Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Không Gì Chuyển Hướng - Phần Sáu - Thuyết Không Có đoạn Diệt

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TRUNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

KINH KHÔNG GÌ CHUYỂN HƯỚNG

PHẦN SÁU

THUYẾT KHÔNG CÓ ĐOẠN DIỆT  

Này các gia chủ, có một số Sa Môn, Bà La Môn có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: Không thể có một sự hữu diệt Bhavanirodha toàn diện.

Này các gia chủ, lại có một số Sa Môn, Bà La Môn nói lời mâu thuẫn đối nghịch với các Sa Môn, Bà La Môn.

Các vị này đã nói như sau: Có thể có một sự hữu diệt toàn diện.

Này các gia chủ, các ông nghĩ thế nào?

Có phải những Sa Môn, Bà La Môn này nói những lời mâu thuẫn, đối nghịch nhau?

Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Ở đây, này các gia chủ, một người có trí suy nghĩ như sau:

Những Sa Môn, Bà La Môn nào có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: Không thể có sự hữu diệt toàn diện, ta không có thấy như vậy.

Những Sa Môn, Bà La Môn nào có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: Có thể có một sự hữu diệt toàn diện, ta không có biết như vậy.

Và nếu ta không biết, không thấy mà chỉ chấp nhận một bên và tuyên bố: Ðây là sự thật, ngoài ra đều là mê lầm, thời như vậy không xứng đáng với ta.

Những Sa Môn, Bà La Môn nào, có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau:

Không thể có một sự hữu diệt toàn diện, nếu lời nói của những Sa Môn, Bà La Môn ấy đúng sự thật, thời sự kiện này xảy ra: Ta chắc chắn sẽ tái sanh chỗ các Chư Thiên vô sắc do tưởng sở thành.

Còn nếu những Sa Môn, Bà La Môn nào có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau:

Có thể có một sự hữu diệt toàn diện, nếu lời nói của những Sa Môn, Bà La Môn ấy đúng sự thật, thời sự kiện này xảy ra: Ta chắc chắn sẽ nhập Niết Bàn ngay trong hiện tại.

Những Tôn Giả Sa Môn, Bà La Môn nào có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: Không thể có một sự hữu diệt toàn diện, thời quan điểm này của các vị ấy gần với tham ái, gần với kiết sử, gần với ái lạc, gần với chấp trước, gần với chấp thủ.

Còn những Sa Môn, Bà La Môn nào có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: Có thể có sự hữu diệt toàn diện, thời quan điểm này của những vị ấy là gần với ly tham, gần với không kiết phược, gần với không ái lạc, gần với không chấp trước, gần với không chấp thủ.

Do suy tư như vậy, vị ấy thành tựu sự yểm ly, sự vô tham, sự diệt tận đối với các hữu.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần