Phật Thuyết Kinh Duyên Sinh Sơ Thắng Phần Pháp Bản - Phần Năm

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:04 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Xà Na Quật Đa, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Đạt Ma Cấp Đa, Đời Tùy

PHẬT THUYẾT

KINH DUYÊN SINH SƠ

THẮNG PHẦN PHÁP BẢN

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Xà Na Quật Đa, Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Đạt Ma Cấp Đa, Đời Tùy  

PHẦN NĂM  

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Thế nào là tướng vi diệu?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Đối với giải thoát, nếu thấy vô tội, thanh tịnh, an lạc thì đó là tướng vi diệu.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Thế nào là tướng xuất?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Đối với giải thoát, nếu thấy ra khỏi vô thường, thì đó là tướng xuất.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Nếu bốn thứ ấy dùng làm tướng đạo thì trong đó cái gì là tướng đạo?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Đối với đạo ấy, nếu thấy chỗ nhận thức tương ưng và không điên đảo thì đó là tướng đạo.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Thế nào là tướng như?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Đối với đạo ấy, nếu thấy được pháp xuất thế vô lậu, thì đó là tướng như.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Thế nào là tướng dấu vết?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Đối với Thánh đạo nếu thấy được hành ở nơi thuận hành thì đó là tướng dấu vết.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Thế nào là tướng thừa?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Đối với đạo ấy, nếu thấy được chỗ vô thượng thì đó là tướng thừa.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Do đâu chỉ có bốn Thánh Đế?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Cùng nhân quả nhiễm tịnh đều thâu tóm. Cùng nhân quả là nhiễm tức nhân quả cùng nhiễm, tịnh tức nhân quả cùng tịnh, nên gọi là cùng.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Các đế như khổ… do đâu lần lượt nói đế?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Bệnh là do thoát dược là pháp tương tợ. Bênh nghĩa là khổ. Do nghĩa là tập. Thoát nghĩa là diệt. Dược nghĩa là đạo.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Bốn Thánh Đế này là chứng đắc cùng một lúc hay là chứng đắc theo thứ tự?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Có đạo lý nên chứng đắc trong một lúc. Có đạo lý nên chứng đắc theo thứ lớp. Đạo lý cũng gọi là nhân duyên, cũng gọi là phương tiện.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Nếu chứng đắc trong một lúc thì đạo lý ấy là gì?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Bên trong tự nhận biết cảnh giới của chân trí nơi đế, duyên dựa chẳng phải là nghĩa an lập, do duyên dựa chung nên chứng đắc trong một lúc.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Còn những đạo lý nào chứng đắc theo thứ tự?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Người đã có trí tu trị và trí hậu đắc nên nơi tự tướng, nhân quả đã quán sát tướng ấy, vì chẳng phải là duyên vào nhau nên chứng đắc theo thứ lớp.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Nay Đức Thế Tôn đã nói bốn Thánh Đế rồi, vì sao lại nói hai đế là thế đế và tối thắng nghĩa đế?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Đối với bốn Thánh Đế ấy, nếu là cảnh giới của trí pháp trụ thì đó là Thế Đế. Còn nếu bên trong tự có cảnh giới của trí tối thắng nghĩa, chẳng phải là cảnh giới của trí an lập, thì đó là tối thắng nghĩa đế. Nên thấy như vậy.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Nếu bốn Thánh Đế chẳng phải là Thánh, cũng là đế nơi Thánh cũng là đế, thì vì sao lấy Thánh gọi về đế ấy.

Vì Thánh Đế là do Đức Thế Tôn đã giảng nói?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Tuy chẳng phải là Thánh, nhưng cũng ở trong pháp thể của đế ấy, không trí mà tin. Còn Bậc Thánh, đối với thể của pháp ấy thì tin bằng trí tuệ. Vì ý nghĩa đó, cho nên đây gọi là Thánh Đế. Nên thấy như vậy.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Chẳng phải là thiểu phần mà là trí pháp giới vô lượng, thì duyên vin như thế nào, chủng tướng nào, tạo nghiệp gì?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Cũng là bốn Thánh Đế dùng làm chỗ duyên vào, tướng đế thanh tịnh là tướng, tất cả thứ nhập đế là tướng, cùng với hết thảy chúng sinh tạo tất cả nghĩa lợi làm tướng.

Lại thiểu phần trí pháp giới là Thanh Văn, không trái với nghĩa lợi của chúng sinh, không hiện tiền là tướng. Duyên giác trái với nghĩa lợi của chúng sinh làm tướng.

Lại trí pháp giới vô lượng là xa lìa tạo nghiệp, nghĩa là xa lìa tất cả phiền não chướng và sở tri chướng, cùng với chỗ nương tựa tạo nghiệp. Tức là cùng đạt được Nhất thiết chủng biến trí pháp giới thanh tịnh, làm chỗ nương tựa, che chở cứu giúp làm nghiệp. Nghĩa là che chở cứu giúp tất cả các chúng sinh… các nơi chốn bức não.

Này Tỳ Kheo! Đó là sự đối trị thù thắng của vô minh.

Các Tỳ Kheo tán thán: Hay thay! Thưa Đại Đức! Các Tỳ Kheo ấy nghe lời Đức Thế Tôn Giảng dạy đều vui mừng im lăng, tâm rất thích thú, hoan hỷ.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần