Phật Thuyết Kinh Diệu Tý Bồ Tát Sở Vấn - Phần Mười Ba - Nói Về Tám Pháp
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Pháp Thiên, Đời Tống
PHẬT THUYẾT
KINH DIỆU TÝ BỒ TÁT SỞ VẤN
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Pháp Thiên, Đời Tống
PHẦN MƯỜI BA
NÓI VỀ TÁM PHÁP
Lại nữa, pháp thành tựu gồm chung có tám loại là:
1. Pháp thành chân ngôn.
2. Pháp thành trường niên sống lâu.
3. Pháp dược thành tựu thành tựu thuốc men.
4. Pháp xuất phục tàng lấy kho tàng.
5. Pháp vào cung Tu La.
6. Pháp hợp thành vàng luyện Kim.
7. Pháp đất thành vàng chỉ đá hóa vàng.
8. Pháp thành vô giá bảo báu vô giá.
Tám pháp này nói làm ba Phẩm.
Ba Pháp: Thành chân ngôn, Thành Trường Niên, vào cung Tu La là Thượng Phẩm.
Ba Pháp: Thành Vô Giá Bảo, Xuất Phục Tàng, Thổ Thành Kim là Trung Phẩm.
Hai Pháp: Hợp Thành Kim, Dược Thành Tựu là Hạ Phẩm.
Nếu lại hữu tình có trí tuệ hơn người và có uy đức cũng lại thích tu pháp đại.
Thừa. Người như vậy có thể cầu Thượng Phẩm.
Nếu lại có hữu tình, tuy tu hành đã đủ nhưng chưa ngừng dứt tham dục thì có thể cầu Trung Phẩm.
Nếu lại có hữu tình, vì còn ngu si thì có thể cầu Hạ Phẩm.
Các người có hạnh, cho dù chịu đủ sự nghèo khổ, thường chẳng được đầy đủ cũng nên cầu Trung Phẩm, chẳng nên cầu Hạ Phẩm.
Nếu muốn được mọi loại thành tựu của tám pháp, cần phải tu phước để làm tư trì giữ gìn của cải.
Nếu người có phước cầu khoái lạc của người, Trời với tất cả ái lạc: Sống lâu, mạnh khỏe, uy lực, đặc tôn, đoan chính, thông minh… thì pháp đều thành tựu.
Nếu có hành nhân chẳng vương vấn vào niềm vui của thế gian. Yêu thích tu hành, đối với Tam Bảo thường luôn ghi khắc trong tâm, thường tu trì đủ pháp tắc chân ngôn, lại nơi sự niệm tụng chẳng bị gián đoạn. Người như vậy ắt hay thành tựu, trừ diệt tội chướng và giải thoát các khổ.
Nếu lại hay ở đời hiện tại và đời vị lai thành các khoái lạc nhưng chỉ nhớ uy lực của chân ngôn do Đức Phật nói, tức không có pháp khác. Ví như Trời giáng lửa gây họa, giáng mưa đá hay làm hại cây cỏ thì không có thứ gì có thể tránh được. Uy lực của chân ngôn hay đập tan khổ não với các tội chướng cũng lại như vậy.
Lại như Kiếp Thụ Kalpa vṛkṣa: Cây Ước Nguyện hay mãn tất cả ước nguyện của hữu tình. Lực của chân ngôn hay ban cho hữu tình tất cả Tất Địa cùng với sự giàu có, sắc đẹp, sức khỏe, sống lâu… cũng lại như vậy.
Lại nữa, Bồ Tát quán sát các hữu tình, hoặc vướng nạn Vua chúa, hoặc nạn nước lửa cho đến nạn trộm cướp, kiếp sát…tất cả sự khổ não sợ hãi vây bủa thân tâm… đối với điều này, Bồ Tát liền tự biến thân thành mọi loại sắc tướng của chân ngôn Chủ cứu tế hữu tình khiến được giải thoát.
Lại nữa, có hữu tình ở tại nhà yêu dính cảnh màu nhiệm diệu cảnh. Đối với chân ngôn pháp và nghi quỹ, tuy hàng ngày có trì tụng nhưng chưa được tinh tiến mạnh mẽ sắc bén, theo thời gian lâu dần mới thành đủ số của tiên hành pháp hành lúc đầu.
Đủ Tiên Hành rồi hoặc nghiệm trước mắt. Liền ở lúc đấy mới xa lìa năm dục, đủ giới thanh tịnh, đi vào Tĩnh Thất, liền tụng chân ngôn mãn một Lạc Xoa. Sau đó chẳng lâu liền được Tất Địa đã ưa thích.
Lại nữa, hành nhân vào lúc trì tụng, hoặc lúc Tất Địa. Vào Man Noa La, gần gũi các Thánh Hiền, đã tu pháp yếu này cần phải thanh tịnh.
Phép tắm rửa: Trước hết dùng nước sạch hòa đều với đất sạch rồi xoa khắp thân thể. Sau đó bước vào trong nước lớn ao, hồ… tùy ý tắm rửa.
Rửa sạch tay chân xong. Hoặc hướng mặt về phương Đông hay phương Tây, ngồi xổm Tông Cứ Tọa làm pháp Hộ Thân. Liền dùng tay phải lấy nước rưới vảy lên thân thể, chẳng để cho nước phát ra tiếng động. Lại dùng tay phải lấy một bụm nước chứa trong lòng bàn tay, nước trong lòng bàn tay chẳng được nổi bọt.
Tụng chân ngôn, Chú vào nước trong lòng bàn tay ba lần rồi hớp ba hớp, cũng đừng để phát ra tiếng động. Sau đó dùng nước, đưa ngón cái chùi hai bên miệng và rải trên thân dùng để Hộ Thân. Sau đó, đột nhiên biết trong răng có cặn dư lại dùng tay chạm vào, hoặc liền ho hắng nhổ ra, hoặc biết ợ hơi lên. Tức nên như trước, Chú vào nước, hớp nước, chùi miệng, xúc miệng.
Tắm rửa xong, liền vào Tịnh Thất. Từ đây về sau chẳng được nói chuyện với người khác, chỉ trừ trợ bạn. Ngoài ra dù là nam nữ, tại gia hay xuất gia, kẻ ngoại đạo, bậc Sa Môn, người có Tịnh Hạnh, đồng nam, đồng nữ hoặc người lớn tuổi cho đến người chẳng phải nam… các người như thế, chẳng được tiếp xúc và nói chuyện.
Nếu đã tiếp xúc, lại nên như trước: Tắm rửa, lau miệng, xúc miệng.
Nếu có hành nhân thường vui thanh tịnh, tắm rửa thân thể, vui trì tụng và thương xót tất cả hữu tình. Cũng chẳng nên đối với việc tha lợi lợi của người khác mà nuôi tâm tham ái. Đi khất thực, tự an trụ, tu hạnh chân ngôn. Người như vậy tự nhiên đắc được Diệu Đà La Ni.
Lại nữa, hành nhân nếu cầu Tất Địa. Vào lúc niệm tụng, hoặc có người đến dâng cho quần áo đẹp, vàng bạc, châu báu, ngựa xe trang nghiêm, dầu thơm, hương đốt cho đến thức ăn uống với tất cả nhạc cụ, hoặc nhiều hoặc ít đều chẳng nên nhận.
Lại nữa, hành nhân vào lúc cầu thành tựu. Phàm khi đại tiểu tiện xong, mỗi mỗi đều nên y theo pháp, dùng đất nước cọ rửa nhiều lần để cầu thanh tịnh. Nếu nhịn ăn thì tốt nhất vì tránh được sự húc uế xông lên các Hiền Thánh.
Lại nữa, hành nhân đang cầu thành tựu, lại do vì có tội chướng mà chẳng được Tất Địa hiện tiền. Liền nên trước hết tụng niệm nhiều lần, bày tỏ sám hối.
Ví như sức nóng của mùa hè, gió lay các cây. Do gỗ cọ sát nhau nên bén lửa cháy, chẳng thêm công cụ, tự nhiên đốt cây cỏ. Nếu các hành nhân dùng gió tinh tiến lay cây tịnh giới, sinh lửa niệm tụng, thiêu đốt các tội…cũng lại như vậy.
Lại như mùa Đông, tuyết tự ngưng kết. Vì Mặt Trời chiếu soi nên tuyết tự tiêu tan. Hành nhân dùng Mặt Trời giới thanh tịnh phóng tỏa ánh sáng thì tuyết tội liền tiêu hết…cũng lại như vậy.
Lại nếu hành nhân, trong ngoài đã gom chứa nghiệp đen, đột nhiên theo lửa tuệ châm đốt đèn niệm tụng thì hào quang uy lực của sự sáng minh đẩy hết các nghiệp đen tối.
Lại nữa, hành nhân trì tụng tu hành cho đến Hộ Ma. Do chẳng được Tất Địa, nên đem bùn thơm hòa với cát sạch. Hoặc ở bên bờ sông, hoặc bên ao suối, chọn lựa Thắng Xứ, ấn tạo thành Tháp, đủ một Lạc Xoa cái Tháp tưởng đồng với Tháp Xá Lợi của Như Lai.
Dùng tâm cung kính cho nên tất cả tội chướng đã tạo tác từ vô thủy đến nay đều được tiêu diệt. Tức ở đời này, chân ngôn Tất Địa mong cầu, quyết định hiện ra trước mắt.
Lại nữa, người trì tụng cầu tất địa, dùng sự trì giới làm căn bản. Sao đó vận tâm bồ đề phát tinh tiến dũng thí, chính cần lực, trì tụng chân ngôn chẳng trễ lui, đối với Phật Bồ Tát sinh cung kính gấp bội. Ví như vị Chuyển Luân Vương có đủ bảy báu mới cai trị đất nước được yên ổn.
Người hành trì tụng phụng giới thanh tịnh cho đến đối với Chư Phật Bồ Tát sinh cung tín. Nếu đủ điều này mới trừ diệt tội chướng, sẽ được Tất Địa.
Lại nữa hành nhân tu pháp Tiên Hành, dùng nhiều để được hơn, trì tụng đủ số, sau đó làm Hộ Ma. Dùng Hộ Ma liền được Bản Tôn vui vẻ. Chính vì thế cho nên hành nhân đối với việc mong cầu liền được thành tựu Ý Lạc.
Nếu lại có hành nhân làm Pháp Nhiếp Hỷ Nhân, ý có nơi vui thích cho đến cực xa cả một trăm do tuần, từ ấy trở đi đều là Dược Xoa Nữ. Như lại có người muốn thành tựu Dược Xoa Nữ, giả sử được Tất Địa thì chẳng phải thù thắng. Ví như người đời khoe mình bán nữ sắc cho người hành dục.
Dược Xoa Nữ ấy cũng lại như thế, biến ở thân hình đến chỗ hành nhân, phụng sự cung cấp, tất cả chẳng trái ngược, vốn chẳng phải vì tình ái mà chỉ vì sở nhiếp của sức chân ngôn. Tuy cùng ở chung, không làm điều trái ngược. Xong tâm ác hằng còn, thường rình xem chỗ yếu của người đó, tìm được lỗi lầm liền gây tổn hại.
Chỉ có kẻ ngu si, vì dâm dục mới cầu Tất Địa này. Chẳng những tự phạm vào lỗi của tà hạnh mà bên trên còn trái ngược với bốn tâm đại nguyện của Chư Phật Bồ Tát, Bích Chi, Thanh Văn, tất cả Thánh Hiền. Do đó người có trí chẳng làm việc lỗi lầm ấy.
Hết thảy tất cả Trời, Người, A tu la, Dạ Xoa, Rồng, Càn Đạt Bà cho đến Bộ Đa với các loài quỷ vì tin trọng Đức Phật mà làm điều lợi ích. Ở trước Đức Thế Tôn tự nói Bản Minh cầu xin Đức Phật chứng hứa. Đức Phật dùng bi nguyện nhiếp thọ tất cả.
Lại nữa, Đức Thế Tôn vì tất cả hữu tình ở đời vị lai không có chủ, không có nơi nương tựa mà phân biệt giải nói tu hạnh chân ngôn tức được quả của ba phẩm thượng, trung, hạ.
Quả Thượng Phẩm là: Được thần thông, vào hang A tu la, ẩn thân tự tại và biến thân làm chồng, chủ của Dược Xoa Nữ. Hoặc thành thuốc Thánh, hoặc liền biến thân thành hàng Mật Tích, hoặc làm chủ của nước quỷ, hoặc hiện tướng phẫn nộ giáng phục các quỷ thần với tất cả hàng Tú Diệu.
Trung Phẩm là: Cầu sống lâu, hoặc cầu được yêu trọng, hoặc cầu địa vị cao quý, hoặc cầu giàu có.
Hạ Phẩm là: Dùng uy lực của pháp với lực của Chú. Thuốc trị bệnh do hàng Trời, Rồng, Dạ Xoa, tất cả Bộ Đa, loài Tiềm Hành Quỷ, Tác Chấp Mỵ tạo ra. Hoặc dùng chú lực trị tất cả độc, hoặc cấm, hoặc bắt trói tất cả loài có độc, hoặc trừ tất cả bệnh vướng chất độc của thuốc.
Lại nữa, Đức Phật có nói: Ở các thế gian có vô lượng loài rắn, trùng có độc hay không có độc.
Nói lược thì tổng cộng có bốn loài là:
Một răng nanh.
Hai răng nanh.
Ba răng nanh.
Bốn răng nanh. Ở bốn loài này chia làm tám mươi loại. Bên trong có hai mươi loại ngóc đầu lên mà đi.
Sáu loại khi đứng lại thì quấn quanh thân.
Mười hai loại tuy có kim châm nhưng không có độc.
Mười ba loại là Vua của loài rắn. Ngoài ra, bên ngoài có loại nửa trùng nửa rắn.
Lại loài trùng có độc, ấy là: Con cóc, con nhện với Ngu Đà… loài như vậy, số lượng còn nhiều.
Xong nhóm có độc của loài trùng này chỉ có sáu loại.
1. Phân độc: Phân của nó dính vào người tức liền phát độc.
2. Nước tiểu độc: Nước tiểu của nó dính vào người tức liền phát độc.
3. Xúc độc: Tùy chạm vào thân người tức liền phát độc.
4. Nước rãi độc: Người bị thấm nước rãi của nó tức liền phát độc.
5. Mắt độc: Mắt của nó nhìn vào người tức liền phát độc.
6. Răng nanh độc: Tùy chỗ bị cắn tức liền phát độc.
Lúc trước đã nói về rắn có chất độc nhiều ít.
Loài một răng nanh cắn vào sẽ lưu lại một dấu răng. Loài này có ít độc, tên gọi là thương vết thương, bị thương.
Loài hai răng nanh cắn vào sẽ lưu lại hai dấu răng có máu chảy ra, tên gọi là huyết ô máu dơ.
Loài ba răng nanh cắn vào sẽ lưu lại ba dấu răng gây thương tích rất nặng, tên gọi là tổn hao mất, hư hại.
Ba loài này tuy có độc, nhưng có thể cứu.
Loài bốn răng nanh cắn vào sẽ lưu lại bốn dấu răng, bệnh độc lan khắp thân, quyết định chạy đến chết, tên gọi là mệnh chung.
Loài thứ tư này, hoặc nương vào pháp lực mới có thể cứu được.
Xong các độc bị trúng. Nếu dùng thuốc cứu chẳng thể bằng lực của chân ngôn.
Tại sao thế?
Ví như lửa cháy cực mạnh, nếu gặp nước lớn thì lửa liền tắt. Lữc của đại chân ngôn nhiếp loài độc ấy cũng lại như vậy. Các bậc trí khéo biết mọi loại độc như vậy. Thường thời trì tụng đại uy chân ngôn sẽ cùng đùa chơi với độc không có sợ hãi.
Tại sao vậy?
Ví như Sư Tử đùa giỡn với loài bò cũng lại như thế.
Lại nữa có Thiên Mỵ Deva Grahā, A Tu La Mỵ Asura Grahā, Dược Xoa Mỵ Yakṣa Grahā, Long Mỵ Nāga Grahā, Càn Đạt Bà Mỵ Gandharva Grahā, Ngạ Quỷ Mỵ Preta Grahā, cho đến mọi loài Mỵ Grahā của hàng Tỳ Xá Già Piśāca… hoặc cầu tế tự, hoặc đến trêu ghẹo đùa giỡn, hoặc muốn giết hại.
Dùng các điều như vậy du hành thế gian, thường ăn máu thịt, rình kiếm lỗi của người, hoặc lại nhân lúc giận dữ mà cột trói hữu tình, hoặc nhân lúc đói khát mà nhiễu loạn hữu tình.
Hoặc khiến cho tâm bị loạn, hoặc ca, hoặc múa, hoặc vui, hoặc buồn, hoặc liền sầu não, hoặc liền nói năng lung tung. Gây mọi loại dị tướng khiến cho người cười quái dị. Liền dùng Kim Cương Kiếm Vajra Adi hoặc chân ngôn của hàng Cam Lộ Phẫn Nộ Kim Cương Amṛta krodha vajra trị tức được trừ khỏi.
Lại nên dự trù, cần biết tính của các loài Mỵ của hàng ấy với pháp trị liệu thì mới có thể làm việc tồi phục mà không có sợ hãi. Có điều dùng chân ngôn do Chư Phật Bồ Tát đã nói để gia lâm thêm vào.
Tại sao thế?
Vì không có lực chân ngôn của Chư Thiên nào có thể phá được lực chân ngôn của hàng Phật Bồ Tát.
Lại nữa, nay tôi liền nói về pháp diệt tội. Nếu có hành nhân muốn tu pháp này, nên tìm cầu nơi u thâm thanh tịng sát cạnh sông.
Dùng bùn thơm hòa với cát tạo nơi Chế Để Caitye: Thánh Điện, Tháp thờ trong đó đặt Diệu Kệ của Pháp Thân Dharma kāya thì hàng Phạm Thiên với tất cả Trời, Dược Xoa, Trì Minh Đại Tiên Vidyadhāra Mahā ṛṣi cho đến hàng Ca Lâu La, Càn Đạt Bà, Bộ Đa…nhìn thấy liền cung kính lễ bái.
Tất cả chắp tay nói rằng: Thật hiếm có! Thật hiếm có! Bậc đại từ bi có lòng thương xót tất cả hàng hữu tình không có nơi nương tựa, không có chỗ cư trú mà làm việc này.
Hiếm có thay! Hiếm có thay! Người hành vi diệu, thương xót hữu tình mà làm việc như vậy.
Do uy lực của Pháp cho nên các hàng Trời ấy nhìn thấy hành nhân, tay cầm chày Đại Kim Cương tỏa ánh sáng rực rỡ. Hoặc nhìn thấy tay cầm chày sắt kiên cố. Hoặc thấy tay cầm bánh xe to lớn mạnh mẽ sắc bén mãnh lợi đại luân. Hoặc thấy tay cầm sợi dây Bất Không Amogha pāśa.
Hoặc thấy tay cầm Đại Xoa Tam Cổ. Hoặc thấy tay cầm cây Bổng, hoặc Nhất Cổ Xoa, hoặc thấy tay cầm đủ mọi loại khí trượng đặc biệt đáng sợ, hoặc thấy tướng mặt đoan nghiêm thù đặc, phàm có ai nhìn thấy đều vui vẻ yêu thích.
Các hàng Trời ấy cho đến hàng Bộ Đa Bhūta đều nói rằng: Chúng tôi quy mệnh Tôn Giả. Chẳng bao lâu Ngài sẽ là Trì Minh Đại Tiên cho đến thấp hơn cũng là bậc phú quý.
Nếu có tu hành chính pháp như vậy thì người ấy mau diệt được tội chướng, chẳng nhận đại khổ, ở thế gian có uy diệu như Mặt Trời xuất hiện. Chúng tôi hộ trì hành nhân như vậy, chẳng để cho tâm bị nhiễu loạn cho đến sẽ được thành tựu như ý.
Các hàng Phạm Thiên nói lời này xong đều rất vui vẻ, cúi đầu lễ dưới chân rồi nương theo Bản Tòa lui tán ra đi.
Bấy giờ Kim Cương Thủ Bồ Tát bảo Diệu Tý Bồ Tát rằng: Này Diệu Tý! Nay Tôi đã nói, ông đã nghe xong. Ông có thể ở thế gian mà lưu truyền cứu độ.
Thời Diệu Tý Bồ Tát bẩm thụ phụng hành, đỉnh lễ rồi lui ra. Liền ở thế gian rộng vì hữu tình lưu truyền diễn nói.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Bốc Chiêm Nữ
Phật Thuyết Kinh Thiện Pháp Phương Tiện đà La Ni
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh đương Thành Học Lực - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Thiện Giới - Phẩm Hai Mươi Bốn - Phẩm Như Pháp Trụ Sanh Bồ đề địa - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Bốn - Kinh Phật Thuyết Như Vậy - Chương Hai - Hai Pháp - Phẩm Một
Phật Thuyết Kinh Diệu Pháp Liên Hoa - Phẩm Năm - Phẩm Dược Thảo Dụ