Phật Thuyết Kinh đại Thừa Nhập Lăng Già - Phẩm Mười Một - Phẩm Kệ Tụng Phần Thứ Nhì - Phần Năm
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thật Xoa Nan Đà, Đời Đường
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Thật Xoa Nan Đà, Đời Đường
PHẨM MƯỜI MỘT
PHẨM KỆ TỤNG PHẦN THỨ NHÌ
PHẦN NĂM
Nếu vật không có mà sinh
Sừng thỏ đáng cũng sinh
Không thể vô vật sinh
Mà khởi ra phân biệt
Như bóng gương không có
Thì trước kia cũng không
Làm sao trong vô cảnh
Mà tâm duyên cảnh khởi
Chân như, không, thật tế
Niết Bàn cùng pháp giới
Hết thảy pháp không sinh
Ấy tính đệ nhất nghĩa
Kẻ ngu sa hữu vô
Phân biệt các nhân duyên
Không thể biết các hữu
Không sinh, không tác giả
Do tâm vô thỉ làm nhân
Duy tâm không có vật
Đã không cảnh vô thỉ
Tâm do đâu mà sinh?
Vô vật mà sinh được
Thì nghèo đáng là giàu
Vô cảnh mà sinh tâm
Nguyện Phật vì con nói
Hết thảy đều không nhân
Không tâm cũng không cảnh
Tâm đã không chỗ sinh
Lìa chỗ làm ba cõi
Nhân các bình, áo, sừng
Mà nói không sừng thỏ
Cho nên không được nói
Không có pháp nhân nhau
Không nhân có mà không
Cái không ấy không thành
Có đối không cũng thế
Xoay chuyển nhân nhau khởi
Nếu y theo vài pháp
Mà có vài pháp khởi
Ấy tức cái đã y
Không nhân mà tự có
Nếu vật có chỗ nương
Chỗ nương cũng có nương
Thì thành lỗi vô cùng
Lại không có ít pháp
Như nương các cây lá
Hiện ra các huyễn tướng
Chúng sinh cũng như vậy
Nương sự hiện các vật
Nương năng lực huyễn sư
Kẻ ngu thấy huyễn tướng
Nương nơi các cây lá
Không huyễn nào có được
Nếu y chỉ nơi sự
Pháp ấy tức liền hoại
Sở kiến đã không hai
Còn chút nào phân biệt
Phân biệt không vọng kế
Phân biệt cũng không có
Vì phân biệt là không
Không sinh tử Niết Bàn
Do không cái bị phân biệt
Phân biệt tất không khởi
Làm sao tâm không khởi
Mà có được duy tâm
Ý sai biệt vô lượng
Đều không pháp chân thật
Không thật không giải thoát
Lại không các thế gian
Như kẻ ngu phân biệt
Sở kiến ngoài đều không
Tập khí quấy đục tâm
Như hình ảnh hiện ra
Các thứ pháp hữu, vô
Hết thảy đều không sinh
Chỉ duy tự tâm hiện
Xa lìa nơi phân biệt
Nói các pháp do duyên
Cho kẻ ngu, chẳng trí
Tự tính tâm giải thoát
Tịnh tâm lãnh vực Thánh
Số, thắng cùng lộ hình nanga
Phạm chí Vipra và tự tại
Đều sa vào vô kiến
Xa lìa nghĩa tịch tịnh
Không sinh, không tự tính
Ly cấu, không như huyễn
Phật xưa và Phật nay
Vì ai nói như vậy
Kẻ tịnh tâm tu hành
Lìa các kiến, kế đạt
Chư Phật vì họ nói
Ta cũng nói như vậy
Nếu tất cả do tâm
Thế gian ở chỗ nào
Nhân gì thấy Đại Địa
Chúng sinh có đi lại
Như chim bay trong không
Tùy phân biệt mà đi
Không nương cũng không ở
Như đạp đất mà đi
Chúng sinh cũng như vậy
Do nơi vọng phân biệt
Dạo đi nơi tự tâm
Như chim trong hư không
Bóng thân, tài, Quốc Độ
Phật nói chi tâm khởi
Xin nói bóng chỉ là tâm
Nhân gì, vì sau khởi
Bóng thân, tài, Quốc Độ
Đều do tập khí chuyển
Lại nhân không như lý
Phân biệt mà sinh ra
Cảnh ngoài là tưởng tượng
Tâm duyên cảnh mà sinh
Rõ cảnh chỉ là tâm
Thì phân biệt không khởi
Nếu thấy tính vọng kế
Danh nghĩa không hòa hợp
Xa lìa giác, sở giác
Giải thoát các hữu vi
Danh, nghĩa đều xa lìa
Đấy là pháp Chư Phật
Nếu lìa đó cầu ngộ
Tất không giác tự tính
Nếu thấy được thế gian
Lìa năng giác, sở giác
Khi ấy tất không khởi
Phân biệt danh, sở danh
Do thấy được tự tâm
Danh tự vọng tác diệt
Không thấy được tự tâm
Tất khởi lên phân biệt
Bốn uẩn không sắc tướng
Số bốn không có được
Đại chủng tính khác tên
Làm sao cùng sinh sắc
Do lìa được các tướng
Năng sở tạo không có
Dị sắc riêng có tướng
Các uẩn sao không sinh
Nếu thấy được vô tướng
Uẩn xứ đều xả ly
Khi ấy tâm cũng ly
Nên thấy pháp vô ngã
Do căn cảnh sai khác
Sinh ra tám loại thức
Ở trong vô tướng kia
Ba tướng ấy đều lìa
Ý duyên A lại da
Khởi chấp ngã, ngã sở
Cùng hai chấp của thức
Biết rõ tất xa lìa
Quán thấy lìa nhất, dị
Ấy tức không bị động
Lìa nơi ngã, ngã sở
Hai thứ vọng phân biệt
Không sinh không tăng trưởng
Lại không lâm nhãn thức
Đã lìa năng sở tác
Diệt rồi không sinh lại
Thế gian không năng tác
Lại lìa tướng năng sở
Vọng kế cũng duy tâm
Ra sao xin Phật nói
Tự tâm hiện các thứ
Phân biệt các hình tướng
Không hiểu do tâm hiện
Vọng cho là ngoài tâm
Vì không có trí giác
Nên khởi ra vô kiến
Làm sao nơi tính hữu
Mà tâm không sinh chấp
Phân biệt không hữu, vô.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba