Phật Thuyết Kinh đại Thừa Nhập Lăng Già - Phẩm Mười Một - Phẩm Kệ Tụng Phần Thứ Nhì - Phần Sáu
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thật Xoa Nan Đà, Đời Đường
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Thật Xoa Nan Đà, Đời Đường
PHẨM MƯỜI MỘT
PHẨM KỆ TỤNG PHẦN THỨ NHÌ
PHẦN SÁU
Nên nơi hữu không sinh
Rõ sở kiến duy tâm
Phân biệt tất không khởi
Vì phân biệt không khởi
Chuyển y không chỗ vướng
Đình chỉ bốn tông kia
Gọi là nhân pháp hữu
Đấy là phân biệt tên
Chỗ lập đều không thành
Nên biết nhân năng tác
Cũng thành lập như thế
Vì người thuyết năng tác
Nói nhân duyên hòa hợp
Vì ngăn lỗi chấp thường
Nói duyên là vô thường
Kẻ ngu nói vô thường
Mà thật không sinh diệt
Không thấy pháp hoại diệt
Mà vẫn có sở tác
Trời, người, A Tu La
Quỷ, súc sinh, Diêm La
Chúng sinh sinh trong đó
Ta nói là lục đạo
Do nghiệp thượng, trung, hạ
Mà thọ sinh trong đó
Giữ gìn các thiện pháp
Mà được thắng giải thoát
Phật vì các Tỳ Kheo
Nói các chỗ thọ sinh
Niệm niệm đều sinh diệt
Xin Phật vì con nói
Sắc sắc không tạm ngừng
Niệm niệm cũng sinh diệt
Ta vì đệ tử nói
Sinh diệt cũng như thế
Phân biệt là chúng sinh
Lìa phân biệt không có
Ta vì nhân duyên ấy
Nói các niệm niệm sinh
Nếu lìa bám nơi sắc
Không sinh cũng không diệt
Duyên sinh không duyên sinh
Vô minh cùng chân như
Hai pháp nên có khởi
Không hai tức chân như
Nếu duyên kia không duyên
Sinh pháp có sai biệt
Thường, vô thường, các duyên
Có năng tác sở tác
Đó tức Đại Mâu Ni
Cùng Chư Phật đã nói
Có năng tác sở tác
Không khác với ngoại đạo
Ta vì Phật Tử nói
Thân là khổ ở đời
Cùng là tập ở đời
Diệt, đạo tất đều đủ
Kẻ ngu vọng phân biệt
Nên giữ ba tự tính
Thấy có năng, sở thủ
Thế cùng xuất thế pháp
Ta trước quán đối đãi
Nói thủ nơi tự tính
Nay vì ngăn các kiến
Không nên vọng phân biệt
Tìm lỗi là phi pháp
Lại khiến tâm không định
Đều do hai thủ khởi
Không hai tức chân như
Nếu vô minh, ái, nghiệp
Mà sinh ra các thức
Tà niệm lại có nhân
Ấy tức lỗi vô cùng
Không trí nói các pháp
Có bốn thứ hoại diệt
Vọng khởi hai phân biệt
Pháp thật lìa hữu, vô
Xa lìa bốn cú nghĩa
Lại lìa nơi nhị kiến
Hai thứ phân biệt khởi
Biết rõ không sinh lại
Trong bất sinh biết sinh
Trong sinh biết bất sinh
Vì pháp kia đồng đẳng
Không nên khởi phân biệt
Nguyện Phật vì con nói
Lý ngăn ngừa hai kiến
Khiến con cùng các chúng
Thường không sa hữu, vô
Không lẫn ngoại đạo luận
Lại xa lìa Nhị Thừa
Chỗ mà Phật đã chứng
Chỗ con Phật không lùi
Giải thoát nhân phi nhân
Cùng một tướng vô sinh
Vì mê chấp dị danh
Kẻ trí nên thường lìa
Pháp do phân biệt sinh
Như mao luân, huyễn ảo
Ngoại đạo vọng phân biệt
Thế do tự tính sinh
Vô sinh cùng chân như
Tính không và chân tế bhùtakoti
Các thứ ấy đồng nghĩa
Không nên chấp là không
Như lông có nhiều tên
Tên Đế Thích cũng thế
Các pháp cũng như vậy
Không nên chấp là không
Sắc và không không khác
Vô sinh cũng như thế
Không nên chấp là khác
Thành ra lỗi kiến chấp
Vì phân biệt tổng, biệt
Cùng với biến phân biệt
Chấp trước các tự tướng
Dài ngắn cùng vuông tròn
Tổng phân biệt samkalpa là tâm
Biến phân biệt parikalpa là ý
Biệt phân biệt Vikalpa là thức
Đều lìa tướng năng sở
Trong pháp ta khởi kiến
Cùng vô sinh ngoại đạo
Đều là vọng phân biệt
Lỗi lầm, đều không khác
Nếu có người rõ được
Pháp vô sinh ta nói
Cùng cái vô sinh làm
Người ấy hiểu pháp ta
Vì muốn phá các kiến
Vô sinh vô trú xứ
Khiến biết hai nghĩa ấy
Nên ta nói vô sinh
Phật nói pháp vô sinh
Dù là hữu hay vô
Tức đồng với ngoại đạo
Luận vô nhân, bất sinh
Ta nói là duy tâm
Xa lìa nơi hữu vô
Dù sinh hay bất sinh
Kiến ấy đều nên lìa
Vô nhân nói không sinh
Sinh tất chấp tác giả
Tác tức lẫn các kiến
Vô tức tự nhiên sinh
Phật nói các phương tiện
Chính kiến cùng đại nguyện
Hết thảy pháp nếu không
Thì sao thành Đạo Tràng
Lìa năng thủ sở thủ
Không sinh cũng không diệt
Chỗ thấy pháp phi pháp
Đều do tự tâm khởi
Thuyết do Mâu Ni nói
Trước sau tự mâu thuẫn
Vì sao nói các pháp
Lại nói là không sinh
Chúng sinh không thể biết
Nguyện Phật vì con nói
Được lìa lỗi ngoại đạo
Cùng cái nhân điên đảo Visamàhetu
Duy nguyện bậc thắng thuyết
Nói chỗ sinh và diệt
Đều lìa nơi hữu vô
Mà không hoại nhân quả
Thế gian sa nhị biên
Bị các kiến mê hoặc
Nguyện xin đấng mắt xanh
Nói thứ lớp các địa
Thủ, sinh, cùng bất sinh
Không rõ nhân tịch diệt
Đạo Tràng không chỗ được
Ta cũng không nói gì.
Pháp Sát Na đều không
Không sinh không tự tính
Các Phật đã sạch hai
Có hai tức thành lỗi
Bị các kiến che lấp
Phân biệt không phải Phật
Tưởng tượng ra sinh diệt
Nguyện vì chúng con nói
Tích tập các hí luận
Do hòa hiệp mà sinh
Tùy chủng loại hiện ra
Sắc cảnh đều đầy đủ
Thấy các ngoại sắc rồi
Bèn khởi ra phân biệt
Nếu hiểu được chỗ ấy
Tức thấy nghĩa chân thật
Đều lìa nơi đại chủng
Các Phật đều không thành
Đại chủng đã duy tâm
Nên biết không gì sinh
Tất thuận chủng tính Thánh
Chớ phân biệt phân biệt
Không phân biệt là trí
Phân biệt nơi phân biệt
Là hai, không Niết Bàn
Nếu lập tôn vô sinh
Tất hoại cái huyễn pháp
Nếu không nhân khởi huyễn
Tổn giảm tự tôn mình
Ví như bóng trong gương
Tuy lìa tính một, khác
Chỗ thấy không phải không
Tướng sinh cũng như vậy
Như Càn thành, vật huyễn
Tức đối nhân duyên có
Các pháp cũng như vậy
Tuy sinh mà không sinh
Phân biệt nơi nhân pháp
Mà khởi hai thứ ngã
Đây chỉ thế tục nói
Kẻ ngu không biết rõ
Do nguyện và tập khí
Tự lực và tối thắng
Thứ năm pháp Thanh Văn
Mà có các La Hán
Thời gian và hoại diệt
Thắng giải cùng đổi dời
Bốn thứ vô thường ấy
Ngu phân biệt, không phải trí
Kẻ ngu đọa nhị biên
Vi trần, tự tính praktri, tác Kàrapa.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Mười Tám - Phẩm Vô Sở đắc - Phần Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Nhập Lăng Già - Phẩm Mười Một - Phẩm Kệ Tụng Phần Thứ Nhì - Phần Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa đại Tập địa Tạng Thập Luân - Phẩm Năm - Phẩm Sám Hối
Phật Thuyết Kinh Xuất Diệu - Phẩm Ba Mươi Ba - Phẩm Phạm Chí - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Hoa - Phẩm Mười Bảy - Khuyến Trợ
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Bệnh
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba - Phẩm Thiện Hiện - Phần Năm
Phật Thuyết Kinh Pháp Cú Thí Dụ - Phẩm Ba Mươi Bảy - Phẩm Sa Môn - Thí Dụ Sáu Mươi Bảy
Phật Thuyết Kinh Tăng Nhất A Hàm - Phẩm Năm Mươi Hai - Phẩm đại ái đạo Nhập Niết Bàn - Phần Hai