Phật Thuyết Kinh Hoằng đạo Quảng Hiển Tam Muội - Phẩm Sáu - Phẩm Do Lòng Tin Tín Gặp Pháp

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn

PHẬT THUYẾT KINH

HOẰNG ĐẠO QUẢNG HIỂN TAM MUỘI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn  

PHẨM SÁU

PHẨM DO LÒNG TIN TÍN GẶP PHÁP  

Bấy giờ Long Vương A Nậu Ðạt trong lòng rất vui vẻ, cùng với năm trăm Thái Tử của Long Vương, nhờ đời trước phát ý đạo Chánh Chân, nghe Đức Phật dạy như vậy, tất cả liền được pháp nhẫn nhu nhuận, hân hoan vô lượng, đều thích cúng dường, vì liền Đức Như Lai trang điểm lọng báu, che trên Đức Thế Tôn.

Đồng thời bạch rằng: Ðức Thánh Sư Như Lai Chí Chân Chánh Giác, vì chúng con nên xuất hiện ở đời.

Vì sao vậy?

vì khiến cho chúng con nghe đạo phẩm Phổ Tín. Khi được nghe xong, ý không mệt mỏi, không có giãi đãi thối bước, cũng không kinh sợ, nghe rồi, càng thêm chuyên tâm tập làm thích nghe. Không dám Tượng Pháp như vậy.

Lại nữa cúi mong Đức Như Lai giải nói cho con: Tại sao Bồ Tát được gặp Thế Tôn?

Ðức Như Lai đáp: Các Hiền Giả, hãy siêng nhớ nghĩ, lắng nghe, ta sẽ nói cho.

Các Thái Tử thưa: Thưa vâng chúng con xin ưa thích lắng nghe. Các thương sĩ ấy vâng theo lời dạy của Đức Thế Tôn.

Ðức Như Lai bảo: Này Hiền Giả, thọ tín! Ai gieo trồng đức tin sẽ được gặp Phật.

Sao gọi là tin?

Tin là Chánh Sĩ tu theo các pháp sáng, phụng thờ trước nhất.

Sao gọi là pháp sáng?

Ðó là nương theo pháp hành, không lìa gốc đức, tập ưa thích người hiền, hâm mộ tùy thuận Thánh Chúng, siêng năng thọ tín, chí không mệt mỏi, suy tư siêng năng nghe pháp để bạt trừ sự ngăn che của ấm, thuận tập nơi đạo, được pháp lợi dưỡng.

Huệ thí cùng khắp cho người, có giới hay không có giới, bình đẳng tế độ các người nhuế nộ, nhưng thường ưa thích siêng cầu Phổ Trí, tâm không giãi đãi thối bước, tin Phật mãi mãi, chưa từng loạn pháp, ưa thích Thánh Chúng, chí đạo siêng năng, cần khổ, vui thích Chánh Chân.

Xa lìa cống cao, tự hạ thấp mình trước mọi người, thường có tâm bình đẳng, không có đắm trước các cảnh giới, trọn bỏ thân mạng, không tạo ác hạnh, tu tập đức tin chân thật.

Lời nói và việc làm tương ưng nhau, đều vượt qua chỗ đắm trước, tâm không cấu uế, hành động của thân khẩu ý tùy thuận Thánh hóa, rõ biết mọi việc được sự thanh tịnh, tri túc không tham, việc làm trong sạch, hiểu nhập trí huyễn, tập cầu gốc huệ, y vào, tùy thuận thất Thánh tài.

Tu niệm thành tín, đã đầy đủ căn lực, mà hành chánh kiến, đã thọ giáo thầy bạn thì khiếm cung, lễ kính, sống đời giản dị, tri túc, thường đến pháp hội, tâm không nhàm chán thối bước đối với tai hoạn sanh tử, thị hiện đức vô vi.

Siêng năng tinh tấn, cầu được Phổ trí, để hoằng hóa đạo, đối với pháp của Như Lai, hết lòng ưa thích xuất gia, tu vô số các phạm hạnh thanh tịnh, tạo lập từ bi, cứu độ chúng sanh, chỉ mong báo đều.

Nếu có người báo ân và không báo ân, đều bình đẳng đoán tiếp, che chở, tâm không thương, ghét, không tự nghĩ đều lợi, thường ưa cung kính kẻ khác, tu hạnh nhẫn nhục, chế ngự đầy đủ, tự thấy mình không có điều ác, không nói sau lưng người khác, nội tâm đã tịch tịnh.

Chí thích ở nhàn tịnh, tâm thường thích sự vắng vẻ, chuyên niệm tập pháp, vốn không tranh tụng, thấy lỗi của người tức là lỗi của mình, cầu giới đầy đủ, tập hợp định hạnh, siêng năng, kính cẩn đối với đạo. Ðó là Hiền Giả hành động thích ứng tục tín thọ tín như vậy. Ðó gọi là gặp Phật xuất thế.

Lại nữa, này các Hiền Giả! Nếu ở thế tục, tạo tín tâm không quên. Ðó gọi là khởi tâm, gặp Phật xuất thế.

Lại nữa, này các Hiền Giả! Sao gọi là tục tín?

Người có tín tâm, tin các pháp không, để lìa vọng kiến. Tin biết các pháp chính là vô tướng, để lìa niệm tưởng, tin biết các pháp thảy đều vô nguyện, không có đến, đi. Tin biết các pháp vô thức, vô niệm, yên lặng thân miệng ý, vắng bặc hữu Thức.

Tin biết các pháp để ly dục. Không có ngã nhân, thọ mạng. Tin biết các pháp, tin biết vốn không có, khứ lại tự nhiên. Tin biết các pháp chân tế, không dấu vết, như vốn không có dấu vết.

Tin biết các pháp rồi thảy đều tự nhiên, bình đẳng như hư không. Tin biết các pháp để vào pháp tánh. Tin biết các pháp bình đẳng ba đời. Tin biết các pháp, dục xứ, tà kiến thảy đều diệt tận.

Tin pháp không đắm trước để lìa gốc si, vốn không thanh tịnh. Tin biết các pháp, tâm thường thanh tịnh, cũng không hưng khởi cấu uế khách dục, tin biết các pháp không có quán kiến.

Tin các pháp hộ… đoạn các hành. Tin pháp vô ngã để vượt qua vui mừng mê hoặc. Tin các pháp vô tâm, vô hình tướng, nên không bắt được. Tin các pháp hư ngụy như nắm tay không đem dụ trẻ con.

Tin pháp không đối không có trên dưới, không chỗ lấy bỏ. Tin các pháp trống không, giống như cấy chuối, tin pháp tự do, như thường tịch tịnh.

Tin pháp không thẩm xét, không trụ ba nơi, tin pháp hoàn toàn không, không có chỗ sanh ra. Tin pháp như hư không vì bình đẳng vô số, tin biết các pháp giống như Nê Hoàn, thường tự tịch tịnh.

Như vậy, này Hiền Giả Với người thế tục, hưng khởi lòng tin này. Ðó gọi là tạo niềm tin để gặp Phật Pháp.

Lại nữa, này Hiền Giả Người có niềm tin gặp được tên gọi Phật Pháp. Ðó gọi là các pháp hoàn toàn không có sanh khởi.

Vì sao vậy?

Vì không phải do sắc sanh ra, không sắc, không sanh, không tập hóa chuyển. Không phải thống tưởng, hành, thức, không phải thức khởi, không phải do mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.

Không khởi chuyển tập, không phải do thân khởi chuyển, không si mê hữu vô, không sanh Lão Tử. Vì có khởi hữu vô, như vậy gọi là gặp Phật xuất thế, không khởi có sanh, cũng không khởi có diệt.

Lại nữa, không khởi tập nơi không, diệt. Không nhờ chánh ý, không có tập chí ý mà gặp Phật xuất thế. Nói tóm lại, cũng không nhờ ba mươi bảy đạo phẩm pháp, khởi hay không khởi tập, cũng không dùng tập vô sanh của đạo, không nhờ khởi huệ, cũng không diệt huệ. Chẳng huệ, không huệ, không có đối đãi mà gặp Phật xuất thế.

Ngay khi Đức Phật nói về phẩm, nhờ đức tin mà gặp Phật xuất thế, Long Vương Vô Nhiệt, năm trăm Thái Tử đều được pháp nhẫn nhu thuận.

Bấy giờ Đức Thế Tôn lại nói bài tụng:

Tín tâm được gặp Phật

Mà tập nơi bất sanh

Ai không phát tín tâm

Ðời không gặp được Phật

Tu tín là tối thượng

Ðạt đến pháp thanh tịnh

Chất trực có báo ứng

Không chống trái việc tu

Tin tập các Hiền Thánh

Siêng tu, thường lễ kính

Tâm không có giãi đãi

Do tín này tạo ra

Siêng tu nghe thuyết pháp

Ấm cái không thể động

Từ tín được đến đạo

Thực hành hạnh nhu thuận

Nhờ pháp được tiền của

Lại huệ thí tất cả

Giữ giới và phá giới

Hành tín nên thí đều

Hoan hỷ các người sân

Ðạo tâm không giãi đãi

Siêng cầu pháp đại thừa

Có tín, vui mọi người

Lìa hẳn đại cống cao

Chí thường tự khiêm hạ

Nơi ở không đắm trước

Lập tướng tín như vậy

Chí tín không tiếc thân

Trọn không tạo ác hạnh

Giữ thiện không nói dối

Ngôn, hành thường hợp nhau

Tin vui không giới hạn

Thích hành nơi vô tâm

Thân, miệng, ý thanh tịnh

Tập theo Thánh che chở

Có hạnh tín tâm tịnh

Thường được huệ dẫn dắt

Biết căn bản của thân

Cầu hỏi và nói ra

Ðẳng niệm nơi thất tài

Ðược lực, căn đầy đủ.

Lìa hẳn các tà kiến

Chí thường tập đẳng hạnh

Lễ bái có tâm vui

Kính thờ như thầy mình

Tâm chứa thiện, khiêm cung

Tri túc không thay đổi

Trong tâm thường vô niệm

Chí nguyện nơi đạo pháp

Có người chán sanh tử

Dẫn, chỉ đức vô vi

Giải thoát việc đang làm

Thường cầu tâm hoan hỷ

Mau lìa khởi đời này

Tu phạm hạnh không mõi

Nhớ nghĩ các chúng sanh

Cứu họ không mong lợi

Báo đáp ân đã thọ

Vui tín nên cần cầu

Không vui vì lợi mình

Không ghét người được cúng

Tâm nhân, nhẫn đầy đủ

Không nịnh, sống chất trực

Hành tín tự thấy được

Không nói lỗi sau lưng

Căn tịch tánh an nhiên

Chí ưa ở nhàn hạ

Trong tâm không huyên náo

Cố gắng làm việc ân hành

Nghịch ý mình không cãi

Chỉ biết, sửa lỗi mình

Cần cầu đủ giới hạnh

Chuyên tập nơi đạo định

Thích tín ưa hạnh vui

Tướng người tín như vậy

Ai vượt qua tục tín?

Thực hành và biết nó

Cùng pháp không tranh cãi

Ðiều Phật dạy thâm diệu

Thành tín, tin nơi không

Họ không có các kiến

Các pháp không có tướng

Không ý, lìa các niệm

Sẽ đoạn trừ các niệm

Hiểu rõ việt khứ, lai

Pháp vốn không chấp trước

Không có nơi thân tâm

Tín là pháp vô dục

Lìa ngã, nhân, thọ mạng

Người tin hiểu vốn không

Ðược đến chỗ bất nhị

Nó vốn không chứa nhóm

Thể vô như hư không

Chư pháp, tín cũng vậy

Liền đồng với pháp tánh

Bình đẳng qua ba đời

Chư pháp không hữu lậu

Dục xứ cùng với tham

Ưa tin không thọ kiến

Các pháp không đắm trước

Nó vốn sáng thanh tịnh

Khách dục khó ngăn che

Tâm không hề đắm trước

Các pháp không thể thấy

Nhân duyên mà không khởi

Thường quán nơi hạnh cao

Không thọ chỗ sở đoạn

Không hiệp cũng không ly

Giải thoát, đồng không hiệp

Trạm nhiên, ý không khởi

Dối trá như cây chuối

Miệng nói vẫn tự nhiên

Không bỏ cũng không lấy

Các pháp không sở hữu

Cái thấy cũng không cần

Pháp thấy như hư không

Ðẳng duyên nhiều vô số

Các pháp như Nê Hoàn.

Vốn không, không thể thấy

Tin thích mà thực hành

Hiểu rõ thân hư không

Ai có tín như vậy

Bồ Tát và người phàm

Ðều sẽ được gặp Phật

Việc làm không có ác

Không vì tạo sắc hạnh

Ðược gặp Phật ra đời

Không sắc, không có chỗ

Không đến cũng không đi

Nơi sắc không sanh tâm

Không diệt cũng không trụ

Ðương lai không chỗ đến

Gặp Phật diễn thuyết pháp

Năm ấm cũng như vậy

Hóa tập, chuyển vô sanh

Gặp Phật đang thuyết pháp

Huệ đạt các Bồ Tát

Thân họ và hữu tình

Cũng tập nhờ vô sanh

Phật hiện nhờ vô sanh

Thường cứu kẻ đạo lạc

Si vốn không có sanh

Sanh tử cũng như thế

Duyên này như vốn không

Từ pháp mà có Phật

Không khởi không có sanh

Không diệt không có trụ

Nhờ đó, biết vô xứ

Xứ cũng không thể thấy

Nó cũng không tự sanh

Cùng Phật rộng thuyết pháp

vô chí không có trụ

Ðó cũng do Phật chuyển

Các loài cũng như vậy

Phật chúng thuận như pháp

Loại ấy cũng khởi vô

Như Phật mà xuất hiện

Nếu ai làm như vậy

Phật hiện vì người ấy

Ưa tin đại chúng này

Thật không có hạn lượng.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần