Phật Thuyết Kinh đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật - Phần Mười Hai

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trở Cừ Kinh Thinh, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI THÔNG PHƯƠNG QUẢNG

SÁM HỐI DIỆT TỘI

TRANG NGHIÊM THÀNH PHẬT

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trở Cừ Kinh Thinh, Đời Tống  

PHẦN MƯỜI HAI  

Người ấy như chẳng được diệt tội, thì không có lý, trừ ra chẳng chí tâm!

Mạn Thù Thất Lỵ Bồ Tát thưa thỉnh rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Khi hành trì pháp này, có thể được nhiều người chăng?

Đức Phật dạy: Có thể từ một người trở lên, hai mươi người trở xuống. Khi hành pháp này không được niệm các Kinh nào khác. Thực hành pháp sám hối này xong, về sau chẳng được tái phạm, đó mới gọi là sám hối pháp.

Nên khởi niệm như vậy: Ta ngày nay như chết đi được sống lại. Vậy ta phải nghiêm giử giới, phải gắng tinh tấn, phải đọc tụng Kinh Đại Thừa Phương Đẳng.

Lại nên nghĩ như vậy: Từ hôm nay, ta nguyện giữ gìn giới cấm bền chắc như Kim Cang. Khi Hành Giả nghĩ như thế, thì Duy Ma Đại Sĩ cùng vô lượng Bồ Tát liền hiện thân đứng ở trước mặt, vì làm Hòa Thượng chứng minh. Đại Đức Ca Diếp vì làm thầy giáo thọ y chỉ.

Phật bảo ngài Mạn Thù rằng: Các hiện tượng đó là chứng nghiệm được diệt tội, là chứng nghiệm được giải thoát, là chứng nghiệm được cụ giới, là chứng nghiệm được an trụ nơi chánh pháp.

Đức Thế Tôn lại bảo Màn Thù Thất Lỵ Bồ Tát rằng: Kẻ nào phạm các tội như: Tứ Trọng, Bát Cấm, Lục Trọng, Thập Giới, Bát Giới, Ngũ Giới, Thập Thiện, Tam Quy, mỗi mỗi giới cấm cho đến tội ngũ nghịch và báng Kinh Đại Thừa Phương Đẳng, trừ hạng Xiển đề, nếu không phát lồ sám hối, người đó khi mạng chung, quyết định phải đọa địa ngục A tỳ!

Ngài Mạn Thù thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào gọi là A tỳ địa ngục?

Cúi xin Như Lai vì tất cả chúng sanh nói nhân duyên, ý nghĩa, hình trạng, sự khổ vui, cảnh thọ báo, và kiếp số nhiều ít của địa ngục ấy.

Đức Phật bảo Mạn Thù Thất Lỵ Bồ Tát: Lành thay! Nên thay ông đã khéo hỏi các điều ấy. Vậy hãy lắng nghe chớ sơ sót.

Và đạu chúng hãy nhớ nghĩ cho kỹ! Ta nay vì các ông mà nói rộng và rành rẽ.

Thế nào gọi là A tỳ địa ngục?

Chữ A là vô, chữ Tỳ là gián, hoặc Tam Lạc, có nghĩa: Không một chút xen hở tạm vui. Vì thế nên gọi là Vô Gián địa ngục. Lại nữa, chữ A là vô, chữ Tỳ là cứu. Chữ A là vô, chữ Tỳ là giá. Chữ A là vô, chữ Tỳ là bất đồng.

Có nghĩa: Sự khổ không ai cứu vớt. Sự khổ không ngăn ngại, mỗi tội nhân đều thấy thân mình đầy cả địa ngục. Và trời, người, quỷ, súc khi đọa vào đó đều thọ khổ đồng như nhau, không có ai là chẳng đồng. Lại nữa, chữ A là cực nhiệt, chữ Tỳ là cực não. Chữ A là bất nhàn, chữ Tỳ là bất trụ.

Có nghĩa là: Lửa ở đó rất nóng, não thống não cùng cực. Sự thọ khổ liên tục, không lúc nào rãnh rỗi tạm dừng. Lại nữa, chữ A là đại hỏa, chữ Tỳ là mãnh nhiệt.

Lửa to rộng mạnh dữ nhập vào tâm, nên gọi là A tỳ địa ngục!

Phật lại bảo Mạn Thù Thất Lỵ Bồ Tát rằng: Này thiện nam tử! Địa ngục A tỳ ngang dọc rộng tám vạn do tuần, bảy lớp thành sắt, dưới có mười tám ngục ngăn cách nhau. Vòng quanh bao lớp đều là rừng đao bén, bảy lớp thành ấy lại có rừng kiếm nhọn.

Nơi mười tám ngục ngăn cách, mỗi ngục lại chia ra tám muôn bốn ngàn lớp ngục nhỏ khác nhau. Ở bốn gốc thành có bốn con chó đồng lớn, mình dài bốn mươi do tuần, mắt như điện chớp, nanh như gươm bén, răng như núi dao, lưỡi như câu sắt, móng như thiết xoa, đuôi như thiết mãng.

Tất cả lỗ chân lông nơi mình nó, đều phun ra lửa dữ dội, cổ họng rất hôi thối, không thể đem vật hôi thối của thế gian mà thí dụ được. Nơi bốn cửa ngục, mỗi ngục có mười tám học tốt, đầu và miệng như quỷ La Sát, trên đầu có mười rám sừng, chân tay xòe ra như chỉa sắt.

Bảy lớp trong thành có vô số phướng sắt, đầu phướng lửa phụt lên như suối vọt, nước sắt chảy tràn lan trong thành A tỳ. Nơi bốn cửa thành ngục Vô gián, trên mỗi cửa có mười tám cái vạc bằng đồng, trong vạc nấu sắt, nước sôi sùng sục, trào lên chảy lai láng khắp bốn cửa, tràn lan vào thành A tỳ.

Mỗi ngục ngăn cách có tám muôn bốn ngàn con mãng xà sắt lớn, nhã độc phun lửa, thân to dài khắp trong thành, kêu rống vang như tiếng sấm sét khi trời mưa. Trong thành đầy những viên sắt lớn, và có tám muôn ức ngàn việc khổ. Thật là khổ trong sự khổ, não trong sự não!

Tất cả mọi nỗi khổ đều tập họp nơi đây. Địa ngục A tỳ bốn phương đều có cửa ra vào, ngoài mỗi cửa đều có lửa cháy dữ dội, đông tây nam bắc thông suốt nhau trải qua tám muôn do tuần.

Toàn cảnh tường sắt vây quanh, lưới sắt che khắp, lửa ở trên táp xuống, lửa ở dưới bốc lên bốn bên trên dưới, sự khổ đồng thời bộc khởi!

Như trên đã nói: Các tội tứ trọng, bát cấm, phạm giới, ngũ nghịch, báng Kinh Phương Đẳng, nếu chẳng y theo Kinh này mà sám hối, người đó khi mạng chung phải đọa vào ngục A tỳ nhanh như vị đại lực sĩ giở tay.

Kẻ ấy tự thấy mình thân chật trong ngục, bị sự nóng bức cấp bách, thống khổ không nói được, chỉ có giương mắt ngậm miệng, ngậm miệng giương mắt. Tội nhân bị muôn ức đao luân quay tròn như vòng xoáy ở hư không bay đến chém sả vào đầu suốt tới chân.

Ngoài ra, tất cả sự đau khổ còn hơn lời nói trên đây gấp trăm ngàn muôn lần. Nếu phạm đủ tội tứ trọng, phải chịu khổ não lớn đủ năm đại kiếp. Phạm đủ bát trọng, lại hơn gấp bội. Phạm tội ngũ nghịch lại gấp bội hơn. Tội báng Kinh Phương Đẳng lại gấp bội hơn nữa.

Nếu kẻ nào phỉ báng ngôi Tam Bảo, trộm lấy của thường trụ, làm nhơ phẩm hạnh Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, báng thầy, hại thầy, hoặc can phạm với mẹ những người như thế, chịu khổ lại gấp bội hơn lên.

Còn kẻ Xiển đề đoạn diệt căn lành, nếu chẳng hối lỗi, không biết bao giờ mới thoát khỏi A tỳ địa ngục! Những tội nhân ấy trong khi chịu khổ, lửa dữ nhập tâm, ngất đi rồi chết.

Lúc đó ngục tốt và quỷ La Sát cầm gậy sắt đánh xuống đất, quát to lên rằng: Sống dậy! Sống dậy! Do sức nghiệp, tức khắc tội nhân sống lại liền. Trong một ngày một đêm, muôn lần chết đi sống lại, chịu sự khổ não cùng cực như trên đã nói.

Khi tội nhân từ ngục A Tỳ được thoát ra, bởi còn nghiệp phá giới, ăn không của tín thí, lại phải vào mười tám địa ngục nhỏ, tức là: Địa ngục Hàn băng, địa ngục Hắc ám, địa ngục Tiêu nhiệt, địa ngục Đao luân.

Địa ngục Kiếm luân, địa ngục Hỏa xa, địa ngục Phẩn niếu, địa ngục Phất thang, địa ngục Khôi hà, địa ngục Kiếm lâm, địa ngục Thiết sàng, địa ngục đồng trụ, địa ngục Thiết cô, địa ngục Thiết luân, địa ngục Thiết khốt, địa ngục Thiết hoàn, địa ngục Tiêm thạch, địa ngục Ẩm đồng. Trong mỗi địa ngục, tội nhân phải chịu khổ tám trăm năm mới ra khỏi.

Khi được làm người, lại thường sanh nơi nghèo nàn hèn hạ, trong năm trăm đời không biết ngôi Tam Bảo. Nếu may gặp bậc thiện tri thức, mới được phát tâm bồ đề tu hành. Nếu như không gặp Thiện tri thức, lại phải đọa địa ngục nữa.

Kẻ phạm lỗi đột kiết la, nếu không sám hối, phải chịu tội khổ nơi địa ngục tám trăm muôn năm, kể theo ngày tháng ở Cõi Trời Tứ Thiên Vương. Phạm tội Ba đật đề, thọ khổ gấp hai. Phạm tội Tăng tàn, lại gấp bội hơn nữa.

Tội nhân trong khi thọ khổ không còn sức nói chi khác, như ở ngục Hàn băng, chỉ kêu thành tiếng: A ba ba, a tra tra, a la la, hoặc a bà bà. Vì thế nếu có tội, phải hổ thẹn sợ hãi, mau mau sám hối, chí tâm quy y ngôi Tam Bảo.

Lại nữa, Mạn Thù Thất Lỵ! Nếu muốn được diệt tội mau chóng, phải y theo Kinh này mà phát lồ sám hối. Nên hành trì liên tục trong bảy ngày, mỗi ngày chỉ ăn một bửa.

Lại phải chánh quán tưởng niệm Như Lai khi thành Phật có đủ các tướng như: Đại Nhân tướng, Giác Nhân tướng, Bất Động Nhân tướng, Mãn Trí Huệ Nhân tướng, Cụ Túc Chư Ba La Mật tướng, Thủ Lăng Nghiêm đẳng chư Tam Muội Hải tướng.

Lại tưởng niệm khi ngồi nơi cội Bồ Đề sắp thành Chánh Giác, Bồ Tát Ma Ha Tát từ nơi Thắng Ý Từ Tam Muội xuất định, lại vào Diệt Ý Tam Muội. Từ Diệt Ý Tam Muội xuất định, lại vào Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.

Từ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội xuất định, lại vào Huệ Cự Tam Muội. Từ Huệ Cự Tam Muội xuất định, lại vào Chư Pháp Tướng Tam Muội. Từ Chư Pháp Tướng Tam Muội xuất định, lại vào Quang Minh Tướng Tam Muội.

Từ Quang Minh Tướng Tam Muội xuất định, lại vào Sư Tử Âm Thanh Tam Muội. Từ Sư Tử Âm Thanh Tam Muội xuất định, lại vào Sư Tử Phấn Tấn Tam Muội. Từ Sư Tử Phấn Tấn Tam Muội xuất định, lại vào Hải Ý Tam Muội. Từ Hải Ý Tam Muội xuất định, lại vào Phổ Trí Tam Muội.

Từ Phổ Trí Tam Muội xuất định, lại vào Đà Ra Ni Ấn Tam Muội. Từ Đà Ra Ni Ấn Tam Muội xuất định, lại vào Phổ Hiện Sắc Thân Tam Muội. Từ Phổ Hiện Sắc Thân Tam Muội xuất định, lại vào Pháp Giới Tánh Tam Muội.

Từ Pháp Giới Tánh Tam Muội xuất định, lại vào Sư Tử Vương Tam Muội. Từ Sư Tử Vương Tam Muội xuất định, lại vào Diệt Chư Ma Tướng Tam Muội. Từ Diệt Chư Ma Tướng Tam Muội xuất định, lại vào Không Huệ Tam Muội. Từ Không Huệ Tam Muội xuất định, lại vào Giải Không Tướng Tam Muội. Từ Giải Không Tướng Tam Muội xuất định, lại vào đại không Trí Tam Muội.

Từ đại không Trí Tam Muội xuất định, lại vào Biến Nhất Thiết Xứ Sắc Thân Tam Muội. Từ Biến Nhất Thiết Xứ Sắc Thân Tam Muội xuất định, lại vào Quán Tâm Tướng Tam Muội.

Từ Quán Tâm Tướng Tam Muội xuất định, lại vào Bồ Tát Ma Ha Tát Kim Cang Tam Muội. Từ Bồ Tát Ma Ha Tát Kim Cang Tam Muội xuất định, lại vào Kim Cang Đảnh Tam Muội. Từ Kim Cang Đảnh Tam Muội xuất định, lại vào Nhất Thiết Hải Tam Muội. Từ Nhất Thiết Hải Tam Muội xuất định, lại vào Nhứt Thiết Đà Ra Ni Hải Tam Muội.

Từ Nhứt Thiết Đà Ra Ni Hải Tam Muội xuất định, lại vào Nhứt Thiết Phật Cảnh Giới Hải Tam Muội. Từ Nhứt Thiết Phật Cảnh Giới Hải Tam Muội xuất định, lại vào Nhứt Thiết Chư Phật Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến Hải Tam Muội.

Từ Nhứt Thiết Chư Phật Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến Hải Tam Muội xuất định, lại vào Vô Lượng Vô Biên Chư Tam Muội Hải Môn. Từ Vô Lượng Vô Biên Chư Tam Muội Hải Môn xuất định lại vào Tịch Ý Diệt Ý Tam Muội. Từ Tịch Ý Diệt Ý Tam Muội xuất định, mới vào Kim Cang Tịch Định Đại Giải Thoát Tam Muội Môn, và thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Phật bảo ngài Mạn Thù rằng: Sau khi Ta diệt độ, nếu có Thiện Nam Tử, Thiện Nữ nhân nào, sanh một lòng tin nghĩ, hoặc có thể biên chép đọc tụng một bài kệ trong Kinh này, niệm tướng ấy, quán tướng ấy, lòng tin thành tựu.

Người đó trong khoảng một niệm, sẽ trừ được tội nặng sanh tử trong chín mươi ức na do tha hằng hà sa vi trần số kiếp, vĩnh viễn xa lìa nghiệp chướng tối tăm, biết rõ Như Lai thường trụ bất diệt.

Bấy giờ Đức Thế Tôn lại vì tất cả đại chúng nói kệ rằng:

Lực sĩ, các quỷ thần

Súc sanh, tượng vương ác

Dâm nữ và ác long

Vô lượng kẻ ác nhân

Bà Tẩu, A Xà Thế

Đề Bà, Ương Quật Ma

Thân tâm khởi tội nghịch

Phải đọa ngục A tỳ

Nếu muốn được giải thoát

Phải chí tâm sám hối

Kính tin lễ ba đời

Mười phương vô lượng Phật.

Nay ta sắp Niết Bàn

Vì muốn cho Tam Bảo

Trụ lâu vô lượng kiếp

Nên nói ra Kinh này

Người nước Ma Gia Đà

Phát khởi bồ đề tâm

Đều do cung kính lễ

Thập Phương Tam Thế Phật

A Nhã Kiều Trần Như

Và đồng bạn năm người

Cùng năm trăm Thanh Văn

Đời sau thành Phật Đạo

Đều do cung kính lễ

Thập Phương Tam Thế Phật

Ngoại đạo Bà La Môn

Thập tiên Đại Phạm Chí

Nay được A La Hán

Vì thời quá khứ xưa

Đã từng kính lễ

Thập Phương Tam Thế Phật

Trong mười phương quốc độ

Tất cả chúng Bồ Tát

Ngộ sâu nghĩa Đệ Nhứt

Vãng sanh cõi Cực Lạc

Đều do cung kính lễ

Thập Phương Tam Thế Phật

Lại nữa này Thiện Kiến

Xưa ta làm Quốc Vương

Tên là Đại Tiên Dự

Phật Nhựt khi chưa hiện

Cúng dường người xuất gia

Năm trăm Bà La Môn

Thức uống ăn y phục

Đồ nằm và phòng nhà

Đầy đủ hai mươi năm

Khí đó ta khuyến tấn

Các thầy Bà La Môn

Nên phát tâm bồ đề

Các Bà La Môn ấy

Tuy nhận sự cúng dường

Thật chẳng tin Tam Bảo.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần