Phật Thuyết Kinh đại Thừa Du Già Kim Cương Tính Hải Mạn Thù Thất Lợi Thiên Tý Thiên Bát đại Giáo Vương - Phần Mười Năm
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bất Không, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH
HẢI MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ
THIÊN BÁT ĐẠI GIÁO VƯƠNG
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bất Không, Đời Đường
PHẦN MƯỜI NĂM
Như năm người Đại trượng phu các ông liền lập danh hiệu ấy, tức được tùy theo tên gọi mà giải nói.
Ý ấy như thế nào?
1. Đại trượng phu tên là Tỳ Lô Giá Na Vairocana là thân tâm được viên mãn thanh tịnh tính trí Bồ Đề.
2. Đại trượng phu tên là A Súc Akṣobhya là thân tâm không có tính lay động cũng không có tướng, viên thông đại viên kính trí bồ đề.
3. Đại trượng phu tên là Bảo Sinh Ratna saṃbhava là thân tâm đạt một tĩnh, một tính của bình đẳng tính trí bồ đề.
4. Đại trượng phu tên là Quán Tự Tại Vương Avalokiteśvara rāja là thân tâm thông đạt Kim Cương Bồ Đề của Thanh Tịnh Diệu Quán Sát Trí Thánh Tuệ.
5. Đại trượng phu tên là Bất Không Thành Tựu Amogha siddhi là Tính Trí Lượng của thân tâm ngang bằng với hư không, hình đồng với pháp giới Dharmadhātu, Tất Địa Thần Thông Tự Tại Īśvara ṛddhi siddhi của Thánh Tính Thánh Tuệ Thành Sở Tác Trí thành tựu tất cả Bồ Đề Giải Thoát Bodhi vimokṣa.
Bấy giờ, Đức Như Lai nói rằng: Như trí tính của năm người Đại trượng phu cần phải mượn Kim Cương Bát Nhã Tuệ của Đại Sĩ Mạn Thù Thất Lợi làm chủ của thân tâm, thành tựu Tính Thánh Trí của tất cả pháp, hay giúp cho thân tâm của năm người Đại trượng phu thành thục pháp sáng tỏ tròn trịa viên minh của tuệ tính, đầy đủ thành tựu thì mới có thể chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.
Bởi thế, Mạn Thù Thất Lợi Đại Sĩ Bồ Tát hay thành thục năm Trí Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa của năm người Đại trượng phu đồng với năm Trí Tính Kim Cương Bồ Đề của tất cả Chư Phật.
Khi ấy, Mạn Thù lại thưa bạch với Đức Như Lai rằng: Tính Thánh Trí thuộc thân tâm của các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát đồng một thể, cũng đồng với tính tịnh trí thuộc thân tâm của nhóm Thanh Văn, Duyên Giác, chúng của bốn bộ đồng một thể.
Cũng đồng với tính tịnh trí thuộc thân tâm của nhóm tám Bộ Rồng Thần với tất cả chúng sinh đồng một thể… trí tuệ thanh tịnh không có khác biệt, giống như Thủy Tinh: Bên trong bên ngoài sáng tỏ lại không có khác nhau, xưa nay thanh tịnh, tự tính chân như vắng lặng yên tĩnh, không có nhân duyên tạo làm vô vi với không có chỗ đắc vô sở đắc.
Thế nên, Đức Thích Ca Như Lai bảo Đại Sĩ Mạn Thù Thất Lợi rằng: Khéo nói! Khéo hiểu rõ Pháp Kim Cương Tam Ma Địa Vajra samādhi của Chư Phật! Lành thay! Lành thay! Nay ông tức là Cát Tường Đại trượng phu Śrī mahā puruṣa thành tựu tất cả chúng sinh, Vô Thượng Bồ Đề Agra bodhi với tất cả Chư Phật Bồ Tát cũng chứng được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Anuttarasamyaksaṃbodhi: Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Lúc đó, các nhóm đại chúng hỏi Mạn Thù Thất Lợi rằng: Do tập Giáo Śāstra nào?
Học nghĩa của Pháp nào?
Đại Sĩ Mạn Thù Thất Lợi cúi lạy Đức Như Lai rồi nói: Nay tôi thường tu tập Đại Thừa Du Già Giáo Tam Mật Tam Thập Chi Bí Mật Kim Cương Tam Ma Địa Quán với tất cả Chư Phật, Bồ Tát Ma Ha Tát cũng đồng với giáo này tu học thành tựu, chứng đắc A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.
Đại Sĩ Mạn Thù Thất Lợi nói: Nếu có tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát, nhóm chúng của bốn bộ, với nhóm kẻ trai lành, người nữ thiện ở trong thời Tượng Pháp Saddharmapratirūpaka tại đời Mạt Thế Paścima kāla sau này được gặp Pháp Du Già Đại Giáo Tam Mật Môn Bí Mật Tam Ma Địa này thì phước đức của người ấy chẳng thể xưng lường, chẳng thể xưng tính, là nơi mà sự tính đếm, thí dụ chẳng thể theo kịp.
Người này trong đời quá khứ đã gieo trồng các căn lành ở chỗ của vô lượng Đức Phật thì mới được gặp giáo này, mau chứng Vô Thượng Bồ Đề.
Người như thế nào mới được gặp Giáo Du Già Bí Mật Tam Ma Địa Yogaguhya samādhi của Pháp này?
Đại Sĩ Mạn Thù Thất Lợi nói: Ở đời Mạt Thế sau này. Nếu có Bồ Tát với nhóm chúng của bốn bộ, kẻ trai lành, người nữ thiện hay trừ bỏ tướng Ta Ātma saṃjña, tướng người Pudgala saṃjña, tướng chúng sinh Satva saṃjña, tướng tuổi thọ Jīva saṃjña.
Ở đời hay nhẫn nại, tâm chăm chú làm việc trung, hiếu liền được gặp pháp giáo của Du Già Kim Cương Bí Mật Tam Ma Địa này. Như người này, liền hay vứt bỏ thân mệnh để cầu bồ đề. Tội nghiệp đời trước của người này sẽ được tiêu diệt, dần dần tu học sẽ được thành Phật.
Chúng sinh như thế nào chẳng được gặp thẳng, chẳng được thấy Phật, chẳng nghe chánh pháp?
Nếu có chúng sinh ngu si trong thế gian, hoặc có các tội, đời trước có nghiệp chướng sâu dầy. Hoặc từng xưa kia từ quá khứ đến nay rộng làm mười ác, năm nghịch. Hoặc từng chê bai Phật, hoặc từng chê bai Pháp, hoặc từng chê bai Tăng.
Như chúng sinh này liền có ba loại chướng nặng nề, tức chẳng được gặp chánh pháp Sad dharma, Tam Ma Địa Giáo Samādhi śastra của Chư Phật Thế nào gọi là ba loại chướng nặng nề?
Chướng nặng nề thứ nhất là: Ngã mạn cống cao, tà kiến… chấp che, tâm chẳng thể chuyên chú làm việc: Phụng sự, nghe theo tất cả Chư Phật, Bồ Tát, Sư Tăng, Cha Mẹ… học pháp thâm sâu màu nhiệm.
Chướng nặng nề thứ hai là: Ghen ghét người hiền, ganh tỵ với người có năng lực, tự cho mình là đúng còn người khác là sai, nói sở trường sở đoản của người, cậy thế tham Rāga, sân Dveṣa, thích cầu danh lợi, lười biếng chẳng siêng năng, cũng chẳng thể học được chánh pháp của Như Lai.
Chướng nặng nề thứ ba là: Người nhiều tham, nhiều dục, lười biếng, mê ngủ, hôn trầm, trạo cử, phá giới… phần lớn chẳng siêng năng tinh tiến. Như người này tức chẳng biết phân biệt nhân quả, chẳng kính Sư Trưởng, cũng chẳng thấy lương thiện, chẳng hộ giữ nghiệp đạo Karma mārga.
Thế nên người thô ác, đời đời, kiếp kiếp khó gặp chánh pháp, đối diện chẳng gặp đại thiện tri thức, rộng làm nghiệp ác, khi chết bị đọa vào A tỳ với các địa ngục. Như người này tức chẳng được gặp chánh pháp của ba Mật Tri guhya, pháp giáo của Du Già Bí Mật Tam Ma Địa Yoga guhya samādhi.
Bấy giờ, trong Đại Hội có Chúng Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, có Chúng Đại Thanh Văn, có Chúng Đại Chư Thiên, có Chúng Đại Long Thần, có Chúng Đại Quỷ Thần với các chúng của bốn Bộ, nhóm Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhân… đồng cùng nhau khải thỉnh Đức Như Lai.
rồi bạch Phật rằng: Chúng Hội chúng con thỉnh cầu Đức Như Lai nói thêm lần nữa: Đại Sĩ Mạn Thù Thất Lợi xưa kia tu hành pháp thâm sâu của đại thừa, Pháp Giáo Kim Cương Tam Mật Tam Ma Địa, thần thông tự tại, thần lực của Thánh Đức… chưa từng được nghe, chưa từng được thấy. Chúng Hội chúng con cũng tùy theo Đại Sĩ Mạn Thù Thất Lợi rộng phát đại nguyện, chí học pháp giáo Đại Thừa Du Già Bí Mật Tam Mật.
Thế nên, đại chúng cùng một lúc đồng thỉnh: Xin Đức Thế Tôn Như Lai vì nhóm chúng con nói đức hạnh thâm sâu màu nhiệm, Thánh Tính thù đặc của Mạn Thù.
Khi ấy, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai ở trong Đại Hội tại Tinh Xá Kỳ Viên trong nước Xá Vệ. Đức Như Lai liền vì đại chúng nhập vào Kim Cương Tam Muội Vajra samādhi, từ tam muội khởi dậy, nói pháp giáo ba thời trong một đời của Như Lai, hiển ra Đại Sĩ Mạn Thù Thất Lợi xưa kia tu hành Tam Mật Bồ Đề, Thánh Lực thù thắng, thần thông tự tại.
Liền ở lúc đó, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai bảo với đại chúng rằng: Ta sẽ vì các ngươi phân biệt, rộng nói pháp của ba thời, giáo trong một đời của Như Lai.
Sau đó được thấy Thánh Đức, Thánh Lực của Mạn Thù Thất Lợi làm đại thần thông chúng minh giáo này, dẫn đường cho Quần Phẩm chúng sinh thảy đều quy hướng đến, tu nhập vào Đại Thánh Du Già Đại Giáo Tam Thập Chi Tam Mật Kim Cương Tam Ma Địa Bí Mật Thánh Tính Quán.
Khi ấy, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai liền ở thời của đời này, nói giáo của ba thời.
Thế nên, trong thời thứ nhất nói Hữu Giáo Bhava śāstra, Luật Nghi Saṃvaraḥ của Thanh Văn, bắt đầu có Tiểu Thừa Hīna yāna độ năm Câu Luân năm vị Tỳ Kheo đầu tiên được Đức Phật hóa độ ở vườn Lộc Dã khi Ngài mới thành đạo với tất cả chúng sinh, bốn Thánh Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật, nhóm người thành tựu bốn Quả Dự Lưu Quả, Nhất Lai Quả, Bất Hoàn Quả, Vô Học Quả.
Trong Thời thứ hai: Đức Như Lai nói Không Giáo Śūnya śāstra phá chấp Hữu Tướng, Biến Kế Sở Chấp Parikalpita: Phân biệt chấp dính bao trùm khắp cả của chúng sinh hữu tình, độ đệ tử Thanh Văn, nhóm Chúng của bốn Bộ với người của tất cả Địa Tiền Tam Hiền Bồ Tát từ khi bắt đầu mới phát tâm, trong khoảng một A tăng kỳ kiếp là địa tiền.
Trong đây tu hành có ba mươi địa vị Thập Trụ, Thập Hành, Thập Hồi Hướng là địa vị của Tam Hiền, người tu hành Bồ Đề khiến quy về Không Śūnya, Vô Tướng Animitta chẳng chấp chẳng dính mắc vào hạnh của Trung Thừa tên gọi khác của duyên Giác Thừa. Thế nên gọi là quy y Không Giáo.
Trong thời thứ ba: Đức Như Lai diễn nói pháp giáo bí mật bất không bất hữu phá chấp hữu, chấp không, pháp giáo mê hoặc trong đại thừa tiểu thừa… phá chấp hữu, chấp vô: Phá chấp hữu đừng khiến cho dính mắc vào hữu Bhava, phá chấp vô của Bồ Tát đừng khiến cho dính mắc vào không Śūnya.
Tại sao thế?
Vì Bồ Tát tu chứng, khiến quy về Đại Thừa Du Già Đại Giáo Tam Mật Tam Thập Chi Kim Cương Tam Ma Địa chân như Pháp Tạng Tính Hải Pháp Giới Thánh Tính Quán không có tạo làm vô vi không có tướng vô tướng chẳng có bất hữu, chẳng không có bất vô, tên gọi là Bất Không Bí Mật Giải Thoát Bồ Đề Amogha guhya vimokṣa bodhi.
Thế nên, Đức Như Lai hiển nói Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Du Già Đại Giáo Pháp Tính Tam Mật Thánh Trí Tam Ma Địa Thánh Tính Quán rộng độ hữu tình, tất cã Bồ Tát Ma Ha Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, nhóm chúng của bốn bộ với các chúng của Trời, Rồng, Quỷ Thần, Dạ Xoa…
Kẻ trai lành, người nữ thiện… đều khiến hồi hướng đại thừa, tu nhập vào Du Già Đại Giáo Tam Bồ Đề Tam Ma Địa Thánh Tính Quán khiến được mau đạt tự tính, bản tính của chân như cội nguồn, Niết Bàn, Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.
Đại Hội lúc đó, Bồ Tát Ma Ha Tát với tất cả chúng Thanh Văn: Tự Tứ Pravāraṇā: Mãn túc, hỷ duyệt, tùy ý sự. Tự bày tỏ lỗi lầm hoặc nhờ người khác nêu.
ra những sai phạm của mình. Tức vào ngày kết thúc Hạ an cư, chúng trong sạch tăng chúng nêu bày tội đã phạm vào ba việc mà tự thân đã thấy, nghe, nghi ngờ… đối trước vị Tỳ Kheo khác mà sám hối. Sám hối được thanh tịnh, sinh ý vui thích thì xưng là Tự Tứ tập hội, Giải Hạ 90 ngày an cư trong ba tháng mùa Hạ thời đến.
Bấy giờ, Đức Như Lai bảo Đại Sĩ Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát rằng: Ông ở ba tháng Hạ an cư Tự Tứ lúc trước, ngày giờ đến thỉnh thì ở cung Rồng giáo hóa, đi rồi chẳng trở lại, thời tiết Tự Tứ Giải Hạ sắp đến nhưng Mạn Thù chẳng đến.
Ca Diếp Kāśyapa tâm niệm: Nếu sau này mới đến thời chẳng giao phó việc pháp Tự Tứ Giải Hạ, tức sẽ tấn xuất Pravrājana.
Hay Nāśana: Phương thức xử phạt rất nặng trong Tăng Đoàn là đuổi ra khỏi Tăng Đoàn.
Các nhóm đại chúng Ca Diếp đều có lưới nghi thời đến mà chẳng đến.
Nhóm Đại Ca Diếp Mahā kāśyapa tâm ôm tác niệm: một thân Mạn Thù chẳng hợp nhập vào Chúng. Nếu sau này đi đến ắt sẽ tấn xuất.
Nhóm Đại Ca Diếp liền bạch Phật rằng: Việc pháp đã đến thời.
Đức Như Lai bảo Đại Ca Diếp: Nếu thời sắp đến, liền nên làm Tự Tứ, hành nơi việc pháp.
Duy Na Karma dāna: Người được trao cho làm mọi việc ở trong chúng đánh Kiền Chuy Ghaṅtā: Cái chuông, tiếng chuông dứt xong thì Đại Sĩ Mạn Thù đang cùng với tiếng chuông một thời đều đến, bởi thế chẳng khuyết thiếu việc Pháp Tăng Tập Tự Tứ Giải Hạ, cũng chặt đứt sự nghi ngờ của chúng Thanh Văn, Tự Tứ thành tựu.
Lúc đó, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai thấy việc pháp trong Hội sắp xong. Khi ấy, Đức Như Lai dùng Thánh Ý âm thầm gia trì thần lực bảo ban khiến Đại Sĩ Mạn Thù kín đáo nhận Thánh Ý.
Mạn Thù Thất Lợi biết Thánh Ý của Đức Thế Tôn, liền ở trong Tự Tứ Chúng Hội đều hiện sức thần thông Thánh Đức, ngay lúc đó hiện ra thân màu vàng tía cao một trượng sáu 16/3m ngồi trên tòa Pháp Giới Kim Cương Tính Hải Bách Bảo Liên Đài.
Trên thân của Mạn Thù ấy đeo trăm loại báu, mọi loại Anh Lạc, áo Trời báu màu nhiệm, hào quang tròn sau đỉnh đầu, đỉnh đầu có năm búi tóc, trên đầu có mão Phật bảy báu, đỉnh đầu đội năm Phật Như Lai.
Trên thân Bồ Tát hiện hai trăm hai mươi hai Đại Ấn Thủ ấy, có ngàn cánh tay, ngàn bàn tay, trong bàn tay đều cầm cái bát Phệ Lưu Ly Vaiḍūrya, trong bát mỗi mỗi đều có một vị Hóa Phật Nirmāṇa buddha, ngàn Đức Thích Ca đồng thời hiện ra.
Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai liền bảo rằng: Này Đại Ca Diếp! Ông cần phải quán sát, nhìn thật kỹ bên trong cái bát Phệ Lưu Ly trong bàn tay của Đại Sĩ Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát có nhóm tướng nào?
Đại Ca Diếp liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đến trước mặt Đức Thế Tôn, cúi đầu mặt làm lễ rồi bước đi.
Đại Ca Diếp đi đến trước mặt Mạn Thù Thất Lợi, cúi đầu mặt lễ kính xong liền quán nhìn bên trong cái bát thời thấy trong cái bát có trăm ức ba ngàn Đại Thiên Thế Giới Tri sāhasra mahā sāhasra loka dhātu, trăm ức Vô Sắc Giới Arūpa dhātu, trăm ức Sắc Giới Rūpa dhātu, trăm ức Lục Dục Giới Kāma dhātu, có trăm ức núi Tu Di Meru, trăm ức bốn thiên hạ, trăm ức Nam Diêm Phù Đề Jambu dvīpa, trăm ức Sa.
Ha Thế Giới Sahā loka dhātu, trăm ức Thích Ca Như Lai, trăm ức Thiên Tý Thiên Bát Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát, trăm ức Ca Diếp… ngay bên trong cái bát của Mạn Thù có trăm ức Thế Giới, trong Thế Giới có trăm ức Đại Ca Diếp mỗi mỗi đều hướng đến trước mặt Mạn Thù thỉnh hỏi nghĩa của Pháp Đại Thừa.
Lại có trăm ức núi Ngũ Đỉnh, tịnh thổ màu vàng ròng, trong ấy cũng thấy trăm ức Mạn Thù Thất Lợi, có trăm vạn ức chúng Bồ Tát đang tự vây quanh, thời lại hiện ra, phóng ánh sáng lớn hóa độ thương sinh trăm họ cứu nhiếp tất cả.
Cũng lại thấy trăm ức đồ chúng của Đại Ca Diếp có lưới nghi ngờ lớn, hướng đến Đại Thánh Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát cầu thương xót, hối cải lỗi lầm.
Đồ chúng của Ca Diếp nói rằng: Người tiểu thừa chúng tôi, trí nhỏ, lượng nhỏ nên có lưới nghi ngờ, nguyện tội được tiêu diệt.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba