếp trì, được Phật lực gia hộ, tự thiện lực giử gìn, thường tưởng nhớ, lực, vô úy, bất cộng của Như Lai, khéo thanh tịnh thâm tâm tự giác.

Có thể thành tựu phước đức trí huệ, đại từ đại bi chẳng bỏ chúng sanh, vào vô lượng trí đạo, vào tất cả pháp bổn lai vô sanh, vô khởi, vô tướng, vô thành, vô hoại, vô chuyển, vô tánh, lay đây làm tánh ba thuở sơ, trung, hậu thảy đều bình đẳng vô phân biệt.

Là chổ nhập của như như trí, lìa tất cả tưởng phân biệt tâm ý thức, không chổ chấp lấy dường như hư không, vào tất cả pháp như tánh hư không, đây gọi là được vô sanh pháp nhẫn.

Chư Phật Tử! Bồ Tát thành tựu nhẫn này liền được nhập đệ bát bất động địa. Bậc này là thâm hạnh Bồ Tát, khó biết được, vô sai biệt. Lìa tất cả tướng, tất cả tưởng, tất cả chấp trước. Vô lượng vô biên tất cả thanh văn, Bích Chi Phật không thể kịp được.

Bậc này xa lìa những huyên náo tránh luận, tịch diệt thường hiện tiền. Ví như Tỳ Kheo đầy đủ thần thông được tâm tự tại tuần tự nhẫn đến nhập diệt tận định, tất cả động tâm ức tưởng phân biệt thảy đều dừng dứt. Ðại Bồ Tát này cũng như vậy, trụ động địa liền bỏ tất cả công dụng hạnh, được pháp vô công dụng, thân, khẩu, ý nghiệp niệm sự đều dứt, trụ nơi báo hạnh.

Ví như có người trong giấc mơ thấy mình té trong sông lớn, vì muốn thoát nạn nên phát đại dũng mãnh, hành đại phương tiện. Do đại dũng mãnh và đại phương tiện nên liền được thức tỉnh. Khi đã thức giấc thời những việc làm trong giấc mơ liền dứt cả.

Cũng vậy, Bồ Tát thấy thân chúng sanh ở trong tứ lưu, vì cứu họ mà phát đại dũng mãnh khởi đại tinh tấn. Do dũng mãnh tinh tấn nên đến bậc bất động địa này. Ðã đến bậc này tất cả công dụng đều dứt cả. Hành tướng của hai hạnh đều chẳng hiện tiền.

Chư Phật Tử! Như sanh Trời Phạm Thế, những phiền não của Dục Giới đều chẳng hiện tiền. Bồ Tát trụ bất động địa cũng như vậy, tất cả tâm ý thức đều chẳng hiện tiền. Ðại Bồ Tát này còn chẳng hiện khởi tâm Bồ Tát, tâm Phật, tâm Bồ Đề, tâm Niết Bàn, huống là còn khởi tâm thế gian.

Chư Phật Tử! Bồ Tát này do sức bổn nguyện nên Chư Phật thế tôn đích thân hiện ra trước mặt ban cho Như Lai trí, khiến bậc này được vào trong môn pháp lưu.

Chư Phật bảo! Trí nhẫn này đệ nhất thuận các Phật Pháp.

Nhưng này thiện nam tử! Thập lực, tứ vô úy, thập bát bất cộng của Chư Phật, nay ông chưa được. Ông phải vì được thành tựu những Phật Pháp ấy mà phát khởi tinh tấn, chớ có bỏ nơi môn trí nhẫn này.

Lại này thiện nam tử! Ông đầu được tịch diệt giải thoát, nhưng hàng phàm phu chưa chứng được, họ còn đủ các thứ phiền não, bị các thứ giác quán xâm hại nhau. Ông phải thương những chúng sanh đó.

Lại này thiện nam tử! Ông phải nhớ lại bổn thệ nguyện làm lợi ích khắp tất cả chúng sanh đều làm cho họ được vào môn trí huệ bất tư nghì.

Lại này thiện nam tử! Những pháp, pháp tánh này, hoặc Phật xuất thế hay không xuất thế, luôn thường trụ không khác. Chư Phật chẳng do được pháp này mà gọi là Như Lai. Tất cả hàng nhị thừa cũng có thể được pháp vô phân biệt này.

Lại này thiện nam tử! Ông xem Chư Phật chúng ta đây: Thân tướng vô lượng trí huệ vô lượng, quang minh vô lượng, âm thanh thanh tịnh cũng vô lượng. Ông phải thành tựu những pháp này.

Này thiện nam tử! Nay ông vừa được một pháp minh này, chính là tất cả pháp vô sanh phân biệt.

Này thiện nam tử! pháp minh của Như Lai vô lượng nhập, vô lượng tác, vô lượng chuyển, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng thể biết được. Ông phải tu hành thành tựu pháp này.

Này thiện nam tử! Ông quán mười phương vô lượng Quốc Độ chúng sanh, vô lượng pháp, khác nhau vô lượng, đều phải thông đạt tất cả đúng như thiệt.

Chư Phật Tử! Chư Phật Thế Tôn trao cho Bồ Tát này vô lượng môn khởi trí như vậy, khiến Bồ Tát này có thể khởi vô lượng vô biên trí nghiệp sai biệt.

Chư Phật Tử! Nếu Chư Phật chẳng ban môn khởi trí này cho Bồ Tát, thời Bồ Tát này liền nhập cứu cánh Niết Bàn rời bỏ tất cả công hạnh, lợi ích chúng sanh.

Do Chư Phật ban vô lượng vô biên khởi trí môn như vậy nên khoảng một niệm Bồ Tát này phát sanh trí nghiệp, đem công đức hạnh tu hành trí nghiệp, đem công hạnh tu hành từ sơ phát tâm đến bậc đệ Thất Địa để so sánh thời trăm phần không bằng một.

Nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha phần không bằng một, vô số phần, ca la phần, phần, toán phần, số phần, dụ phần, Ưu Ba Ni Sa đà phần cũng chẳng bằng một.

Tại sao vậy?

Chư Phật Tử! Bồ Tát này trước kia dùng một thân khởi hạnh. Nay trụ bậc này được vô lượng thân, vô lượng âm thanh, vì làm cho tất cả chúng sanh, vô lượng trí huệ, Vô Lượng Thọ sanh, vô lượng Tịnh Quốc, giáo hoá vô lượng chúng sanh, cúng dường vô lượng Chư Phật, nhập vô lượng pháp môn, đủ vô lượng thần thông, có vô lượng chúng hội Đạo Tràng sai biệt, trụ vô lượng thân, ngữ, ý, nghiệp, tập họp tất cả hạnh Bồ Tát. Vì do pháp bất động vậy.

Chư Phật Tử! Ví nhu ngồi thuyền buồm muốn vào biển lớn. Khi chưa đến thời phải dùng nhiều công lực. Nếu đã đến biển chỉ theo gió mà thuyền đi chẳng cần nhân lực. Ðem sự thuyền đi khi chưa đến biển sánh sao kịp với lúc đã vào biển.

Cũng vậy, Đại Bồ Tát chứa nhóm tư lương thiện căn rộng lớn, ngồi thuyền đại thừa đến biển Bồ Tát hạnh. Trong khoảng một niệm dùng trí vô công dụng nhập cảnh giới nhất thiết chủng trí. Những hạnh hữu công dụng trước kia dầu trãi qua vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng sánh kịp được.

Chư Phật Tử! Bồ Tát trụ bậc đệ Bát Địa dùng trí đại phương tiện thiện xảo, phát khởi vô công dụng giác huệ quán cảnh sở hành nhất thiết chủng trí.

Như là quán thế gian thành, thế gian hoại, do nghiệp này họp mà thành, do nghiệp này hết hoại, bao nhiêu thời gian thành, bao nhiêu thời gian hoại, bao nhiêu thời gian thành trụ, bao nhiêu thời gian hoại trụ, đều biết đúng như thiệt. Lại rõ biết địa giới tướng nhỏ, tướng lớn, vô lượng tướng, sai biệt tướng.

Biết thủy, hỏa, phong giới nhỏ lớn v.v… cũng như vậy, biết vi trần tướng vi tế, tướng sai biệt, vô lượng tướng sai biệt. Tùy trong Thế Giới nào có nhóm vi trần và vi trần tướng sai biệt đều biết như thiệt. Tùy trong Thế Giới nào có bao nhiêu địa, thủy, hoả, phong giới đều có bao nhiêu vi trần, thân chúng sanh có bao nhiêu vi trần, thân Quốc Độ có bao nhiêu vi trần đều biết như thiệt.

Biết thân lớn thân nhỏ của chúng sanh đều có bao nhiêu vi trần thành. Biết thân Địa Ngục, thân súc sanh, thân ngạ quỷ, thân A Tu La, thân Trời người đều có bao nhiêu vi trần họp thành.

Ðược trí biết vi trần sai biệt như vậy. Lại biết Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới thành, Dục, Sắc, Vô Sắc Giới Hoại. Biết dục, sắc, Vô Sắc Giới tướng nhỏ, tướng lớn, tướng vô lượng, tướng sai biệt. Ðược trí quán tam giới sai biệt như vậy.

Chư Phật Tử! Bồ Tát này lại khởi trí minh giáo hoá chúng sanh. Như là khéo biết thân sai biệt của chúng sanh, khéo phân biệt thân chúng sanh, khéo quán sát chổ sanh ra, tuỳ chổ đáng độ mà hiện thân giáo hoá cho họ được thành thục.

Bậc Bồ Tát này nơi tam thiên đại thiên Thế Giới, tùy chúng sanh thân tín giải sai khác, dùng trí quang minh khắp hiện thọ sanh. Như thế hoặc hai hoặc ba nhẫn đến trăm ngàn cho đến bất khả thuyết đại thiên Thế Giới, tùy chúng sanh thân tín giải sai khác thị hiện thọ sanh khắp trong đó.

Vì Bồ Tát này thành tựu trí huệ như vậy nên ở nơi một Cõi Phật, thân Ngài bất động, nhẫn đến trong chúng hội ở bất khả thuyết Cõi Phật đều hiện có thân ngài.

Chư Phật Tử! Bồ Tát này các chúng sanh thân tâm tín giải các loại sai khác, ở trong chúng hội của Cõi Phật đó mà hiện thân. Như là ở trong chúng Sa Môn thời thị hiện thân Sa Môn. Trong chúng Bà La Môn thời thị hiện thân bà la môn. Trong chúng sát lợi thời thị hiện thân sát lợi.

Như vậy trong chúng Tỳ Xá, Thủ Đà, Cư Sĩ, Tứ Thiên Vương, Đao Lợi Thiên, Dạ Ma Thiên, Đâu Suất Thiên, Hoá Lạc Thiên, Tha Hoá Tự Tại Thiên, Ma Vương chúng, phạm Thiên Chúng nhẫn đến chúng sắc cứu cánh thiên, đều theo chúng ấy mà tu hiện thân.

Lại người đáng được độ bởi thân Thanh Văn thời Bồ Tát này hiện thân Thanh Văn. Người đáng được độ bởi thân Bích Chi Phật thời hiện thân Bích Chi Phật. Người đáng được độ bởi thân Bồ Tát thời hiện thân Bồ Tát. Người đáng độ bởi thân Phật thời hiện thân Phật.

Chư Phật Tử! Bồ Tát này ở trong tất cả thân tướng sai biệt, trụ nơi bình đẳng. Bồ Tát này biết thân chúng sanh, thân Quốc Độ, thân nghiệp báo, thân Thanh Văn, thân độc giác, thân Bồ Tát, thân Như Lai, Trí Thân, Pháp Thân, hư không Thân.

Bồ Tát này biết tâm sở thích của các chúng sanh, có thể dùng thân chúng sanh làm thân mình, cũng làm thân Quốc Độ, thân nghiệp báo nhẫn đến thân hư không.

Lại biết tâm sở thích của các chúng sanh, Bồ Tát này có thể lấy Quốc Độ thân làm thân mình, cũng làm thân mình, cũng làm thân chúng sanh, thân nghiệp báo, nhẫn đến thân hư không.

Lại biết tâm sở thích của chúng sanh, Bồ Tát này có thể lấy thân nghiệp báo làm thân mình, cũng làm thân chúng sanh, thân Quốc Độ nhẫn đến thân hư không. Lại biết tâm sở thích của chúng sanh, có thể lấy tự thân làm thân chúng sanh, thân Quốc Độ, nhẫn đến thân hư không.

Tùy tâm sở thích của chúng sanh chẳng đồng, nên ở nơi thân này, Bồ Tát hiện những thân như vậy.

Bồ Tát này biết chúng sanh: Thân tập nghiệp, báo thân, phiền não thân, sắc thân, vô sắc thân.

Lại biết thân Quốc Độ: Tướng nhỏ, tướng lớn, tướng vô lượng, tướng nhiễm, tướng tịnh, tướng rộng, tướng đảo trụ, tướng chánh trụ, tướng phổ nhập, tướng phương võng sai biệt. 

Biết thân nghiệp báo là giả danh sai biệt. Biết thân Thanh Văn, thân Độc Giác, thân Bồ Tát là giả danh sai biệt.

Biết thân Như Lai có Bồ Đề thân, nguyện thân, hóa thân, lực trì thân, tướng hảo trang nghiêm thân,ý sanh thân, phước đức thân, pháp thân, trí thân.

Biết trí thân tướng khéo suy lường, tướng quyết đoán thân đúng thiết, tướng nhiếp về quả hành, tướng sai biệt của thế gian và xuất thế gian, tướng sai biệt của tam thừa, cộng tướng, bất cộng tướng, xuất ly tướng, học tướng, vô học tướng.

Biết pháp thân tướng bình đẳng, tướng bất hoại, tướng tùy thời tùy tục giả danh sai biệt, tướng chúng sanh phi chúng sanh pháp sai biệt, tướng Phật, Pháp, Tăng sai biệt. Biết thân hư không tướng vô lượng tướng châu biến, tướng vô hình, tướng vô dị, tướng vô biên, tướng hiển hiện sắc thân.

Chư Phật Tử! Bồ Tát thành tựu thân trí như vậy rồi, được mạng tự tại, tâm tự tại, tài tựtại, nghiệp tự tại, sanh tự tại, nguyện tự tại, giả tự tại, như ý tự tại, trí tự tại, pháp tự tại. Vì được mười môn tự tại này, thời là bậc trí bất tư nghì, bậc trí vô lượng, bậc trí quãng đại, bậc trí vô năng hoại.

Bồ Tát này nhập như vậy rồi, thành tựu như vậy rồi thời được thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp rốt ráo không lỗi. Thân ngữ ý luôn hiện hành theo trí. Bát nhã ba An Lạc mật tăng thượng, đại bi làm đầu, phương tiện thiện xảo, khéo hay phân biệt, khéo khởi đại nguyện, Phật lực gia hộ, thường siêng tu tập trí lợi ích chúng sanh, ở khắp vô biên Thế Giới sai khác.

Chư Phật Tử! Tóm lại, Bồ Tát an trụ bậc đệ bát bất động địa này, thân, ngữ, ý có chổ làm, đều có thể chứa họp tất cả Phật Pháp.

Chư Phật Tử! Bồ Tát này được khéo trụ thâm tâm vì tất cả phiền não chẳng hiện hành.

Ðược khéo trụ thắng tâm lực vì chẵng rời nơi đạo.

Ðược khéo trụ đại bi lực vì chẳng bỏ lợi ích chúng sanh.

Ðược khéo trụ từ lực vì cứu hộ tất cả thế gian.

Ðược khéo trụ Đà La Ni lực vì chẳng quên nơi pháp.

Được khéo trụ biện tài lực vì khéo quán sát phân biệt tất cả pháp.

Ðược khéo trụ thần thông lực vì qua khắp vô biên Thế Giới.

Ðược khéo trụ thần thông lực vì qua khắp vô biên Thế Giới.

Ðược khéo trụ đại nguyện lực vì chẳng bỏ công hạnh của Bồ Tát.

Ðược khéo trụ Ba la mật lực vì thành tựu tất cả Phật Pháp.

Được Như Lai hộ niệm lực vì nhất thiết chủng trí hiện tiền.

Bồ Tát này được trí lực như vậy, có hiện tất cả việc làm, trong công việc không có lỗi lầm.

Chư Phật Tử! Trí Địa của Bồ Tát này gọi là bất động địa không bị trở hoại.

Gọi là bất thoái chuyển địa vì trí huệ bất thối.

Gọi là nan đắc vì tất cả thế gian không lường được.

Gọi là đồng chân địa lìa tất cả lỗi lầm.

Gọi là sanh địa vì tùy thích tự tại.

Gọi là thành địa vì không còn sở tác.

Gọi là cứu cánh địa vì trí huệ quyết định.

Gọi là biến hoá địa vì tùy nguyện thành tựu.

Gọi là lực trì địa vì người khác chẳng làm động được.

Gọi là công dụng địa vì trước đã thành tựu.

Chư Phật Tử! Bồ Tát thành tựu trí huệ như vậy nhập Phật cảnh giới, Phật công đức chiếu đến, thuận Phật oai nghi, Phật cảnh hiện tiền, thường được Phật hộ niệm. Phạm Vương, Thiên Đế, Tứ Thiên Vương, Kim Cang lực sĩ thường theo thị vệ.

Bồ Tát này luôn chẳng bỏ lìa các Đại tam muội, có thể hiện vô lượng thân sai khác. Mỗi thân có thế lực lớn, báo đắc thần thông tam muội tự tại. Tùy nơi nào có chúng sanh đáng được hóa độ thời thị hiện thành Chánh Giác.

Chư Phật Tử! Bồ Tát này nhập hội đại thừa, được đại thần thông, phóng đại quang minh, nhập vô ngại pháp giới, biết Thế Giới sai biệt, thị hiện tất cả những công đức lớn tùy ý tự tại, khéo thông đạt tiền tế, hậu tế dẹp phục tất cả đạo ma tà, thâm nhập cảnh giới của Chư Phật nơi vô lượng Quốc Độ tu Bồ Tát hạnh. Bởi được pháp bất thối chuyển, nên gọi là trụ bất động địa.

Chư Phật Tử! Bồ Tát trụ bậc bất động địa này rồi, do sức tam muội, thường được hiện thấy vô lượng Chư Phật, thường chẳng rời bỏ phụng thờ cúng dường.

Bồ Tát này nơi mỗi mỗi kiếp, mỗi mỗi Thế Giới thấy vô lượng trăm Phật, vô lượng ngàn Phật, nhẫn đến vô lượng trăm ngàn ức na do tha Phật, đều kính trọng cúng dường. Ở chổ Chư Phật được pháp tạng thậm thâm của Như Lai. Thọ được vô lượng pháp Thế Giới sai biệt thảy.

Nếu có ai đến vấn nạn những sự như Thế Giới sai biệt v.v... Không ai khuất phục Bồ Tát này được. Như vậy trải qua vô lượng trăm kiếp, nhẫn đến vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp những thiện căn đã có càng thêm sáng sạch.

Ví như chân kim đem làm mão báu, đặt trên Đầu Thánh Vương Diêm Phù Đề, những món trang nghiêm của tất cả thần dân không thể sánh kịp. Cũng vậy, những thiện căn của bậc Bồ Tát này hơn tất cả những thiện căn của Nhị Thừa nhẫn đến đệ Thất Địa Bồ Tát.

Bởi Bồ Tát trụ bậc này, đại trí quang minh diệt trừ tối tăm phiền não của khắp chúng sanh, vì khéo hay khai môn huệ.

Chư Phật Tử! Ví như Đại Phạm Thiên Vương chủ ngàn Thế Giới, có thể khắp vận từ tâm, khắp phóng quang minh đầy ngàn Thế Giới. Cũng vậy, Bồ Tát này hay phóng quang minh chiếu khắp trăm vạn Phật sát vi trần số Thế Giới, làm cho chúng sanh đập tắt lửa phiền não mà được thanh lương.

Trong mười môn Ba la mật, Bồ Tát này thiên nhiều về nguyện Ba la mật, các món khác thời tùy sức, phần mà tu tập. Ðây gọi là nói lược về Bồ Tát đệ bát bất động địa. Nếu nói rộng thời trải vô lượng kiếp cũng không thể cùng tận.

Chư Phật Tử! Ðại Bồ Tát trụ bậc này phần nhiều làm Đại Phạm Thiên Vương chủ ngàn Thế Giới, tối thắng tự tại, giỏi giảng thiết các nghĩa. Có thể ban đạo Ba la mật cho hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật, Chư Bồ Tát. Tất cả công hạnh bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, đều chẳng rời niệm Phật, nhẫn đến chẳng rời niệm nhất thiết chủng trí.

Bồ Tát hảy lại nghĩ rằng: Tôi sẽ ở trong tất cả chúng sanh là thượng thủ, là thắng nhẫn đến là bậc y chỉ của nhất thiết chủng trí. Bồ Tát này nếu dùng sức phát khởi đại tinh tấn trong khoảng một niệm được trăm vạn đại thiên Thế Giới vi trần số tam muội, nhẫn đến thị hiện trăm vạn đại thiên Thế Giới vi trần Bồ Tát làm quyến thuộc.

Nếu dùng nguyện lực tự tại thù thắng để thị hiện thời hơn số trên đây, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng thể đếm biết được.

Kim Cang Tạng Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này mà kệ rằng:

Thất Địa tu hành phương tiện huệ

Khéo chứa trợ đạo đại nguyện lực

Lại được Chư Phật chổ nhiếp trì

Vì cầu thắng trí nhập Bát Địa

Công đức thành tựu thường từ mẫn

Trí huệ rộng lớn đồng hư không

Nghe pháp hay sanh quyết định lực

Ðây là tịch diệt vô sanh nhẫn.

Biết pháp tướng vô sanh vô khởi

Vô thành, bình đẳng tuyệt phân biệt

Siêu các tâm hành như hư không.

Thành tựu nhẫn này siêu hý luận.

Thậm thâm bất động luôn tịch diệt

Tất cả thế gian không thảy đều lìa.

Trụ ở bậc này chẳng phân biệt

Ví như tỳ kheo nhập diệt định

Như mộng lội sông, thức thời không

Như sanh Phạm Thiên tuyệt ái dục.

Do bổn nguyện lực được Phật khuyên

Khen trí nhẫn cao quán đảnh cho

Bảo rằng Phật Pháp của chúng ta

Nay ông chưa được phải tinh tấn.

Dầu ông đã tắt lửa phiền não

Phiền não thế gian vẫn hẩy hừng

Phải nhớ bổn nguyện độ sanh

Ðều khiến tu nhân đến giải thoát.

Pháp tánh chân thường lìa tâm niệm

Nơi đây Nhị Thừa cũng được vậy

Chẳng do cớ này làm Thế Tôn

Chỉ do thậm thâm vô ngại trí.

Chư Phật Thế Tôn Thiên Nhân Sư

Ban cho trí huệ bảo quán sát

Vô biên Phật Pháp đều được thành

Một niệm vượt hơn công hạnh trước

Bồ Tát an trụ địa này

Thời được sức thần thông quảng đại

Một niệm phân thân khắp mười phương

Như thuyền vào biển nhờ gió thổi.

Tâm vô công dụng, trí nhậm vận

Ðều biết Quốc Độ: thành, hoại, trụ

Các cõi chủng loại đều khác lạ

Lớn nhỏ vô lượng đều biết được.

Đại Thiên Thế Giới tứ đại chúng

Lục Đạo chúng sanh thân đều khác

Và cùng châu báu vi trần số

Dùng trí xem biết không còn thừa.

Bồ Tát hay biết không còn thừa.

Bồ Tát hay biết tất cả thân

Vì độ chúng sanh hiện thân đồng

Cõi nước vô lượng nhiều loại khác

Ðều vì nhật nguyệt ở hư không.

Tất cả trong nước đều hiện bóng

Trụ ở pháp giới không bị động

Tùy tâm hiện bóng cũng như vậy

Tùy tâm sở thích của chúng sanh.

Trong các chúng hội đều hiện thân

Thanh Văn, Độc Giác cùng Bồ Tát

Nhẫn đến thân Phật đều hiện cả.

Chúng sanh, Quốc Độ, nghiệp báo thân,

Các bậc Thánh Nhân trí pháp thân

Hư không thân tướng đều bình đẳng

Vì khắp chúng sanh mà thị hiện.

Mười môn Thánh trí khắp quán sát

Lại thuận từ bi làm công hạnh

Tất cả Phật Pháp đều thành tựu

Trì giới bất động như Tu Di.

Thập lực thành tựu chẳng động lay

Tất cả ma chúng không chuyển được

Chư Phật hộ niệm, Thiên Vương kính

Mật tích Kim Cang thường thị vệ.

Bậc này công đức vô biên tế

Ngàn vạn ức kiếp nói chẳng hết

Thiện căn cúng Phật càng sáng sạch

Như bảo quang trên đảnh Thánh Vương.

Bồ Tát trụ bậc đệ Bát Địa

Thường làm phạm vương chủ ngàn cõi

Diễn thuyết Tam Thừa không tận cùng

Từ quang soi khắp trừ phiền não

Tam Muội chứng được trong một niệm

Số đến trăm vạn cỏi trần

Công hạnh ra làm cũng số đó

Nguyện lực thị hiện lại hơn đây,

Bồ Tát Đệ Bát Bất Động Địa

Tôi vì đại chúng đã nói lược

Nếu muốn thứ đệ nói rộng ra

Trải trăm ức kiếp nói chẳng hết.

Kim Cang tạng nói đệ Bát Địa

Như Lai hiện tại thần thông lực

chấn động các cõi nước mười phương

Vô lượng ức số khó bàn nghĩ,

Ðắng Vô Thượng Tôn Chánh Đẳng Giác

Thân Phật khắp phóng đại quang minh

Chiếu soi vô lượng vi trần cõi

Ðều khiến chúng sanh được an lạc

Bồ Tát vô lượng trăm ngàn ức

Ðồng thời hiện đứng giửa hư không

Ðồ cúng thượng diệu hơn Chư Thiên

Cúng dường đấng tối thắng vô thượng.

Ðại tự tại vương, tự tại thiên

Ðều cùng đồng tâm mừng vô lượng

Ðều đem các thứ đồ cúng dường

Dâng lên đấng thậm thâm công đức.

Lại có thiên nũ đồng vạn ức

Thân tâm vui mừng kể không xiết

Hòa tấu nhạc âm vô lượng thứ

Cúng dường Nhân Thiên Đại Đạo Sư.

Bấy giờ nhạc âm đồng hòa tấu

Trăm ngàn vạn ức vô lượng thứ

Ðều do Như Lai oai thần lực

Diễn xuất Diệu Âm mà tán thán:

Tịch tịnh, điều nhu, không nhơ hại

Tùy bậc đã nhập khéo tu tập

Tâm như hư không đến mười phương

Nói rộng Phật Đạo Độ quần sanh

Thiên thượng nhân gian tất cả chổ

Ðều hiện vô đẳng diệu trang nghiêm

Do Phật công đức mà sanh ra

Khiến người xem thấy ưa Phật Trí.

Chẳng rời một cõi đến chúng sanh

Như trăng hiện khắp soi thế gian

Âm thanh tâm niệm đều diệt cả

Dường như hang núi dội tiếng vang.

Nếu có chúng sanh tâm hạ liệt

Vì họ diễn nói hạnh Thanh Văn,

Nếu tâm minh lợi thích Độc Giác,

Thời vì họ giảng đạo trung thừa

Nếu có từ bi thích độ sanh

Vì họ giảng dạy Bồ Tát hạnh,

Nếu có tối thắng tâm trí huệ

Thời dạy Như Lai pháp vô thượng.

Ví như thuật gia làm các sự

Nhiều loại hình tướng đều chẳng thiệt

Bồ Tát trí huyễn cũng như vậy

Dầu hiện tất cả rời hửu vô

Âm thanh ngàn thứ vang như vậy

Ca ngợi Phật rồi đứng lặng yên.

Giải thoát nguyệt lại vì chúng thỉnh

Xin nói công hạnh đệ Cửu Địa.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần