Phật Thuyết Kinh Phóng Quang Bát Nhã - Phẩm Ba Mươi Bốn - Phẩm Cúng Dường

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:04 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Vô La Xoa, Đời Tây Tấn

PHẬT THUYẾT

KINH PHÓNG QUANG BÁT NHÃ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Vô La Xoa, Đời Tây Tấn  

PHẨM BA MƯƠI BỐN

PHẨM CÚNG DƯỜNG  

Đức Phật bảo Thích Đề Hoàn Nhân: Này Câu Dực! Thiện nam, thiện nữ nào biên chép, đọc tụng, tu tập, cúng dường bát nhã Ba la mật hoặc là hết lòng đem các thứ hoa hương tràng phan, lọng báu để cúng dường thì công đức ấy không thể tính kể, không thể so lường, không có giới hạn.

Vì sao thiện nam, thiện nữ được công đức như vậy?

Vì các Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác đều từ bát nhã Ba la mật sinh ra trí nhất thiết, năm Ba la mật, từ nội ngoại không cho đến hữu vô không, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, mười tám pháp bất cộng của Phật, năm loại mắt dẫn dắt chúng sinh, làm thanh tịnh Cõi Phật, nhất thiết chủng trí, Thanh Văn, Bích Chi Phật đều từ bát nhã Ba la mật sinh ra.

Như vậy, này Câu Dực! Thiện nam, thiện nữ nào biên chép, đọc tụng, tu tập bát nhã Ba la mật và cúng dường Kinh quyển bằng các thứ hoa hương, tràng phan, lọng báu thì phước đức ấy gấp trăm ngàn vạn ức lần so với phước đức xây tháp bảy báu cúng dường xálợi không thể tính kể, không thể thí dụ. Vì bát nhã Ba la mật còn ở đời thì Tam Bảo luôn còn tồn tại. Bát nhã Ba la mật không còn ở đời thì Tam Bảo bị mai một.

Bát nhã Ba la mật còn ở đời mới biết có công đức mười giới, bốn vô lượng tâm, bốn bậc thiền, bốn không định, sáu pháp Ba la mật, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, mười tám pháp bất cộng, trí nhất thiết, dòng Sát Đế Lợi, Bà La Môn, Trưởng Giả, Tứ Thiên Vương, Trời Sắc Cứu Cánh, Tu Đà Hoàn cho đến A La Hán, Bích Chi Phật.

Mới biết con đường của đại Bồ Tát, Vô Thượng Chánh Đẳng Giác, Chuyển Pháp Luân, giáo hóa chúng sinh làm thanh tịnh Cõi Phật.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần