Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Bốn - Nhập Vào đại Bi Chẳng Thể Nghĩ Bàn Của Như Lai - Tập Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH
THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bát Nhã, Đời Đường
PHẨM BỐN
NHẬP VÀO ĐẠI BI CHẲNG THỂ
NGHĨ BÀN CỦA NHƯ LAI
TẬP MỘT
Bấy giờ Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, chắp tay cung kính rồi bạch Phật rằng: Thế Tôn! Nguyện xin Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vì con tuyên nói Chư Phật Như Lai đối với các chúng sinh, đại bi tùy chuyển.
Thế Tôn! đại bi của Như Lai có bao nhiêu loại?
Dùng cái gì làm tướng?
Dùng cái gì làm nhân?
Dùng cái gì làm duyên?
Trụ ở chỗ nào?
Lành thay Thế Tôn! Nguyện xin vì con tuyên nói đầy đủ với nói sự nghiệp hiện chứng nhất thiết trí trí của Như Lai.
Khi ấy, Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử rằng: Lành thay! Lành thay! thiện nam tử khéo hay thưa hỏi nghĩa sâu xa như vậy.
Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ! Hãy khéo nghĩ nhớ! Ta sẽ vì ông phân biệt giải nói tướng một giọt nước trong môn biển đại bi của Chư Phật Như Lai.
Này thiện nam tử! Tất cả Như Lai đối với chúng sinh, hết thảy đại bi chẳng sinh chẳng diệt.
Tại sao thế?
Vì đại bi của Như Lai thường hằng chẳng đứt đoạn, không có lúc nào chẳng chuyển. Do ở vô lượng A tăng kỳ kiếp gom tập viên mãn các công đức cho nên không có đi, không có đến, thường hằng chẳng buông bỏ tất cả chúng sinh thảy đều hộ niệm mà nhiếp thọ, cho nên đại bi của Như Lai vô lượng vô biên không có cùng tận, thâm sâu, thâm sâu chẳng thể nghĩ bàn, bền chắc mạnh bén khó hiểu khó vào, chẳng phải là nơi mà ngôn ngữ có thể tuyên nói.
Tại sao thế?
Thiện nam tử! Ví như Như Lai Tathāgata được Đại bồ đề Mahā bodhi đối với các chúng sinh khởi tâm đại bi cũng lại như vậy.
Thế nào là Như Lai được nơi bồ đề?
Thiện nam tử! Đức Phật được bồ đề không có gốc rễ, không có chỗ trụ.
Thế nào là gốc rễ?
Thế nào là chỗ trụ?
Thân kiến Satkaya dṛṣṭi là gốc rễ, vọng tưởng Vikalpa là chỗ trụ. Nhưng thân kiến, vọng tưởng cùng với bồ đề bình đẳng, vì bình đẳng cho nên nói bồ đề không có gốc rễ, không có chỗ trụ. Y theo nghĩa này mà Đức Phật được bồ đề. Tất cả chúng sinh chẳng biết không có gốc rễ, không có chỗ trụ. Vì muốn cho họ giác ngộ như thật, thế nên Như Lai duyên khắp chúng sinh mà khởi đại bi.
Lại nữa, thiện nam tử! Bồ đề vắng lặng tịch tĩnh, gần gũi vắng lặng thân cận tịch tĩnh.
Nói vắng lặng tịch tĩnh tức là ở bên trong, gần gũi vắng lặng thân cận tịch tĩnh tức là ở bên ngoài.
Tại sao thế?
Vì con mắt nhãn trống rỗng śūnya: Không, cái ta ngã trống rỗng, cái của ta ngã sở cũng trống rỗng.
Tính Prakṛti: thể thật của sự vật như vậy cho nên gọi là vắng lặng tịch tĩnh.
Lỗ tai nhĩ trống rỗng, cái lưỡi tỵ trống rỗng, cái thân trống rỗng, ý trống rỗng, cái ta trống rỗng, cái của ta cũng trống rỗng. Tính như vậy cho nên gọi là vắng lặng tịch tĩnh.
Do con mắt trống rỗng cho nên chẳng đi theo cảnh của hình sắc sắc cảnh, thế nên gọi là gần gũi vắng lặng thân cận tịch tĩnh.
Do con mắt, lỗ tai, lỗ mũi, cái thân, ý trống rỗng cho nên chẳng đi theo cảnh của âm thanh thanh, mùi ngửi hương, vị nếm vị, tiếp chạm xúc, pháp pháp trần … thế nên gọi là gần gũi vắng lặng thân cận tịch tĩnh.
Chúng sinh chẳng biết vắng lặng tịch tĩnh, gần gũi vắng lặng thân cận tịch tĩnh như vậy. Vì muốn khiến cho họ biết, thế nên Như Lai đối với các chúng sinh, đại bi tùy chuyển.
Lại nữa, thiện nam tử! Bản tính của bồ đề là ánh sáng trong sạch thanh tịnh quang minh.
Tại sao thế?
Vì tính thật của tâm vốn trong sạch thanh tịnh.
Thế nào là trong sạch thanh tịnh?
Vì tính Prakṛti không có hợp, giống như tính của hư không vốn trong sạch, cũng như hư không không có tướng, cũng như tính của hư không vốn bình đẳng. Thế nên bồ đề gọi là ánh sáng trong sạch cùng tột tối cực thanh tịnh quang minh.
Phàm phu ấu trĩ ngu muội chẳng thể hiểu biết ánh sáng trong sạch tịnh quang minh này do bị khách trần phiền não che lấp. Vì muốn khiến cho chúng sinh giác ngộ như thật, thế nên Như Lai đối với các chúng sinh, đại bi tùy chuyển.
Lại nữa, thiện nam tử! Bồ đề không có lấy bỏ vô thủ xả.
Tại sao thế?
Buông bỏ xả bờ sinh tử, cắt ngang dòng nước chảy xiết bộc lưu, đến ở bờ bên kia thì gọi là lấy bỏ thủ xả. Như Lai vào sâu trong Đệ Nhất Nghĩa Đế Paramārthasatya chẳng thấy bờ bên này, chẳng thấy bờ bên kia.
Do tất cả pháp không có bên kia bỉ bên này thử, thế nên bồ đề không có lấy bỏ. Phàm phu chẳng biết không có lấy bỏ, vì muốn khiến cho họ biết điều này, thế nên Như Lai đối với các chúng sinh, đại bi tùy chuyển.
Lại nữa, thiện nam tử! Bồ đề không có tướng, cũng không có quán sát.
Thế nào là không có tướng?
Ấy là nhãn thức Cakṣu vijñāna: Sự nhận biết của con mắt chẳng thể đắc được vậy.
Thế nào gọi là không có quán sát?
Vì nhãn thức đối với hình sắc không có phân biệt.
Như vậy Nhĩ Thức Śrotra vijñāna: Sự nhận biết của lỗ tai chẳng thể đắc được, cho nên gọi là không có tướng. Nhĩ thức đối với âm thanh, chẳng phân biệt, cho nên gọi là không có quán sát.
Tỵ Thức Ghrāṇa vijñāna: Sự nhận biết của lỗ mũi chẳng thể đắc được, cho nên gọi là không có tướng. Tỵ thức đối với mùi ngửi, chẳng phân biệt, cho nên gọi là không có quán sát.
Thiệt Thức Jihva vijñāna: Sự nhận biết của cái lưỡi chẳng thể đắc được, cho nên gọi là không có tướng. Thiệt thức đối với vị nếm, chẳng phân biệt, cho nên gọi là không có quán sát.
Thân Thức Kāya vijñāna: Sự nhận biết của cái thân chẳng thể đắc được, cho nên gọi là không có tướng. Thân thức đối với sự tiếp chạm, chẳng phân biệt, cho nên gọi là không có quán sát.
Ý Thức Mano vijñāna: Sự nhận biết của cái lưỡi chẳng thể đắc được, cho nên gọi là không có tướng. Ý thức đối với pháp, chẳng phân biệt, cho nên gọi là không có quán sát.
Không có tướng, không có quán sát như vậy là cảnh của Bậc Thánh Ārya vượt qua ba cõi, cho nên chẳng phải là chỗ hay biết của kẻ phàm tiểu phàm phu và người của Tiểu Thừa.
Vì muốn khiến cho họ hiểu biết như thật, thế nên Như Lai đối với các chúng sinh, đại bi tùy chuyển.
Lại nữa, thiện nam tử! Bồ đề chẳng phải là quá khứ, chẳng phải là hiện tại, chẳng phải là vị lai, tam tế ba đời bình đẳng, chặt đứt hết ba luân cảnh đã biết, trí hay biết, người hay biết.
Thế nào gọi là chặt đứt hết ba luân?
Đối với tâm quá khứ kia, chẳng khởi. Đối với thức sự nhận thức vị lai kia, chẳng hành. Đối với ý hiện tại, chẳng làm. Tâm, ý, thức này không có chỗ trụ.
Thế nào gọi là tam tế bình đẳng?
Việc quá khứ chẳng thể nghĩ lường, thức vị lai chẳng thể tuyên bày, ý hiện tại chẳng thể nói chúng sinh chẳng biết tam tế bình đẳng, ba luân thanh tịnh thâm sâu như vậy. Vì muốn khiến cho họ giác ngộ như thật, thế nên Như Lai đối với các chúng sinh, đại bi tùy chuyển.
Lại nữa, thiện nam tử! Bồ đề không có thân, bồ đề không có tạo làm vô vi.
Thế nào là không có thân?
Ấy là nhãn thức sự nhận thức của con mắt chẳng thể biết. Như vậy sự nhận thức của cái tai, lỗ mũi, cái lưỡi, cái thân, cái ý chẳng thể biết.
Thế nào là không có tạo làm vô vi?
Vì không có sinh, không có diệt cũng không có trụ cho nên nói vô vi xa lìa ba tướng. Như tướng của vô vi, tướng của hữu vi cũng lại như vậy.
Tại sao thế?
Vì tính của tất cả các pháp như vậy. Tính của vô tính niḥsvabhātva, niḥsvabhāva, hay asvabhāva, tính này chẳng phải là không có. Hai cái không có hai này là tính của bồ đề. Phàm phu ấu trĩ ngu muội chẳng chẳng hiểu chẳng biết tướng của không có thân với không có tạo làm vô vi như vậy. Vì muốn khiến cho hiểu biết, thế nên Như Lai đối với các chúng sinh, đại bi tùy chuyển.
Lại nữa, thiện nam tử! bồ đề chẳng thể hoại, không có dấu vết của chỗ đã chứng vô sở chứng tích.
Thế nào là chỗ đã chứng sở chứng với chẳng thể hoại?
Ấy là: Chân như bhūta tathatā hay tathatā là dấu vết của chỗ đã chứng, do không có chỗ trụ cho nên chẳng thể hoại.
Pháp giới dharma dhātu là chỗ đã chứng sở chứng, do không có mọi loại cho nên chẳng thể hoại.
Thật tế bhūta koṭi là chỗ đã chứng sở chứng, do chẳng thể động cho nên chẳng thể hoại.
Không môn śūnyatā là chỗ đã chứng sở chứng, do chẳng thể đắc được cho nên chẳng thể hoại.
Không có tướng animitta: Vô tướng là chỗ đã chứng sở chứng, do không có phân biệt cho nên chẳng thể hoại.
Không có nguyện apraṇihita: Vô nguyện là chỗ đã chứng sở chứng, do chẳng thể mong cầu cho nên chẳng thể hoại.
Không có chúng sinh là chỗ đã chứng sở chứng, do không có bản tính cho nên chẳng thể hoại.
Hư không gagana, hay ākāśa là chỗ đã chứng sở chứng, do chẳng thể chọn lấy cho nên chẳng thể hoại.
Không có sinh là chỗ đã chứng sở chứng, do không có diệt cho nên chẳng thể hoại.
Không có tạo làm vô vi là chỗ đã chứng sở chứng, do không có các hành cho nên chẳng thể hoại.
Bồ Đề Bodhi là chỗ đã chứng sở chứng, do đối với vắng lặng tịch tĩnh gần gũi vắng lặng cho nên chẳng thể hoại.
Niết Bàn Nirvāṇa là chỗ đã chứng sở chứng, do vốn không có sinh cho nên chẳng thể hoại.
Chúng sinh chẳng biết dấu vết của nơi đã chứng với chẳng thể hoại như vậy. Vì muốn khiến cho giác ngộ, thế nên Như Lai đối với các chúng sinh, đại bi tùy chuyển.
Lại nữa, thiện nam tử! Bồ đề chẳng thể dùng thân đắc được, chẳng thể dùng tâm đắc được.
Tại sao thế?
Vì thân không có biết, tâm thì như huyễn.
Như vậy biết chánh đúng thì gọi là bồ đề, tùy thuận Thế Đế Saṃvṛti satya: Chân lý của thế gian nói có bồ đề. Nên biết thể của bồ đề chẳng thể đắc được, không thể nói được.
Nơi nào chẳng thể đắc được?
Hoặc thân, hoặc tâm, hoặc lý, hoặc phi lý chẳng phải là lý, hoặc không có, hoặc có, hoặc thật, hoặc hư giả… đều chẳng thể đắc được.
Thể nào là chẳng thể nói được?
Vì mọi loại phương tiện cũa tất cả pháp chẳng thể hiển nói bồ đề này, cho nên không có chút phần để trụ nơi pháp. Do không có trụ cho nên chẳng phải là cảnh giới của văn tự, ngôn thuyết… ví như hư không không có chỗ trụ, chẳng thể tuyên nói. Bồ đề cũng thế, không có trụ, không có nói. Đức Như Lai như thị như thật quán sát các pháp đều chẳng thể nói được.
Tại sao thế?
Vì trong tất cả pháp không có ngữ ngôn, trong các ngữ ngôn cũng không có pháp. Như Diệu pháp Sad dharma này thì tất cả chúng sinh chẳng hiểu chẳng biết. Vì muốn khiến cho hiểu biết, thế nên Như Lai đối với các chúng sinh, đại bi tùy chuyển.
Lại nữa, thiện nam tử! Bồ đề chẳng thể chọn lấy, không có chỗ nương dựa.
Thế nào là chẳng thể chọn lấy?
Thế nào là không có chỗ nương dựa?
Ấy là con mắt cakṣu: Nhãn chẳng thể đắc được, cho nên chẳng thể chọn lấy.
Hình sắc rūpa: Sắc chẳng thể đắc được, cho nên không có chỗ nương dựa.
Lỗ tai śrotra: Nhĩ chẳng thể đắc được, cho nên chẳng thể chọn lấy.
Âm thanh śabda: Thanh chẳng thể đắc được, cho nên không có chỗ nương dựa.
Lỗ mũi ghrāṇa: Tỵ chẳng thể đắc được, cho nên chẳng thể chọn lấy.
Mùi ngửi gandha: Hương chẳng thể đắc được, cho nên không có chỗ nương dựa.
Cái lưỡi jihva: Thiệt chẳng thể đắc được, cho nên chẳng thể chọn lấy.
Vị nếm rasa: Vị chẳng thể đắc được, cho nên không có chỗ nương dựa.
Cái thân kāya: Thân chẳng thể đắc được, cho nên chẳng thể chọn lấy.
Sự tiếp chạm spraṣṭavya: Xúc chẳng thể đắc được, cho nên không có chỗ nương dựa.
Ý manojñā chẳng thể đắc được, cho nên chẳng thể chọn lấy.
Pháp dharma: Pháp chẳng thể đắc được, cho nên không có chỗ nương dựa.
Đức Như Lai Tathāgata như vậy không có chọn lấy, không có nương dựa, cho nên ở bồ đề hiện Chánh Đẳng Giác Samyaksaṃbuddha.
Do con mắt không có chọn lấy, hình sắc không có chỗ nương dựa cho nên sự nhận thức vijñāna: Thức không có nơi nương theo Āsraya: Sở y.
Do lỗ tai không có chọn lấy, âm thanh không có chỗ nương dựa cho nên sự nhận thức vijñāna không có nơi nương theo.
Do lỗ mũi không có chọn lấy, mùi ngửi không có chỗ nương dựa cho nên sự nhận thức vijñāna không có nơi nương theo.
Do cái lưỡi không có chọn lấy, vị nếm không có chỗ nương dựa cho nên sự nhận thức vijñāna không có nơi nương theo.
Do cái thân không có chọn lấy, sự tiếp chạm không có chỗ nương dựa cho nên sự nhận thức vijñāna không có nơi nương theo.
Do Ý không có chọn lấy, pháp không có chỗ nương dựa cho nên sự nhận thức vijñāna không có nơi nương theo.
Do không có nơi nương theo vô sở y cho nên sự nhận thức vijñāna: Thức không có chỗ trụ, tất cả chúng sinh hư vọng ngang ngạnh chấp sự nhận thức thức có chỗ trụ.
Thế nào là chỗ mà tâm thức chúng sinh đã trụ?
Đây có bốn loại, ấy là sắc uẩn rūpa skandha, thọ uẩn vedanā skandha, tưởng uẩn saṃjñā skandha, hành uẩn saṃskāra skandha tức là chỗ mà sự nhận thức vijñāna: Thức của chúng sinh đã trụ.
Đức Như Lai hiểu rõ chỗ trụ của chúng sinh tức là không có chỗ trụ, tận cùng không có bờ mé trụ. Tất cả chúng sinh chẳng hiểu chẳng biết. Vì muốn khiến cho hiểu biết, thế nên Như Lai đối với các chúng sinh, đại bi tùy chuyển.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tăng Nhất A Hàm - Phẩm Bốn Mươi Chín - Phẩm Chăn Trâu - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Mười Tám - Phẩm Vô Sở đắc - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Ba - Pháp Hội Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Sáu - Phẩm Quán Thiên Dạ Ma Thiên - Tập Ba Mươi Năm
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Tu đà Hoàn - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Xuất Diệu - Phẩm Hai Mươi Tám - Phẩm ác Hạnh - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Phật Bổn Hạnh - Phẩm Hai Mươi Năm - Phẩm Hàng Voi