Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Mười - Chuyện Tiền Thân đức Phật - Chương Một - Phẩm Giới - Chuyện Con Nai Gió Tiền Thân Vàtamiga

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TIỂU BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP MƯỜI

CHUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT  

CHƯƠNG MỘT  

PHẨM GIỚI  

CHUYỆN CON NAI GIÓ

TIỀN THÂN VÀTAMIGA  

Câu chuyện này, khi ở tại Kỳ Viên, Bậc Ðạo Sư đã kể về Trưởng Lão Cullapindapatika Tissa. Theo truyền thống, khi Bậc Ðạo Sư ở tại Trúc Lâm, gần Vương Xá, con trai của một gia đình triệu phú giàu có, tên là Tissakumara, một hôm đi đến Trúc Lâm, nghe Bậc Đạo Sư thuyết pháp.

Tissa về nhà, xin phép xuất gia, nhưng cha mẹ không bằng lòng. Tissakumara bèn nhịn đói trong bảy ngày như Ratthapàla Kinh Trung Bộ số 83 và được cha mẹ chấp thuận xuất gia với Bậc Ðạo Sư.

Ðộ nửa tháng, sau khi truyền giới xuất gia cho Tissakumara, Bậc Ðạo Sư, từ Trúc Lâm đi đến Kỳ Viên. Tại đấy, vị Thiện Nam này theo người ba hạnh đầu đà, dùng thời gian khất thực từng nhà ở Xá Vệ.

Với danh xưng Trưởng Lão Cullapindapatika, vị ấy trở thành sáng chói trong Giáo Pháp Bậc Ðạo Sư như mặt trăng giữa bầu Trời.

Trong khi ấy, tại Vương Xá, nhân một ngày hội lớn được tổ chức, cha mẹ của Trưởng Lão lấy đồ trang sức, mà con thường dùng trong khi còn ở nhà, bỏ vào trong một cái hộp bạc đặt lên trên ngực, vừa khóc vừa nói như sau: Trong các ngày hội vui khác, con chúng ta thường mang những đồ trang sức này. Sa Môn Cồ Đàm đem đứa con một của chúng ta đi đến thành Xá Vệ.

Nay con chúng ta ngồi ở đâu? Đứng ở đâu?

Một kỹ nữ có nhan sắc đi đến gia đình ấy, thấy vợ nhà triệu phú khóc, liền hỏi vì sao bà khóc.

Bà kể lại câu chuyện.

Người Kỹ nữ thưa: Thưa bà, con trai bà ưa thích gì?

Nó ưa thích thứ này, thứ này!

Nếu bà cho con chủ quyền hoàn toàn trong gia đình này, con sẽ đem con trai bà về.

Bà vợ triệu phú chấp thuận lời đề nghị, cho tiền phí tổn, tiễn kỹ nữ đi với tùy tùng đông đảo: Hãy đi và dùng sức mạnh của mình đem con ta về. Người kỹ nữ ấy ngồi trong xe có màn che đi đến Xá Vệ, tạm trú tại con đường Trưởng Lão thường đi khất thực. Nàng được vây quanh với đoàn tùy tùng của mình, và không cho Trưởng Lão thấy những người tùy tùng cùng đến từ gia đình triệu phú.

Khi Trưởng Lão bắt đầu đi vào đường này khất thực, nàng dùng thìa, dùng bát cúng dường đồ ăn, trói buộc Trưởng Lão với lòng tham vị, lần lượt mời Trưởng Lão vào ngồi trong nhà và cúng dường đồ ăn.

Khi biết Trưởng Lão đã bị mình chinh phục, nàng giả đau, nằm ở phòng trong. Trưởng Lão, trong khi đi khất thực từng nhà, đến tại cửa nhà nàng. Người hầu cầm lấy bình bát của vị ấy và mời vào ngồi trong nhà.

Sau khi ngồi, Trưởng Lão hỏi: Nữ cư sĩ ở đâu?

Thưa Tôn Giả, nữ cư sĩ bị đau, và mong muốn được thấy Tôn Giả. Bị trói buộc bởi lòng tham vị ngon, phá hoại giới cấm mình đã chấp nhận, Trưởng Lão đi vào phòng ngủ của nàng.

Sau đó nàng kể lại nguyên do nàng đến đây cám dỗ vị ấy, trói buộc vị ấy với lòng tham vị, khiến vị ấy từ bỏ sự xuất gia, đặt vị ấy vào trong thế lực của mình, và đưa vị ấy ngồi trong xe với đoàn tùy tùng đông đảo, đi về Vương Xá. Sự việc này được lan truyền rộng rãi.

Các Tỳ Kheo ngồi trong pháp đường nói chuyện này: Này Chư Hiền Giả, một Kỹ nữ có nhan sắc đã trói buộc Trưởng Lão Cullapindaptika Tissa với lòng tham vị ngon và đã đem Trưởng Lão đi!

Bậc Ðạo Sư đi đến pháp đường ngồi xuống trên bảo tọa được soạn sẵn, và hỏi chuyện gì đang được các Tỳ Kheo bàn. Các Tỳ Kheo ấy thuật lại chuyện ấy.

Bậc Ðạo Sư nói: Này các Tỳ Kheo, không phải chỉ bây giờ Tỳ Kheo này bị trói buộc bởi lòng tham vị, đã rơi vào thế lực của nàng, mà thuở trước kẻ ấy cũng đã rơi vào thế lực của nàng.

Rồi Thế Tôn kể câu chuyện quá khứ. Thuở xưa, khi Vua Brahmadattha trị vì ở Ba La Nại, có một người giữ vườn tên là Sanjaya. Một con nai gió đi đến khu vườn ấy, thấy Sanjaya liền bỏ chạy.

Sanjaya không làm cho nó sợ hãi, cho nó thoát đi. Con nai ấy tiếp tục đến và thường đi qua lại trong khu vườn. Người giữ vườn thường hái các loại hoa quả trong vườn, và hàng ngày dâng Vua.

Một ngày kia, Vua hỏi: Này khanh, khanh có thấy sự việc gì lạ ở trong khu vườn không?

Tâu Ðại Vương, con không thấy gì khác, con chỉ thấy một con nai gió đi đến, đi qua đi lại trong khu vườn.

Khanh có bắt nó được không?

Nếu được một chút mật ong, con có thể dẫn nó đến ngay trong nội cung. Vua bảo cho kẻ ấy mật ong. Người giữ vườn lấy mật, đi đến khu vườn tại chỗ con nai gió thường đi, kẻ ấy bôi cỏ với mật và ẩn núp. Con nai đi đến ăn cỏ có dính mật, bị trói buộc bởi lòng tham vị, không đi chỗ khác, chỉ đến khu vườn. Người giữ vườn biết được con nai đã tham đắm cỏ dính mật, liền dần dần xuất đầu lộ diện.

Những ngày đấu thấy người giữ vườn, con nai ấy liền bỏ chạy, nhưng rồi thấy luôn, nói khởi lòng tin, dần dần đến ăn cỏ đặt trong tay người giữ vườn.

Người giữ vườn biết đã lấy được lòng tin của con thú ấy, bèn rải đến đường những cành lá non dày như tấm thảm cho đến nội cung, quàng bên nách một hũ đựng mật, giắt một nắm cỏ và thắt lưng, rải cỏ có dính mật trước mặt con nai, và đưa nó đến tận nội cung. Khi con nai đã vào tận nội cung, họ đóng cửa lại. Con nai thấy người, hoảng hốt, sợ phải chết, cứ chạy qua chạy lại trong Nội Cung.

Nhà Vua từ lâu đài đi xuống, thấy con nai hoảng sợ, liền nói: Con nai gió này, cả một tuần không đi đến chỗ nó thấy người, trọn đời không đi đến chỗ nó sợ hãi, con vật sống nơi rừng rậm ấy bị trói buộc bởi lòng tham vị, nay đã đi đến cảnh ngộ như thế này!

Thật vậy, không có gì ác độc hơn là lòng tham vị ở đời.

Rồi với bài kệ, Vua thuyết pháp:

Không gì ác hại hơn

Truyền thuyết nói là vậy,

Ở nhà hay với bạn,

San gia da với vị

Chinh phục con nai gió

Chỉ nương tựa núi rừng.

Sau khi nói vậy, Vua liền thả con nai ấy về rừng.

Bậc Ðạo Sư nói: Này các Tỳ Kheo, người kỹ nữ có nhan sắc ấy không phải chỉ nay mới trói buộc vị ấy với lòng tham vị, và chinh phục vị ấy, nhưng trong thời quá khứ cũng đã làm như vậy.

Sau khi thuyết pháp thoại này, Thế Tôn kết hợp hai câu chuyện với nhau, rồi kết luận với sự nhận diện tiền thân như sau: Thời ấy, Sanjaya là người kỹ nữ có nhan sắc, con nai gió là Cullapindapatika, còn Vua Ba La Nại là ta vậy.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần