Phật Thuyết Kinh đại Thừa Bồ Tát Tạng Chánh Pháp - Phẩm Bảy - Phẩm Trì Giới Ba La Mật đa - Tập Năm
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI THỪA BỒ TÁT TẠNG CHÁNH PHÁP
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẨM BẢY
PHẨM TRÌ GIỚI BA LA MẬT ĐA
TẬP NĂM
Lại nữa, này Xá Lợi Tử! Người tu hạnh Bồ Tát được bốn pháp:
1. Sau khi diệt độ từ Cõi Trời rồi, sinh vào nhân gian, cùng cấm giới, cùng phần sinh.
2. Sinh vào cõi người rồi, hiện tại được năm loại bi pháp:
1. Hiện tại được sinh trong thiện pháp.
2. Hiện tại đầy đủ tướng oai nghi.
3. Hiện tại được đầy đủ tịnh giới.
4. Hiện tai quyến thuộc đông nhiều.
5. Hiện tại khởi tâm từ quán đối với chúng sinh.
Lại nữa, sẽ được năm pháp không phá hoại:
1. Thiện hữu tri thức thường không phá hoại.
2. Thân lâu hoại.
3. Thọ dụng giàu có sung sướng, nhưng không phá hoại.
4. Phát tâm bồ đề chắc chắn không thể phá hoại.
5. Đối với lúc đói khát liền được pháp lạc sung túc no đủ.
Lại nữa, sẽ được năm pháp hy hữu:
1. Đem bình không để nơi một chỗ, tự nhiên có đầy nước thanh tịnh, trong nước đó lại chứa đầy các loại trân báu vi diệu.
2. Lúc khát cần đến nước thì tự nhiên có nước tám công đức hiện ra trước.
3. Thân lìa các nạn nhiệt não như độc, đao, lửa, nước, ẩm phục oai quan, ăn nuốt sợ hãi.
4. Hoặc gặp lúc đao binh, kiếp tật dịch, kiếp đói khát, kiếp hỏa tai, kiếp thủy tai, kiếp phong tai, kiếp nghèo thiếu, kiếp nóng bức, nạn Dạ Xoa, hiện sinh trong Cõi Diêm Phù Đề, liền được sinh lên Cõi Trời thọ mọi sự sung sướng khoái lạc, hưởng thọ vui vi diệu như Kim cang du hý. Đây là pháp hy hữu.
5. 5. Người tu hạnh Bồ Tát, nhờ căn lành này nên lìa mọi chướng nạn trong hiện tại. Hiện tại không đọa đường ác, ác tác không thể nhiễu loạn động tâm, mau chóng được xuất ly.
Năm pháp hy hữu như vậy, người tu hạnh Bồ Tát, nhờ sức thiện căn đó cho nên đều được viên mãn.
Lại nữa, này Xá Lợi Tử! Nhờ sức thiện căn này cho nên được bốn pháp không lìa đẳng dẫn thiền định:
1. Bồ Tát đồng thấy điều đó, khởi tâm đại bi đối với các chúng sinh khổ não.
2. Quyến thuộc nam nữ đều sinh tâm tôn trọng mến mộ.
3. Tướng già ập đến, càng thêm suy yếu, nhưng nhờ sức thiện căn này làm cho sức lực càng tăng.
4. Được tài lợi trăm lần, càng tăng thêm từ một cho đến gấp ba lần.
Lại nữa, được ba pháp không tổn hại:
1. Tham không tổn hại.
2. Sân không tổn hại.
3. Si không tổn hại.
Lại nữa, được bốn pháp an lạc:
1. Lớn lên lìa các bệnh khổ não.
2. Thân thể không khô gầy.
3. Thọ dụng được đầy đủ.
4. Không bị nạn Vua, nạn giặc cướp và các nạn khác đến bức bách.
Lai nữa, được bốn pháp tôn trọng:
1. Làm Chuyển Luân Vương thống lãnh bốn đại châu, đem chánh pháp cai trị hóa độ, đầy đủ bảy báu.
Bảy báu là xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu, nữ báu, chủ tạng thần báu, chủ binh thần báu, được ngàn người con vây quanh, người nào cũng đều dũng mãnh mạnh mẽ, đầy đủ vô úy, sắc tướng tối thượng, có khả năng nhiếp phục quân địch. Mọi việc làm và hành động của chúng sinh trong bốn đại châu đều thuận Vương hóa. Tể Tướng Đại Thần và các Tiểu Vương cho đến quốc thành dân thứ đều tôn trọng tin theo.
2. Không bị chìm đắm trong bảy thứ dục lạc. Năm dục là mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân giác xúc, thọ năm cảnh này nhưng không đắm trước, phát tâm tinh tấn, hâm mộ xuất gia, mau chóng đạt được năm thứ thần thông, được nhân và phi nhân tôn trọng.
3. Dù sinh ra nơi nào, tất cả đều tối thắng, trí tối thắng, tuệ tối thắng, năm thần thông tối thắng. Những kết quả như vậy đều là do đời quá khứ đã tu tập các thiện hạnh, đầy đủ danh tiếng, được Vương Vị Chuyển Luân Vương tối thượng, được tể tướng, quan lại, quốc thành, dân chúng tôn trong.
4. Cho đến chứng quả Chánh Đẳng, Chánh Giác Tối Tôn Tối Thượng, tối thắng hơn tất cả các hàng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Nhân phi nhân, đại chúng… tu tập giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, trong các pháp này cũng đều được tối thắng. Lại còn có khả năng thành tựu pháp tối thắng giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến.
Bốn pháp tôn trọng này là do tôn trọng phụng thờ A Xà Lê, Sư Trưởng, làm các việc cần làm, hầu hạ trà nước, tích tập vô lượng công đức, đem pháp nhiếp thọ để thành tựu pháp lợi ích, hoặc đến, hoặc đi, như trên đã nói, không sinh trái nghịch.
Lại nữa, nhờ căn lành này nên được bốn pháp duyên đầy đủ:
1. Đầy đủ duyên làm Vua, đầy đủ duyên làm Vua tức là đầy đủ duyên làm tiên.
2. Vứt bỏ dục lạc, phát sinh lòng tin thanh tịnh, ham thích xuất gia, đây tức là pháp duyên đầy đủ.
3. Người tu hạnh Bồ Tát, sinh ra nơi nào, hoặc sinh nơi này, hoặc sinh nơi khác và sinh bất cứ nơi nào cũng đều được túc mạng trí thông, không xả bỏ tâm đại bồ đề, đây tức là đầy đủ niệm duyên.
4. Cho đến chứng quả Chánh Đẳng, Chánh Giác, được bốn chúng vây quanh tôn trọng, cung kính tin theo cho đến tất cả Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Nhân phi nhân… thường vây quanh tôn trọng cung kính.
Lại nữa, người tu hạnh Bồ Tát, ở chỗ của A Xà Lê, cho đến ghi nhận từ một cho đến bốn câu kệ, phải vâng lời A Xà Lê chỉ dạy, bảo đến là đến, bảo đi là đi, điều này là thiện căn, điều này không thiện căn, việc này có tội, viec này không có tội, người này nên thân cận, người này không nên thân cận, nếu làm việc này thì không có nghĩa lợi, sinh các nẻo khổ, nếu làm việc này thì được lợi ích an lạc.
Như lời đã dạy không nên làm điều bất thiện, nên làm thiện pháp không có các chướng ngại, cũng không có trái nghịch.
Nhờ thiện này nên được đầy đủ bốn pháp thù thắng:
1. Tịnh giới thù thắng.
2. Thân tướng thù thắng.
3. Thân tướng đầy đủ.
4. Được đại tuệ căn, được tuệ nhanh chóng, tuệ mạnh mẽ lanh lợi, tuệ rất nhanh chóng, tuệ thậm thâm, tuệ khéo lựa chọn, khi thân hoại mạng chung được sinh lên Cõi Trời.
Lại nữa, được bốn pháp không thể thấy:
1. Được bí mật nội tạng.
2. Nhờ thiện căn này cho nên cha mẹ và các bậc tri thức, cho đến Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Nhân phi nhân v.v… với tâm thanh tịnh nhưng đều không thể quán thấy đảnh tướng của người tu hạnh Bồ Tát.
3. Nhờ sức thiện căn này, cho nên tùy theo các việc làm, cha mẹ, thiện tri thức, cho đến nhân phi nhân dùng tâm thanh tịnh hoặc tâm không thanh tịnh đều không quán thấy được mặt và hai chân của người tu hạnh Bồ Tát.
Vì sao?
Vì họ không đủ sức để quán tướng hy hữu của Bồ Tát, đầy đủ tướng sĩ phu, lời nói sĩ phu.
4. Người tu hạnh Bồ Tát, do đầy đủ sức thiện căn, cho nên khi Bồ Tát sinh ra không nhờ người đỡ bồng nhưng vẫn đứng vững trên đất, nhìn khắp bốn phương, được trí tối thắng.
Vì sao?
Vì đời trước Bồ Tát đã trải qua sự tu hành không dối trá, đa văn Thánh đạo, được nhãn căn không siểm khúc, nhãn cảnh không siểm khúc cho đến nhìn khắp tam thiên đại thiên Thế Giới không có chướng ngại, thiên nhãn thanh tịnh hơn hẳn mắt thường. Bồ Tát đã được đại trí nhanh chóng, do đầy đủ đại trí cho nên đối với tâm yêu thích của chúng sinh, Bồ Tát đều biết rõ.
Vì sao?
Vì Bồ Tát đã từng làm các việc thiện, cho nên có thể nhiếp thọ tất cả tâm, tôn trọng cũng như tưởng thuốc Thánh vi diệu, tưởng các trân báu, tưởng rất khó được. Như đã nói đường thiện, các chúng sinh tưởng, chánh pháp xuất hiện, phải khéo lắng nghe và giữ gìn.
Thế nên Bồ Tát đạt được trí thiện quyết trạch như vậy, do đầy đủ trí quyết trạch cho nên Bồ Tát cùng với các chúng sinh đồng tịnh giới, cho đến đồng với văn, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến.
Đồng với giới hòa hợp, cho đến đồng với giới, văn, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến hòa hợp. Đồng với giới không lay động của tất cả chúng sinh, cho đến đồng với văn, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến không động. Vì đồng với giới không động của tất cả chúng sinh, cho nên giới không động của tất cả chúng sinh tăng trưởng cũng lại đồng nhau, cho đến đồng nhau với văn, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến không động tăng trưởng.
Đồng nhau với oai nghi đạo hạnh, tu hành tinh tấn của tất cả chúng sinh, tức là tất cả chúng sinh cùng nhau tìm cầu, nhưng giới, văn, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, hòa hợp của tất cả chúng sinh, giới…
Không động của tất cả chúng sinh, giới… không động tăng trưởng của tất cả chúng sinh, oai nghi đạo hạnh tu hành tinh tấn của tất cả chúng sinh nhiếp hết tất cả phước uan đối với nhất thiết xứ tìm cầu bình đẳng, bình đẳng cũng không thể thấy bình đẳng.
Lại nữa, đối với tất cả căn bản cùng cực tất cả chúng sinh cùng nhau tìm cầu chỗ có ngã tướng bình đẳng, bình đẳng cũng không có thể thấy bình đẳng. Do vậy, người tu hạnh bình đẳng trong khoảng sát na mau chóng được tất cả nghiệp báo, thành tựu trí sinh, trong khoảng khảy móng tay biết rõ ngàn thứ tâm hạnh của tất cả chúng sinh.
Như vậy tất cả tìm cầu ngã tướng đều bình đẳng, bình đẳng cũng không thể thấy bình đẳng, trụ ở chỗ tối thượng biết rõ ngã không.
Thế nên Bồ Tát như Sư Tử, như đại long, vừa mới sinh ra bước đi bảy bước, phát khởi bồ đề tràng, quả báo thù thắng, nhất tâm thanh tịnh, đứng ngay ngắn rồi nói lời như vậy: Ta là bậc tối thắng tối thượng trong hàng Trời Người, ta có khả năng nói về sự sinh, già bệnh, chết khổ não bức bách của chúng sinh.
Này Xá Lợi Tử! Về sau hoặc các Bồ Tát, hoặc các Đức Như Lai, ở trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, nói ra âm thanh vi diệu thanh tịnh, chỉ bày tất cả.
Lúc đó, đại địa chấn động, đều sinh kinh sợ, lông trên thân dựng đứng, âm nhạc của Chư Thiên tự nhiên trổi lên liên tục, nhưng chỗ của Bồ Tát đứng, Bồ Tát đi thảy đều chấn động, phát ra ánh sáng, màu sắc thân tướng vi diệu. Bồ Tát vẫn an nhiên không lay động, tại nơi ấy tất cả đều nhìn thấy, cho đến chứng quả Chánh Đẳng, Chánh Giác, tất cả chúng sinh đều không thể thấy. Đây là pháp không thể thấy thứ tư.
Bốn pháp không thể thấy như vậy đều do đời trước Bồ Tát lắng nghe lời chỉ dạy của A Xà Lê, hoặc đến hoặc đi, làm những việc cần làm.
Nhờ sức thiện căn đó cho nên đạt được bốn pháp mau chóng của Như Lai:
1. Tùy thuận lắng nghe ghi nhận lời không hư dối tuyên nói chánh pháp của Như Lai.
2. Nhờ sức thiện căn Phật tự tuyên nói: Lành thay, Bí Sô đã đến, tức thời râu tóc liền rụng, thân mặc Ca Sa, tay cầm bình bát, thành tướng Bí Sô.
3. Nhờ sức thiện căn, Như Lai ở trong ba thời biết rõ tâm ý của tất cả chúng sinh.
4. Ý khởi thiện giải phương dược thù thắng vi diệu, diệt sạch bệnh khổ cho tất cả chúng sinh.
Lại nữa, nhờ sức thiện căn cho nên đạt được bốn pháp không lỗi lầm. Nếu có người cho rằng Như Lai bị bốn nạn lửa, gió, đao, độc, thì điều này là không thể có.
Lại nữa, đạt được bốn pháp không lỗi lầm:
1. Nếu có người cho rằng Như Lai có thể khiến chúng sinh vô văn nghe chánh pháp, chúng sinh ngu si thọ pháp cú thì điều này không thể có.
2. Người không trụ tâm Đẳng dẫn, Như Lai khiến nhất niệm phát tâm, điều này không thể có.
3. Như Lai thường trụ tâm Đẳng dẫn, nếu nói rằng Như Lai không có hạnh từ, bi, hỷ, xả thì không thể có.
4. Nếu có người cho rằng Như Lai nhiếp hết thân sắc tướng của tất cả chúng sinh, điều đó không thể có.
Lại nữa, đạt được năm pháp thù thắng vô lượng của Như Lai:
1. Như Lai giới văn vô lượng.
2. Định vô lượng.
3. Tuệ vô lượng.
4. Giải thoát vô lượng.
5. Giải thoát tri kiến vô lượng.
Lại nữa, đạt được bốn pháp trí nguyện:
1. Được tri kiến tùy chuyển không đắm trước không chướng ngại của Chư Phật quá khứ.
2. Được tri kiến tùy chuyển không đắm trước không chướng ngại của Chư Phật vị lai.
3. Được tri kiến tuy chuyển không đắm trước, không chướng ngại của Chư Phật hiện tại.
4. Thành tựu môn chẳng thể nghĩ bàn này nên đầy đủ trí Chánh Đẳng, Chánh Giác bình đẳng ba đời. Nhưng trí Chánh Đẳng, Chánh Giác ấy không lệ thuộc vào người khác. Nhờ trí chẳng thể nghĩ bàn này nên Như Lai biết rõ các pháp. Nếu đầy đủ trí chẳng thể nghĩ bàn như vậy thì có thể biết rõ tất cả việc mưa gió ở thế gian.
Thế gian có gió tên là Thuận thứ, thổi chúng sinh thế gian, gió này thổi cuộn cao đến ba câu lô xá, quay tròn trên hư không.
Lại nữa, có gió tên là Như vân thổi thế gian, gió này thổi cuộn cao đến năm câu lô xá quay tròn trên hư không.
Lại nữa, có gió tên là Si minh, thổi ập thế gian, gió này thổi cuộn cao đến mười du thiện na, quay tròn trên hư không.
Lại nữa, có gió tên là Hư không tướng, thổi ập thế gian, gió này thổi cuộn cao đến ba mươi du thiện na, quay tròn trên hư không.
Lại nưa, có gió tên là Như Lai thổi ập thế gian, gió này thổi cuộn cao đến bốn mươi du thiện na, quay tròn trên hư không.
Này Xá Lợi Tử! Trí tuệ sở nhiếp của Như Lai, Ứng Cúng Chánh Đẳng, Chánh Giác có thể biết rõ sáu mươi tám ngàn câu chi sự tướng của gió xoáy. Phương Tây có gió tên là Châu Quảng, thổi ập vào thế gian, gió này thổi quật cao đến sáu mươi tám ngàn du thiện na, rồi dừng lại ở đại địa thủy luân, từ thủy luân thổi lên cao đến sáu mươi tám ngàn du thiện na.
Này Xá Lợi Tử! Như trước đã nói quá hơn sự tính đếm trong tam thiên đại thiên Thế Giới, Đức Đại Uẩn Như Lai Chánh Đẳng, Chánh Giác hiện tại nói pháp giáo hóa chúng sinh.
Tuổi thọ của Đức Phật ấy đến ba mươi câu chi năm, có ba mươi câu chi na do đa chúng đại Thanh Văn, đều là A La Hán, đã hết các lậu, không còn phiền não, cho đến tâm được tự tại, đến bờ giác ngộ. Có trăm câu chi chúng Đại Bồ Tát đều đã trụ Bồ Tát tạng hiểu nghĩa quyết định, tuyên nói pháp hải đa văn thậm thâm, khéo tu hạnh thù thắng không, vô tướng, vô nguyện.
Đức Phật ấy trụ thế một ngàn năm rồi nhập Niết Bàn. Sau khi Đức Phật ấy nhập Niết Bàn, chánh pháp tồn tại ở thế gian trải qua trăm ngàn năm, sau đó Xá Lợi của Như Lai ấy được lưu bố rộng rãi. Như ta hiện nay, sau khi Niết Bàn Xá Lợi lưu bố cũng lại như vậy.
Này Xá Lợi Tử! Thánh trí vô ngại của Như Lai tối thượng vô lượng, trí của Như Lai thổi vào Mạn Noa La rộng lớn đầy đủ, các Cõi Phật cũng đều đầy đủ.
Này Xá Lợi Tử! Phương trên có Thế Giới hiện nay không có Phật ra đời, cõi đó có ngàn chúng Duyên Giác, hiện tại giáo hóa chúng sinh, đối với các chúng sinh ấy gieo trồng căn lành, dùng trí nhiếp hóa.
Này Xá Lợi Tử! Trí nhiếp hóa của Như Lai không những biết phương trên hằng hà sa số Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng, Chánh Giác hiện đang nói pháp, mười phương vô lượng không thể tính đếm, không thể nghĩ bàn, không thể so sánh, mà Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng, Chánh Giác hiện tại nói pháp thảy đều biết rõ.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba