Phật Thuyết Kinh Hoằng đạo Quảng Hiển Tam Muội - Phẩm Hai - Phẩm Thanh Tịnh ðạo

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn

PHẬT THUYẾT KINH

HOẰNG ĐẠO QUẢNG HIỂN TAM MUỘI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn  

PHẨM HAI

PHẨM THANH TỊNH ÐẠO  

Bấy giờ Long Vương lại bạch Đức Phật: Thật chưa từng có!

Ðúng vậy thưa Thế Tôn! Nếu Đức Như Lai rộng vì chúng sanh nói về tâm thế tục và tâm hành đức cảm ứng của Phổ Trí.

Lại nữa, thưa Thế Tôn! Như Lai bậc Vô Trước Bình Đẳng, Chánh Giác, xin Ngài diễn nói về hạnh của Bồ Tát tu hành thanh tịnh, hiền minh, nên được đắc đạo thanh tịnh, khiến cho kết cuộc, không ô uế mãi mãi, không giải đãi, không mệt mỏi, không thối chí đạt được mười lực, bốn vô sở úy, được đầy đủ pháp của Chư Phật.

Khi ấy Đức Thế Tôn bảo Ngài A Nậu Ðạt: Lành thay Long Vương! Hãy suy nghĩ cho kỹ ta sẽ nói về đạo phẩm thanh tịnh của Bồ Tát Ðại Sĩ.

Long Vương A Nậu Ðạt thưa rằng: Hết sức tốt, thưa Thế Tôn! Rất mong được giáo thọ, xin Ngài nói cho.

Bấy giờ Thế Tôn bảo Long Vương: Bồ Tát thực hành có tấm con đường ngay thẳng, cần phải thọ trì.

Những gì là tám?

Ðó là con đường Lục Độ rốt ráo, con đường báo ân, được con ngũ thông, đi con đường tứ đẳng, và tám chánh đạo, con đường bình đẳng với chúng sanh, con đường ba giải thoát, con đường nhập pháp nhẫn, như vậy, này Long Vương. Ðó là con đường tám chánh hạnh của Bồ Tát.

Sao gọi là con đường đạt đến rốt ráo của Bồ Tát?

Con đường đạt đến rốt ráo là khi bố thí khuyên người mở tâm rộng lớn.

Vì sao vậy?

Không phải không khuyên bố thí mà thành tâm rộng lớn. Nhờ khuyến trợ gốc đức, mà được tên gọi là bố thí rốt ráo. Lại nữa, thực hành trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ cũng khuyến trợ tâm rộng lớn này, mới được gọi trí huệ rốt ráo. Ðó là con đường Bồ Tát đạt đến rốt ráo. Ân của người hành đạo ba hàm tất cả chúng sanh.

Vì sao vậy?

Vì Bồ Tát ấy diễn giải, chỉ bày pháp rốt ráo. Bồ Tát thi ân bao trùm tất cả, che chở bằng bốn ân, thuyết pháp rộng rãi, khiến cho chúng sanh thuận thọ giới hóa. Ðó là con đường bốn ân. Con đường thần túc là, thấy các Cõi Phật, với thiên nhãn thấy khắp tất cả loài chúng sanh đều có kết thúc.

Lại thấy Chư Phật Thế Tôn ở mười phương có đệ tử vây quanh, đều thấy như vậy. Ðối với các Cõi Phật, dùng thiên nhãn, những điều cần đạt được ta đã đạt được.

Lại nữa, dùng Thiên Nhĩ nghe những lời của Chư Phật, nghe xong thì thọ trì. Ở chỗ chúng sanh và các loại người, đều hiểu rõ, đều biết hết, tùy thuận Thuyết Pháp biết được đời trước. Không quên công đức đời trước đã tạo.

Lại có đầy đủ thần túc, vượt qua vô Quốc Độ của Chư Phật. Người nào cần thần túc để được cứu độ, liền dùng tần túc rộng lớn để độ thoát cho họ. Ðó là con đường cảm ứng của thần túc.

Lại nữa, sao gọi là tứ đẳng hành đạo?

Ðó là tùy theo Phạm Chí tu hành thanh tịnh, và các Thiên Tử sắc tướng khác, biết ý hạnh của họ nên tùy thuận giáo hóa, chính là từ, bi, hỷ, hộ, dùng đạo để kiến lập khiến chúng sanh được độ. Ðó gọi là con đường Tứ Ðẳng Hành của Bồ Tát.

Với Bát Chánh Đạo đều làm tất cả, Thanh Văn cũng từ đó, Duyên Giác nương nơi đó, Đại Thừa cũng vậy. Ðó gọi là con đường ngay thẳng tám nhánh của Hiền Thánh.

Sao gọi là con đường giữ tâm bình đẳng với các chúng sanh?

Ðó là làm vậy thì tốt hay không làm vậy là tốt?

Làm thế kia thì được, làm thế này thì không nên, người này có hiền đức, người kia không phải là kẻ có phước, điều đó làm rất nên, điều này lại không nên. Bồ Tát thực hành bình đẳng nên trừ hết những ý ấy. Ðó gọi là con đường giữ tâm bình đẳng đối với các chúng sanh.

Sao gọi là con đường ba cửa giải thoát của Bồ Tát?

Nhờ đạt được không mà đoạn trừ được các vọng kiến. Nhờ được vô tướng trừ bỏ các niệm tướng nên hay không nên. Nhờ vô nguyện, vĩnh viễn xa lìa ba cõi. Ðó gọi là con đường ba cửa giải thoát của Bồ Tát.

Sao gọi là con đường được trí pháp nhẫn?

Ðó là lễ bái Bồ Tát, Bồ Tát tự giác, hành động tương ưng với nhẫn. Ðược Chư Phật Thế Tôn quyết định thọ ký, được đạo ý Vô Thượng Chánh Chân.

Ðó gọi là Bồ Tát không khởi nhẫn đạo, Bồ Tát đạt được tám con đường ngay thẳng này, hoằng hóa, tung rãi, phương tiện dẫn dắt chúng sanh vô ngại. Khi Đức Phật nói Bát Chánh Đạo xong, hai vạn bốn ngàn Trời, Rồng, và người đều được tám đạo hạnh này.

Do đó này Long Vương! Bồ Tát nhờ tám con đường chánh trực này, nên cùng về một chỗ, vì không ai bằng được. Không ai có thể so sánh với Bồ Tát này, cũng không có ai làm bạn, đi một mình trong ba cõi nhờ giữ tịch tịnh nhất tâm, tu hạnh trí tuệ, nên tự mình sẽ chứng đạo quả, minh đạt các pháp, nhưng biết nó vốn không. Ðó gọi là Như Lai.

Này Long Vương, đó là Bát Chánh Đạo. Vì Bồ Tát chúng sanh mà hành động, khởi lên các ngôn thuyết, nói về cốt yếu, bình đẳng bốn bề, nên không nói dối, nói lời chưa ai nói.

Sao gọi là đối với đạo này thanh tịnh?

Ðó là đạo quả không cấu uế, vì không có bụi bặm. Ðạo này không tỳ vết, vốn vô niệm vậy. Ðạo này sáng suốt vì trí huệ chiếu sáng vậy.

Ðạo này không đắm trước, vốn thanh tịnh vậy. Ðạo thường vô sanh, vì vô diệt vậy. Ðạo như vĩnh cửu không có gốc, vì không hiện hữu vậy. Ðạo không uế lậu, vì ba cõi thanh tịnh.

Ðạo này vắng lặng, vì vượt quá hạnh phàm phu vậy. Ðạo không thể đến được vì không có đi vậy. Ðạo không có chỗ đến, vì không từ đâu đến. Ðạo luôn luôn vô trụ, vì vượt qua các dục.

Ðạo không có nơi chốn, vượt trên cái thấy mọi người. Ðạo không ai hơn được vì vượt qua các ma sự. Ðạo lớn bao trùm tất cả, nên ngoại đạo không thể theo kịp, đạo vĩnh viễn xa lìa vọng chấp, vì tự nó lớn vậy.

Ðạo là vô hình, nên không vào được, đạo này rất xa, nên hư vọng vậy. Ðạo là xa lìa vĩnh viễn, vượt trên hạnh phàm phu. Ðạo có thể đưa đến quả chứng vì người tu hành. Ðạo là vận hành, nên phải siêng năng tu học, đạo rất bình thản, trụ nơi chánh kiến.

Ðạo này không ngăn trở, đừng hủy phạm. Ðạo này vô ngại, vì bình đẳng chánh hạnh. Ðạo này không cấu, vì ba độc thanh tịnh. Ðạo này thanh tịnh vì hoàn toàn không đắm trước.

Ðó gọi là sự thanh tịnh của Bồ Tát đạo, nếu Bồ Tát này đối với đạo thanh tịnh, tinh tấn tu học, lại nên thực hành, vị ấy đối với pháp tánh, đã được thanh tịnh, tâm mình được tịnh, cũng sẽ vượt qua nhờ pháp tánh tịnh, nên số tánh tịnh.

Nhờ vô số tánh tịnh, nên vô số tánh tịnh, nhờ vô số tịnh, nên tam giới tịnh, nhờ tam giới tịnh nên tánh của nhãn thức tịnh, nhờ nhãn thức tịnh nên tánh ý thức tịnh, nhờ ý thức tịnh, nên không tánh tịnh, nhờ không tánh tịnh nên các pháp tánh tịnh. Nhờ được thanh tịnh, nên chư pháp thảy đều thanh tịnh như hư không.

Nhờ không v.v… thanh tịnh, nên chúng sanh thanh tịnh. Nhờ tất cả thanh tịnh nên liền thấy không có hai, cũng không chấp vào hai. Nhờ không hai thanh tịnh, nên đạo thanh tịnh, vì vậy nên nói là đạo thanh tịnh.

Vị ấy không có các ý nghĩ, cũng không nghĩ đạo, các ý nghĩ đều thanh tịnh giống như Nê Hoàn, với vị ấy hoàn toàn, không có cái gọi là vô niệm, nên không có sở niệm, không có người niệm đạo, cũng không có thức niệm. Ðạo này hoàn toàn không có hành động của tâm ý thức, do đó nên nói là đạo thanh tịnh. Khi nói pháp đạo phẩm thanh tịnh này, có hai vạn Trời và người đều được pháp nhẫn.

Bấy giờ A Nậu Ðạt lại bạch Đức Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là Bồ Tát Ðại Sĩ tu sự thanh tịnh này phải hướng đến đạo?

Thánh Tôn bảo rằng: Như vậy, này Long Vương! Bồ Tát Ðại Sĩ muốn thực hành sự thanh tịnh này, cần phải hiểu thanh hạnh, cũng khiến cho thân, khẩu, ý thanh tịnh.

Sao gọi là thân thanh tịnh?

Thân mình đã không, nên hiểu các thân khác cũng không. Thân mình vắng lặng, nên hiểu các thân khác cũng giải thoát. Thân hình biếng nhác kiêu ngạo, biết các thân khác cũng biếng nhác. Thân như bóng nắng, biết các thân khác cũng như bóng nắng. Ðó gọi là đạo thanh tịnh của Bồ Tát.

Lại nữa, sao gọi là thân thanh tịnh, thân hành vô sanh, đó là vị ấy vì có sanh tử quán thấy vô sanh. Tuy là vô sanh nhưng đồng với sanh tử. Như vậy vị ấy biết thân cũng hiểu thân hành.

Sao gọi là thân hành?

Ðó là pháp khứ lai sanh, pháp đến vô tận, pháp thấy tại ảnh, pháp hoàn toàn vô tận, cái vô tận ấy, gọi là thân hành. Lại nữa, pháp của thân do nhân duyên họp hội. Cái nhân duyên ấy thì không, vô tướng, trạm nhiên vô niệm. Như vậy Long Vương nhờ quán tưởng pháp này gọi là thân tịnh.

Lại nữa, nếu thân Như Lai vô lậu, không rơi vào ba cõi. Quán thân vô lậu như như vốn không. Nhờ thân vô lậu nên không rơi vào ba cõi.

Thân vô lậu ấy hay nhập vào sanh tử, ngằn mé của vô lậu không mệt mỏi, xả bỏ, thối bước. Nhờ thân vô lậu thị hiện sắc thân.

Hiện như vậy rồi, cũng không nghĩ pháp vốn diệt thân. Thanh tịnh như thân của Như Lai, nên thân của chúng sanh thanh tịnh, thân mình cũng thanh tịnh, giống như bổn vô. Ðó gọi là Bồ Tát hạnh cần phải thanh tịnh.

Sao gọi là lời nói phải thanh tịnh?

Ðó là lời nói của tất cả kẻ hiền hay ngu đều thanh tịnh.

Vì sao vậy?

Nhờ tướng bình đẳng vậy. Phàm phu sức yếu, đắm trước âm thinh. Nếu tin rằng nó thật buồn vui vô tường, thích nơi điên đảo, quán sát chúng sanh, hoàn toàn không có dâm nộ si dục.

Sao lại như vậy?

Vì dùng các chữ để nói, âm thanh phát ra đều là thanh tịnh. Không dục nhuế ngu, cũng không đắm trước. Vì vậy nên nói, tất cả âm thanh đều thanh tịnh, dùng lời để nói.

Sao gọi là nói?

Vì dục, nhuế, si mà nói chăng?

Vì các ô nhiễm mà nói chăng?

Người nói không đắm trước, không đắm trước mắt, tai, mũi, miệng, thân, tâm. Nói rằng gió và vật, gió động phát ra âm thanh. Nhân duyên hiệp hội liền có âm thanh. Lời nói như tiếng vang, lời nói của người hiền, kẻ ngu đều như tiếng vang.

Ðiều có thể nói được, không phải ở trong, cũng không phải ở ngoài, cũng chẳng phải ở giữa, trụ nơi sở niệm và hành động người phát ra lời nói cùng với diều niệm tưởng, vô trụ, vô tưởng.

Do đó này Long Vương! Lời nói của Như Lai cũng với âm thanh của tất cả chúng sanh, đều là không, phi chân, làm tổn hại pháp này vậy.

Long Vương thưa: Bạch Thế Tôn! Lưòi nói của Như Lai là không chân thật sao?

Ðức Phật bảo: Này Long Vương! Như Lai biết rỗ chân lý, vì sao vậy?

Vì Như Lai là chân lý, hiểu biết các pháp chẳng chân chẳng thật.

Lại nữa này Long Vương! Lời của Như Lai nói ra, âm thanh tùy theo văn tự, để đáp lại tất cả âm thanh của thế gian. Cho nên chúng sanh cũng chuyển pháp luân, mà không biết nghĩa của pháp. Vì để đáp ứng mới có hành động, tùy thuận sự diệt hết các khổ, nên hiểu rõ các pháp.

Hiểu được như vậy, thì âm thanh của chúng sanh là vô sở trụ, tại các phiền não mà thường nhàn tịnh, hiện ra lời nói, đắm trước cái vô trước, tiếng nói thành lời, giảng luận đàm thoại. Nếu người như pháp, không có sai phạm. Ðó gọi là lời của Bồ Tát thanh tịnh.

Sao gọi là tâm của Bồ Tát thanh tịnh?

Ðó là gốc tâm của vị ấy không thể nhiễm ô.

Vì sao vậy?

Vì gốc tâm thanh tịnh vậy. Cho nên nói lòng dục ô uế, sấu xa, Bồ Tát đối với tâm ấy không có đắm trước, hiểu rõ tâm ấy vốn tự thanh tịnh.

Lại nữa, tâm hành không chọn gốc đức, gốc đức ấy biết rõ bổn tâm, dùng tâm hành này thương yêu chúng sanh, biết rõ nó là không, vô ngã, nhân, góc đức của tâm, giúp quán nơi đạo, biết đạo kia bình đẳng.

Người quán như vậy gọi là tâm tịnh. Nhờ tâm tịnh này, cùng với các việc dâm, nhuế, ngu đồng nhau, nhưng vĩnh viễn cũng nhận sự ô uế của dâm nộ si, cùng hành động mà không đắm trước các ô uế. Ðó gọi là ba sự thanh tịnh của thân Bồ Tát. Khi Đức Phật nói pháp đạo phẩm thanh tịnh này, ba vạn các Bồ Tát được bổ sanh xứ.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần