Phật Thuyết Kinh Diệu Tý Bồ Tát Sở Vấn - Phần Bốn - Nói Về Chày Kim Cương Tần Na Dạ Ca
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Pháp Thiên, Đời Tống
PHẬT THUYẾT
KINH DIỆU TÝ BỒ TÁT SỞ VẤN
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Pháp Thiên, Đời Tống
PHẦN BỐN
NÓI VỀ CHÀY KIM CƯƠNG
TẦN NA DẠ CA
Nay tôi phân biệt nói về các lượng của Bạt Chiết La Vajra: Chày Kim Cương có chiều dài bằng tám ngón tay, mười ngón tay, mười hai ngón tay, mười sáu ngón tay, hoặc dài nhất cũng không hơn hai mươi ngón tay. Như vậy, cả năm loại cũng không dài quá.
Tùy theo sở cầu mà làm các loại Bạt Chiết La khác nhau như: Vàng, gỗ …
Nếu muốn cầu thành tựu chân ngôn Minh Mantra vidya của Phật Pháp thì dùng cây Bồ Đề làm Bạt Chiết La.
Nếu muốn giáng phục Địa Thiên Pṛthivīye deva với Trì Minh Thiên.
Vidyadhāra deva thì nên dùng vàng làm Bạt Chiết La.
Nếu muốn cầu đại phú quý thì dùng Thược thạch đá quý làm Bạt Chiết La.
Nếu muốn giáng phục Rồng Nāga thì dùng đồng đã tôi luyện làm Bạt Chiết La.
Nếu muốn giáng phục Tu La Asura hoặc vào hang Tu La thì dùng đá báu làm Bạt Chiết La.
Nếu muốn thành tựu tất cả pháp thì có thể hòa chung vàng, bạc, đồng để làm Bạt Chiết La.
Nếu muốn thành tựu trường mệnh cát tường sống lâu an lành không bị bệnh hoạn, có nhiều tài bảo cho đến giáng phục các hàng tinh tú thì có thể dùng cây Khư Nễ La.
Nếu muốn giáng phục loài Dạ Xoa nữ Yakṣī thì có thể dùng cây Mạt Độ.
Nếu muốn giáng phục kẻ oan gia Śatrū thì có thể dùng loại cây có gai.
Nếu muốn giáng phục kẻ oán địch cực ác thì có thể dùng xương người.
Nếu muốn thành kẻ ảo thuật thì có thể dùng báu pha lê.
Nếu muốn giáng phục người hiềm khích thì dùng cây soan.
Nếu muốn hưng binh đấu địch hoặc giáng phục quỷ thần thì dùng cây Phệ Tuy Da Ca.
Nếu muốn thành tựu pháp: Dọa Xoa Yakṣa, Càn Thát Bà Gandharva, A Tu La.
Asura thì có dùng cây Bách, cây Thông.
Nếu muốn thành người được Long Nữ Nāgī yêu trọng thì dùng Long Mộc.
Nếu muốn thành tựu là người biết Biến Hình thì có thể dùng đất với bạc để làm Bạt Chiết La.
Nếu muốn cầu tiền bạc thì dùng cây Vô Ưu.
Nếu muốn thành tựu là người đắc thắng trong khi đối địch thì có thể dùng cây Cát Tường, cây A Tổ Nẵng, cây Liễu.
Nếu muốn thành tựu mọi điều thích ý thì có thể dùng cây Xích Đàn, cây Bạch Đàn.
Như trên đã nói về cách làm Bạt Chiết La, tất cả đều nên làm chày Ngũ Cổ Chày có năm chấu chẳng được giảm thiếu. Chày cần phải sạch sẽ, bóng loáng, thù diệu, đoan nghiêm, khả ái … nếu chày hơi bị sứt mẻ thì pháp chẳng thành tựu được.
Nếu niệm tụng, dâng đồ hương với diệu hương hoa … làm lễ cúng dường. Sau đó phát tâm từ bi rộng lớn. Tay cầm Bạt Chiết La y theo pháp chuyên chú trì chân ngôn của Bản Bộ, phải đúng theo biến số chẳng được thừa thiếu. Sau khi y theo thời, trì tụng đủ biến số rồi nên đặt Bạt Chiết La dưới chân Bản Tôn, lại dùng các diệu hương hoa, đồ hương … làm lễ cúng dường.
Nếu lúc trì tụng, tay không cầm Bạt Chiết La thì cuối cùng pháp chẳng thành tựu. Nếu lại trì tụng, cứ làm theo thứ tự trước chẳng được thiếu sót. Lại nữa, nếu vật dụng cúng dường các việc pháp có sự thiếu sót thì mỗi mỗi tác Ấn để cúng dường sau đó hãy tụng niệm.
Phàm pháp thành tựu có nhiều loại vật như Hùng Hoàng, Thư Hoàng, Ngưu Hoàng, Hoàng Đan với Nhãn Dược Thuốc xoa mắt, Xương Bồ Dược… lại có y phục, giáp trụ, thương kiếm, dây lụa, tam cổ xoa, các thứ khí trượng… các pháp thành tựu của các loại như vậy có ba đẳng nghiệm đã được nói trong Nghi Quỹ chân ngôn của Bản Tôn cho đến pháp thành tựu trong các chân ngôn cũng chẳng vượt qua được điều này.
Lại nữa thế gian có người hành Trì Minh, trì tụng chân ngôn, cầu nơi thành tựu, liền có loài Tần Na Dạ Ca Vināyaka gây chướng ngại, tùy theo hành nhân tìm lúc thuận tiện nhập vào thân khiến cho tâm của người trì tụng như mê say và phát các bệnh … Như vậy, chúng tìm đủ mọi cách để gây chướng ngại để gây khó khăn.
Loài tác chướng kia có bốn Bộ. Một là Tồi Hoại, hai là Dạ Can, ba là Nhất Nha, bốn là Long Tượng, bốn Bộ này đều có vô lượng loài Tần Na Dạ Ca làm quyến thuộc, tùy theo mỗi nơi trong địa đại mà gây chướng ngại.
Thứ nhất là Bộ Tồi Hoại, Bộ Chủ tên là Vô Ưu với quyến thuộc có bảy Câu Chi, chuyên gây chướng ngại cho người trì tụng chân ngôn do bốn vị Thiên Vương Hộ Thế Catur mahā Rājika Deva nói.
Thứ hai là Bộ Dạ Can, Bộ Chủ tên là Tượng Đầu với mười tám câu chi quyến thuộc, chuyên gây chướng ngại cho người trì tụng chân ngôn do Trời Đại Tự Tại Mahe’svara nói.
Thứ ba là Bộ Nhất Nha, Bộ Chủ tên là Thùy Kế với sáu mươi câu chi quyến thuộc chuyên gây chướng ngại cho người trì tụng chân ngôn do các Trời: Đại Phạm Thiên MahāBrahma, Đế Thích Thiên Indra Deva, Nhật Thiên Āditya Deva, Nguyệt Thiên Candra Deva, Phong Thiên Vāyu Deva, Na La Diên Thiên Nārāyaṇa Deva nói.
Thứ tư là Bộ Long Tượng, Bộ Chủ tên là Mẫu Ly Đạt Tra Ca với câu chi na do tha thiên ba đầu ma quyến thuộc, chuyên gây chướng ngại cho người trì tụng chân ngôn do Phật Giáo nói.
Lại có con của Ha Lợi Đế Hārīti tên là Ái Tử Piṅgala: Băng Yết La chuyên gây chướng ngại cho người trì tụng chân ngôn do Ban Chi CaPañcika: Mật Chủ nói.
Lại có con của tướng Ma Ly Hiền tên là Mãn Hiền Pūrṇa bhadra chuyên gây chướng ngại cho người trì tụng chân ngôn do Tự Bộ nói.
Các loài Tần Na Dạ Ca của các nhóm như vậy đều ở trong bản bộ của mình mà gây chướng nạn chẳng chẳng muốn cho hành nhân được thành tựu. Hoặc có lúc chúng biến hóa thành Chủ của các Bản chân ngôn đi đến chỗ người tu hành mà nhận sự cúng dường.
Khi Chủ của Bản chân ngôn kia đến Đạo Trường nhìn thấy sự việc như thế liền quay trở lại bản cung và suy nghĩ rằng: Tại sao Đức Như Lai có những sở nguyện như thế lại chẳng chịu trừ bỏ đẳng loại này, cứ lặng yên cho người tu hành phải chịu nhiều phiền não và công phu trì tụng chẳng được thành tựu?
Chính vì Phạm Vương, Đế Thích, Chư Thiên, các Rồng chẳng thể phá được lời thề gây chướng nạn của loài Tần Na Dạ Ca, chỉ riêng Đại Minh chân ngôn Mahā vidyamantra mới có công lực lớn đủ để lui được các loài Tần Na Dạ Ca gây chướng nạn này thôi.
Các người tu hành nên y theo pháp trì tụng cho đủ biến số thì tự nhiên sẽ thành tựu Diệu Man Đồ La Sumaṇḍala và dùng Pháp Hộ Ma Homa khiến cho loài Tần Na Dạ Ca gây chướng nạn phải thoái tán xa lìa không dám hại người tu hành.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Pháp Tập Yếu Tụng - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Nước Dụ
Phật Thuyết Kinh Nói Về Mười Hai Phẩm Sinh Tử
Phật Thuyết Kinh úc Ca La Việt Vấn Bồ Tát Hành - Phẩm Tám - Phẩm ở Nơi Vắng Vẻ - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Công đức Nhiễu Quanh Tháp Phật Vòng Theo Bên Phải
Phật Thuyết Kinh Nhân Quả Trong đời Quá Khứ Và Hiện Tại - Phần Bốn