Phật Thuyết Kinh Huyễn Sĩ Nhân Hiền - Phần Ba
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẬT THUYẾT
KINH HUYỄN SĨ NHÂN HIỀN
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẦN BA
Vì sao tất cả?
Thành tựu sở nguyện
Đạt được phân biệt
Tổng trì, pháp nhẫn.
Biện tài thanh tịnh
Hạnh không thoái chuyển
Tâm ấy sâu xa
Hiểu đệ nhất nghĩa.
Vì sao lúc ấy?
Đạt được trí tuệ
Đã chứng đắc đạo
Thấu tỏ nghĩa lý.
Đều biết tất cả
Đạo hạnh của Phật
Trụ đạo kiên cố
Không hề lay chuyển.
Xin nguyện giảng nói
Nghĩa lý vô thượng
Trí tuệ thần thông
Hiểu rõ như biển.
Thế Tôn thương xót
Xin nói cho con
Con sẽ đạt được
Bền vững phụng hành.
Lúc ấy, Đức Phật vì Huyễn Sĩ Nhân Hiền bèn nói kệ:
Có thể biết rõ
Các pháp huyễn hóa
Thì có thể hóa
Trăm ngàn ức Phật.
Cũng có thể hóa
Ngàn ức Cõi Phật
Chỗ đã đạt đến
Độ ức chúng sinh.
Nhân Hiền, như ông
Không dùng hình sắc
Có thể hiện sắc
Nhìn thấy vô số.
Không có dấy khởi
Cũng không có diệt
Không thấy nơi đến
Cũng không chốn đi.
Như vậy Nhân Hiền
Đức Phật, Chánh Sĩ
Hóa hiện thân Phật
Và Tỳ Kheo Tăng.
Không có chỗ đến
Không thấy nơi trụ
Trí không nghĩ bàn
Thần túc Phật ấy.
Ví như chỗ huyễn
Nhân cùng một duyên
Hiện có voi, ngựa
Xe cộ, người đi.
Không có người ngồi
Cũng không chốn đến
Là việc điên đảo
Người cho là chánh.
Chư Phật như vậy
Không có sắc thân
Cũng không hình tượng
Chẳng hành không xứ.
Người thấy thân mình
Mong cầu xứ sở
Người chưa giác ngộ
Trừ bỏ các tưởng.
Phật không tướng mạo
Xa lìa tướng tốt
Không khởi dòng họ
Nhìn không thể thấy.
Không có âm thanh
Cùng dùng ngôn ngữ
Không tâm, ý, thức
Đã lìa nhớ nghĩ.
Như Phật giác ngộ
Thấu rõ chân thật
Ba đời đều không
Không dấy khởi tưởng.
Thường không sinh tưởng
Đã thấy gốc tịnh
Pháp không thật có
Công đức viên mãn.
Nơi Phật sinh ra
Vô số bản tịnh
Không có bốn đại
Cũng không phiền não.
An trụ nơi ấy
Không động, không nhiễm
Không thể hiểu rõ
Con mắt trí tuệ.
Như ta nhận biết
Vì đã thấy Phật
Người ấy chưa từng
Thấy được Thế Tôn.
Thấy không chỗ thấy
Là thấy Đạo Sư
Ví như đưa tay
Nắm bắt hư không.
Nhân Hiền, như ngươi
Chỗ thấy Chư Phật
Đều là một người
Nhất định bình đẳng.
Ta cũng như vậy
Các Phật không khác
Tất cả chánh tuệ
Tướng ấy bình đẳng.
Giới kia thanh tịnh
Tam muội bình đẳng
Trí tuệ định ý
Giải thoát bình đẳng.
Trí tuệ lúc ấy
Biết việc hóa độ
Tất cả các lực
Danh đức của Phật.
Bình đẳng nghĩa không
Và dấu hành đạo
Tất cả các pháp
Chỗ trụ không ngại.
Tất cả như huyễn
Tánh tịnh giải thoát
Không nơi thành tựu
Hướng đến nghiêm tịnh.
Nhân Hiền nên biết
Cúng một Đức Phật
Là đã phụng sự
Mười phương Chư Phật.
Ở đây cũng vậy
Các pháp bình đẳng
Mong cầu ngần ấy
Trọn không thủ đắc.
Tất cả thanh tịnh
Người tin bố thí
Đã thí tất cả
Đạt được quả lớn.
Tất cả thanh tịnh
Sinh pháp bình đẳng
Phật không ngần ấy
Cũng không sai khác.
Hết thảy tất cả
Xét đều là Phật
Có hành điên đảo
Thì không gặp Phật.
Nay Chư Phật ấy
Đã hiện hình tượng
Tất cả đều tận
Bình đẳng khắp nơi.
Nhân Hiền, như ông
Nghĩ chỗ thấy Phật
Ví như Nhân Hiền
Đã hóa tạo ra.
Dụ quán năm ấm
Cũng đều như vậy
Phàm chấp các ấm
Cùng với ngu si.
Đây là vô sinh
Đều không thật có
Không ở chỗ này
Không trú chỗ kia.
Không thể thấy được
Cũng không có sắc
Xét rõ vậy rồi
Không được trụ lâu.
Năm ấm như vậy
Lúc đó như huyễn
Chúng sinh tranh cãi
Tham chấp thân tướng.
Tướng của vô tướng
Tướng đã hiện ra
Phật Đạo Chánh Giác
Xa rồi lại xa.
Pháp là hư vọng
Phát sinh các tưởng
Nhân duyên chúng sinh
Cây không có hình.
Tạo ra các việc
Ngần ấy loại tâm
Dứt các thọ tưởng
Đó là gốc không.
Biết rõ nhân duyên
Và chỗ tạo tác
Liền biết pháp ấy
Xa lìa các dục.
Lìa pháp dục rồi
Liền biết rõ như
Tức được thấy đạo
Mắt ấy thanh tịnh.
Khi Đức Phật giảng nói kệ xong, Huyễn Sĩ Nhân Hiền đạt được pháp nhẫn nhu thuận. Năm ngàn người chưa từng phát tâm đều phát tâm cầu đạt đạo quả chánh chân vô thượng. Có hai trăm hàng Trời, người xa lìa trần cấu, đạt được pháp nhãn thanh tịnh.
Lúc ấy, Đức Phật thọ trai huyễn hóa rồi và nhằm tăng thêm lợi ích cho công đức tin thí của Nhân Hiền, Đức Phật nói kệ:
Bố thí không nghĩ đáp
Người ấy được thanh tịnh
Bố thí tất cả vật
Nhân Hiền đầy đủ đức.
Hiền Giả Đại Mục Kiền Liên bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Làm sao giảng đường đã biến hóa được trụ vững suốt bảy ngày khiến không diệt mất?
Đức Phật liền dùng oai thần làm cho giảng đường đã biến hóa ấy suốt trong bảy ngày đêm an trụ, không diệt, trang nghiêm như cũ.
Bấy giờ, Đức Phật từ chỗ ngồi đứng dậy, cùng với chúng Tỳ Kheo và các Bồ Tát, các chúng Trời, Rồng, Quỷ, Thần, Càn Đạp Hòa v. v… tất cả cùng trở về chỗ Phật để thọ nhận Kinh pháp.
Lúc ấy, Nhân Hiền đi đến trụ xứ của Phật, cúi đầu làm lễ nơi chân Phật, đi quanh Phật ba vòng rồi chấp tay đứng yên, bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát có bao nhiêu đạo hạnh đã an trụ đến được Đạo Tràng, hiểu rõ chính nghĩa?
Đức Phật bảo Nhân Hiền: Hãy lắng nghe ghi nhớ kỹ. Ta sẽ giải thích rõ ràng cho ông về Đạo Tràng của Bồ Tát. Nhân Hiền cùng các đại chúng đều hết lòng lãnh thọ lời dạy.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Trì Thế - Phẩm Một - Phẩm Tứ Lợi - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Mười Chín - Pháp Hội úc Già Trưởng Giả - Phần Hai
Phật Thuyết đà La Ni Phật đỉnh Tôn Thắng
TRUNG ĐẠO LÀ HẠNH TU THÙ THẮNG NHẤT
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Bản Sinh Tâm địa Quán - Phẩm Mười - Phẩm Quán Tâm