Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Năm - Phẩm Nhập Vào Sự Nghiệp Sâu Xa Chẳng Thể Nghĩ Bàn Của Như Lai - Tập Bảy
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH
THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bát Nhã, Đời Đường
PHẨM NĂM
PHẨM NHẬP VÀO SỰ NGHIỆP SÂU XA
CHẲNG THỂ NGHĨ BÀN CỦA NHƯ LAI
TẬP BẢY
Lại nữa, thiện nam tử! Đức Như Lai như thật tuyên nói hay chấm dứt con đường đau khổ Duḥkha mārga: Khổ đạo, tất cả chúng sinh y theo đây tu tập đều được giải thoát.
Ở trong nghĩa này, tất cả thế gian: Hoặc Trời hoặc người không ai có thể nói như lý rằng: Điều mà Đức Như Lai đã nói chẳng phải là con đương giải thoát.
Vimukti mārga: Giải thoát đạo.
Thế nào gọi là chân giải thoát đạo?
Ấy là: Một con đường là con đường giải thoát, đối với các chúng sinh khởi tâm thanh tịnh.
Lại có hai con đường là con đường giải thoát, ấy là:
Xa Ma Tha Śamatha: Thiền Chỉ.
Tỳ Bát Xá Na Vipaśyana: Thiền Quán.
Lại có ba con đường là con đường giải thoát, ấy là: Pháp môn không śūnyatā, vô tướng animitta, vô nguyện apraṇihita.
Lại có bốn con đường là con đường giải thoát, ấy là bốn niệm xứ catvārismṛty upasthānāni là thân, thọ, tâm, pháp.
Thế nào là thân niệm xứ kāya smṛty upasthānāni?
Ấy là quán nội thân tuần thân quán quán sát thân của mình: Từ đầu đến chân theo thứ tự trải qua việc xem xét ba mươi sáu vật là: Tóc, lông, răng… tâm được an trụ. Quán ngoại thân tuần thân quán quán sát sắc xứ bên ngoài thân của mình, theo thứ tự trải qua việc xem xét hình sắc, âm thanh, mùi ngửi, vị nếm, sự tiếp chạm, tâm được an trụ.
Quán nội ngoại thân tuần thân quán quán sát thân của mình với sắc xứ bên ngoài thân, theo thứ tự trải qua việc xem xét ba mươi sáu vật trong thân với hình sắc, âm thanh, mùi ngửi, vị nếm, sự tiếp chạm bên ngoài, tâm được an trụ. Đây gọi là thân niệm xứ.
Thế nào là thọ niệm xứ Vedana smṛty upasthānāni?
Ấy là quán sát cảm giác được sinh bên trong thân nội thọ, cảm giác được sinh ra bên ngoài thân ngoại thọ, cảm giác được sinh ra bên trong và bên ngoài thân nội ngoại thọ, xem xét theo thứ tự các cảm giác đã trải qua tuần thọ quán, tâm được an trụ.
Thế nào là tâm niệm xứ citta smṛty upasthānāni?
Ấy là quán sát tâm ở bên trong thân nội tâm, tâm ở bên ngoài thân ngoại tâm, tâm ở bên trong và bên ngoài thân nội ngoại tâm, xem xét theo thứ tự các tâm đã trải qua tuần tâm quán, tâm được an trụ.
Thế nào là pháp niệm xứ dharma smṛty upasthānāni?
Ấy là quán sát pháp ở bên trong thân nội pháp, pháp ở bên ngoài thân ngoại pháp, pháp ở bên trong và bên ngoài thân nội ngoại pháp, xem xét theo thứ tự các pháp đã trải qua tuần pháp quán, tâm được an trụ. Lại nữa có năm con đường là con đường giải thoát.
Thế nào là năm?
Ấy là: Tín căn śraddha indriya, tiến căn vīrya indriya, niệm căn smṛti indriya, định căn samādhi indriya, tuệ căn prajña indriya.
Lại nữa có sáu con đường là con đường giải thoát.
Thế nào là sáu?
Ấy là: Niệm Phật Buddhānu smṛti, niệm pháp Dharmānu smṛti, Niệm Tăng Saṃghānusmṛti, Niệm Giới Śīlānu smṛti, Niệm Xả Tyāgānu smṛti: Niệm thí, Niệm Thiên Devānu smṛti.
Lại nữa có bảy con đường là con đường giải thoát.
Thế nào là bảy?
Ấy là: Niệm giác phần smṛti saṃbodhyaṅga, trạch pháp giác phần dharma pravicayasaṃbodhyaṅga, tinh tiến giác phần vīrya saṃbodhyaṅga, hỷ giác phần prītisaṃbodhyaṅga, khinh an giác phần prasabahi saṃbodhyaṅga, định giác phần samādhi saṃbodhyaṅga, xả giác phần upekṣa saṃbodhyaṅga.
Lại nữa có tám con đường là con đường giải thoát.
Thế nào là tám?
Ấy là: Chánh kiến samyag dṛṣti, chánh tư duy samyak saṃkalpa, chánh ngữ samyag vāc, chánh nghiệp samyak karmānta, chánh mệnh samyag ājīva, chánh tinh tiến samyag vyāyāma, chánh niệm samyag smṛti, chánh định samyak samādhi.
Lại nữa có chín con đường là con đường giải thoát.
Ấy là: Sơ Thiền Prathamadhyāna, Nhị Thiền Dvitīya dhyāna, Tam Thiền Tṛtīya dhyāna, Tứ Thiền Catvāri dhyāna, Không Xứ Ākāśanantyāyatana, Thức Xứ Vijñānantyāyatana, Vô Sở Hữu Xứ Ākiṃcanyāyatana, Phi tưởng Phi Phi tưởng Xứ Naivasaṃjñānāsaṃjñāyatana, Diệt Thọ tưởng Định Nirodha samāpatti.
Lại nữa có mười con đường là con đường giải thoát.
Ấy là: Chẳng sát sinh pāṇāṭipātā paṭivirati, chẳng trộm cắp adattādānā dvirati, chẳng tà hạnh kāmamithyācārā dvirati, chẳng nói dối mṛṣāvādāvirati, chẳng nói hai lưỡi paisunyātvirati, chẳng nói điều ác pāruṣyātprativirati, chẳng nói thêu dệt phù phiếm saṃbhinnapralāpāt prativirati, chẳng tham dục abhidhyāyāḥ prativirati, chẳng giận dữ vyāpādāt prativirati, chẳng tà kiến mithyā dṛṣṭi prativirati. Đây gọi là mười.
Như vậy hết thảy các thiện kuśala, pháp bồ đề phần bodhyaṅga, hoặc giới uẩn śīla skandha: Nghiệp thân ngữ vô lậu tương ứng.
Hoặc Định Uẩn Samādhi skandha: Ba tam muội của hàng vô học là không, vô tướng vô nguyện tương ứng.
Tuệ Uẩn Prajñā skandha: Chánh kiến, chánh tri của hàng vô học tương ứng.
Giải Thoát Uẩn Vimukti skandha: Cùng với thắng giải của chánh kiến tương ứng tương ứng.
Giải Thoát Tri Kiến Uẩn Vimukti jñāna darśana skandha: Tận trí, vô sinh trí của hàng vô học tương ứng, hoặc Thánh Đế Ārya satya tương ứng đều là con đường giải thoát.
Lại có con đường giải thoát. Ấy là chân chánh trung đạo không có chút gì có thể đắc được, chẳng tăng chẳng giảm, chẳng lấy chẳng bỏ, chẳng nhiếp chẳng tan, được con đường chân thật, hai niệm chẳng sinh do tất cả pháp vốn không có hai.
Đức Như Lai ở trong con đường giải thoát này thấy biết chân thật, cũng vì chúng sinh tuyên nói như vậy, nếu có người tu tập thì hay dứt hết được cội nguồn đau khổ. Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ mười bốn của Như Lai.
Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy một lần nữa, nên nói Kệ rằng:
Tu tập đạo thanh tịnh
Tăng ích, vô lượng vui
Hay hướng nẻo Cam Lộ
Trí Phật biết tự nhiên
Hết thảy mọi nhân hetu thiện
Là Phật bồ đề phần
Người tu được giải thoát
Không thể nói là sai phi
Chánh niệm diệt trần lao
Hay cùng thiện hòa hợp
Xa sai phi, chẳng chấp dính
Được Niết Bàn an vui
Khéo léo quán nhân duyên
Như rỗng Śūnya: Không không chỗ có
Như huyễn cũng như mộng
Hay thoát dòng sinh tử
Y định samādhi khởi tâm bi
Thoát luân chuyển các cõi chư hữu
Đây là nghiệp Đại Tiên
Thế gian không gì bằng.
Lại nữa, thiện nam tử! Thân của Đức Như Lai không có lỗi lầm. Tất cả phàm phu hoặc người thắng trí tìm được chút phần lỗi lầm của Đức Như Lai thì không có điều này.
Tại sao thế?
Vì thân nghiệp của Đức Như Lai có nghi phạm dáng vẻ trang nghiêm khuôn mẫu, lễ pháp, lễ nghi đoan nghiêm, đi không có liếc nhìn, khoác Tăng Già Lê Saṅghatī: Một trong ba loại áo của Tỳ Kheo, mặc áo, ôm bình bát. Đi, đứng, ngồi, nằm, tiến, dừng, quay lại, ra vào thôn phường, đi lại thành ấp…
Như vậy tất cả thận trọng kỹ lưỡng an lành, bàn chân chẳng chạm đất nhưng khiến ở mặt đất hiện ra tướng bánh xe ngàn căm rõ ràng, lại có hoa sen thơm tho thù diệu nâng đỡ bàn chân ấy. Phàm các loài động vật xuẩn động tiếp chạm với vết tích của Đức Như Lai thì bảy ngày bảy đêm an ổn bình tĩnh thái nhiên, đời sau sinh vào cõi người, Trời thọ nhận niềm vui thắng diệu.
Ca Sa Kaṣaya: Áo hoại sắc không có màu chánh của Đức Như Lai lìa thân bốn thốn 4/3 dm mà chẳng bị rơi xuống, gió xoáy gió mạnh chẳng thể thổi cho lay động, thân thường tỏa ánh sáng, phàm chỗ được chiếu chạm đến, cho đến bờ mé bên dưới, địa ngục A tỳ Avīci lìa khổ được trong mát. Do nhóm như vậy cho nên nói thân nghiệp của Đức Như Lai không có lỗi lầm.
Lại nữa, thiện nam tử! Ngữ Nghiệp của Đức Như Lai không có lỗi lầm. Tất cả phàm phu, hoặc ngu hoặc trí tìm được lỗi lầm thì không có điều này.
Tại sao thế?
Này thiện nam tử! Đức Như Lai biết lúc nào nên nói, cho nên thời ngữ, chân ngữ, thật ngữ, nghĩa ngữ… như thuyết mà thực hành không có sai lầm. Nói chẳng cần lập lại, tất cả chúng sinh nghe được, đều vui vẻ, dùng nghĩa của chữ sâu xa trang nghiêm ngữ ngôn, một âm nói pháp thì nhóm khác loài đều hiểu được. Do nghĩa này cho nên nói ngữ nghiệp của Đức Như Lai không có lỗi lầm.
Lại nữa, thiện nam tử! Ý Nghiệp của Đức Như Lai không có lỗi lầm. Tất cả phàm phu hoặc ngu hoặc trí tìm được lỗi lầm thì không có điều này.
Tại sao thế?
Vì Đức Như Lai thường trụ Tam Ma Hứ Đa Samāhita: Đẳng dẫn thực hành hạnh của Chư Phật thường không có tán loạn. Dùng trí không có dính mắc vô trước trí biết tất cả pháp, thế nên ý nghiệp của Đức Như Lai không có lỗi lầm.
Thiện Nam Tử! Đức Như Lai tự trụ pháp không có lỗi lầm, cũng vì chúng sinh nói pháp như vậy, khiến cho được pháp không có lỗi lầm của Như Lai. Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ mười lăm của Như Lai.
Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy một lần nữa, nên nói kệ rằng:
Thế Tôn: Trong nội: Bên trong không phiền não, sai phi.
Nghiệp thân miệng ý: Sạch không vết.
Thế Tôn: Trong nội: Bên trong không phiền não, sai phi.
Hay lợi ích khắp các hàm thức Satva: Hữu tình, chúng sinh.
Muốn chặt lỗi lầm của chúng sinh
Nên nói môn vắng lặng tối thắng
Khiến không lầm lỗi, đồng Thế Tôn
Đây Nghiệp Như Lai thứ mười lăm.
Lại nữa, thiện nam tử! Đức Như Lai không có tướng khác, âm tiếng Śabda: Thanh của nhóm khổ vui, thế nên tất cả người, Trời, ngoại đạo, hoặc ma Māra hoặc Phạm Brahma không ai có thể nói âm tiếng của Đức Phật có lỗi lầm.
Không có tiếng của nhóm nào?
Ấy là Đức Như Lai không có âm tiếng lo lắng, vui vẻ.
Tại sao thế?
Vì lìa yêu, giận vậy.
Đối với tất cả chúng sinh: Mọi loại cúng dường, cung kính, khen ngợi… thì chẳng sinh tâm vui vẻ cũng chẳng cao ngạo. Đối với tất cả chúng sinh chẳng tu kính dưỡng, chê bai, mắng chửi… thì chẳng sinh tâm oán giận cũng chẳng thấp kém. Đức Như Lai không có âm tiếng hối hận.
Tại sao thế?
Vì sự nghiệp đã làm không có chút gian nan, đã rốt ráo vậy. Đức Như Lai không có âm tiếng tranh luận.
Tại sao thế?
Vì xưa kia thường trụ A Lan Nhã Araṇya: Nơi vắng lặng thích hợp cho người xuất gia tu hành và cư trú, lìa cái ta Ātman: Ngã, cái của Ta Mama kāra: Ngã sở, không có chọn lấy, không có tìm cầu, đã thoát phiền não, các sự trói buộc vậy.
Này thiện nam tử! Đức Như Lai tự trụ âm tiếng không có tướng khác, cũng vì chúng sinh nói pháp như vậy, khiến lìa âm tiếng của tướng khác như vậy. Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ mười sáu của Như Lai.
Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy một lần nữa, nên nói kệ rằng:
Cung kính, khen ngợi, tâm chẳng cao
Khinh mạn, mắng chửi, tâm chẳng thấp
Xa lìa pháp yêu, giận với phi pháp
Đời trước Diệu Hạnh không ky hiềm chê trách, nghi ngờ, ghét bỏ.
Phật, xưa tu trì nơi vắng lặng Araṇya: A Lan Nhã.
Ngã Sở Mama kāra: Cái của Ta, Thủ Kết Parāmarśa saṃjojana: Một trong chín loại phiền não cột trói chúng sinh đều không có.
Trụ pháp như vậy, nói như vậy.
Nghiệp Tối Thắng này, duy chỉ có Như Lai.
Lại nữa, thiện nam tử! Đức Như Lai không có quên mất niệm smṛti: Nghĩ nhớ, không có chút pháp nào mà chẳng ghi nhớ rõ.
Do đâu không có quên?
Ấy là các Tĩnh Lự Dhyāna: Thiền, giải thoát vimukti.
Tam Muội Samādhi: Định.
Tam Ma Bát Để Samāpatti: Đẳng Chí … trong pháp như vậy đều không có quên mất. Lại biết tâm hạnh của chúng sinh khởi động, nhìn ngó, qua lại… tùy nghi nói pháp cũng không có quên mất. Trong nghĩa của pháp pháp nghĩa, phân tích lời văn từ biện, không có chỗ sợ hãi vô sở úy cũng không có quên mất.
Đức Như Lai tự trụ trí tuệ không có dính mắc, trong pháp của ba đời nghĩ nhớ không có quên mất, cũng vì chúng sinh nói pháp như vậy, khiến cho được nơi nghĩ nhớ không có quên mất. Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ mười bảy của Như Lai.
Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy một lần nữa, nên nói kệ rằng:
Tối Thắng Pháp Vương không quên mất
Nhóm thiền định, pháp trí không sót
Tâm hạnh chúng sinh thảy đều biết
Tùy nghi tuyên nói không chỗ sợ
Các thừa yāna, tất cả pháp ba đời
Trí tuệ không dính cũng không quên
Tù không quên mất, nói cũng thế
Sự nghiệp của trượng phu tối thắng.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - ðại Kinh Sáu Xứ
Phật Thuyết Kinh Chư Pháp Vô Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Muôn Pháp Hội Trổ Một Hoa Vô Tướng - Phẩm Hai Mươi Ba - Phẩm Diệu âm Bồ Tát Lai Vãng
Phật Thuyết Kinh Tối Thượng đại Thừa Kim Cương đại Giáo Bảo Vương - Phần Ba