Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm - Phẩm Năm - Phẩm Hoa Tạng Thế Giới - Phần Bốn
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thật Xoa Nan Đà, Đời Đường
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI PHƯƠNG
QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Thật Xoa Nan Đà, Đời Đường
PHẨM NĂM
PHẨM HOA TẠNG THẾ GIỚI
PHẦN BỐN
Lúc đó, Phổ Hiền Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này, thừa oai lực của Phật, mà nói kệ rằng:
Hoa Tạng Thế Giới Hải
Pháp Giới đồng không khác
Trang nghiêm rất thanh tịnh
An trụ nơi hư không.
Trong Thế Giới Hải này
Sát chủng khó nghĩ bàn
Mỗi mỗi đều tự tại
Ðều riêng không tạp loạn.
Biển Hoa Tạng Thế Giới
Sát chủng khéo an bày
Hình khác, trang nghiêm khác
Các loại tướng không đồng.
Chư Phật biến hóa âm
Nhiều loại làm thể đó
Tùy nghiệp lực mà thấy
Sát chủng nghiêm sức đẹp.
Hình Tu Di, thành, lưới,
Nước xoáy, hình tròn, vuông
Hoa sen nở rộng lớn
Cõi cõi bao quanh nhau.
Hình Sơn Tràng, lâu các
Hình Kim Cang xây vòng
Những sát chủng quảng đại
Bất tư nghì như vậy.
Ðại Hải, lửa chân châu
Quang võng bất tư nghì
Những sát chủng như vậy
Ðều trụ nơi Liên Hoa.
Mỗi mỗi những sát chủng
Quang võng bất khả thuyết
Trong quang hiện các cõi
Khắp cả mười phương biển.
Tất cả những sát chủng
Bao nhiêu đồ trang nghiêm
Quốc Độ hiện trong đó
Thấy khắp vô cùng tận.
Sát chủng bất tư nghì
Thế Giới Vô Biên Tế
Nhiều thứ trang nghiêm đẹp
Ðều do oai lực Phật.
Trong tất cả sát chủng
Thế Giới bất tư nghì
Hoặc thành, hoặc hư hoại
Hoặc cõi đã hư hoại
Ví như lá trong rừng
Có mọc cũng có rụng
Trong sát chủng như vậy
Thế Giới có thành hoại.
Ví như trong rừng cây
Các thứ quả sai khác
Như vậy y sát chủng
Các loài chúng sanh trụ.
Ví như chủng tử khác
Sanh quả đều sai khác
Vì nghiệp lực sai khác
Cõi chúng sanh không đồng.
Ví như tâm vương bảo
Tùy tâm thấy màu sắc
Vì tâm chúng sanh tịnh
Ðược thấy cõi thanh tịnh.
Ví như đại Long Vương
Nổi mây khắp hư không
Như vậy Phật nguyện lực
Xuất sanh các Quốc Độ.
Như thuật sĩ ảo thuật
Hiển được các đồ vật
Vì nghiệp lực chúng sanh
Quốc Độ bất tư nghì.
Ví như những tượng màu
Của họa sĩ sáng tác
Như vậy tất cả cõi
Tâm họa sĩ làm thành.
Thân chúng sanh khác nhau
Tùy tâm phân biệt khởi
Như vậy các cõi nước
Không gì chẳng do nghiệp.
Ví như thấy Chư Phật
Nhiều hình sắc sai khác
Tùy tâm hành chúng sanh
Thấy các cõi cũng khác.
Ngàn đắy của các cõi
Bủa giăng lưới Liên Hoa
Những tướng trạng không đồng
Trang nghiêm rất thanh tịnh.
Những lưới Liên Hoa kia
Nơi sát võng an trụ
Bao nhiêu sự trang nghiêm
Các loài chúng sanh ở.
Hoặc có trong cõi nước
Hiểm trở không bình thản
Do chúng sanh phiền não
Thấy trong đó như vậy.
Tạp nhiễm và thanh tịnh
Vô lượng Thế Giới chủng
Tùy tâm chúng sanh khởi
Bồ Tát lực gia trì
Hoặc có trong cõi nước
Tạp nhiễm và thanh tịnh
Hoặc do nghiệp lực khởi
Bồ Tát chỗ hóa độ.
Có cõi phóng quang minh
Ly Cấu Bảo làm thành
Các thứ nghiêm sức đẹp
Chư Phật khiến thanh tịnh.
Trong mỗi Thế Giới chủng
Kiếp thiêu bất tư nghì
Hiện bày đầy hư ác
Nơi đó thường kiên cố.
Do nghiệp lực chúng sanh
Xuất sanh nhiều Quốc Độ
Nương trụ nơi phong luân
Và nương thủy luân trụ.
Thế Giới tự như vậy
Thấy nhiều loại không đồng
Như thiệt không có sanh
Cũng lại không diệt hoại.
Trong mỗi mỗi tâm niệm
Xuất sanh vô lượng cõi
Do oai thần của Phật
Ðều thấy tịnh không nhơ.
Có cõi bùn đất thành
Thể chất rất cứng rắn
Ðen tối không ánh sáng
Kẻ ác nghiệp ở đó.
Có cõi Kim Cang thành
Tạp nhiễm nhiều lo sợ
Khổ nhiều mà vui ít
Kẻ phước mỏng ở đó.
Có cõi toàn bằng sắt
Hoặc cõi xích đồng thành
Núi đá hiểm đáng sợ
Kẻ tội ác đầy dẫy.
Trong cõi có địa ngục
Chúng sanh khổ khó cứu
Luôn ở trong đen tối
Biển lửa thường thiêu đốt.
Hoặc lại có súc sanh
Biết bao hình xấu xí
Do nơi tự ác nghiệp
Thường thọ các khổ não.
Hoặc có cõi Diêm La
Luôn khổ nỗi đói khát
Trèo lên núi lửa to
Chịu những khổ rất nặng.
Hoặc có các Quốc Độ
Bảy báu hiệp lại thành
Bao nhiêu là cung điện
Do Tịnh Nghiệp tạo nên.
Các Ngài xem thế gian
Trong đó Trời và người
Quả Tịnh Nghiệp thành tựu
Tùy thời hưởng khoái lạc.
Trong mỗi mỗi chân lông
Ức cõi bất tư nghì
Các thứ tướng trang nghiêm
Chư từng có chật hẹp.
Chúng sanh nghiệp sai khác
Thế Giới nhiều vô lượng
Trong đó sanh thủ trước
Thọ khổ vui chẳng đồng.
Có cõi thuần châu báu
Thường phóng vô biên quang
Kim Cang diệu Liên Hoa
Trang nghiêm tịnh vô cấu
Có cõi bằng ánh sáng
Y quang luân an trụ
Kim sắc hương Chiên Đàn
Diệm vân khắp sáng soi.
Có cõi bằng nguyệt luân
Hương y trải khắp nơi
Nơi trong một Liên Hoa
Bồ Tát ngồi đầy khắp.
Có cõi bằng châu báu
Hình sắc không bợn nhơ
Ví như lưới Thiên Đế
Quang minh thường chiếu sáng.
Có cõi bằng chất hương
Hoặc là hoa Kim Cang
Ma Ni quang hiện bóng
Nhìn xem rất thanh tịnh.
Hoặc có nan tư cõi
Hoa xoay kết hợp thành
Trong đó đầy Hóa Phật
Bồ Tát khắp sáng rực.
Hoặc có cõi thanh tịnh
Toàn là những cây hoa
Nhánh đẹp che Đạo Tràng
Mây Ma Ni giăng khắp.
Có Cõi Tịnh quang chiếu
Hoa Kim Cang làm thành
Có Âm Thanh Hóa Phật
Vô biên giăng thành lưới.
Có cõi như Bồ Tát
Mão tốt đẹp Ma Ni
Hoặc cõi hình Bảo Tòa
Từ quang minh biến hóa.
Hoặc là mạt Chiên Đàn
Hoặc là bạch hào quang
Hoặc tiếng trong Phật Quang
Mà thành cõi đẹp đó.
Hoặc thấy cõi thanh tịnh
Dùng một quang trang nghiêm
Hoặc thấy nhiều trang nghiêm
Các cõi đều kỳ diệu.
Hoặc dùng mười Quốc Độ
Vật đẹp để trang sức
Hoặc dùng ngàn Quốc Độ
Tất cả để trang nghiêm.
Hoặc dùng ức Quốc Độ
Trang nghiêm nơi một cõi
Những hình tướng chẳng đồng
Ðều như bóng tượng hiện.
Bất khả thuyết Quốc Độ
Trang nghiêm mơi một cõi
Mỗi vật phóng quang minh
Do nguyện lực của Phật.
Hoặc có những Quốc Độ
Do nguyện lực thanh tịnh
Trong các vật trang nghiêm
Khắp thấy những sát hải.
Người tu nguyện Phổ Hiền
Cảm thành cõi thanh tịnh
Tam thế cõi trang nghiêm
Trong đây hiện đủ cả.
Phật Tử nên quán sát
Sát chủng oai thần lực
Những Quốc Độ vị lai
Như mộng đều khiến thấy.
Những Thế Giới mười phương
Những Quốc Độ quá khứ
Ðều ở trong một cõi
Hiện tượng như huyễn hóa.
Tất cả Phật Tam Thế
Và Quốc Độ Chư Phật
Ở trong một sát chủng
Ðều xem thấy tất cả.
Thần lực của Chư Phật
Trong trần hiện các cõi
Các loại đều thấy rõ
Như bóng không chân thiệt.
Hoặc có nhiều cõi nước
Hình trạng như biển cả
Hoặc như núi Tu Di
Thế Giới bất tư nghì.
Có cõi an trụ tốt
Hình như lưới Thiên Ðế
Hoặc hình như rừng cây
Chư Phật đầy trong đó.
Hoặc hình như Bảo Luân
Hoặc trạng như Liên Hoa
Tám góc trang nghiêm đẹp
Mọi nơi đều thanh tịnh
Hoặc như hình Bảo Tòa
Hoặc có cõi ba góc
Hoặc như Khư Lặc Ca
Thành quách, thân Phạm Vương.
Hoặc như tóc Thiên Chủ
Hoặc như hình bán nguyệt
Hoặc như núi Ma Ni
Hoặc như hình mặt nhật.
Hoặc có những Thế Giới
Hình như hương hải xây
Hoặc làm vòng quang minh
Xưa Phật đã nghiêm tịnh.
Hoặc như hình trục xe
Hoặc hình đàn cúng tế
Hoặc như tướng bạch hào
Nhục Kế, mắt rộng dài.
Có cõi hình Phật thủ
Hoặc như chày Kim Cang
Hoặc như hình Diệm Sơn
Bồ Tát ở đầy khắp
Hoặc hình như sư tử
Hoặc như hình con ngao
Thể tánh đều sai khác.
Ở trong một sát chủng
Hình các cõi vô tận
Ðều nhờ nguyện lực Phật
Hộ niệm nên an trụ.
Có cõi trụ một kiếp
Có cõi trụ mười kiếp
Nhẫn đến hơn trăm ngàn
Thế Giới vi trần số.
Hoặc ở trong một kiếp
Thấy cõi có thành hoại
Hoặc vô lượng vô số
Nhẫn đến bất tư nghì.
Hoặc có cõi có Phật
Hoặc có cõi không Phật
Hoặc có chỉ một Phật
Hoặc có vô lượng Phật.
Cõi nào nếu không Phật
Thời có Phật cõi khác
Biến hóa đến cõi đó
Ðể thị hiện Phật Sự:
Từ Trời giáng thần xuống
Trụ thai và đản sanh
Hàng ma thành Chánh Giác
Chuyển Vô Thượng pháp luân.
Tùy lòng chúng ưa thích
Thị hiện nhiều tướng mạo
Vì họ chuyển pháp luân
Hạp căn tánh của họ.
Trong mỗi mỗi cõi Phật
Một Phật hiện ra đời
Trải qua ngàn ức năm
Diễn thuyết pháp vô thượng.
Chúng chẳng phải pháp khí
Không thấy được Chư Phật,
Nếu ai tâm mến thích
Mọi nơi đều thấy Phật.
Trong mỗi mỗi sát độ
Ðều có Phật ra đời
Chư Phật trong các cõi
Ức số bất tư nghì.
Mỗi mỗi Phật trong đây
Hiện vô lượng thần biến
Ðều khắp trong pháp giới
Ðiều phục các chúng sanh.
Có cõi không ánh sáng
Ðen tối nhiều lo sợ
Ðau khổ tợ dao đâm
Kẻ thấy tự đau xót.
Hoặc ánh sáng Chư Thiên
Hoặc ánh sáng cung điện
Hoặc ánh sáng nhật nguyệt
Sát võng khó nghĩ bàn.
Có cõi tự chiếu sáng
Hoặc cây báu chói rực
Chưa từng có khổ não
Do phước lực chúng sanh.
Hoặc có núi chiếu sáng
Hoặc ánh sáng Ma Ni
Hoặc dùng đèn soi sáng
Ðều do nghiệp lực cả.
Hoặc quang minh của Phật
Trong đó đầy Bồ Tát
Hoặc Liên Hoa chiếu sáng
Màu rực rỡ rất xinh.
Có cõi bông chiếu sáng
Hoặc dùng hương thủy chiếu
Hương đốt, hương thoa sáng
Ðều do nguyện lực tốt.
Có cõi mây sáng chiếu
Ngọc Ma Ni chiếu sáng
Hoặc Phật Quang sáng soi
Tuyên thuyết tiếng đẹp dạ.
Hoặc châu báu chiếu sáng
Hoặc Kim Cang sáng chiếu
Tiếng thanh tịnh vang xa
Dứt trừ các sự khổ.
Hoặc có sáng Ma Ni
Hoặc đồ trang nghiêm sáng
Hoặc ánh sáng Đạo Tràng
Chiếu sáng khắp chúng hội.
Phật phóng đại quang minh
Hóa Phật đầy trong đó
Quang minh chiếu mọi nơi
Khắp cùng cả pháp giới.
Có cõi rất đáng sợ
Tiếng gào thét kêu khổ
Tiếng rên rỉ não nùng
Ai nghe cũng ghê sợ.
Ðường địa ngục súc sanh
Và đến cõi Diêm La
Thế Giới trược ác này
Thường vang tiếng đáng vui
Ðẹp ý thuận chánh pháp
Ðây do tịnh nghiệp được.
Hoặc có những Quốc Độ
Thường nghe tiếng Ðế Thích
Hoặc nghe tiếng Phạm Thiên
Và tiếng các Thế Chủ.
Hoặc có những Quốc Độ
Trong mây vang tiếng diệu
Biển báu cây Ma Ni
Và tiếng nhạc đầy khắp.
Trong viên quang Chư Phật
Hóa thinh vô cùng tận
Và Bồ Tát tiếng diệu
Nghe khắp mười phương cõi.
Quốc Độ bất tư nghì
Tiếng pháp luân thường chuyển
Nguyện hải vang ra tiếng
Tiếng Diệu Âm tu hành.
Tam thế tất cả Phật
Xuất sanh các Thế Giới
Danh hiệu đều đầy đủ
Thinh âm vô cùng tận.
Có cõi thường được nghe
Lực âm của Chư Phật
Ðịa, độ và vô lượng
Diễn nói những pháp đó.
Sức thệ nguyện Phổ Hiền
Ức cõi diễn diệu âm
Tiếng đó như sấm vang
Trụ kiếp cũng vô tận.
Phật ở cõi thanh tịnh
Thị hiện tiếng tự tại
Trong pháp giới mười phương
Tất cả đều được nghe.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Tri - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Vô Nhi Bình đẳng Tối Thượng Du Già đại Giáo Vương - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Thủ Trước
Phật Thuyết Kinh Pháp Tập Yếu Tụng - Phẩm Ba - Phẩm Tham Dục
Phật Thuyết Kinh Dần đủ Tất Cả Trí đức - Phẩm Mười - Trụ Pháp Vũ - Tập Một
Phật Thuyết Kinh đại Bi Không Trí Kim Cương đại Giáo Vương Nghi Quỹ - Phần Mười - Quán đỉnh
Phật Thuyết Kinh Phổ Môn Phẩm - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Mười Một - Phẩm đại - Kinh Bần Cùng