Phật Thuyết Kinh Hoằng đạo Quảng Hiển Tam Muội - Phẩm Tám - Giải Quyết Các Nghi Nạn
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẬT THUYẾT KINH
HOẰNG ĐẠO QUẢNG HIỂN TAM MUỘI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẨM TÁM
GIẢI QUYẾT CÁC NGHI NẠN
Bấy giờ Hiền Giả Tu Bồ Đề bảo rằng: Này các Tộc Tánh Tử! Vả lại Đức Như Lai là có diệt độ chăng?
Thưa rằng: Thưa Tôn Giả Tu Bồ Đề! Ngay chỗ khởi sánh đã có sự diệt độ.
Tôn Giả Tu Bồ Đề hỏi: Này các Tộc Tánh Tử! Vậy Đức Như Lai có sanh chăng?
Thưa rằng: Ðức Như Lai Ngài vố không sanh, không sanh mà sanh.
Tôn Giả Tu Bồ Đề hỏi: Như như bổn vô, không sanh, chẳng sanh, hoàn toàn không sanh chăng?
Thưa rằng: Ðúng vậy, thưa Tôn Giả Tu Bồ Đề! Sự sanh của Đức Phật, như là bổn vô, nên không có sanh.
Tôn Giả Tu Bồ Đề nói: Sự sanh của Đức Phật như vậy, thì sự việc thế nào?
Thưa rằng: Sự việc cũng lại như vậy, như như bổn vô. Sanh nơi vô sanh, vô vi diệt độ, cũng là bổn vô.
Thưa Tôn Giả Tu Bồ Đề! Không khởi mà sanh, diệt độ cũng vậy. Sự việc như vậy cũng là bổn vô. Khi nói lời ấy, trong động, ao Vô Nhiệt hiện ra trong bông sen lớn, giống như bánh xe, số ấy vô lượng, có nhiều màu sắc dùng các báu ngọc danh tiếng để trang sức bằng ánh sáng. Ở giữa các hoa có một hoa sen lớn, màu sắc rực rỡ, hiện sự tốt đẹp lạ thường, bay vút lên cao.
Hiền Giả A Nan ở trong ao lớn Vô Nhiệt thấy sự biến hóa lạ lùng như vậy, liền thưa hỏi Đức Thế Tôn: Nay có sự biến hóa này, là ứng hiện điềm lành gì mà khởi lên sự cảm động như vậy?
Ðức Như Lai đáp rằng: Hãy thong thả, này A Nan! Rồi sẽ tự thấy. Ðức Phật mới nói xong, bõng từ phương Dưới cho đến Cõi Phật Bảo Sức, Thế Giới của Đức Như Lai Bảo Anh, sáu vạn Bồ Tát cùng Bồ Tát Nhuyết Thủ bỗng nhiên nhảy lên di chuyển Cõi Năng Nhân bay đến trong ao lớn Vô Nhiệt, tất cả đều hiện trên tòa sen lớn vi diệu.
Ðồng Tử Nhuyến Thủ liện ngồi ở tòa sen cao rộng. Bấy giờ chúng hội thảy đều thấy rõ, ngạc nhiên, kinh hoàng, khi ấy A Nậu Ðạt và các Bồ Tát Thích, Phạm, Trì Thế đều đến nhóm hợp, các chúng thảy đều chấp tay cúi đầu đảnh lễ. Ðồng Tử Nhuyến Thủ lui ra, đứng trên hư không cùng cầm lọng giao lộ bằng ngọc báu.
Khi ấy Đồng Tử Nhuyến Thủ cùng các Bồ Tát đều ngồi trên tòa sen cũng đồng thời nhảy lên hư không, cách mặt đất rất xa. Ở trên hư không ấy mưa những Liên Hoa tối diệu chưa từng thấy để cúng dường Đức Như Lai.
Từ trong Pháp Hoa có tiếng phát ra: Ðức Như Lai Bảo Anh thăm hỏi Đức Thế Tôn, đi lại có được vô lượng tốt đẹp, cơ thể có được khẻo mạnh, thần lực có an toàn chăng?
Tiếng ấy lại nói rằng: Ðồng Tử Nhuyến Thủ cùng các Bồ Tát, sáu vạn người đồng đến Nhẫn Ðộ, đi đến ao sâu của Long Vương Vô Nhiệt để xem sự biến hóa cảm ứng ấy.
Lại ưa thích nghe Long Vương hỏi về đạo phẩm Trang Sức để nhập vào sự nói pháp yếu, đã xin Đức Thế Tôn rộng khuyến pháp ngôn, khiến cho mọi người có sự hoan hỷ.
Bấy giờ Đồng Tử Nhuyến Thủ và các Bồ Tát từ hư không đi xuống, đều đến chỗ bậc Chánh Giác, cúi đầu lạy Đức Như Lai, hân hoan cung kính, đứng trước Đức Thế Tôn.
Khi ấy bậc Thiện Sư bảo Nhuyến Thủ rằng: Ðồng Tử đến đấy à?
Vì mong ước điều gì mà cùng các Bồ Tát lại đến đây?
Nhuyến Thủ bạch Đức Phật: Thưa Thế Tôn! Chúng con ở lại Thế Giới Bảo Sức, Cõi Phật Như Lai Bảo Anh, được nghe Đức Như Lai Năng Nhân Chí Chân, rủ lòng thương xót đến mười phương chúng sanh, diễn nói pháp yếu này. Vì nghe pháp ấy, nên từ cõi kia, mới đi đến đây phụng sự lễ bái đức Thiên Sư, nhờ đó nên nghe được Như Lai giảng pháp.
Tôn Giả Ca Diếp bạch Đức Phật: Có phải các Đại Sĩ này ở gần Cõi Phật Thế Tôn Bảo Anh Thế Giới Bảo Sức, rồi bỗng nhiên đi đến đây chăng?
Nhuyến Thủ thưa rằng: Thưa vâng! Như Tôn Giả Ca Diếp khi nhập định, với năng lực thần túc phi hành cao điểm, cho đến lúc mạng chung, rồi diệt độ ở trong đó, nhưng vẫn không thể đến cõi ấy được. Vì cảnh giới của nước ấy rất xa vậy.
Ðức Phật bảo Tôn Giả Ca Diếp: Cõi ấy cách nơi đây trải qua sáu mươi hằng sa Cõi Phật mới đến Cõi Phật Như Lai Bảo Anh.
Tôn Giả nói tiếp: Quý Vị từ cõi ấy đến đây thời gian bao lâu?
Ðáp rằng: Thật lâu như Tôn Giả tuổi cao, lậu tận, ý được giải thoát.
Tôn Giả đại Ca Diếp nói: Thật chưa từng có. Quả vậy, này Nhuyến Thủ. Thần Túc của các Chánh Sĩ đây là như vậy.
Nhuyến Thủ lại nói: Tôn Giả tuổi cao, lậu tận, ý giải thoát thời gian lâu bao nhiêu?
Ðáp rằng: Như trong khoảng khắc chuyển ý.
Lại nói: Tôn Giả kỳ niên đã giải thoát chăng?
Ðáp rằng: Ðã giải thoát.
Nhuyến Thủ lại hỏi: Ai buộc tâm mình mà có sự giải thoát.
Ðáp rằng: Này Nhuyến Thủ, vì tâm có cột, mở, không phải sự giải thoát có mở, để đạt huệ kiến.
Hỏi rằng: Thưa Tôn Giả Ca Diếp, nếu tâm không cột cần gì phải mở?
Tôn Giả Ca Diếp đáp: Biết tâm không cột thì đó là mở.
Hỏi: Thưa Tôn Giả Ca Diếp, dùng những tâm gì mà gọi là biết tâm?
Dùng tâm quá khứ chăng?
Hay dùng đương lai hay hiện tại?
Tâm quá khứ đã diệt mất, tâm đương lai chưa đến, tâm hiện tại thì không dừng, vậy dùng những tâm gì mà biết tâm mình?
Ðáp rằng: Tâm đã diệt ấy, này Nhuyến Thủ, tức không có sự chấp trước của thân tâm.
Này Hiền Giả! Tâm biết diệt chăng?
Tâm diệt rồi thì không thể biết được. Khi đạt đến đó hoàn toàn diệt hết tâm. Nó vĩnh viễn không có thân thức để được. Thất là bậc đại biện tài. Này Đồng Tử Nhuyến Thủ, chúng tôi thấp kém đâu có thể ứng đáp được những lời thượng biện.
Nhuyến Thủ lại nói: Vì sao, Tôn Giả Ca Diếp, tiếng vang há có ngôn từ chăng?
Không, này Đồng Tử, nhân duyên khởi vậy.
Không nói chăng?
Thưa đại Ca Diếp, tất cả âm thanh giống như tiếng vang chăng?
Ðúng vậy.
Nhuyến Thủ lại nói: Âm vang lời nói có thể đạt đến chăng?
Không thể đạt đến.
Lại nói: Ðứng vậy, thưa đại Ca Diếp, Bồ Tát xử dụng biện tài quyền xảo, không thể nghĩ bàn, cũng không đoạn tuyệt. Nếu trưởng lão hỏi từ kiếp này đến kiếp khác về cơ biện của Bồ Tát thì khó mà cùng tận.
Bấy giờ Tôn Giả Ca Diếp bạch Đức Phật: Cúi mong Đức Thế Tôn gia bị cho Nhuyến Thủ, vì đại chúng này mà rộng giảng thuyết pháp, khiến cho các chúng hội mãi mãi được an ổn, khiến cho tất cả pháp yếu được rực sáng.
Khi ấy ở trong chúng có một Đại Bồ Tát tên là Trí Tích hỏi Đồng Tử Nhuyến Thủ rằng: Này Đồng Tử vì sao trưởng lão Ca Diếp tuổi cao, kỳ cựu mà lời nói khiếm nhược, thấp kếm như vậy?
Sao gọi trưởng lão là kỳ niên?
Ðồng Tử Nhuyến Thủ đáp: Vì trưởng lão là Thanh Văn, cho nên biện luận không quả quyết.
Trí Tích lại hỏi: Có phải Trưởng Giả không biết phát tâm đại thừa chăng?
Hoàn toàn không phải vậy. Chỉ vì trưởng lão chỉ dùng sự giải thoát của Thanh Văn thừa.
Hỏi: Lại nữa, này Nhuyến Thủ, vì sao gọi là Thanh Văn Thừa?
Nhuyến Thủ đáp: Này Tộc Tánh Tử, Đức Thế Tôn tùy theo bậc Năng Nhân tùy theo các chúng sanh, lập ra ba thừa giáo, phụ diễn thuyết pháp, có Thanh Văn Thừa, Duyên Nhất Giác Thừa và đại thừa hạnh.
Vì sao vậy?
Do chúng sanh này, ý nhiều tham trước, chí khí hạ liệt, nên nói ba hạnh.
Trí Tích lại hỏi: Này Nhuyến Thủ, vì sao như không, vô tướng, nguyện, hoàn toàn không có hạn lượng.
Sao lại giới hạn chỉ có ba thừa?
Ðáp rằng: Này Tộc Tánh Tử! Ðó là các Đức Như Lai xử dụng quyền xảo, nơi không, vô tướng, nguyện, không có hạn lượng. Vì các chúng sanh chấp trước giới hạn nên nói có hạn lượng, nhưng hoàn toàn không có giới hạn đối với người không giới hạn.
Hỏi: Lại nữa, này Nhuyến Thủ, chúng tôi có thể thối lui, để vĩnh viễn không còn chúng sanh tâm chí hạ liệt hội hợp.
Nhuyến Thủ đáp: Này các Tộc Tánh Tử, hãy kiên nhẫn, nên theo Long Vương vô Nhiệt, để nghe trí huệ biện tài, và vô lượng pháp.
Kỳ lão Ca Diếp hỏi Ngài Trí Tích: Thế nào thưa Thánh Sĩ, như Cõi Phật Như Lai Bảo Anh, Ngài thuyết pháp thế nào?
Ngài Trí Tích đáp: Chỉ có một pháp vị, từ một pháp diễn xuất tiếng nói vô lượng pháp nghĩa, chỉ nói pháp bất thối chuyển của Bồ Tát, luận về yếu hạnh thâm tàng áo của Chư Phật.
Từ đó giữ lấy giải thoát, không phải cách đúng xen tạp, nương nơi Phổ Trí, hoàn toàn không có sự giải thoát nào khác, hằng giải về lời nói thanh tịnh, thuần thục của Bồ Tát. Những vị ấy hoàn toàn không có tâm khiếp nhược.
Bấy giờ A Nậu Ðạt hỏi Nhuyến Thủ: Nhân tôn Nhuyến Thủ đến đây để phụng sự Như Lai.
Vậy có bao nhiêu hình tượng để quán Đức Như Lai?
Dùng sắc để quán chăng?
Hay dùng thống, tưởng, hành thức để quán Đức Như Lai?
Ðáp rằng: Chẳng phải vậy.
Lại hỏi: Nói một cách tóm lược, đó là sắc khổ quán chăng?
Hay thống, tưởng, hành thức khổ quán chăng?
Diệt sắc, thống tưởng hành thức để quán chăng?
Dùng không, vô tướng nguyện hành quán Như Lai chăng?
Trả lời: Chẳng phải vậy.
Lại hỏi: Có phải là dùng khứ, lai, hiện tại, tướng tốt, nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn để quán Như Lai chăng?
Ðáp rằng: Chẳng phải vậy.
Hỏi: Thế nào Nhuyến Thủ, dùng những tướng gì để quán Như Lai?
Ðáp: Này Long Vương! Quán Đức Như Lai phải như Đức Như Lai.
Lại hỏi: Này Nhuyến Thủ Như Lai là thế nào?
Ðáp: Như Lai là vô đẳng đẳng, sự bình đẳng bất khả kiến, vì Ngài là vô song, không thể tỷ dụ, không trù lượng, không ai bằng, không thể so sánh, cũng không sắc tướng, Ngài không có hình tượng, không hình, không ảnh, không danh, không tự, không nói, không thọ.
Như Lai, Long Vương! Như Lai là như vậy. Nên quán như vậy để quán Như Lai. Cũng không dùng nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn để quán Như Lai.
Vì sao vậy?
Dùng nhục nhãn để thấy rõ. Nhưng Như Lai thì không tối, không sáng cho nên không thể dùng nhục nhãn để quán. Lại nữa, thiên nhãn thì có tướng hữu tác, nhưng Như Lai thì bình đẳng vượt qua tất cả vô trụ, cho nên không thể dùng thiên nhãn để quán.
Lại nữa, huệ nhãn thì biết vốn vô tướng. Nhưng Như Lai thì đối với chúng hoàn toàn không có, cho nên không thể dùng huệ nhãn để quán.
Thế nào, Nhuyến Thủ là quán Đức Như Lai để được thanh tịnh?
Ðáp rằng: Này Long Vương! Ai biết nhãn, thức, tâm không có khởi lại biết sắc, thức, tâm không khởi diệt. Ai quán như vậy là quán Như Lai, sẽ được thanh tịnh.
Bấy giờ các Bồ Tát ở Cõi Phật Bảo Sức của Như Lai Bảo Anh đến dự, được điều chưa từng có, thảy đều hoan hỷ, nói rằng: Thật là sự nhiệm mầu sung sướng. Các chúng sanh này khéo gặp Đức Như Lai, nghe được Long Vương hỏi về phẩm giải quyết hồ nghi như vậy.
Nghe rồi hoan hỷ tín thọ, không sợ, không hãi, không quái dị lại thêm thọ trì, đọc tụng, tuyên bố. Chánh Sĩ như vậy, nên ở trong nhà huệ. Chúng tôi từ Đức Thế Tôn Bất Không đến đây, được nghe về Tượng Pháp vô cực ách yếu này.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Pháp này nếu được lan đến tụ lạc, thôn ấp nào, nên biết nơi đó, Đức Như Lai thường còn, trọn không diệt độ, Chánh Pháp không hủy hoại, đạo hóa thịnh vượng.
Vì sao vậy?
Vì pháp phẩm này có thể hành phục ma quân, chế ngự các ngoại đạo.
Bấy giờ A Nậu Ðạt bảo Nhuyến Thủ: Ðồng tử Nhuyến Thủ là người khéo tu hành. Bồ Tát này được nghe pháp ấy được thành Phật không khó, tự mình khuyết bộ, khuyến hóa người khác, chuyên cần với đạo không mệt mỏi.
Sao gọi là Bồ Tát cần tu thiện hạnh?
Nhuyến Thủ đáp: Như vậy Long Vương! Như hạnh tham là không, hạnh thí cũng không, hiểu được như vậy gọi là thiện hạnh. Nói tóm lại, không có giới cùng với giới, ôm lòng sân hận với lại nhẫn nhục, giải đãi, thối bước với tinh tấn, loạn ý với nhất tâm. Như sự ngu là không thì trí huệ cũng không. Ðối với những việc ấy bình đẳng, gọi là thiện hạnh.
Lại nữa, này Long Vương! Như sự dâm dục, nhuế nộ, ngu si là không. Sự không dâm dục, nhuế, si, cũng không. Như hạnh tham dự vào sự việc là không, sự không tạp loạn cũng không. Ðối với những hạnh ấy gọi là thiện hạnh.
Lại nữa, này Long Vương! Như tám vạn bốn ngàn là không, sự chánh chân giải thoát của Hiền Thánh cũng không. Ðối với những hạnh ấy gọi là thiện hạnh.
Lại nữa, này Long Vương! Nếu có ba bậc minh. Hiền tu Bồ Tát hạnh, không hành, không chẳng hành, cũng không thấy hành, không có hạnh mê hoặc, cũng không có niệm hành, lại không biết hành. Những hạnh như vậy gọi là thiện hạnh.
Long Vương Vô Nhiệt hỏi Nhuyến Thủ rằng: Ðồng Tử Bồ Tát hành thế nào đối với vô sở hành?
Ðáp rằng: Này Long Vương! Nếu lúc mới phát tâm hành Bồ Tát đạo, đến lúc thành Phật, công đức đã làm, đều do việc làm đầu tiên, hạnh không sanh, hạnh không thọ xứ, hành không thủ xả, không có hạnh hiềm khích, lại nữa, hạnh không đắm trước, cững không hành chân thật, không hành hữu hạn.
Cũng hành không mê hoặc, lại không hạnh dâm, hạnh vô sở tác, cũng không giữ hạnh, hành không suy xét, cũng không hạnh cùng tột. Ðó gọi là Bồ Tát hành cái vô hành.
Nếu Bồ Tát dùng hạnh bất sanh, vô hành, bất hành, được ba mươi bảy phẩm không có tạo tác, dùng trí huệ để giải thoát, vĩnh viễn giải thoát đối với sự giải thoát, không vượt qua hai bên, rõ biết bổn tế, mà vẫn không giữ sự chứng đắc.
Bồ Tát làm như vậy gọi là Bồ Tát được nhẫn bất khởi. Hành như vậy gọi là thiện hạnh. Khi nói lời ấy, ba vạn bốn ngàn Thiên, Long, Quỷ Thần, Bồ Tát hành giả được nhẫn vô tùng sanh pháp lạc.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Mười Một - Phẩm đại - Kinh Long Tượng
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Thứ Mười Một - Pháp Hội Xuất Hiện Quang Minh - Phần Sáu
Phật Thuyết Kinh Phóng Quang Bát Nhã - Phẩm Hai Mươi Chín - Phẩm Như Huyễn
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Chín - Trưởng Lão Ni Kệ - Phẩm Ba - Tập Ba Kệ