Phật Thuyết Kinh Diệu Tý Bồ Tát Sở Vấn - Phần Mười Hai - Phân Biệt Các Bộ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Pháp Thiên, Đời Tống
PHẬT THUYẾT
KINH DIỆU TÝ BỒ TÁT SỞ VẤN
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Pháp Thiên, Đời Tống
PHẦN MƯỜI HAI
PHÂN BIỆT CÁC BỘ
Lại nữa, nay Tôi ở Trì Minh Tạng Vidyadhāra garbha phật biệt hàng Phật Bồ Tát cho đến các chân ngôn, Ấn Khế của các Bộ đã nói.
Đức Như Lai lại nói ba Câu Đê năm Lạc Xoa chân ngôn kèm với Danh Tự của Minh Chủ, nên gọi là Trì Minh Tạng.
Tiếp, Quán Tự Tại Bồ Tát cũng nói ba Câu Đê năm Lạc Xoa chân ngôn với chân ngôn Chủ của Bộ này tên là Mã Thủ Hayagrīva: Mã Đầu cũng nói Danh Tự, mọi loại Man Noa La của Tự Bộ.
Lại có bảy chân ngôn Chủ, mỗi một chân ngôn Chủ này đều có mười hai cánh tay, hoặc sáu cánh tay, hoặc bốn cánh tay, cầm sợi dây Bất Không Amogha pāśa biến hiện tùy ý. Hoặc có bốn mặt, đầu đội mão báu, trang nghiêm bằng báu Như Ý, ánh sáng chiếu rực rỡ như mặt trời soi chiếu thế gian. chân ngôn Chủ của nhóm này đều gọi là Man Noa La Sở Quán của Mã Thủ.
Lại có tám Minh Phi Vidya rāñji tên là: Mục Tinh Tārā, Diệu Bạch Suśveta, Quân Bạch Pāṇḍara vāsinī: Bạch Xứ, Quán Vilokini: Quán Thế, Nhất Kế Eka Jaṭa, Kim Nhan Suvarṇa mukha, Danh Xưng Yaśa, Bật Sô Câu Đê Bhṛkuṭī. Nhóm này đều là Minh Phi của Liên Hoa Bộ.
Bản khác thì ghi tám vị Minh Phi là: Tārā, Śvetarkya, Pāṇḍaravāsini, Vilokani, Gauri, Yaśamati, Yaśodhara, Bhṛkuṭi.
Lại nói bảy Câu Đê chân ngôn, mọi loại Man Noa La Maṇḍala: Đàn Trường với các tay Ấn để lợi ích cho tất cả chúng sinh bần cùng và giáng phục tất cả loài Quỷ Tiềm Hành làm một cách âm thầm gây chướng. Lại có mười bảy Chân Ngôn Chủ và sáu mươi bốn Quyến Thuộc.
Lại có tám Đại Minh Vương Mahā vidyarāja.
Lại có các Đại Phẫn Nộ Minh Vương Mahā krodha Vidyarāja, Cam Lộ Quân Noa Lợi Minh Vương Amṛta Kuṇḍali Vidyarāja, Tối Thắng Minh Vương Vijaya Vidyarāja, Đại Uy Đức Minh Vương Yamāntaka Vidyarāja.
Bộ này của Tôi Kim Cương Thủ tên là Quảng Đại Kim Cương Tộc, nói tám Lạc Xoa chân ngôn.
Lại có vị Đại Thần Mahā devatā tên là Bán Chi Ca Pañcika nói hai mươi ngàn chân ngôn. Vị Thần này có vợ Phi tên là Di Ca La Mikara nói mười ngàn chân ngôn đều là Bán Chi Ca Bộ Pañcika kulāya.
Lại có vị Đại Thần tên là Ma Ni Bạt Đà La Maṇi bhadra: Bảo Hiền nói một Lạc Xoa chân ngôn. Lại có Tài Chủ Dhānapati nói ba Lạc Xoa chân ngôn đều là Ma Ni Bộ Maṇi kulāya.
Lại có tất cả Trời, Rồng, A Tu La… các vị tin Phật liền ở trước mặt Đức Phật nói vô lượng chân ngôn. Nhóm này tán nhập vào các Bộ.
Hoặc nhập vào Đại Kim Cương Bộ Mahā vajra kulāya của Tôi, hoặc nhập vào Đại Liên Hoa Bộ Mahāpadma kulāya, hoặc nhập vào A Súc Tỳ dã Bộ Akṣobhya kulāya: Bất Động Bộ hoặc nhập vào Bán Chi Ca Bộ, hoặc nhập vào Ma Ni Bộ.
Như trên đã nói về giáo của mọi loại chân ngôn. Ở trong năm Bộ này, các người hữu hạnh đều có thể tu hành.
Lại nói về Sở Thuyết của Đức Thế Tôn có Nội Thắng Tối Thượng Bảo.
Tiếp lại ở đây tuôn ra cứu cánh Pháp Bảo, từ đây chuyển sinh tám Đại Trượng Phu Bất Thoái Chúng Bảo. Ba báu như vậy ở trong ba cõi Tam Giới làm ruộng phước to lớn tối tôn tối thắng. Chính vì thế cho nên hành nhân muốn được diệt tội sinh phước với Bản Tôn hiện tiền, mau thành Tất Địa thì lúc niệm tụng, trước tiên quy mệnh ba báu như vậy.
Hoặc nếu có trì tụng chân ngôn trong Kim Cương Bộ của tôi, trước tiên nên quy mệnh Tam Bảo, tiếp lại xưng tán: Na Mô Thất Chiến Noa, Bạt chiết la bá noa duệ, ma ha dược xoa tế na bát đá duệ.
NAMO RATNA TRAYĀYA.
Quy mệnh Tam Bảo.
NAMAḤ ŚCAṆḌA VAJRAPĀṆAYE MAHĀ YAKṢA SENAPATĀYE.
Kính lễ Bạo Nộ Kim Cương Thủ Đại Dược Xoa Quân Chủ Đẳng.
Sau đó, liền tụng chân ngôn. Đối với Liên Hoa Bộ, Bán Chi Ca Bộ, Ma Ni Bộ cũng vậy.
Lại nữa, người hành trì tụng vào lúc trì tụng. Trước tiên quy mệnh Tam Bảo, tiếp lại quy mệnh Bản Bộ Minh Chủ, xong có thể trì tụng Bản Tu chân ngôn.
Nếu hành nhân này chẳng tin Phật lại chỉ tin vào pháp của hàng Bích Chi Pratyeka Buddha, Thanh Văn Śravaka thì niềm tin đã chẳng đủ, với lại bên trong thường ôm ấp sự ganh ghét đố kỵ nên chẳng được cầm giữ Đại Bát Chiết La Mahāvajra: Chày Kim Cương do giáo của tôi đã nói.
Lại có Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di dùng tà kiến chê bai giáo diệu chân ngôn của Đại Thừa, nói đấy chẳng phải là Chính Thuyết mà là Sở Thuyết của Ma. Tôi nói người này là kẻ đại ngu si.
Lại nói Tôi, Đại Kim Cương Thủ chỉ là loài Dạ Xoa Yakṣa chẳng phải là bản tông chân thật nên chẳng tín lễ, cho đến chẳng tín lễ các Đại Bồ Tát. Nếu hoặc có kẻ trì tụng diệu chân ngôn của tôi, chẳng bao lâu tự gặt lấy sự tổn hại.
Tại sao thế?
Đúng ra hàng Phật Bồ Tát không hề khởi tâm ác gây não hại cho hữu tình. Xong tất cả quyến thuộc, các hàng quỷ thần ở trong duyên bộ nhìn thấy kẻ ngu si này cầm Đại Bạt Chiết La chày Kim Cương thuộc Kim Cương Tộc của tôi, kèm trì tụng diệu chân ngôn thuộc giáo của tôi thì các quyến thuộc ấy liền dùng mắt giận dữ nhìn cho đến phá hoại thân mệnh.
Nếu có hành nhân trong bốn chúng tu hành. Lúc bình thường, đọc tụng giáo của Đại Thừa Phương Quảng. Lại hay vì các hữu tình phân biệt giải nói, đủ đại tinh tiến chuyển bánh xe bất thoái, một lòng hướng đến vô thượng bồ đề. Nên biết người này trì tụng giáo của tôi, ắt quyết định mau được thành tựu ý lạc niềm vui của ý.
Lại nữa, lúc trước tôi đã nói về giáo của mọi loại chân ngôn của hàng Phật Bồ Tát. Ông nên chuyên tâm tin nhận, đừng sinh tâm nghi ngờ. Nay tôi lại vì ông mà nói về giáo chân ngôn của thế gian xuất thế gian, ngoại đạo với Thiên Ma, Phạm Thiên… ông nên lắng nghe.
Đại Tự Tại Thiên Maheśvara nói mười Câu Đê chân ngôn.
Na La Diên Thiên Nārāyaṇa nói ba mươi ngàn chân ngôn.
Đại Phong Thiên Mahā vāyu Deva nói sáu mươi ngàn chân ngôn.
Nhật Thiên āditya Deva nói hai Lạc Xoa chân ngôn.
Đế Thích Thiên Chúng Indrāya nói mười tám ngàn chân ngôn.
Tán Ni Ca Śaṇḍika nói tám ngàn chân ngôn.
Hỏa Thiên Agni Deva nói ba ngàn bảy trăm Chân Ngôn.
Câu Vĩ La Kubera nói ba ngàn chân ngôn.
Các Long Vương Nāga Rāja nói năm ngàn chân ngôn.
Các Quỷ Vương nói mười hai ngàn chân ngôn.
Hộ Thế Tứ Đại Thiên Vương Catur mahā rājika Deva nói bốn Lạc Xoa chân ngôn.
Đao Lợi Thiên Chủ Trāyastriṃśa Devādhipati nói hai Lạc Xoa chân ngôn.
Hàng Thiên như vậy, mỗi mỗi đều nói mọi loại chân ngôn, Ấn Khế và Nghi Quỹ của Man Noa La, có thể y theo pháp thọ trì. Nếu trái ngược bản giáo thì chẳng những chân ngôn không được thành tựu mà lại tự rước lấy tội lỗi vậy.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Như Lai Trang Nghiêm Trí Tuệ Quang Minh Nhập Nhất Thiết Phật Cảnh Giới - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Diệu Cát Tường Bình đẳng Tối Thượng Quán Môn đại Giáo Vương - Phần Mười Năm
Phật Thuyết Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật - Phần Chín - nhất Tướng Vô Tướng
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Anh Lạc Hiện Tại Báo - Phẩm Hai - Phẩm Nói Về Pháp Thức định
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Sáu - Phẩm Quán Thiên Dạ Ma Thiên - Tập Năm Mươi Bốn