Phật Thuyết Kinh Diệu Pháp Thánh Niệm Xứ - Phần Mười Năm
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Pháp Thiên, Đời Tống
PHẬT THUYẾT
KINH DIỆU PHÁP THÁNH NIỆM XỨ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Pháp Thiên, Đời Tống
PHẦN MƯỜI NĂM
Có loài phi cầm kia, tên là Cụ Túc Đức khéo hiểu sự tán loạn ấy, không thể thực hành về sau đọa vào Trời này, nói kệ tụng:
Dứt hết nghiệp lành
Thọ mạng sát na
Chúng sinh điều phục
Người được hơn hết
Tất cả thiếu niên
Chốc lát mạng hết
Tất cả giàu sang
Chốc lát hoại phá
Trời, Người không thường
Giàu có không thường
Sát na không trụ
Chớ làm loạn ý
Nên sớm tu hành
Siêng tu lợi ích
Giữ pháp luật nghi
Lý nơi vắng lặng
Lỗi lầm không sinh
Sao Trời không thấy?
Nếu ý tán loạn
Hành pháp không thường
Qua rồi không lại
Sướng vui cũng vậy.
Bảo vệ giới căn
Trời, người sướng vui
Các chúng sinh kia
Nếu không giới này
Sau bị phiền não
Thế nên giới hạnh
Phải luôn thực hành
Vui trong cao tột
Giới ấy trong sạch
Liền được quả lớn
Người ngu phá giới
Chẳng sinh lên Trời
Nếu Trời hành dục
Tán loạn mê độc
Với cảnh năm dục
Thọ sướng vui đó
Tâm chẳng suy nghĩ
Tất cả không lâu
Mạng bị phá hoại
Vô số trăm ngàn
Na do tha Trời
Mê dục tán loạn
Bị lửa năm dục
Tàn hại thiêu đốt
Tất cả tán loạn
Người bị đắm say
Sau đó vô thường
Bị quả mới hiểu
Tâm chạy theo cảnh
Rất cực rất khổ
Bị khổ, thấy mê
Tâm đắm say cảnh
Khổ não không biết
Cứ liên tục sinh
Sau đó hối hận.
Phiền não, nghi, hoặc
Từ cảnh giới sinh
Tâm ta không biết
Hành hạnh luân hồi
Nào biết luân hồi
Lòng người theo đuổi
Ngu mê lẫn nhau
Xoay vần ba cõi
Người trí chứng chân
Thấy ở luân hồi
Vô thường, khổ, không
Khổ ấy chẳng có.
Nếu mê nữ sắc
Luôn bị nhiễm dục
Sau đó không thấy
Cảnh giới Chư Thiên
Hành pháp phi pháp
Ác là hơn hết
Tất cả thế gian
Không ai cứu giúp
Chỉ có chánh pháp
Vì thế nương pháp.
Nếu xa lìa pháp
Người ưa phi pháp
Đã làm phi pháp.
Lửa khổ cháy mạnh
Lìa hẳn Cõi Trời
Nghiệp lành diệt hết
Bỗng chốc rơi xuống.
Nghĩ sướng vui kia
Không có không thường
Dây nghiệp trói buộc
Ai có an vui!
Tham ái càng tăng
Dẫn vào nẻo ác
Mãi lìa Cõi Trời.
Lúc đó, Trời Đế Thích thấy các Chúng Trời được trăm thứ phước đức rất đáng kinh sợ, liền nói kệ tụng:
Làm lành sướng vui
Trời được báo lành
Nhân của Trời, Người
Trước kia làm lành
Mặt Trời trên không
Chiếu sáng thế gian
Không có hai vầng
Ánh sáng trí tuệ
Chiếu soi tối tăm
Cũng lại như vậy
Không có hai loại.
Muốn đến cung Trời
Hành hạnh xót thương
Thương khắp quần sinh
Là mẹ sinh ra
Cậy nhờ lành này
Người sinh Cõi Trời.
Lại nữa, tâm bi
Nhiêu ích lợi vui
Tất cả hữu tình
Được Trời ưa thích
Ngươi bi luôn tốt
Tất cả chúng sinh
Các bậc Hiền Thánh
Khắp đều quy mạng
Lại nữa, hạnh bi
Như trăng trong mát
Trừ phiền não kia
Trừ lửa khổ nóng
Vì thế tâm bi
Là gốc sướng vui
Tất cả tâm dục
Nghiệp chủ Trời, Người
Đối với sắc, thanh
Hương, vị, xúc, pháp
Không đủ phan duyên.
Tỳ Kheo quán sát
Nói kệ tụng rằng:
Thí như kiếp hoại
Lửa mặt trời làm
Sông ngòi, biển cả
Đều khô cạn hết
Các nhãn thức, căn
Vin vào sắc cảnh.
Trải qua câu chi
Trăm ngàn vạn kiếp
Biển dục tham si
Không khô cạn được.
Tâm tham của người
Còn hơn thế nữa
Nhân của tán loạn
Sinh tất cả ác
Chớ hành tán loạn
Tán loạn người lỗi
Che lý chân như
Nếu hành tán loạn
Chẳng tạo điều lành
Mà người lìa lành
Dẫn xuống tam đồ
Lìa mọi điều vui
Chẳng sinh Cõi Trời
Mạng luôn sinh diệt.
Là căn phiền loạn
Ý biết thông suốt
Khổ là hơn hết.
Nếu căn trước cảnh
Không rõ luân hồi
Nhất định dính mắc!
Như hoa trong không
Như thành Kiền Thát
Như bọt trên nước
Như đống bọt nước
Mê đống bọt kia
Làm các ngọa cụ!
Mê giả tạo ấy
Là tự mình làm
Trời, Rồng, Dược Xoa
Và A Tu La
Các Ca Lỗ Noa
Hư huyễn cũng vậy.
Ai cứu vô thường!
Nếu cứ tạo tôi
Không sớm biết sợ
Cái chết cực ác
Mau đến bức hại!
Thế nên làm lành
Sau không phiền não
Ta hiểu các ông
Chớ có buông thả
Lại sinh ái ấy
Bị cảnh lôi kéo
Cảnh trói hữu tình
Như gông cùm tù
Là nhân địa ngục
Quyết lìa giải thoát.
Chớ cho không thật!
Ông phải xa lìa
Pháp chân thật này
Thế Tôn đã nói
Lắng nghe phụng hành.
Được lợi vô tận.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba