Phật Thuyết Kinh đại Thừa Nhập Lăng Già - Phẩm Mười Một - Phẩm Kệ Tụng Phần Thứ Nhì - Phần Tám
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thật Xoa Nan Đà, Đời Đường
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Thật Xoa Nan Đà, Đời Đường
PHẨM MƯỜI MỘT
PHẨM KỆ TỤNG PHẦN THỨ NHÌ
PHẦN TÁM
Quyền, đảnh, thắng, tam muội
Nếu không có chân ngã
Những thứ ấy đều không
Có người phá hoại nói:
Nếu có, chỉ ngã ra
Bậc trí nên đáp rằng:
Phân biệt ấy là ngã
Kẻ nói không chân ngã
Báng pháp, chấp hữu vô
Tỳ Kheo nên Yết Ma
Trục xuất chớ giao thiệp
Thuyết chân ngã bừng thạnh
Như lửa kiếp tận nổi
Thiêu rừng rậm vô ngã
Lìa các lỗi ngoại đạo
Như tô, lạc, thạch mật
Cùng các thứ dầu ăn
Tất cả đều có vị
Kẻ chưa nếm không biết
Ở trong thân các uẩn
Năm món tìm cầu ngã
Kẻ ngu không hiểu được
Trí thấy tức giải thoát
Dụ do minh trí lập
Còn không rõ được tâm
Nghĩa chứa đựng trong đó
Làm sao hiển hiểu rõ
Tướng sai biệt các pháp
Không rõ chỉ một tâm
Kẻ suy lường vọng chấp
Không nhân và không khởi
Bậc định quán nơi tâm
Tâm không thấy được tâm
Kiến do sở kiến sinh
Sở kiến nhân gì khởi
Họ ta Ca Chiên Diên kàtyàyana
Ra khỏi Tịnh Cư Thiên sùddhàvàsa
Vì chúng sinh nói pháp
Khiến nhập Niết Bàn thành
Duyên nơi pháp bốn trú
Ta cùng Chư Như Lai
Trong ba nghìn quyển Kinh
Rộng nói Niết Bàn pháp
Dục Giới và Vô Sắc
Không ở đó thành Phật
Cõi Trời Sắc Cứu Cánh
Lìa dục được bồ đề
Cảnh giới không chuyển nhân
Nhân chuyển được cảnh giới
Kiếm bén trí bậc tu
Cắt lìa phiền não kia
Vô ngã làm sao có
Các pháp huyễn hữu vi
Kẻ ngu thấy chân như
Sao nói không chân ngã
Pháp đã làm, chưa làm
Đều không nhân mà khởi
Hết thảy đều vô sinh
Kẻ ngu không hiểu được
Pháp năng tác không sinh
Sở tác và các duyên
Cả hai đều không sinh
Làm sao chấp năng tác
Kẻ vọng kế nói có
Nhân trước sau đồng thời
Dụ bình, các đệ tử
Nói các vật sinh khởi
Phật không là hữu vi
Các tướng tốt đầy đủ
Là công đức Luân Vương
Đó không phải Như Lai
Phật lấy trí làm tướng
Xa lìa các kiến chấp
Lãnh vực tự nội chứng
Đoạn hết thảy lỗi lầm
Điếc mù cùng ngọng câm
Già, trẻ, ôm hờn oán
Nhất là những kẻ ấy
Không có phần phạm hạnh
Tùy hảo ẩn là Trời
Tướng ẩn là Luân Vương
Cả hai đều phóng dật
Chỉ hiện nơi người tu
Sau khi ta chết rồi
Sẽ có Tỳ Da Sá Vyàsa
Kana Kanàda Lê Sa Bà Rishabha
Kiếp tỳ la Kapila xuất hiện
Một trăm năm sau ta
Thuyết của Tỳ Da Sa
Cùng luận Bà Đa La Bhàraka v.v...
Rồi có Bán trạch Sa Bàndava
Kiều vi bà Kaurava, La Ma Ràma
Lại có Mao Cuồng Vương Maurì
Nan đà Nanda và Cúc Đa Gupta
Đến Miệt Lợi Xa Vương Mleccha
Sau đó đao binh khởi
Rồi có thời hắc ám Kaliyuga
Thời ấy các thế gian
Không tu hành chính pháp
Qua sau các thời ấy
Thế như bánh xe lăn
Lửa, mặt trời hòa hiệp
Thiêu đốt ở Cõi Dục
Lại lập các Cõi Trời
Thế gian lại thành tựu
Các vương cùng bốn họ
Các tiên cùng pháp hóa
Vệ đà cùng tế tự
Sẽ có pháp ấy thịnh
Pháp đàm luận hí tiếu
Trường hàng và giải thích
Tôi nghe như vậy v.v...
Mê hoặc nơi thế gian
Các thứ y nhận được
Nếu có thứ chính sắc
Lấy bùn xanh phân trâu
Nhuộm đi cho hủy màu
Hết thảy các y phục
Phải lìa tướng ngoại đạo
Hiện tướng bậc tu hành
Tướng oai nghiêm của Phật
Y phục phải nghiêm chỉnh
Cần phải buộc giây lưng
Lọc nước rồi hãy uống
Lần lượt mà khất thực
Không đến chỗ Phi Xứ
Sinh Cõi Trời thắng diệu
Và sinh trong loài người
Đủ các tướng quý báu
Sinh Trời và vua người
Vua có bốn thiên hạ
Pháp giáo trụ lâu đời
Lên cao tột Cung Trời
Do tham nên thối thất
Thuần thiện Ktrayuga cùng ba thời
Hai thời, thời cực ác
Phật khác hiện thời thiện
Thích Ca ra đời ác
Sau khi ta Niết Bàn
Tất đạt đa họ Thích
Tỳ nữu Visnu, Đại tự tại Mahesvara
Các ngoại đạo cũng xuất
Như vậy tôi nghe v.v...
Điều Thích sư tử nói
Đàm cổ puràvttra cùng tiếu ngữ Itihàsa
Tiên tỳ dạ sa nói
Sau khi ta Niết Bàn
Tỳ nữu, đại tự tại
Các thuyết kia nói rằng:
Ta làm nên thế gian
Ta tên Phật ly trần Virajajina
Họ ca đa diễn na Kàtyàyana
Cha tên thế gian chủ Prajàpati
Mẹ hiệu là cụ tài Vasumati
Ta sinh nước Chiêm Bà Campà
Ông nội trước của ta
Do dòng mặt trăng sinh Somavamsa
Nên hiệu là nguyệt tạng Somagupta
Xuất gia tu khổ hạnh
Diễn nói ngàn pháp môn
Thọ ký cho Đại Huệ
Rồi sau đó diệt độ
Đại Huệ truyền Đạt Ma Dharma
Đạt ma truyền Di Khư Lê Mekhala
Di khư gặp thời ác
Kiếp tận pháp sẽ diệt
Ca Diếp Câu Lưu Tôn
Câu Na Hàm Mưu Ni
Cùng ta ly trần cấu
Đều sinh thời thuần thiện
Khi thời thiện dần giảm
Có Đạo Sư tên Huệ Mati
Thành tựu đại dõng mãnh
Giác ngộ được năm pháp
Không phải nhị, tam thời
Cũng không thời cực ác
Chỉ trong thời thuần thiện
Mới hiện Đẳng Chánh Giác
Áo tuy không rách rưới
Nhưng vải vụn vá thành
Như lỗ đuôi Khổng Tước
Không có ai xâm đoạt
Hoặc hai ngón ba ngón
Cách nhau mà may thành
Nếu làm khác như thế
Kẻ ngu sinh tham trước
Chỉ giữ ba chiếc áo
Thường tắt lửa tham dục
Tắm trong nước trí huệ
Ngày đêm ba thời tu
Như phóng tên rất mạnh
Tên rơi phóng tên khác
Lại như hai đầu cân
Thiện bất thiện cũng thế
Nếu một hay sinh nhiều
Tất có tướng dị biệt
Kẻ cho hãy như ruộng.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tế Chư Phật Phương đẳng Học - Phần Một
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội thứ Ba Mươi - pháp Hội diệu Huệ đồng Nữ
Phật Thuyết Kinh Phật Bản Hạnh Tập - Phẩm Ba Mươi Tám - Phẩm Lý Do đặt Tên Da Du đà - Thượng Tán
Phật Thuyết Phạn Ngữ Bát Nhã Ba La Mật đa Tâm Kinh
Phật Thuyết Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương - Phẩm Hai Mươi Bốn - Phẩm Trừ Bệnh
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Câu Ca Na - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Con đường Tu Hành - Phẩm Tám - Phân Biệt Hành Tướng - Tập Hai