Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - ðại Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi - Phần Hai - địa Giới

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TRUNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

ÐẠI KINH VÍ DỤ DẤU CHÂN VOI

PHẦN HAI

ĐỊA GIỚI  

Chư Hiền, thế nào là địa giới?

Có nội địa giới, có ngoại địa giới.

Chư Hiền, thế nào là nội địa giới?

Cái gì thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thô phù, kiên cứng, bị chấp thủ, như tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bao tử, phân, và bất cứ vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thô phù, kiên cứng, bị chấp thủ.

Chư Hiền, như vậy gọi là nội địa giới. Những gì thuộc nội địa giới và những gì thuộc ngoại địa giới đều thuộc về địa giới.

Cần phải như thật quán sát địa giới với chánh trí tuệ như sau: Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi. Sau khi như thật quán sát địa giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yểm ly đối với địa giới, tâm từ bỏ địa giới.

Chư Hiền, một thời xảy ra khi ngoại thủy giới dao động, trong thời ấy ngoại địa giới bị biến mất. Chư Hiền, tánh vô thường của ngoại địa giới xưa ấy có thể nêu rõ, tánh hủy hoại có thể nêu rõ, tánh đoạn diệt có thể nêu rõ, tánh biến dịch có thể nêu rõ.

Như vậy còn nói gì đến thân thể yểu thọ do khát ái chấp thủ này?

Ở đây không có gì để có thể nói là tôi, là của tôi, hay tôi là.

Chư Hiền, nếu có những người khác mắng nhiếc, chỉ trích, chọc tức, nhiễu não Tỳ Kheo, vị ấy biết rõ như sau: Khổ thọ khởi lên nơi tôi, thọ này thuộc tai xúc chạm, thọ này do nhân duyên, không phải không do nhân duyên, do nhân duyên gì?

Do nhân duyên xúc. Vị ấy thấy xúc là vô thường, thấy thọ là vô thường, thấy tưởng là vô thường, thấy hành là vô thường, thấy thức là vô thường. Tâm của vị này hoan hỷ, thích thú, tịnh chỉ, quyết định, tùy thuộc giới đối tượng.

Chư Hiền, nếu những người khác xử sự với Tỳ Kheo không có hoàn hảo, không có tốt đẹp, không có khả ái, hoặc dùng tay xúc chạm, hoặc dùng đá xúc chạm, hoặc dùng gậy xúc chạm, hoặc dùng gươm xúc chạm, vị ấy tuệ tri như sau: Sự thể của thân này là như vậy, nên tay có thể xúc chạm, đá có thể xúc chạm, gậy có thể xúc chạm, gươm có thể xúc chạm.

Thế Tôn đã dạy như sau trong ví dụ cái cưa: Chư Tỳ Kheo, nếu có kẻ trộm cướp hạ tiện lấy cái cưa hai lưỡi cắt từng phần tay và chân. Nếu ai ở đây sanh ý phẫn nộ, người ấy không làm đúng lời Ta dạy.

Ta sẽ tinh cần, tinh tấn, không giải đãi. Niệm được an trú không có loạn niệm, thân thể được khinh an, không dao động, tâm được định tĩnh nhất tâm.

Nay mặc cho tay xúc chạm thân này, mặc cho đá xúc chạm thân này, mặc cho gậy xúc chạm thân này, mặc cho gươm xúc chạm thân này, lời dạy Chư Phật cần phải được thực hành.

Chư Hiền, Tỳ Kheo ấy, niệm Phật như vậy, niệm Pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, nhưng xả tương ưng với thiện không được an trú.

Do vậy, vị ấy bị dao động, bị dao động mạnh: Thật bất hạnh cho ta, thật không may cho ta, thật rủi ro cho ta, thật không tốt đẹp cho ta. Dầu ta có niệm Phật như vậy, niệm Pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, nhưng xả tương ưng với thiện không được an trú. Chư Hiền, ví như một người dâu, khi thấy ông nhạc, bị dao động, bị dao động mạnh.

Cũng vậy, Chư Hiền, nếu Tỳ Kheo ấy niệm Phật như vậy, niệm Pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, nhưng xả tương ưng với thiện không được an trú.

Do vậy, vị ấy bị dao động, bị dao động mạnh: Thật bất hạnh cho ta, thật không may cho ta, thật rủi ro cho ta, thật không tốt đẹp cho ta. Dầu ta có niệm Phật như vậy, niệm pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, nhưng xả tương ưng với thiện không được an trú.

Chư Hiền, nếu Tỳ Kheo ấy, niệm Phật như vậy, niệm pháp như vậy, niệm Tăng như vậy, và xả tương ưng với thiện được an trú, thì Tỳ Kheo ấy được hoan hỷ. Chư Hiền, đến mức độ này, Tỳ Kheo đã làm thật nhiều.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần