Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Bảy - Phẩm Cảnh Giới Tự Thức

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:04 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI THỪA MẬT NGHIÊM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Địa Bà Ha La, Đời Đường  

PHẨM BẢY

PHẨM CẢNH GIỚI TỰ THỨC  

Bấy giờ, Bồ Tát Kim Cang Tạng quán khắp mười phương, từ trong ngọc châu nơi búi tóc phóng ra ánh sáng lớn, ánh sáng ấy chiếu khắp tất cả cõi nước và các chúng Bồ Tát trong hội mật nghiêm.

Phóng ánh sáng rồi, vị này liền bảo Bồ Tát Như Thật Kiến: Nhân Chủ! Trong núi tuyết có một con thú dữ gọi là năng hại, dùng trăm ngàn sự biến hóa bắt các loài thú ăn thịt.

Nếu nó thấy nai cái có con liền giả tiếng kêu bi thương của nai con, hoặc thấy nai cái liền hiện có sừng giống như vậy để gần gũi, khiến cho nai cái kia không sợ rồi hại mà ăn thịt, thấy các loài bò, ngựa và các loài cầm thú đều giả hình dạng giống như vậy tùy ý làm ác.

Này Nhân Chủ! Tất cả ngoại đạo đối với A lại da sinh ngã kiến cũng như con thú dữ kia biến hóa vô số hình, người chấp ngã và ngã tướng mỗi thứ sai khác cho đến rất nhỏ như vi trần.

Này Nhân Chủ! Các ngã chấp này trụ ở đâu?

Chỉ trụ nơi thức của mình không trụ ở chỗ khác.

Người chấp ngã cho rằng: Ngã cùng ý căn hòa hợp, ý căn, cảnh hòa hợp mà có thức sinh vốn không có ngã. Như duyên bên ngoài cùng hòa hợp với hoa mà có mùi hương, khi chưa hòa hợp thì không có hương.

Do đó nên biết, chỉ có tâm thức và tâm pháp không có ngã riêng, như quả ở trong mâm, như đèn ở trong lồng, như người được cỏ Y thi ca văn đồ.

Chỉ do tâm nhân duyên và tâm pháp sinh, trong này không có ngã cũng không có sinh, chỉ một tướng vi diệu xưa nay vắng lặng, là cảnh giới tự chứng của người tu pháp quán hành của Chư Phật, Bồ Tát, hàng ngoại đạo không hiểu do thức nên sinh ngã kiến, không biết pháp trí mà phân biệt chấp trước có không, hoặc luận về một hoặc nhiều ngã và ngã sở.

Như con thú dữ kia giết hại rất nhiều loài vật, kiến chấp này cũng như vậy, khiến cho các chúng sinh lưu chuyển trong sinh tử, không chịu gần gũi Phật, Bồ Tát và các bậc thiện tri thức, thế nên, lần lượt xa lìa, không có lúc hướng về trái với Thánh Đạo, mất hết lợi ích.

Đối với pháp tam thừa cho đến nhất thừa cũng không được chứng đắc, do chấp trước ràng buộc nên không thấy sự thật, không được dự vào cõi mật nghiêm cho đến tên gọi cũng không được nghe.

Này Nhân Chủ! Những người tu quán hành đều nhân nơi thức thanh tịnh này mà trừ ngã kiến, ông và các Đại Bồ Tát cũng nên siêng tu như vậy, lại giảng nói cho các người khác khiến chóng hội nhập vào Cõi Phật mật nghiêm.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường