Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - ðại Kinh Phương Quảng - Phần Mười Một - Pháp Thọ Hành

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TRUNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

ÐẠI KINH PHƯƠNG QUẢNG PHẦN MƯỜI MỘT

PHÁP THỌ HÀNH  

Này Hiền Giả, những pháp thọ hành Ayusankhara này là những pháp được cảm thọ Vedaniya này, hay những pháp thọ hành này khác với những pháp được cảm thọ này?

Này Hiền Giả, những pháp thọ hành này không phải là những pháp được cảm thọ này.

Này Hiền Giả, nếu những pháp thọ hành này là những pháp được cảm thọ này thì không thể nêu rõ sự xuất khởi của vị Tỳ Kheo đã thành tựu diệt thọ tưởng định.

Này Hiền Giả, vì rằng những pháp thọ hành khác, những pháp được cảm thọ khác nên có thể nêu rõ sự xuất khởi của vị Tỳ Kheo đã thành tựu diệt thọ tưởng định.

Này Hiền Giả, đối với thân này, khi nào có bao nhiêu pháp được từ bỏ, thì thân này được nằm xuống, quăng đi, vất bỏ, như một khúc gỗ vô tri?

Này Hiền Giả, đối với thân này, khi nào ba pháp được từ bỏ: Tuổi thọ, hơi nóng và thức, thì thân này nằm xuống, được quăng đi, vất bỏ, như một khúc gỗ vô tri.

Này Hiền Giả, có sự sai khác gì giữa vật chết, mạng chung này với vị Tỳ Kheo thành tựu diệt thọ tưởng định?

Này Hiền Giả, vật chết, mạng chung này, thân hành của nó chấm dứt, dừng lại, khẩu hành chấm dứt, dừng lại, tâm hành chấm dứt, dừng lại, tuổi thọ diệt tận, hơi nóng tiêu diệt, các căn bị bại hoại.

Còn vị Tỳ Kheo thành tựu diệt thọ tưởng định, thì thân hành của vị này được chấm dứt, được dừng lại, khẩu hành được chấm dứt, được dừng lại, tâm hành được chấm dứt, được dừng lại, nhưng tuổi thọ không diệt tận, hơi nóng không tiêu diệt, các căn được sáng suốt.

Này Hiền Giả, như vậy là sự sai khác giữa vật chết, mạng chung này với vị Tỳ Kheo thành tựu diệt thọ tưởng định.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần