Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Tổng Trì Bảo Quang Minh - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thật Xoa Nan Đà, Đời Đường

PHẬT THUYẾT

KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Thật Xoa Nan Đà, Đời Đường   

PHẨM MƯỜI MỘT

PHẨM KỆ TỤNG PHẦN THỨ NHÌ  

PHẦN BA  

Trong Kinh ta thường nói

Tâm, ý cùng với thức

Phân biệt cùng biểu thị

Tạng thức làm ba cõi

Đều đồng nghĩa với tâm

Thọ mạng, hơi ấm, thức

A lại da, mạng căn jìvitendriyà

Ý cùng với ý thức

Đều đồng nghĩa phân biệt

Tâm hay giữ được thân

Ý manas xét đoán suy lường

Ý thức cùng năm thức

Rõ cảnh giới tự tâm

Hoặc thật có ngã thể

Khác uẩn cùng trong uẩn

Nơi đó tìm ngã thể

Rốt ráo không thể được

Quán thế gian mỗi mỗi

Các phiền não chính, phụ

Đều do tự tâm hiện

Lìa khổ được giải thoát

Tâm trí Thanh Văn đạt

Tịch tịnh trí Duyên Giác

Trí tuệ của Như Lai

Sinh khởi vô cùng tận

Thật không có sắc ngoài

Chỉ do tự tâm hiện

Phàm phu không hay biết

Vọng phân biệt hữu vi

Không biết cảnh giới ngoài

Các thứ đều do tâm

Kẻ ngu dùng nhân, dụ

Lập thành bốn cú nghĩa

Bậc trí tất hiểu rõ

Cảnh giới tự tâm hiện

Không dùng tôn nhân dụ

Lập ra các cú nghĩa

Phân biệt, bị phân biệt

Đều là tướng vọng kế

Y chỉ nơi vọng kế

Mà khởi thêm phân biệt

Xoay chuyển nương lẫn nhau

Đều do một tập khí

Cả hai đều là khách

Không phải tâm chúng sinh khởi

Ở yên trong ba cõi

Phân biệt tâm, tâm sở

Tợ cảnh giới hiện ra

Là tự tính vọng kế

Hình bóng cùng chủng tử

Hợp thành mười hai xứ

Sở y, sở duyên hợp

Nói có vật được sinh

Cũng như bóng trong gương

Mắt lòa thấy mao luân

Tập khí che cũng thế

Kẻ ngu khởi vọng kiến

Nơi cảnh tự phân biệt

Mà khởi thêm phân biệt

Ngoại cảnh không thể có

Như ngu không biết dây

Lầm cho dây là rắn

Không hiểu tự tâm hiện

Vọng phân biệt cảnh ngoài

Như thế tự thể dây

Tính nhất dị đều lìa

Chỉ vì tâm mê lầm

Vọng khởi phân biệt dây

Khi vọng kế phân biệt

Tính vọng kế không còn

Như các vật cũng vậy

Chỉ do phân biệt sinh

Sở kiến tuyệt phi hữu

Từ vô thỉ mê hoặc

Khởi phân biệt hữu vi

Pháp nào khiến mê hoặc

Nguyện Phật vì con nói

Các pháp không tự tính

Chỉ do tự tâm hiện

Không hiểu rõ tự tâm

Cho nên phân biệt sinh.

Như kẻ ngu phân biệt

Vọng kế thật không có

Có những cái khác thế

Mà kẻ ngu không biết

Những cái Bậc Thánh có

Kẻ ngu không biết đến

Nếu Thánh cũng như phàm

Thì Thánh có hư vọng

Vì tâm Thánh vốn tịnh

Nên không có mê hoặc

Tâm phàm ngu không tịnh

Nên có vọng phân biệt

Như mẹ bảo con thơ:

Thôi con đừng khóc nữa

Trên Trời có quả rơi

Xuống nhiều cho con bắt

Ta vì chúng sinh nói

Các thứ quả tưởng tượng

Khiến chúng vui ham theo

Pháp thật lìa hữu vô

Các pháp trước không có

Các duyên không hòa hợp

Vốn không sinh mà sinh

Tự tính vốn không có

Pháp chưa sinh không sinh

Lìa duyên, không chỗ sinh

Pháp hiện sinh cũng thế

Lìa duyên không thể có

Quán thật chỉ duyên khởi

Không hữu cũng không vô

Không hữu vô cùng sinh

Kẻ trí không phân biệt

Kẻ ngu phu ngoại đạo

Vọng nói tính nhất, dị

Không hiểu lý duyên khởi

Thế gian như huyễn mộng

Đại thừa ta vô thượng

Siêu việt nơi danh ngôn

Nghĩa ấy rất rõ ràng

Mà kẻ ngu không biết

Thanh Văn cùng ngoại đạo

Thuyết họ đầy xan lẫn

Khiến nghĩa đều biến đổi

Tất cả do vọng kế

Các tướng cùng tự thể

Hình trạng cùng với tên

Bốn thứ ấy duyên nhau

Mà khởi các phân biệt

Chấp do Phạm, Tự tại

Một thân Sư nhân cùng nhiều thân

Cùng nhật nguyệt vận hành

Kẻ ấy không phải con ta

Đầy đủ các Thánh kiến

Thông đạt pháp như thật

Khéo léo chuyển các tưởng

Đến bên kia bờ thức

Dùng pháp giải thoát này

Lìa hẳn nơi hữu vô

Cùng lìa chỗ khứ, lai

Đấy là con trong pháp ta

Nếu sắc, thức chuyển diệt

Các nghiệp bị hư hoại

Tức là không sinh tử

Cũng không thường, vô thường

Nhưng khi chúng chuyển diệt

Tuy xả ly sắc xứ

Nghiệp vẫn ở tạng thức

Lìa lỗi lầm hữu vô

Sắc thức tuy chuyển diệt

Mà nghiệp không hoại mất

Khiến ở trong các cõi

Sắc thức lại tương tục

Nếu các chúng sinh kia

Nghiệp đã khởi bị hoại

Ấy là không sinh tử

Lại không có Niết Bàn

Nếu nghiệp cùng sắc thức

Đồng thời mà diệt hoại

Nếu trong sinh tử có sinh

Sắc, nghiệp sẽ không khác

Sắc, tâm và phân biệt

Không khác, không không khác

Kẻ ngu nói diệt hoại

Mà thật lìa hữu, vô

Duyên khởi cùng vọng kế

Xoay vần không tướng riêng

Như sắc với vô thường

Xoay chuyển sinh cũng thế

Đã lìa khác, không khác

Vọng kế không thể biết

Như sắc tính vô thường

Vì sao nói có không

Khéo đạt chỗ vọng kế

Duyên khởi tất không sinh

Do thấy chỗ duyên khởi

Vọng kế tức chân như

Nếu diệt tính vọng kế

Tức là hoại pháp nhãn

Bèn ở trong pháp ta

Xác định cùng phủ định

Các hạng người như thế

Thường hủy báng chính pháp.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần