Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - ðại Kinh Sư Tử Hống - Phần Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT KINH TRUNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
ÐẠI KINH SƯ TỬ HỐNG PHẦN MỘT
Như vậy tôi nghe!
Một thời Thế Tôn trú tại Vesali Tỳ Xá Ly, ở phía ngoài thành, trong một khu rừng phía Tây.
Lúc bấy giờ, Sunakkhatta thuộc bộ lạc Licchavi, vừa mới từ bỏ pháp và Luật này, nói lời nói như sau trong hội chúng ở Vesali: Sa Môn Gotama không có pháp Thượng Nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng Bậc Thánh.
Sa Môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuận trắc nghiệm, và thuyết cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau.
Lúc ấy Tôn Giả Sariputta Xá Lợi Phất vào buổi sáng, đắp y, cầm bát, vào thành Vesali để khất thực.
Tôn Giả Sariputta nghe Sunakkhatta thuộc bộ lạc Licchavi nói như sau trong hội chúng ở Vesali: Sa Môn Gotama không có pháp Thượng Nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng Bậc Thánh.
Sa Môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuận trắc nghiệm và thuyết pháp cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau.
Rồi Tôn Giả Sariputta khất thực xong, sau khi ăn và đi khất thực trở về đến chỗ ở Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên.
Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn Giả Sariputta bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, Sunakkhatta thuộc bộ lạc Licchavi, vừa mới từ bỏ pháp và Luật này, nói lời nói như sau trong hội chúng Vesali: Sa Môn Gotama không có pháp Thượng Nhân, như trên, diệt tận khổ đau.
Này Sariputta, Sunakkhatta phẫn nộ và ngu si, do phẫn nộ nên nói lên lời ấy.
Này Sariputta, ông ta nghĩ: Ta sẽ nói xấu. Thế mà kẻ ngu Sunakkhatta lại nói lời tán thán Như Lai.
Này Sariputta, ai nói như sau là tán thán Như Lai: Pháp ấy được thuyết giảng cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng dẫn người thực hành diệt tận khổ đau.
Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia, sẽ không có tùy pháp nào về Ta như sau: Ðây là Như Lai, A La Hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia, sẽ không có tùy pháp nào về ta như sau: Ðây là Thế Tôn, vị đã chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách, qua thành, qua núi, như đi ngang hư không, độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước không chìm như trên đất liền, ngồi kiết già đi trên hư không như con chim.
Với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến Cõi Phạm Thiên.
Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia sẽ không có tùy pháp này về ta như sau: Ðây là Thế Tôn với Thiên Nhĩ thanh tịnh siêu nhân có thể nghe hai loại tiếng Chư Thiên và loài người, xa và gần.
Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia sẽ không có tùy pháp nào về ta như sau:
Ðây là Thế Tôn, sau khi đi sâu vào tâm chúng sanh, tâm loài người với tâm của mình, vị ấy biết được như sau: Tâm có tham biết là tâm có tham. Hay tâm không tham biết là tâm không tham. Tâm chuyên chú. Tâm tán loạn.
Đại hành tâm. Không phải đại hành tâm. Tâm chưa Vô Thượng. Tâm Vô Thượng. Tâm thiền định. Tâm không thiền định. Tâm giải thoát. Tâm không giải thoát biết là tâm không giải thoát. Vị ấy biết như vậy.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - ðại Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi - Phần Năm - Phong Giới
Phật Thuyết Kinh Thập địa - Phẩm Mười - Phẩm địa Pháp Vân - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Ba Mươi - Kinh Người Chăn Dê
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Năm Mươi Sáu - Phẩm Nguyện Dụ - Phần Một
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Hai Mươi Hai - Pháp Hội đại Thần Biến - Phần Hai